20/02/2014
Bài tập nhóm Luật Hành chính - Quyết định Hành chính
1. Lý luận chung về quyết định hành chính

a. Khái niệm

Quyết định hành chính là một dạng của quyết định pháp luật, nó là kết quả sự thể hiện ý chí quyền lực của nhà nước thông qua những hành vi của các chủ thể được thực hiện quyền hành pháp trong hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước tiến hành theo một trình tự dưới những hình thức nhất định theo quy định của pháp luật, nhằm đưa ra những chủ trương, biện pháp, đặt ra các quy tắc xử sự hoặc áp dụng các quy tắc đó giải quyết một công việc cụ thể trong đời sống xã hội nhằm thực hiện chức năng quản lý hành chính nhà nước.

b. Đặc điểm

Quyết định hành chính là một dạng của quyết định pháp luật nên có những đặc điểm chung và riêng. Về đặc điểm chung, quyết định hành chính có tính quyền lực, đơn phương và tính pháp lý. Tính quyền lực nhà nước được thể hiện ở ngay hình thức của quyết định, chỉ có cơ quan nhà nước mới được đơn phương đưa ra các quyết định pháp luật xuất phát từ lợi ích chung. Tính quyền lực của quyết định hành chính còn thể hiện ở nội dung và mục đích của quyết định. Quyết định hành chính luôn thể hiện tính mệnh lệnh rất cao nên tính quyền lực nhà nước còn thể hiện ở tính bảo đảm thi hành của quyết định. Về nguyên tắc, mọi quyết định phải được thi hành. Các quyết định do Nhà nước ban hành đều có giá trị về mặt pháp lí. Quyết định hành chính tác động đến cơ chế điều chỉnh pháp luật, có thể đưa ra những biện pháp hoặc chủ trương lớn trong lĩnh vực quản lí hành chính. Mặt khác, tính pháp lý còn thể hiện ở việc làm xuất hiện quy phạm pháp luật, thay thế hoặc hủy bỏ quy phạm pháp luật, thay đổi hoặc chấm dứt một quan hệ phap luật cụ thể.

Về đặc điểm riêng, quyết định hành chính có tính dưới luật, được nhiều chủ thể trong hệ thống cơ quan hành chính nhà nước ban hành và có mục đích, nội dung phong phú.

2. Yêu cầu tính hợp pháp và hợp lí cña quyết định hành chính

a. Tính hợp pháp của quyết định hành chính

Một quyết định hành chính được coi là hợp pháp khi nó đáp ứng được những yêu cầu sau:

  - Quyết định hành chính phải được ban hành bởi những chủ thể có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

Hiện nay quyết định hành chính được ban hành chủ yếu bởi chủ thể trong hệ thống cơ quan hành chính nhà nước, đó là những chủ thể ở trung ương, địa phương, những chủ thể có thẩm quyền chung cũng như những chủ thể có thẩm quyền chuyên môn. Mỗi chủ thể có thẩm quyền ban hành quyết định hành chính khác nhau.

Thẩm quyền hình thức trong việc ban hành quyết định hành chính được pháp luật quy định cụ thể trong Luật Ban hành vb QPPL và Luật Ban hành vb QPPL của Hội Đồng Nhân Dân và Ủy Ban Nhân Dân. Theo đó các chủ thể khác nhau có thể ban hành quyết định hành chính dưới nhiều hình thức khác nhau như:

+ Chính Phủ ban hành quyết định hành chính dưới hình thức là Nghị Quyết, Nghị Định. VD: Nghị Quyết số 03/CP  của Chính Phủ ngày 2/2/2000 về kinh tế trang trại. Nghị Định của Chớnh phủ số 35/2005/NĐ- CP ngày 17/03/2005 về việc xử lớ kỉ luật cỏn bộ, cụng chức;

+ Thủ Tướng Chính Phủ ra quyết định hành chính dưới hình thức là Quyết Định hoặc Chỉ Thị. VD :Quyết định của Thủ tướng Chớnh phủ số 136/20011/QD-TT ngày 17/9/2001 phờ duyệt trương trỡnh tổng thể cải cỏch thủ tục hành chớnh nhà nước giai đoạn 2001-2010;

+ Các cơ quan nhà nước có thể kết hợp để ra những quyết định hành chính liên tịch dưới hình thức :thông tư liên tịch và Nghị quyết liên tịch...

