11/09/2014
Các trường hợp xác định là con chung của vợ chồng và một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về vấn đề này
Bài tập học kỳ Luật Hôn nhân và gia đình có đáp án.

A MỞ BÀI

Gia đình là tế bào của xã hội, là cái nôi nuôi dưỡng con người, là môi trường quyết định hình thành và giáo dục nhân cách. Tuy nhiên, với xu thế cũng như nhịp sống hiện đại, con người dường như quên mất vai trò của mỗi thành viên trong các mối quan hệ trong gia đình. Trong đó, mối quan hệ giữa cha mẹ con cái là mối quan hệ mất thiết, pháp luật có quy định khá cụ thể trong việc xác định con chung của vợ chồng tuy nhiên còn nhiều vướng mắc trong quá trình thực hiện. Vì vậy, em xin chọn đề tài: “Các trường hợp được xác định là con chung của vợ chồng và một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về vấn đề này” để làm bài tập lớn lần này.

Với kiến thức cũng như tài liệu còn hạn chế nên bài viết có thể còn nhiều thiếu sót, em mong nhận được ý kiến đóng góp của thầy, cô giáo để bài làm được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn!.

B NỘI DUNG

I Cơ sở lý lí luận

1, Khái niệm con chungcủa vợ chồng

Theo từ điển Luật học, xác định con chung là ”con sinh ra trong thời kì hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kì hôn nhân. Con sinh ra trước ngày ĐKKH và được cha mẹ thừa nhận cũng là con chung của vợ chồng. Trong trường hợp cha hoặc mẹ không thừa nhận, nhưng có chứng cứ để Tòa án căn cứ ra quyết định xác định là con hai người thì cũng là con chung của vợ chồng. Con sinh ra mà cha mẹ không có ĐKKH, không sống chung với nhau như vợ chồng, trên thực tế thì vẫn là con chung của hai người và thường được gọi là con ngoài giá thú. Con nuôi do vợ chồng cùng nhận nuôi cũng là con chung của vợ chồng…”.Khái niệm này mang tính khoa học nhưng chỉ mới dung lại ở dạng liệt kê các trường hợp xác định là con chung chưa mang tính khái quát.

Khái niệm “con chung” là một khái niệm rộng, có thể là con chung của vợ chồng hoặc con chung của hai người không phải là vợ chồng.Tuy nhiên, điều kiện đê xem 2 người là vợ chồng thì giữa họ phải có quan hệ hôn nhân hợp pháp túc là có giấy ĐKKH. Do đó,con chung của vợ chồng có thể là con trong giá thú cũng có thể là con nuôi. Luật thực định chỉ dùng khái niệm “con chung của vợ chồng” để áp dụng nguyên tắc suy đoán pháp lý xác định cha, me, con.Khi đó vợ chồng cũng được xác đinh là cha mẹ đẻ của đứa con. Con chung của vợ chồng về nguyên tắc phải là con trong giá thú bởi khi cha mẹ của người con đó, với tư cách là vợ chồng của nhau về mặt pháp lý thì có nghĩa là giữa họ tồn tại một quan hệ hôn nhân hợp pháp.. Qua đây ta có thể đưa ra khái niệm con chung của vợ chồng đó là con mà vợ chồng được xác định là cha mẹ của người con đó.

2, căn cứ xác định con chung của vợ chồng

2.1 Xác định con chung của vợ chồng dựa trên nguyên tắc huyết thống

Trong xã hội hiện đại ngày nay, cơ sở để xây dựng hôn nhân đó là tình yêu chân chính giữa nam và nữa và đó là yếu tố cơ bản để duy trì các mối quan hệ gia đình.Bởi bản chất của tình yêu là không thể chia sẻ được cho nên hôn nhân dựa trên cơ sở tình yêu nam và nữ, do ngay bản chất của nó là hôn nhân một vợ một chồng.vì vậy, việc xác định con chung của vợ chồng sẽ đảm bảo tuyệt đối về mặt huyết thống.

Đây là căn cứ đầu tiên, là tiền đề xác định con chung của vợ chồng. trong điều kiện kinh tế xã hội hiện nay cùng với sự phát triển của khoa học kĩ thuật thì việc xác định con chung của vợ chồng dựa trên căn cứ huyết thống ngày càng được chú trọng nhiều hơn và mang tính chính xác hơn. Căn cứ về mặt huyết thống được áp dụng triệt để trong trường hợp có tranh chấp về quan hệ cha, me, con như trường hợp người chồng không thừa nhận đứa con do vợ mình sinh ra là con chung của vợ chồng…trong việc xác định con chung của vợ chồng dựa trên nguồn gốc huyết thống các bên chủ thể có thể đưa ra bất cúa một chúng cú nào để chúng minh về nguồn gốc huyết thồng trong quan hệ cha, me, con

