16/04/2015
Mô tả và đánh giá diễn biến của thị trường vàng tại Việt Nam từ năm 2008 đến nay - Bài tập học kỳ Tài chính học
Trong nền kinh tế thị trường, khi Việt Nam ra nhập WTO, các nhà đầu tư vào Việt Nam càng trở nên đa dạng, nền kinh tế có nhiều bước phát triển vượt trội. 

Tuy nhiên, bên cạnh những cơ hội có được thì nó luôn đặt ra cho Việt Nam những thách thức lớn. Nền kinh tế trở nên phức tạp hơn,  ảnh dưởng đến tâm lý của các nhà đầu tư vì cơ hội tìm kiếm lợi nhuận sẽ gặp nhiều rủi ro với những chính sách kinh tế vĩ mô còn chưa thực sự chưa phù hợp với tình hình Viêt Nam lúc này. Một dẫn chứng cụ thể đó là thị trường vàng đang trong những biến động không nhỏ. Những người quan tâm đến kinh tế vĩ mô dõi theo chính sách vàng là có lý, bởi vàng là một phần trong dự trữ ngoại hối, có liên hệ mật thiết với tỷ giá, với giá trị đồng tiền và là một kênh đầu tư kinh điển từ trước tới nay. Tuy vậy, với tình hình thị trường vàng như nhưng năm gần đây, lúc lên liên tục lúc lại giảm xuống thấp thì tâm lý lo ngại của các nhà đầu tư đang bộc lộ rõ ràng. Họ không còn nhiều “đam mê với thị trường vàng” nếu như thị trường này không cho họ nhiều lợi nhuận và rủi ro cao.

Những biến động thất thường ấy là do đâu, tâm lý lo ngại của các nhà đầu tư thể hiện như thế nào trên thị trường vàng trong những năm 2008 trở lại đây, giá vàng đã thay đổi ra sao, cần đề ra những biện pháp nào để bình ôn giá vàng và đưa thị trường vàng Việt Nam vào quỹ đạo… Trả lời cho câu hỏi ấy, hãy cùng đi nghiên cứu đề tài: “Mô tả và đánh giá diễn biến của thị trường vàng tại Việt Nam từ năm 2008 đến nay”  trong bài tập lớn kỳ 2 của môn học “Tài chính học”

Kết cấu đề tài gồm 3 phần:

1. Một số vấn đề cơ bản về vàng và thị trường vàng.

2. Diễn biến của thị trường vàng tại Việt Nam từ 2008 đến nay.

3. Định hướng và giải pháp phát triển thị trường vàng Việt Nam.

Với kết cấu trên, mong rằng bài nghiên cứu sẽ được sự đóng góp ý kiến của thầy cô và các ban để bài nghiên cứu được hoàn thiện hơn.

NỘI DUNG

1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ VÀNG VÀ THỊ TRƯỜNG VÀNG.

1.1. Một số vấn đề về vàng.

1.1.1. Khái niệm

Vàng (Gold) là một loại hàng hóa được giao dịch trong thị trường tài chính. Vàng là loại tài sản có tính thanh khoản cao, dễ dàng cất giữ và bảo quản, được chấp nhận như một loại tiền mặt, đặc biệt ở các quốc gia trên thế giới.

1.1.2. Lịch sử ra đời :

Vàng cùng với bạc, đồng là 3 kim loại đầu tiên mà con người tìm thấy trên thế giới vào khoảng những năm 5000 trước công nguyên.  Vàng đã được biết tới và sử dụng bởi các nghệ nhân từ thời Chalcolithic. Thời gian trôi qua, Người La Mã bắt đầu tìm ra các kỹ thuật mới để khai thác vàng ở quy mô lớn hơn bằng các phương pháp như khai mỏ thủy lục. Đặc biệt, tại Tây Ban Nha từ năm 25  trước công nguyên trở về sau và tại Romania từ năm 150 sau công nguyên. Đế chế Mali tại chậu Phi nổi tiếng khắp thế giới về trữ lượng vàng vô cùng lớn. 

Trong thế kỷ 19, những cuộc đổ xô đi tìm vàng đã xảy ra bất kỳ khi nào những trầm tích vàng lớn được phát hiện. Bởi giá trị cao từ trong lịch sử, đa số vàng đã được khai thác trong suốt lịch sử vẫn đang được lưu hành dưới hình thức này hay hình thức khác.

1.1.3. Vai trò của vàng đối với đời sống kinh tế xã hội.

Thứ nhất, vàng giúp đã dạng hóa danh mục đầu tư: Khi vàng tham gia vao thị trường tài chính, nó đã giúp danh mục đầu tư được đa dạng hóa và tạo ra nhiều cơ hội lựa chọn danh mục đầu tư cho các nhà đầu tư, bởi đó là một tài sản có giá trị thực tế và ít biến động hơn so với các loại tài sản tài khác khi các nhà đầu tư chấp nhận đầu tư; cùng với đó là nó sẽ đảm bảo trong trường hợp thị trường biến động dẫn đến rủi ro mất giá của các tài sản tài chính. Đó là vai trò quan trọng của vàng trong đời sống kinh tế xã hội ở nước ta hiện nay.