Thẩm quyền về nội dung của chủ thể ban hành quyết định hành chính hiện nay vẫn còn quy định rải rác trong nhiều văn bản khác nhau: Hiến pháp, Đạo luật về tổ chức bộ máy nhà nước, luật, Pháp lệnh quy định về quản lý nhà nước trong những lĩnh vực cụ thể. Các chủ thể có thẩm quyền ban hành quyết định hành chính phải có nội dung phù hợp với thẩm quyền của mình.

VD: Các bộ hoặc các cơ quan ngang bộ sẽ ban hành những quyết định hành chính có nội dung liên quan đến lĩnh vực quản lý hành chính của mình.

  - Quyết định hành chính phải phù hợp với luật về nội dung cũng như mục đích.

  - Xem xét tính hợp pháp của quyết định hành chính cần xem xét tới mối quan hệ của nó với các văn bản khác trong hệ thống văn bản pháp luật, phải phù hợp và thống nhất với quyết định của pháp luật hiện hành và với quyết định hành chính của cấp trên ban hành.

  - Quyết định hành chính phải được ban hành theo đúng trình tự, thủ tục và hình thức do pháp luật quy định.

  Có thể hiểu trình tự ban hành quyết định hành chính là trật tự tiến hành và những hoạt động chuyên môn trong quá trình sản sinh ra quyết định đó. Nhìn chung quyết định hành chính được ban hành phải trải qua các bước sau:sáng kiến ban hành quyết định, dự thảo quyết định, trình dự thảo, truyền đạt quyết định.Tuy nhiên các chủ thể khi ban hành các quyết định hành chính cần tuan thủ theo đúng các trình tự xây dựng, ban hành mà pháp luật đã quy định riêng.

  Hình thức của quyết định hành chính còn phải đảm bảo cả về thể thức của văn bản. Thể thức của quyết định hành chính phải ban hành theo thể thức do pháp luật quy định cụ thể, có thể hiểu đây là kết cấu về hình thức văn bản theo quy định của pháp luật. Thể thức của quyết định hành chính được ban hành phải tuân theo quy định tại Thông tư liên tịch Bộ Nội vụ-Văn phòng Chính Phủ số 55/2005/TTLT-BNV-VPCP ngày 06/5/2005 hướng dẫn về thể thức và kĩ thuật trình bày văn bản; theo Quyết định của Bộ Khoa học và Công nghệ số 20/2002/QĐ-BKHCN ngày 31/12/2002 ban hành Tiêu chuẩn Việt Nam số 5700 năm 2002 (Mẫu trình bày văn bản quản lý nhà nước).

b. Tính hợp lý của quyết định hành chính

Tính hợp lý của quyết định hành chính được thể hiện ở những điểm sau:

  - Quyết định hành chính đảm bảo được lợi ích của Nhà nước và nguyện vọng của nhân dân, là phương tiện để phản ánh ý chí, nguyện vọng của đối tượng quản lý tiêu biểu là nhân dân lao động, nhằm bảo đảm kết hợp hài hòa lợi ích của các giai tầng trong xã hội.

  - Quyết định hành chính phải xuất phát từ yêu cầu khách quan của việc thực hiện nhiệm vụ quản lý hành chính nhà nước, tuyệt đối không được xuất phát từ ý muốn chủ quan của chủ thể ra quyết định.

  - Ngôn ngữ của quyết định hành chính phải rõ ràng, dễ hiểu, ngắn gọn, thuật ngữ pháp lý phải chính xác, không dược đa nghĩa.Trình độ sử dụng ngôn ngữ của của người soạn thảo văn bản có ảnh hưởng trực tiếp và sâu sắc tới chất lượng của văn bản đó. Đảm bảo những yêu cầu trong vấn đề sử dụng ngôn ngữ  không chỉ giúp truyền đạt rõ ràng, chính xác ý chí của người ban hành văn bản mà còn tạo sự trang trọng, uy nghiêm của văn bản, từ đó tạo ý thức nghiêm túc của người thực hiện văn bản

  - Quyết định hành chính phải có tính dự báo, quyết định hành chính được ban hành không đơn thuần chỉ để giải quyết một công việc nhất định mà nó nhằm mục đích quản lý hoạt động xã hội trong liên quan đến lĩnh vực hành chính.