2.2Xác định con chung của vợ chồng dựa trên căn cứ pháp lý

* Thời kì hôn nhân

Thời kì hôn nhân được coi là một căn cứ quan trọng nhất để xác định tính đương nhiên hoặc không đương nhiên trong việc xác định con chung của vợ chồng. khi hai bên nam nữ xác lập quan hệ hôn nhân thì việc xác định con chung của vợ chồng được căn cứ trước hết trên cơ sở pháp lý, tức là căn cứ vào thời kỳ hôn nhân. Trong trường hợp này căn cứ về mặt huyết thống không còn mang ý nghĩa quyết định trong việc xác định con chung của vợ chồng nữa. căn cứ huyết thống được coi là sự mặc nhiên thừa nhận trong việc xác định con chung của vợ chồng nhằm ổn định các mối quan hệ gia đình và đảm bảo các lợi ích chung của xã hội.

Khi hai bên nam nữ kết hôn với nhau và trở thành vợ chồng, giữa họ sẽ phát sinh các quyền và nghĩa vụ pháp lý theo quy định của pháp luật như nghĩa vụ thủy chung, thương yêu, quý trọng, chăm sóc…giữa hai bên đều xuất phát từ mong muốn thỏa mãn những nhu cầu vật chất và tinh thần, thwucj hiện tốt chức năng gia đình trong đó có chức năn sinh đẻ. Vì vậy, trong thời kỳ hôn nhân người vợ thu thai và sinh con là một tất yếu khách quan. Thậm chí, việc người vợ đã thụ thai trước thời kỳ hôn nhân hoặc sinh con trước thời kỳ hôn nhân cũng là một vấn đề trở nên bình thường trong xã hội hiện nay. Mặt khác, pháp luật cũng đặt ra nhiều cơ chế để đảm bảo việc xác định con chung của vợ chồng được chính xác. Pháp luật HNVGĐ đã quy định nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng, quy định những chế tài đối với việc kết hôn vi phạm nguyên tắc này, chê tài trong Luật HNVGĐ, Luật hành chính, Luật hình sự...điều đó là tăng thêm ý thức trách nhiệm của vợ chồng đối với nhau và đối với gia đình. Nguyên tắc suy đoán pháp lý xác định cha, mẹ, con được đặt ra để nhằm ổn định quan hệ cha mẹ và con cũng như giữa các thành viên trong gia đình. Do vậy, mỗi khi người vợ mạng thai hoặc sinh con, người vợ không cần phải chúng minh chồng mình là cha của đứa trẻ mà pháp luật mặc nhiên thừa nhận đứa trẻ đó là con chung của vợ chồng. Tuy nhiên, việc xác đinh thời điểm thụ thai và mạng thai chỉ có tính tương đối. trong cuộc sống hiện đại ngày nay với sự đa dạng và phức tạp của các mối quan hệ xã hội nên thực tế người vợ có thai hoặc sinh con trong thời kì hôn nhân chưa chắc đã là con chung của vợ chồng. Điều này cũng ảnh hưởng đến nguyên tắc suy đoán pháp lý xác định cha, mẹ, con và đây cũng là lý do nguyên tắc xác định cha, mẹ, con chỉ là nguyên tắc “suy đoán” pháp lý và có thể quan hệ cha-con, mẹ-con có thể bị xem xét lại. Khi tư cách là cha, mẹ, con bị xem xét lại tức là các chủ thể trong quan hệ này muốn hướng tới việc xác định con chung của vợ chồng dựa trên quan hệ huyết thống.

* Sự tự nguyện của các chủ thể

Sự tự nguyện cảu các chủ thể là một tất yếu trong việc xác định con chung của vợ chồng. Sự tự nguyện của cá chủ thể bao gồm: sự thể hiện ý chí của các chủ thể trong chính quan hệ đó…Về nguyên tắc, sự tự nguyện phải được thể hienj ở hai bên chủ thể trong quan hệ xác định cha, mẹ, con. Tuy nhiên, trong trường hợp đặc biệt, khi cha hoặc mẹ chết thì chỉ cần sự tự nguyện của người con trong việc thừa nhận cha, mẹ thì sự tự nguyện vẫn mang tính quyết định để xác định tư cách cha, mẹ, con. Trong hôn nhân hợp pháp, trường hợp người vợ sinh con trước ngày đăng kí kết hôn thì sự tự nguyện nhận con của người chồng là căn cứ tien quyết để xác định quan hệ cha, mẹ, con.

Đối với trường hợp sinh con theo PPKH thì sự tự nguyện của các chủ thể còn được thể hiện ngay tại thời điểm cặp vợ chồng vô sinh hoặc người phụ nữa độc thân bắt đầu được áp dụng biện pháp hỗ trờ sinh sản. Bời vì, việc sinh con theo PPKH không chỉ tỏng nội bộ cặp vợ chồng vô sinh mà cón có sự tham gia của người thứ 3 (người cho noãn, cho tinh trùng, cho phôi).