Thứ hai, vàng được xem là nơi ẩn lấp an toàn nhất khi áp lực lạm phát xảy ra. Ví dụ giá cả hàng hóa dịch vụ tăng nhanh, dẫn đến đồng tiền mất giá trị, kéo theo các nhà đầu tư thường có khuynh hướng muốn có sự an toàn hơn nên họ đã mua vàng vào để cất trữ và bán ra khi thấy có lợi nhuận.

Thứ ba, vàng là kênh được ưu tiên lựa chọn khi thị trường bất ổn như thiên tai, chiến tranh… Hơn nữa, vàng giúp kiểm soát rủi ro, mang tính an toàn cho các chủ thể kinh tế khi họ không muốn đầu tư vào ngành nghề có rủi ro cao. 

1.2. Một số nét cơ bản về thị trường vàng.

1.2.1. Khái niệm

Thị trường là nơi diễn ra các hoạt động mua bán hàng hóa, là nơi tiếp nhận các mối quan hệ kinh tế và có sự tham gia của các chủ thể mua bán hàng hóa đó. Vì vậy, ta có thể định nghĩa “Thị trường vàng là nơi diễn ra các hoạt động mua bán, kinh doanh vàng”

1.2.2. Các hình thức đấu tư kinh doanh vàng

- Trên tài khoản: Kinh doanh vàng trên tài khoản là nghiệp mua bán vàng ghi sổ. Hình thức này chủ yếu phục vụ cho nhu cầu cơ và thưởng giao dịch qua mạng hay hệ thống giao dịch chuyên dụng.

- Kinh doanh vàng vật chất: Đây là hình thức kinh doanh vàng mà nghiệp vụ của nó là mua bán vàng SJC và AAA. Hiện nay, ở Việt Nam, hình thức này ngày càng phổ biến để phục vụ nhu cầu thanh toán cho các nhà đầu tư và nhu cầu tích trữ vàng của người dân.

- Kinh doanh vàng nguyên liệu: Đây là hình thức kinh doanh và mua bán vàng hạt phục vụ các doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp nhà nước cùng với các ngân hàng.

- Kinh doanh qua sàn ACB:   Đây là hình thức qua Trung tâm giao dịch vàng Sàn Gòn của Ngân Hàng Á Châu.

1.2.3. Chủ thể tham gia thị trường vàng tại Việt Nam.

- Ngân hàng thương mại cổ phần như  Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (ACB), Ngân hàng cổ phần ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Á (VietABank), Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn,( Sacombank), Ngân hàng thương mại cổ phần Tiên Phong (Banking Vietnam)…; 

- Các doanh nghiệp, công ty kinh doanh vàng như: Công ty cổ phần vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ), Tổng công ty vàng Agribank Việt Nam (AJC),…; 

- Nhà đầu tư và cá nhân khác có tham gia thị trường vàng.

2. MÔ TẢ VÀ ĐÁNH GIÁ THỊ TRƯỜNG VÀNG TẠI VIỆT NAM TỪ NĂM 2008 ĐẾN NAY.

2.1. Diễn biến của thị trường vàng ở Việt Nam trong từng giai đoạn.

Căn cứ vào các tình hình khác nhau của thị trường vàng mà người ta có thể chia thị trường vàng thành nhiều giai đoạn khác nhau. Với quan điểm của bài nghiên cứu thì chúng ta sẽ căn cứ vào sự thay đổi giá vàng trong các năm vì giá vàng sẽ là nhân tố ảnh hưởng đến sự thay đổi của nhu cầu mua bán vàng trên thị trường cũng như các giao dịch vàng bạc khác thì thị trường vàng có thể được chia thành 2 giai đoạn như sau:

2.1.1. Giai đoạn năm 2008-2011

Đây chính là giai đoạn mà thị trường vàng Việt Nam ảnh hưởng nhiều nhất từ thị trường vàng thế giới và giá vàng tăng lên chóng mặt. Chúng ta có thể điểm lại một số nét tiêu biểu của từng năm, cụ thể:

Năm 2008

Năm 2008 là một năm đầy biến động với những thăng trầm của kinh tế thế giới và giá vàng cũng nằm trong vòng xoáy của những biến động đó. Ở Việt Nam, diễn biến giá vàng trong  nước đã trải qua 2 đợt sóng lớn vào tháng 3 và tháng 7 khi vượt qua mức 19 triệu đồng/lượng, sau đó lại giảm mạnh về cuối năm. Theo số liệu từ Ngân hàng ACB, giá vàng SJC trong nước đạt mức cao kỷ lục là 19,35 triệu đồng/lượng vào ngày 17/3/2008 và 15/7/2008, mức thấp nhất là 16,10 triệu đồng/lượng vào ngày 24/10/2008. Tính bình quân cả năm 2008, giá vàng xoay quanh mức 17,64 triệu đồng/lượng. Bên cạnh đó, tâm lý của các nhà đầu tư vẫn chưa thực sự ổn định. Lúc giá vàng tăng lần đầu tiên thì họ mua vào. Tuy nhiên sau đó, giá vàng có tăng nhẹ nhưng các nhà đầu tư lại bán ra.