  - Quyết định hành chính phải có tính khả thi, sự khả thi được đánh giá ở sự phù hợp với nội dung của văn bản với các điều kiện kinh tế- xã hội. Cú như vậy sẽ góp phần thúc đẩy, tạo điều kiện cho kinh tế phát triển.

c. Mối liên hệ giữa tính hợp l‎ý và hợp pháp của quyết định hành chính.

Tính hợp lý và tính hợp pháp trong quyết định hành chính mối liên hệ mật thiết và đan xen với nhau: Trong việc xây dựng ban hành quyết định hành chính thì phải tuân theo một trình tự theo luật định; đòi hỏi phải có sự tổng hợp giữa tính hợp pháp và hợp lý, tức là tính hợp pháp thì hỏi kiến bắt buộc ban hành theo trình tự tập thể hoặc cá nhân còn tính hợp lý thì phải xây dựng nhiều phương án thảo luận rộng rãi và tính hợp pháp hợp lý cũng phải đảm bảo thỏa mãn tính kịp thời.

Vẫn biết là yêu cầu của tính hợp lý hợp pháp là quan trọng nhưng trong một số trường hợp thì đòi hỏi tính hợp l‎ý hoặc hợp pháp quan trọng hơn. Ví dụ như thẩm quyền pháp lý của chủ thể ban hành thì yêu cầu tính hợp pháp quan trọng hơn (cơ quan hoặc cá nhân được pháp luật quy định có phải là chủ thể có quyền ban hành hay tham gia vào giai đoạn nào đấy của thủ tục xây dựng và ban hành quyết định như chủ trì, soạn thảo, trình dự thảo, góp ‎ý kiến). Yêu cầu về thẩm quyền chuyên môn của chủ thể ban  hành lại đòi hỏi tính hợp l‎ý quan trọng hơn, cán bộ cơ quan ban hành phải có trình độ nghiệp vụ, kinh nghiệm nắm chắc vấn đề.

3.  Nhận xét về tính hợp lí và hơp pháp của quyết định hành chính do các cơ quan nhà nước ban hành.

Ngay từ khi thành lập nhà nước mới, từ khi chưa kịp ban hành hiến pháp, chưa có điều kiện ban hành các luật đã có nhiều quyết định hành chính được ban hành. Nhưng từ khi thành lập nhà nước mới, số lượng các quyết định hành chính ngày càng nhiều và chiếm tỉ trọng rất lớn trong số các quyết định pháp luật. Chất lượng của các quyết định ngày càng được nâng cao. Đa phần các quyết định hành chính được ban hành hợp pháp và đáp ứng được các yêu cầu của thực tiễn quản lý, góp phần tích cực vào việc tăng cường pháp chế, ổn định và phát triển xã hội. Hàng loạt các văn bản pháp luật quy định về thủ tục ban hành và xử lý quyết định; công tác tiêu chuẩn hoá cán bộ mà nội dung chính là nâng cao năng lực công tác thông qua việc thường xuyên đào tạo, bồ dưỡng kiến thức về quản lý nhà nước và các kỹ năng cần thiết cho công tác cán bộ. Bên cạnh đó còn có cả sự tham gia ngày càng tích cực của nhân dân vào hoạt động của nhà nước, đồng thời những nhu cầu bức xúc đặt ra trước yêu cầu hội nhập quốc tế là nhân tố tích cực khiến cho cả nước và xã hội phải có những chuyển biến sâu sắc để tận dụng những thời cơ do hội nhập quốc tế mang lại.