3, Ý nghĩa việc xác định con chungcủa vợ chồng

- Xác định con chung của vợ chồng là một tất yếu khách quan trong mọi xã hội để ghi nhận mối quan hệ cha, mẹ, con. Việc sinh con không chỉ thỏa mãn lợi ích của vợ chồng mà cón thỏa mãn lợi ích của gia đình, của dòng họ. Mỗi người được sinh ra, lớn lên đều luôn hướng về cội nguồn, luôn muốn biết mình sinh ra từ ai. Đó là bản năng gốc rất tư nhiên của mỗi người. Thứ nhất, qua việc xác định con chung của vợ chồng nhà nước sẽ chỉ ra được ai là chủ thể mang quyền và nghĩa vụ trong mối quan hệ cha, mẹ, con. Đặc biệt, thông qua việc xác định con thì nhà nước sẽ chỉ ra được ai sẽ là người có trách nhiệm nuôi dưỡng đưa trẻ. Thứ hai, việc xác định con chungc ủa vợ chồng tạo nên những môi quan hệ thiêng liêng trong gia đình, từ đó xác định quyền và nghĩa vụ cụ thể của các chủ thể

- Cơ sở để chủ thể thực hiện các quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ và con theo pháp luật. Mặt khác, việc xác định con chung không chỉ liên quan tới mối quan hệ giữa hai thế hệ mà con liên quan đến các mối quan hệ với các thành viên khác trong gia đình, do vậy, đó còn là cơ sở để thực hiện các quyền và nghĩa vụ giữa các chủ thể khác trong gia đình và còn liên quan đến những chế định pháp lý khác

- Là căn cứ pháp lý để cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp phát sinh như: giải quyết các án kiện về ly hôn, chia tài sản thừa kế, thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng…

II Các trường hợp xác định con chung của vợ chồng

1,Con chungcủa vợ chồng khi cha mẹ có hôn nhân hợp pháp (controng giá thú)

Điều 63 Luật HNVGĐ Việt Nam năm 2000 quy định:” Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ đó là con chung của vợ chồng.

Con sinh ra trước ngày đăng kí kết hôn và được cha mẹ thừa nhận cũng là con chung của vợ chồng”.

Đây là nguyên tắc suy đoán pháp lý xác định cha, mẹ, con kho cha mẹ có hôn nhân hợp pháp. Như vậy, con chung của vợ chồng khi cha mẹ có hôn nhân hợp pháp được xác định trong các trường hợp sau:

Thứ nhất, con được sinh ra trước ngày đăng kí kết hôn và được cha mẹ thừa nhận. Khi đứa trẻ được sinh ra, vì người mẹ không đang tồn taị một mối quan hệ hôn nhân hợp pháp, do đó đứa trẻ là con ngoài giá thú. Nhưng khi cha mẹ kết hôn thì đứ trẻ sẽ trở thành con chung của vợ chồng. Tuy nhiên, không mang tính chất đương nhiên như những trường hợp khác mà phải có điều kiện là được cha mẹ thừa nhận.đó là điều kiện để xác định đứa con là con chung của vợ chồng và là con trong giá thú. Con sinh ra trước ngày ĐKKH được cha mẹ thừa nhận có thể có các trường hợp sau:

Trường hợp thứ nhất, người mẹ làm giấy khai sinh cho con rồi sau đó mới ĐKKH.Theo pháp luật hộ tịch, kể từ khi đứa trẻ được sinh ra, trong một khoảng thời gian nhất định đứa trẻ phải được khai sinh.Khi đó, người mẹ không có giấy chứng nhận kết hôn mà chỉ có giấy chứng sinh và các giấy tờ khác thì trong giấy khai sinh của đứa trẻ chỉ ghi phần họ tên của người mẹ mà phần họ tên cha bỏ trống. Sau đó người mẹ kết hôn với người trước đây đã từng chung sống dẫn tới có thai, sinh con và cả hai đều muốn xác định đứa trẻ đó là con chung của vợ chồng thì chỉ cần sự thừa nhận đứa con của người chồng là đủ vì người mẹ đã đứng tên trong giấy khai sinh của người con và không cần sự thể hiện thừa nhận một lần nữa. Người mẹ không phản đối sự thừa nhận của người chồng thì coi như đó là sự mặc nhiên thừa nhận đứa trẻ là con chung của vợ chồng.