Hơn nữa, năm 2008 cũng là năm đánh dấu sự ra đời và phát triển mạnh mẽ của các sàn giao dịch vàng.  Tại Việt Nam có các sàn như: Trung tâm Giao dịch Vàng ACB; Sàn Giao dịch Vàng Phố Wall; Trung tâm Giao dịch Vàng Việt Á; Sàn Giao dịch Vàng Phương Nam; Sàn Giao dịch Vàng SJC Hà Nội; Sàn Giao dịch Vàng SJC Eximbank; Sàn Giao dịch; Vàng Sacombank; Trung tâm Giao dịch Vàng Việt Nam (VGB)…. Và đã có một bài báo đã viết và đánh giá về tình hình này như sau: " hiện đã hơn 10 sàn giao dịch vàng đã được đi vào hoạt động. Việc ra đời các sàn vàng, cùng với cơn sốt giá đợt đầu năm đã khiến một lượng tiền lớn chảy từ chứng khoán sang. Tuy nhiên, sự khốc liệt của loại hình đầu tư này cũng đã khiến nhiều nhà đầu tư phải trắng tay.” 

Năm 2009

Năm 2009 là năm có nhiều kỷ lục nhất về sự biến động của giá vàng trong nước. Giá vàng tăng khá đều đặn trong những quý 1,2,3 và rồi tăng vọt vào tháng 4.  Ngày lịch sử của thị trường vàng trong nước năm nay là 11/11, khi giá vàng lần lượt chinh phục các mốc giá 27, 28, rồi 29 triệu đồng/lượng chỉ trong vòng có vài giờ đồng hồ của một buổi sáng. Và giá vàng đã đạt đến mốc 29,3 triệu đồng/lượng. Một con số thực sự làm nguwoif ta phải ngỡ ngàng. Hơn nữa, giá vàng từ đầu năm tới ngày 24/12 đã tăng gần gấp rưỡi, chỉ số VN-Index tăng 51,8%, còn lãi suất tiết kiệm VND kỳ hạn 1 năm ở điểm đầu năm nay vào khoảng 8%. Vì thế, vàng lại càng trở thành kênh đầu tư cao trong thời gian đó.

Năm 2010

Tiếp nối đà tăng ấn tượng của năm 2009, giá vàng trong nước đã có bước đột phá mạnh. Tháng 11/2010 chúng đã chứng kiến giá vàng trong nước đạt mức giá 38 triệu đồng/lượng. Từ cuối năm 2009 đến ngày 21/12/2010 giá vàng quốc tế tăng 26%, kéo theo giá vàng trong nước tăng 46%.  Khi thị trường vàng trong nước tập trung tướng đối khá nhiều về hoạt động bán ra và các doanh nghiệp gom mua vàng để xuất khẩu trong thời gian từ tháng 6-9, giá vàng trong nước có lúc thấp hơn giá thế giới quy đổi tới 1 triệu đồng/lượng. Tuy nhiên, khi người dân mua vàng nhiều trong các tháng 10-11, giá vàng trong nước có khi cao hơn giá thế giới quy đổi hàng triệu đồng mỗi lượng. Ở thời điểm cuối năm nay, giá vàng trong nước cũng cao hơn thế giới nửa triệu đồng mỗi lượng. Đó là sự chênh lệch giữa giá vàng trong và ngoài nước.

Ví dụ cụ thể là: Cuối quý 1/2010, giá vàng SJC giao dịch tại mức 26,13 - 26,19 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra). Giá vàng SBJ tại Sacombank ở mức 26,08 - 26,12 triệu đồng/lượng. Giá vàng rồng Thăng Long tại Bảo Tín Minh Châu ở mức 26,05 - 26,15 triệu đồng/lượng.

