22/01/2015
Đề thi môn Những nguyên lý cơ bản Mác - Lênin - Khoa Luật ĐH Huế
Câu hỏi: So sánh bản chất nền dân chủ xã hội chủ nghĩa với nền dân chủ tư sản? Đa nguyên chính trị, đa đảng có phải là tiêu chuẩn của nền dân chủ ko tại sao? Liên hệ trên thế giới và Việt Nam 

Bài làm 

Phân tích thực tiễn quá trình xuất hiện, tồn tại và phát triển của các nền dân chủ, đặc biệt là những quy luật của nền dân chủ chủ nô, dân chủ tư sản, các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác- lenin đã khẳng định: đấu tranh cho dân chủ là một quá trình lâu dài và ko thể dừng lại ở dân chủ tư sản. Sự tất yếu diễn ra và thặng lợi của một nền dân chủ mới - dân chủ xã hội chủ nghĩa, phát triển và tiến bộ hơn gấp triệu lần. 


Dân chủ tư sản là chế độ tư bản tư nhân về tư liệu sản xuất. Tư liệu sản xuất tập trung vào tay tư bản và chúng có quyền phân phối và sử dụng những tư liệu đó. Những người lao động phải làm thuê cho chúng với mức lương rẻ mạt. 

Dân chủ xã hội chủ nghĩa có cơ sở kinh tế là chế độ công hữu về những tư liệu sản xuất chủ yếu của toàn xã hội. Chế độ sở hữu đó phù hợp với quá trình xã hội hóa ngày càng cao của sản xuất nhằm thỏa mãn nhu cầu ko ngừng tăng lên về vật chất và tinh thần của tất cả quần chúng nhân dân lao động.

Cả 2 nền dân chủ đều tuân theo tiêu chí quyền lực thuộc về nhân dân. Nhưng nhân dân là ai thì lại do xã hội quy định. Đều đc thực hiện bầu và bãi nhiệm các thành viên trong tổ chức bộ máy cơ quan nhà nước và tực hiện điều đó bằng quyền lực nhà nước. Cả 2 nền dân chủ đều kế thừa những tinh hoa và phát triển ở mức cao hơn của những nền dân chủ trước đó. 

Dân chủ tư sản phục vụ cho lợi ích của thiểu số giai cấp tư sản và giai cấp này nắm mọi quyền hành trong tay chi phối toàn xã hội. Đó là một nền dân chủ số ít, chuyên chính số đông. Dân chủ giả hiệu nửa vời: đó là những lời hứa suông, lợi ích là một thứ bánh vẽ. Trái lại và có sự đầy đủ, nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, với tư cách là chế độ nhà nước đc sáng tạo bởi quần chúng nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản, dân chủ xã hội chủ nghĩa đảm bảo mọi quyền lực đều thuộc về tay nhân dân. Nhà nước xã hội chủ nghĩa là thiết chế chủ yếu thực thi dân chủ do giai cấp nhân dân lãnh đạo thông qua chính đảng của họ. Điều đó cho  thấy, dân chủ xã hội chủ nghĩa vừa có bản chất giai cấp công nhân, vừa có tính nhân dân rộng rãi và tính dân tộc sâu sắc. 

Trên cơ sở của sự kết hợp hài hòa giữa lợi ích cá nhân, lợi ích tập thể và lợi ích của toàn xã hội, nền dân chủ xã hội chủ nghĩa có sức thu hút mọi tiềm năng sáng tạo, tính tích cực cuẩ xã hội của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng xã hội mới. Trong nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, tất cả các tổ chức chính trị xã hội, các tổ chức đoàn thể và mọi công nhân đều đc tham gia vào công việc của nhà nước. Đây là một nền dân chủ theo số đông, một nền dân chủ thực sự rộng rãi. 

Bên cạnh đó nền dân chủ xã hội chủ nghĩa vẫn là một nền dân chủ mang tính giai cấp. Thực hiện dân chủ rộng rãi với đa số quần chúng nhân dân, đồng thời hạn chế dân chủ và thực hiện trấn áp với thiểu số giai cấp áp bức, bóc lột và phản động. Trong nền dân chủ đó, chuyên chính và dân chủ là 2 mặt, 2 yếu tố quy định lẫn nhau, tác động bổ sung cho nhau.

Đây chính là chuyên chính kiểu mới dân chủ kiểu mới

Lenin khẳng định: Nền dân chủ tư sản càng phát triển càng đi lên độc tài chuyên chính. Còn nền dân chủ xã hội chủ nghĩa càng phát triển càng đi đến chỗ giản đơn tiêu biến.

No comments:

Post a Comment