Chất lượng của các quyết định hành chính nói chung có những thay đổi qua từng thời kì khác nhau. Cụ thể là trước thời kì đổi mới các quyết định hành chính mang tính văn phòng, ít có sự khảo sát thực tế, sự đánh giá tác động xã hội của các quy định ban hành vì vậy có không ít quyết định hành chính không hợp pháp, nhiều quyết định chỉ tồn tại trên giấy tờ. sau thời kì đổi mới thì chất lượng của quyết định hành chính được nâng cao rõ rệt. Hơn thế nữa trong thời kỳ luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật được ban hành thì nhiều nhóm quan hệ hành chính cá biệt trong quản lý hành chính được hoàn thiện như: luật khiếu nại, tố cáo, luật thanh tra…

Hiện nay, hoạt động xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện các quyết định hành chính  của các cơ quan nhà nước đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Tất cả những hoạt động này đều hướng tới vì mục tiêu thực hiện quyền lực của nhân dân, phục vụ nhân dân, thi hành pháp luật, đưa pháp luật vào đời sống để bảo đảm kỷ cương xã hội. Yêu cầu này đòi hỏi sự cân đối hợp lý giữa lợi ích Nhà nước và xã hội, coi lợi ích Nhà nước và lợi ích chung của công dân là tiêu chí để đánh giá sự hợp lý của quyết định hành chính.

Tuy nhiên, việc bảo đảm tính hợp pháp và tính hợp lý khi xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện các quyết định hành chính trong giai đoạn hiện nay còn nhiều bất cập: nhiều quyết định hành chính  không đúng thẩm quyền, đúng chủ thể, phù hợp với pháp luật, chưa đáp ứng được đòi hỏi của thực tiễn cuộc sống. Thậm chí, một số quyết định hành chính được ban hành trái với thẩm quyền của chủ thể ban hành, có dấu hiệu vi phạm pháp luật, nội dung chưa phù hợp với lợi ích của Nhà nước và xã hội.

Ví dụ: Thông tư số 02/2003/TT-BCA (C11) của Bộ Công An có qui định: “Mỗi người chỉ được đăng ký 1 xe mô tô hoặc xe gắn máy”. Quy định này là chưa phù hợp với hiến pháp và pháp luật, hạn chế quyền sở hữu của công dân được qui định tại điều 58 Hiến pháp năm 1992, và khoản 1, điều 221 của Bộ luật dân sự năm 1995". Ngoài ra, qui định này còn gián tiếp tạo ra những thủ tục rườm rà, phức tạp, gây khó khăn cho giao dịch mua, bán xe máy. Đáng lưu ý là qui định này trên thực tế không phải là giải pháp có hiệu quả nhằm hạn chế tai nạn giao thông và khắc phục tình trạng ùn tắc giao thông.

Hoặc Ngày 23/4/2008, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GĐ&ĐT) đã ban hành Thông tư số 22/2008/TT-BGDĐT hướng dẫn về tiêu chuẩn, quy trình, thủ tục và hồ sơ xét tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú Tuy nhiên, Thông tư 22 đã có dấu hiệu vượt quá Điều 62 Luật Thi đua khen thưởng năm 2003. Cụ thể, Thông tư hướng dẫn cả việc xét tặng danh hiệu cho giảng viên các trường của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, lực lượng vũ trang nhân dân là vượt quá khoản 1, Điều 62 Luật TĐKT năm 2003. Hay quy định về tiêu chuẩn, quy trình, thủ tục và hồ sơ xét đặc cách các danh hiệu trên đối với những nhà giáo lão thành trên 70 tuổi có công lao to lớn, tiêu biểu được xã hội tôn vinh, được giáo giới trong ngành tín nhiệm cũng là hướng dẫn chưa phù hợp. Ngoài ra, ngày  19/5/2008, Bộ lại có Công văn số 4314 về việc sửa 2 mẫu Tờ trình 3.1 và 3.2 của Thông tư 22, xét về mặt hình thức là không đúng Luật Ban hành VBQPPL.

Những hạn chế này xuất phát từ một số nguyên nhân: Quyết định hành chính chưa được xây dựng và ban hành theo trình tự luật định; Việc phân định chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền và trách nhiệm giữa các cơ quan nhà nước giữa các cấp như trung ương và địa phương, trong từng ngành vẫn chưa rõ, thậm chí, mâu thuẫn, chồng chéo; Các chủ thể khi ban hành quyết định hành chính chưa tính đến việc cân bằng, bảo đqảm hài hòa lợi ích giữa các chủ thể (lợi ích giữa cơ quan quản lý, lợi ích của đối tượng thi hành quyết định và của toàn xã hội); Trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ, công chức chính quyền nói riêng còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra… Do vậy, tình trạng ban hành các quyết định hành chính không hợp pháp và hiệu quả là điều khó tránh khỏi.

+) Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quyết định hành chính nhà nước

Thứ nhất, tiến hành rà soát lại hệ thống quyết định hành chính, từ đó đình chỉ, sửa đổi và bãi bỏ quyết định không hợp pháp, không còn phù hợp với thực tiễn, đồng thời bổ sung những quy định mới đáp ứng yêu cầu thực tiễn. Khi ban hành quyết định hành chính thì các chủ thể ban hành cần tiếp thu ý kiến của nhân dân, nhất là ý kiến đóng góp của đối tượng bị tác động trực tiếp của quyết định đó.

Thứ hai, cần hoàn thiện cơ chế kiến nghị, giải quyết kiến nghị của cá nhân, tổ chức bằng việc ban hành văn bản pháp luật quy định trực tiếp, đầy đủ, cụ thể về quyền kiến nghị và thủ tục giải quyết kiến nghị đối với quyết định hành chính quy phạm khiếm khuyết.

Thứ ba, hiện nay, việc xử lý đối với chủ thể khi ban hành quyết định hành chính sai vẫn đang theo quy định về xử lý công chức và phổ biến vẫn chỉ dừng ở mức độ “kiểm điểm, rút kinh nghiệm”, chưa có cơ chế đưa ra tòa án để xét xử các quyết định hành chính sai mà chỉ là kiểm điểm, rút kinh nghiệm trong nội bộ. Chính vì vậy, cần phải truy cứu trách nhiệm người có lỗi. Đồng thời cần phải thực hiện các biện pháp khôi phục lại tình trạng cũ do việc thực hiện quyết định trái pháp luật gây ra. Nếu quyết định quản lý sai phạm thì công dân được bồi thường thiệt hại.

Thứ tư, Không nên coi nhẹ việc phát hiện và xử lí cả quyết định hành chính bất hợp lí. Việc phát hiện và xử lí các quyết đinh không hợp lí và hợp pháp đã được tiến hành và có nhiều quyết đinh được xử lí kịp thời. VD: sau khi ban hành  Thông tư số 02/2003/TT-BCA (C11) của Bộ Công An có qui định: “Mỗi người chỉ được đăng ký 1 xe mô tô hoặc xe gắn máy” đã có nhiều ý kiến không đồng tình bởi qui định này có nội dung trái với hiến pháp và pháp luật.Ngay sau đó, Bộ Công an đã có thông tư 17/2005/TT hướng dẫn bỏ quy định mỗi người chỉ được đăng ký 1 xe môtô, 1 xe, gắn máy…. Tuy nhiên, hiện nay các quy định của pháp luật và các hoạt động về việc phát hiện, xử lí quyết định  chính bất hợp lí thì lại khá mờ nhạt, nhiều quyết định hành chính sai thẩm quyền, không hợp lí dù có nhiều ý kiến về điều đó nhưng vẫn chưa được xử lí.  Vì thế cần có cơ chế chặt chẽ về việc rà soát và xử lí kịp các quyết định hành chính không phù hợp.

KẾT LUẬN

Quyết định quản lý nhà nước chiếm vị trí trung tâm trong hoạt động quản lý nhà nước. Quyết định quản lý nhà nước có vai trò quan trọng trong việc hoạch định chủ trương, đường lối, nhiệm vụ lớn cho hoạt động quản lý; đặt ra, sửa đổi, bãi bỏ các quy phạm pháp luật hành chính hoặc làm thay đổi phạm vi hiệu lực của chúng; làm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt các quan hệ pháp luật hành chính cụ thể. Vì vậy, các chủ thể quản lý nhà nước khi ban hành quyết định quản lý nhà nước trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN hiện nay có trách nhiệm phải bảo đảm để quyết định đó phải hội đủ được những yêu cầu về tính hợp pháp và tính hợp lý. Nói cách khác, đó phải là một quyết định quản lý nhà nước có tính khả thi cao, được xây dựng phù hợp với đường lối chính trị, nhu cầu, nguyện vọng của người dân.

Nếu bạn muốn download không mất phí, vui lòng điền thông tin và tên/link bài tập vào form dưới đây. Xin lưu ý mỗi lần gửi mình chỉ ửi tối đa 2 tài liệu. Không gửi cả loạt.

No comments:

Post a Comment