Năm 2011

Ngay đầu tháng 1/2011, giá vàng trong nước khoảng trong  mốc từ 3,5- 3,6 triệu đồng/chỉ và mới vọt qua ngưỡng 3,6 triệu đồng/chỉ vào ngày 9/2/2011 (khi giá vàng thế giới tăng mạnh mẽ dao động trên biên độ khá rộng 1.350-1.367 USD trong phiên giao dịch New York ngày 8/2/2011, vượt mức 1.367 USD/ ounce). Nhìn chung, giá vàng trong nước khởi đầu năm 2011 ở mức giá xoay quanh 36 triệu đồng/lượng và tính đến ngày cuối cùng của năm 2011, giá vàng giao dịch ở mức 42,5 triệu đồng/lượng, tăng khoảng 6,5 triệu đồng/lượng, tương đương tăng khoảng 20%, mức tăng ở thời điểm cao nhất là khoảng 40% khi giá vàng trong nước chạm đỉnh 49,2 triệu đồng/lượng ngày 23 tháng 8 khi giá vàng thế giới cũng chạm mức 1.920 USD/ounce. Mức tăng 20% đã chứng tỏ vàng vẫn đang là một kênh đầu tư có suất sinh lợi rất tốt và hiệu quả cao trong bối cảnh kinh tế nhiều khó khăn. Như vậy, so với mức tăng 12% của giá vàng thế giới trong năm qua thì tốc độ tăng của giá vàng trong nước được đánh giá là cao hơn rất nhiều. Đi kèm với đó là việc tâm lý đầu tư tiếp tục là điều khiến giới kinh doanh lợi dụng chi phối thị trường vàng khi niêm yết giá vàng trong nước có lúc thấp hơn giá vàng thế để phục vụ hoạt động xuất khẩu, nhưng có lúc lại niêm yết giá vàng cao hơn giá vàng thế giới nên đã để đẩy rủi ro về phía người mua vàng. Đỉnh điểm của sự chênh lệch là lên tới 5 triệu đồng/lượng khiến Ngân hàng nhà nước phải dùng tới nhiều biện pháp khác nhau để bình ổn thị trường vàng. Đặc biệt khi Chính phủ ra Nghị định cấm kinh doanh vàng miếng nhiều nhà đầu tư lựa chọn hình thức gửi tiết kiệm thay vì chọn hình thức đầu tư vàng thấp thỏm đợi chờ giá vàng lên xuống. Bên cạnh đó, sau khi có thông tin vàng bị trộn Vonfam xuất hiện trên thị trường cũng khiến cho nhà đầu tư e ngại nếu mua vàng kém chất lượng.

2.1.2. Giai đoạn từ năm 2012 đến nay

Có thể nói đây là giai đoạn vàng đã dần đi vào sự sụt giảm với  nhiều vấn đề cần quan tâm. Tại Việt Nam nhưng năm trước đó giá vàng bình quân 1 năm tăng khoảng 24%, cao đến mức có nhiều người nói trêu “vàng bỏ ống cũng có lãi”, hiếm có kênh đầu tư nào sánh được. Nhưng đến giai đoạn này có nhiều sự thay đổi mới về chính sách tiền tệ và tài chính nên các năm 2012, 2013 thị trường vàng giảm xuống và lắng dịu hơn. Tâm lý mua vàng của nhà đầu tư bị thu hẹp vì gái vàng trượt dốc. Có thể nêu một số nét biể hiện tiêu biểu  qua các năm như sau:

Năm 2012

Đến năm 2012,  tốc độ tăng giá vàng đã chậm lại rất nhiều so với tốc độ tăng trong hơn một thập kỷ trước đó. Tốc độ tăng bình quân giá vàng năm 2012 so với năm 2011 vẫn còn cao (tăng 7,83%), nhưng đã thấp hơn nhiều so với tốc độ tăng tương ứng của năm 2011 so với năm 2010 (tăng 39%). Theo Tổng cụ Thống kê thì “Mặc dù giá vàng trong nước còn cao hơn nhiều so với giá vàng trên thị trường thế giới, nhưng do việc nhập khẩu vàng được quản lý chặt, nên giá USD không những không tăng mà còn giảm (0,96%). Một lượng vàng không nhỏ trong dân đã được các ngân hàng thương mại huy động, góp phần chuyển vàng sang tiền đồng để đầu tư trực tiếp cho kinh tế, đồng thời góp phần giảm bớt tình trạng vàng hoá nền kinh tế.”  Hơn nữa, việc thu hẹp được chênh lệch giữa giá vàng trong nước và thế giới sẽ có tác động tích cực về tâm lý đối với việc kiềm chế lạm phát. Đây cũng là tín hiệu đáng mừng cho thị trường vàng nói riêng và  nền kinh tế Việt Nam nói chung.

Năm 2013

Trong năm 2013, chúng ta nhận thấy thi trường vàng đã liên tục biến động và có xu hướng giảm rõ rệt. Kết thúc năm 2013, giá vàng cũng tụt xuống vùng thấp nhất của năm là 34,7-34,78 triệu đồng/lượng. Thực tế, trong ngày 31/12, có lúc vàng được giao dịch ở 34,25-34,75 triệu đồng/lượng. Tính chung cả năm 2013, giá vàng bán ra đã giảm 11,82 triệu đồng, tương đương 25,34%. Trong khi đó, vàng mua vào giảm 11,4 triệu đồng, tương đương 24,7%. Điều này đã ảnh hưởng đến tâm lý người dân và cá nhà đầu tư. Họ không còn đổ xô đi mua vàng như tình trạng những năm trước đó. Theo một nguồn thông tin đáng tin cậy, thì “Ngay cả trong ngày Thần tài, ngày mà lượng giao dịch tại các tiệm vàng tăng đột biến, lượng vàng bán ra cũng chỉ còn bằng 1/10 mọi năm. Điều đó cũng có nghĩa là 90% số vốn trước kia được dùng để mua vàng giờ đã chuyển qua các lĩnh vực đầu tư khác, tối thiểu cũng là gửi ngân hàng để cung cấp nguồn vốn gián tiếp cho sản xuất kinh doanh.”  Bên cạnh đó, tình trạng sử dụng vàng như một phương tiện thanh toán cũng đã giảm hơn nhiều. Các doanh nghiệp kinh doanh vàng bạc không còn đổ khối lượng lớn ngoại tệ để nhập khẩu vàng. Nhìn chung, thị trường vàng năm 2013 đã dần đi vào thế ổn định, nhưng điều đó không có nghĩa là đã có thể trả lại hoạt động kinh doanh cho thị trường tự quyết định, vì người dân vẫn có thói quen sử dụng vàng như một phương tiện thanh toán và tích trữ.

Đầu năm 2014

Sang đến năm 2014 thì thị trường vàng vẫn chưa có nhiều tín hiệu mới. Ngay từ thời điểm của những tháng đầu năm 2014 thì thị trường vàng vẫn lặng im. Theo như TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia ngân hàng nhận định, sau nhiều năm đứng đầu về thanh khoản và lợi nhuận, vàng đang trở nên kém hấp dẫn. Trong trung và dài hạn, giá vàng trong nước sẽ tiếp tục giảm theo giá vàng thế giới. “Nhiều nhà đầu tư đã rời bỏ vàng. Theo tôi, đó là giải pháp khôn ngoan, bởi chưa có cơ sở nào cho giá vàng tiếp tục tăng trong năm 2014”. Như trong phiên giao dịch cuối cùng trước khi nghỉ Tết nguyên đán (27/1), giá vàng trong nước giao dịch là 35,28 triệu đồng/lượng-35,36 triệu đồng/lượng (mua vào-bán ra), tăng khoảng 1,7% so với phiên giao dịch đầu tiên của tháng 1/2014. Bên cạnh đó thì có một số thời điểm giá càng có tăng nhẹ. Trong các bài báo về thị trường vàng dã viết: “Mở cửa phiên giao dịch sáng nay, ngày 18/2/2014, giá vàng SJC trong nước có giá bán ra 36,8 triệu đồng/lượng. So với chốt phiên chiều qua, giá vàng tăng thêm 20.000 đồng/lượng. Cụ thể, theo niêm yết của công ty VBĐQ Sài Gòn, giá mua – bán vàng đang ở mức 36,7 – 36,8 triệu đồng/lượng. Tập đoàn DOJI niêm yết giá vàng SJC tại thị trường Hà Nội ở mức 35,7 triệu đồng/lượng (mua vào). Giá bán ra ở mức 35,78 triệu đồng/lượng. Mức chênh lệch giá mua – bán vàng tại Hà Nội được thu hẹp về mức 80.000 – 100.000 đồng/lượng.” Chính vì điều đó mà động tĩnh của các công ty và nhà đầu tư càng chưa thực sự rõ ràng. Do đó mà Công ty Phú Quý cho rằng xu hướng chưa rõ rệt và hiện chưa có dấu hiệu để khẳng định giảm giá là xu hướng của thị trường vàng trong năm nay. Đó cũng là tâm lý chung của các nhà đầu tư vàng ở thời điểm hiện tại.

2.2. Đánh giá về thị trường vàng ở Việt Nam trong giai đoạn 2008 đến nay.

Nhìn một cách tổng quát thì thị trường vàng Việt Nam trong nhưng năm 2008 trở lại đây có rất nhiều biến động trong nền kinh tế chịu nhiều sự tác động leo thang của vàng thế giới.

2.2.1. Đánh giá chung.

Trong giai đoạn 2008-2011, thị trường vàng trong nước cũng lập nhiều kỷ lục mới giá vàng liên tục tăng. Có thể lấy ví dụ như : vàng SJC, mức giá cao nhất vào sáng ngày 9/11/2010 là 38,2 triệu đồng/lượng, tăng 44% so với giá vàng SJC đóng cửa ngày 31/12/2009. Nếu tính vào thời điểm 31/12/2010, thì giá vàng SJC đã tăng 35%.Giao dịch trên Thị trường vàng trong nước hiện nay là mua – bán kinh doanh vàng vật chất và huy động dưới hình thức phát hành giấy tờ có giá, cho vay vàng chế tác, kinh doanh trang sức. Các giao dịch diễn ra đơn lẻ riêng rẽ, không có sàn giao dịch tập trung. Trước đó, kinh doanh vàng qua tài khoản cũng diễn ra rất sôi động với mức ký quĩ thấp (7%) trên các sàn giao dịch đơn lẻ trong nước, do một số ngân hàng, công ty,tổ chức kinh doanh vàng thành lập, quản lý; một số Ngân hàng thương mại cũng được kinh doanh vàng trên tài khoản ở nước ngoài.  Tuy nhiên, thị trường vàng lại giảm trong những năm 2012 và 2013 và được biểu hiện thông qua sơ đồ sau:

Tốc độ tăng giá vàng qua các năm. Nguồn: Tổng cục Thống kê

Đây là giai đoạn mà tâm lý lo ngại của các nhà đâu tư càng hiện ra rõ rệt vì giá vàng lên xuống đột ngột. Thị trường vàng năm 2014 cũng chưa có dấu hiệu sẽ tăng trở lại.

Về tình hình khai thác, nhập khẩu, tiêu thụ vàng tại Việt Nam:  

Năm 2008, Ngân  hàng nhà nước chỉ cho phép nhập khẩu 73,5 tấn vàng. Tuy nhiên trong bối cảnh giá dầu tăng theo từng tuần, chứng khoán mất giá, USB bất thường và bất động sản bấp bênh, vàng trở thành phương tiện bảo lưu hiệu quả và là kênh đầu tư có lợi cho các nhà đầu tư. Vì thế, lượng vàng nhập khẩu vào Việt Nam là 43 tấn chỉ trong 4 tháng đầu năm. Và Việt Nam đã trở thành nước nhập khẩu vàng khối lớn nhất thế giới. Mặt khác, trữ lượng vàng nước ta còn khoảng 1000-3000 tấn. Việt Nam có nhiều quặng với tình hình khai thác và quy mô khác nhau như ở Cao Bằng, Thanh Hóa, Bắc Can, Quảng Nam… Tuy nhiên, 95% lượng vàng tiêu thụ tại Việt Nam là nhập khẩu. Do đó, mọi biến động về giá vàng trên thế giới đều ảnh hưởng và gây ra nhiều biến động trên thị trường vàng tại Việt Nam. 

Về biến động về giá vàng trên thị trường Việt Nam: 

Sự biến đổi của giá vàng thế giới đã dẫn đến sự biến đổi của giá vàng trong nước. Những kỷ lục mới của giá vàng được xác lập và không ít các nhà đầu tư, đầu cơ phải sửng sốt về sự bức phá ngoạn mục này. Đặc biệt, năm 2010, vàng nước ta tăng đến 9,5 triệu đồng do giá vàng tăng hơn 300 USD. Sự nhảy vọt này đã gây ra nhiều cơn sốt vàng chưa từng có. Nhiều người Việt Nam có thói quen tích trữ vàng thay vì đầu tư hay gửi tiết kiệm, một số giao dịch lớn trên thị trường có giá trị lớn được định bằng giá vàng như giao dịch nhà đất. Giá vàng đã ảnh hưởng khá lớn đối với cả nhà đầu tư vàng và các quan hệ kinh tế khác.

Về chủ thể tham gia thị trường vàng: 

Thị trường vàng lên xuống khiến cho các chủ thể đầu tư cũng phải chạy theo một cách vất vả. Nếu như Top 5 Ngân hàng thương mai hàng đầu tại Việt Nam là Ngân hàng Á Châu (ACB), Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank), Ngân hàng Xuất nhập khẩu (Eximbank), Ngân hàng Kỹ thương (Techcombank) và Ngân hàng Quân đội (MB) thì cho đến năm 2013, với báo cáo tài chính vừa công bố, ngoại trừ MB, 4 thành viên còn lại đều trải qua những thăng trầm và khó khăn. Dù giảm được nhanh ngay trong năm 2013 từ mức 5,9%, nhưng tại Techcombank vẫn có tỷ lệ khá cao với 3,65%; kế đến là ACB, sau nhiều năm nợ xấu mới vượt mốc 3% trong năm 2013; nợ xấu của MB cũng tăng đáng kể, từ dưới 2% năm 2012 lên 2,45%; Eximbank cũng gặp khó khăn ở khía cạnh này khi tăng từ 1,32% lên 1,98%; riêng Sacombank giảm được từ mức 1,89% năm 2012 xuống 1,45%.  Và theo như những thông tin của các ngân hàng, trên các trang báo lần lượt đưa tin rất nhiều ngân hàng đã báo lỗ sau năm 2013. Đáng chú ý nhất là thông tin Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) công bố lỗ 293 tỷ đồng trong quý IV/2013 do vàng và ngoại hối; Eximbank lần đầu tiên từ khi lên sàn năm 2009 lỗ 222 tỷ đồng trong quý IV Thị trường vàng đã tác động không nhỏ đến sự phát triển của những ngân hàng này.  Đối với các công ty sản xuất vàng làm trang sức thì khi giá vàn lên xuống họ không còn đầu tư khoản tiền lớn để tích trữ hàng hóa như những năm trước nữa mà thay vào đó là ngồi để đợi xem diễn biễn của thị trường vàng như thế nào nhằm cân nhắc đầu tư. Đó cũng là tâm lý chung của các nhà đầu tư vào thị trường vàng trong giai đoạn 2012 đến nay thay vì việc đổ xô đi mua vàng trong thời gian trước đó.

2.2.2. Nguyên nhân tác động đến thị trường vàng Việt Nam.

Từ năm 2008 đến nay, thị trường vàng tại Việt Nam đứng trước những biến động khôn lường. Nhìn chung thị trường vàng có 2 giai đoạn rõ ràng: Có những giai đoạn vàng tăng lên đột biến và có những năm giá vàng xuống. Điều này là do những nguyên nhân nào?

Thứ nhất, trong giai đoạn 2008-2011, giá vàng tăng liên tục và còn tăng đến mức kỷ lục chưa bao giờ có,  bởi những nguyên nhân cụ thể sau đây:

- Giá vàng của Việt Nam chịu sự tác động rất lớn của giá vàng thế giới. Giá vàng thế giới trong những năm 2008 đến nay tăng đột biến là do khủng hoảng  kinh tế tài chính toàn cầu khiến nhà đầu tư muốn đầu tư vàng để có sự an toàn hơn và vàng đã trở thành tài sản tích trữ được giới đầu tư ưa chuộng. Nhìn vào thị trường thế giới lúc này thì cũng yếu hơn lượng cầu rất nhiều vì quá nhiều nhà đầu tư đổ xô đi mua vàng. Do đó, giá vàng ngày càng cao và vượt đến mức các công ty khai thác vàng không  thể để đáp ứng nhu cầu mua vàng của nhà đầu tư. Sự biến động về gái vàng thế giời này đã kéo theo sự biến động giá vàng trong nước. 

- Thói quen cất giữ vàng của người dân là một trong những nguyên nhân dẫn đến giá vàng tăng cao. Vàng là công cụ có chức năng cất trữ rất hiệu quả và được người Việt ưa chuộng. Có thể nói thói quen cất giữ vàng của người Việt Nam có từ lâu đời và nguời Việt lựa chọn nó làm phương tiện do lường, trao đổi hiệu quả. Trước những đợt biến động giá vàng gần đây, nhiều tổ chức và cá nhân đã đổ xô đi mua vàng đã dẫn đến hiện tượng “vàng hóa”. Trên thực tế Việt Nam cũng nằm trong những nước xuất khẩu vàng lớn trên thê giới. Cùng với khủng hoảng kinh tế, lạm phát tăng cao, các thị trường chứng khoán và bất động sản đều hạn chế, thậm chí thua lỗ đã khiến các nhà đầu tư Việt nam tập trung vào thị trường vàng nhiều hơn.

- Nguyên nhân tiếp theo đó là Cung vàng trong nước được kiểm soát chặt chẽ. Khoảng 95% vàng trong nước là nhập khẩu. Tuy nhiên, việc nhập khẩu vàng được các cơ quan nhà nước quản lý rât chặt chẽ, các doanh nghiệp muôn nhập khẩu vàng phải xin hạn ngạch từ Ngân hàng Nhà nước. Năm 2008, nhà nước còn ngừng cấp phép hoạt động nhập khẩu vàng đẻ làm dịu áp lực lạm phát. Cung giảm mà cầu tăng với số lượng lớn đã đẩy gái vàng lên cao và đỉnh điểm là năm 2010.

- Hơn nữa, tỉ giá hối đoái tăng cao cũng là nguyên nhân làm cho gái vàng tăng cao vì vàng được tính bằng USD. Khi có sự chênh lệch giữa gái vàng trong nước và thế giới tăng cao, không được phép nhập khẩu qua đường chính thức, nhà đầu cơ đẩy mạnh đi mua USD đẻ nhập lậu vàng, tạo áp lực  khan hiếm đồng USD và đẩy gái vàng lên cao.

Thứ hai, trong giai đoạn 2012 đến nay, giá vàng có thời điểm giảm khá mạnh  phần lớn do chính sách và những giải pháp quản lý điều hành vĩ mô của các cơ quan nhà nước.  Đáng chú ý nhất là Nghị định 24/2012/NĐ-CP của Chính Phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng. Nghị định đã có những thành công nhất định về công tác triển khai mạng lưới mới  là mức chênh lệch giá vàng trong nước và quốc tế đã giảm nhiệt nhanh chóng, từ gần 5 triệu đồng/lượng về  khoảng 3 triệu đồng/lượng. Đặc biệt, chúng ta không còn phải chứng kiến đợt sốt giá vàng nào xảy ra. 

Người dân đi mua bán vàng yên tâm hơn vì chủ trương quản lý tập trung, bài bản các điểm giao dịch tại các đơn vị kinh doanh có uy tín và năng lực tài chính tốt tạo lợi thế cho các nhà đầu tư. Mặc dù có số lượng điểm giao dịch ít hơn so trước đây trong giai đoạn đầu có làm giảm phần nào sự thuận tiện về thời gian và địa điểm giao dịch nhưng người dân và các nhà đầu tư vẫn được bảo đảm những quyền lợi và lợi ích, trong đó một mặt quyền sở hữu hợp pháp của người dân đối với vàng như một loại tài sản tiếp tục được tôn trọng, mặt khác người dân được tiếp cận với một thị trường có tổ chức, chuyên nghiệp hơn, minh bạch hơn, uy tín hơn, bảo đảm an toàn và quyền lợi tốt hơn cho người dân trong quá trình mua bán. Những chính sách như vậy đã góp phần nào đó làm bình ổn giá vàng. Tuy nhiên, nó vẫn chưa đủ sức để điều chỉnh thị trường vàng đang diễn ra sôi động như hiện nay.

3. Những bất cập và định hướng phát triển thị trường vàng Việt Nam.

3.1. Một số vấn đề bất cập.

Thứ nhất, mức giá vàng trong những năm gần đây ở Việt nam tăng lên với sự chênh lệch đáng kể so với mức tăng của thị trường vàng trên thế giới. Năm 2009, giá vàng đã lên mức đỉnh điểm tăng 44% so với mức giá đóng của năm 2009. Nếu tính theo sự mất giá của VNĐ thì vàng Việt Nam còn tăng rất nhiều so với thế giới.

Thứ hai, thị trường vàng Việt Nam là thị trường nhỏ và nhập khẩu vàng nên Việt nam là một trong những nước chấp nhận giá vàng thay vì làm giá.

Thứ ba, xu hướng tăng giá vàng trong nước mạnh mẽ hơn  nhiều so với xu hướng tăng giá vàng thế giới. Tại năm 2010 thì mức độ giao động giá vàng trên thế giới là 16,1% thì ở Việt Nam là 11,8%.

Thứ tư, sự phát triển của thị trường vàng trong nwuocs lại đi trái chiều với thị trường vàng thế giới. Trong khi thế giới đang đa dạng hóa hình thức kinh doanh vàng thì tai Việt Nam lại giới hạn các giao dịch vàng vật chất và một số hình thức đầu  tư và huy động vốn. Điều này đã phần nào hạn chế các nhà đầu tư tiếp cận với thị trường vàng và gây ra nhiều khó khăn cho các nhà đầu tư vào thị trường này.

3.2. Định hướng và giải pháp phát triển thị trường vàng Việt Nam

Về quản lý nhà hoạt dộng kinh doanh vàng, chúng ta cần có những quy định riếng để điều chỉnh về vấn đề này. Ngân hàng Nhà nước cùng phối hợp với Vụ quản lý ngoại hối và Hiệp hội kinh doanh vàng tại Việt Nam và Hiệp hội kinh daonh vàng soạn thảo những chế tài cụ thể cho các tổ chức, doanh nghiệp đang đầu tư kinh doanh vàng hạn chế tối đa rủi ro xảy ra. Những chính sách này cần tạo ra thế chủ động cho nhà đầu tư vàng như  cho phép kinh doanh vàng trến tài khoản nước ngoài để khơi thông dòng vốn kinh doanh trong và ngoài nước. 

Về việc tổ chức thị trường vàng và thành lập trung tâm giao dịch vàng. Chúng ta nên thành lập Sở giao dịch vàng vật chất cấp quốc gia và xác định được những thành phần tham gia thị trường, mối quan hệ của các thành phần này với các cơ quan quản lý nhà nước va Sở giao dịch cấp quốc gia.  Hơn nữa, cần tập trung phát triển nguồn lực cho các ngân hàng trong nước và cho ra đời các Trung tâm giao dịch vàng có uy tín và trách nhiệm hơn. Đặc biệt là những mô hình quản lý thị trường và tập trung do Nhà nước quản lý để quản lý thị trường vàng một cách có hiệu quả và tạo ra tính công bằng, minh bạch, công khai… để giảm nhu cầu nhập vàng và hạn chế nhu cầu xuất nhập vàng lậu.

Về cơ chế để chu chuyển vàng thành VND thì cần phải có các giải pháp để huy động số vàng hiên có trong người dân để không lãng phí nguồn tài nguyên quan trọng này. Ngân hàng nhà nước nên cho phép các ngân hàng thương mại cổ phần tái chiết khấu vàng để lấy VND. Khi đó, nhà nước sẽ thu được vàng từ người dân khi mà họ đang tích trữ một lượng vàng rất lớn trong tay. Từ đó, nhà nước sẽ đưa được số lượng vàng ấy tham gia vào lưu thông và chu chuyenr nguồn vốn bằng vàng. Điều này không những ổn định thị trường vàng mà nó còn giúp hạ thấp tỉ lệ lạm phát.

KẾT LUẬN

Thị trường vàng là một thị trường đầy tiềm năng nếu cá nhà đầu tư biết cách sử dụng. Tuy nhiên để câu chuyện về thị trường vàng của Việt Nam tránh tình trạng như những năm vừa qua lại là một câu chuyện không hề đơn giản. Những chính sách tiền tệ đưa ra đã thực sự hợp lý hay do sự tác động lớn từ thị trường thế giới là những câu hỏi mà các nhà đầu tư cần thận trong và cân nhắc trước khi đầu tư.

Hội nhập càng sâu rộng thì việc thị trường vàng tại Việt Nam ảnh  hưởng từ thị trường vàng của thế giới là chuyện không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, chúng ta cần có kiến thức về vàng và kinh doanh vàng để có thể dự đoán xu hướng và đưa ra những chiến lược riêng cho cá nhân các nhà đầu tư và tìm ra những giải pháp tích cực, chủ động để ổn định và phat triển thị trường vàng Việt Nam.

Trong thời gian tới. mong rằng thị trường vàng sẽ từn bước ổn định hơn và ngân hàng nhà nước cần tiếp tục hoàn thiện  khuôn khổ pháp luật để quản lý chặt chẽ hoạt động kinh doanh vàng .

Đây là bài luận đầu tiên của em về vấn đề này mong thầy cô và các bạn đóng góp ý kiến để bài làm thêm hoàn thiện.

No comments:

Post a Comment