Trường hợp thứ 2 người mẹ ĐKKH rồi mới đi làm giấy khai sinh cho đứa con.Trong  trường hợp này cũng chỉ cần sự thừa nhận của người chồng đối với đứa con là đủ vì người mẹ là người trực tiếp sinh ra đứa trẻ, trực tiếp nuôi dưỡng đứa trẻ. Khi đăng kí khai sinh cho đứa trẻ thì quan hệ giữa người mẹ và đứa trẻ đã được chứng minh bằng giấy chứng sinh của cơ sở y tế nơi người mẹ sinh ra đứa trẻ.Như vậy, ở cả 2 trường hợp này, chỉ cần sự thừa nhận của người cha mà không cần sự thừa nhận của người mẹ.nếu coi sự thừa nhận của người mẹ thì đó là người mẹ đã mặc nhiên thừa nhận chồng mình là cha đứa con mà mình sinh ra trước ngày ĐKKH.

Tuy nhiên, trường hợp đặc biệt, đưa bé đang được người cha nuôi dưỡng, sau đó người mẹ quay về và họ kết hôn với nhau, nếu đứa bé chưa đang kí khai sinh và người mẹ không xuất trình được giấy tờ chứng sinh thì người mẹ và người cha cũng phải thừa nhận đứa con là con chung của vợ chồng. Như vậy, trong trường hợp này cần có sự thừa nhận của cả người cha và người mẹ. Pháp luật hiện nay ghi nhận sự tự nguyên trong việc xác định con chung của vợ chồng là quan trọng nhất. Thậm chí giữa các chủ thể không tồn tại quan hệ về mặt huyết thống  thực sự thì mối liên hệ giữa các chủ thể với tư cách là cha, mẹ, con vẫn được ghi nhận về mặt pháp lý.

Trong các trường hợp trên, sự thừa nhận của người cha đương nhiên phải có sự thừa nhận gián tếp của người mẹ đối với quan hệ cha con giữa chồng mình và đứa con do mình sinh ra. Tuy nhiên, pháp luật về xác định cha, mẹ, con chưa dự liệu trường hợp nếu con sinh ra trước ngày đăng kí kết hôn, đã thành niên, hoặc chưa thành niên nhưng đến một độ tuổi nhất định có quyền thể hiện sự đồng ý hay không đồng ý trong việc thừa nhận quan hệ cha, mẹ và con không? Về trường hợp này, thiết nghĩ người con cần thể hiện ý chí khi đạt một độ tuổi nhất định. Bởi người con chính là trung tâm của việc xác định cha, mẹ, con. Trong một chừng mực nhất định người con có thể nhận thức được quan hệ giữa mình và người nhận mình là con có thực sự tồn tại về mặt huyết thống hay không. Nếu người con thể hiện ý chí của mình không đồng ý, không nhận người kia là cha mẹ thì quan hệ cha mẹ và con này vẫn được xác định theo một thủ tục khác. Như vậy, trường hợp này không giống trường hợp nhận con nuôi. Trong việc nhận con nuối nếu không có sự đồng ý của người được nhận làm con nuôi khi đến một độ tuổi nhất định thì đương nhiên quan hệ giữa cha mẹ và con, gữa người nuôi và người con nuối không phát sinh.

Thứ hai, con do người vợ thụ thai trước ngày ĐKKH và sinh ra trong thời kì hôn nhân.

Do pháp luật thực định không ấn định một thời gain mang thai tối thiểu bắt buộc kể từ ngày ĐKKH, mà chỉ quy định con được sinh ra trong thời kì hôn nhân là con chung của vợ chồng. Do đó bất kì thời điểm nào trong thời kì hôn nhân người vợ sinh đứa trẻ đều đương nhiên được xác định là con chung của vợ chồng. Đây là điều kiện hoàn toàn phù hợp trong xã hội hiện nay. Tuy nhien, trong một số trường hợp đặc biệt, pháp luật về xác định cha, mẹ con cần quy định thời gian mang thai tối thiểu để đảm bảo cho việc xác định cha, mẹ, con được chính xác hơn. Đó là đối với trường hợp người chồng hoặc người vợ bị tuyên bố mất tích hoặc tuyên bố chết trở về .

Thứ ba, con do người vợ thụ thai và sinh ra trong thời kì hôn nhân. Đây là trường hợp thông thường và phổ biến trong xã hội và được chấp nhận đương nhiên trong mọi giai đoạn xã hội.

Thứ tư, con do người vợ thụ thai trong thời kì hôn nhân và sinh ra sau khi hôn nhân chấm dứt trong một thời hạn luật định tối đa là 300 ngày.

Đây là một khoảng thời gian tương đối phù hợp về cả mặt khoa học và phong tục tập quán, quan niệm truyền thống…Trong lịch sử lập pháp Việt Nam tất cả các văn bản pháp luật đều lấy khoảng thời gian 300 ngày trong việc xác định thời gian mang thai tối đa của người phụ nữ. Ngoài việc đề cập tới thời gian mang thai tối đa là 300 ngày kể từ ngày chấm dứt hôn nhân, cần quy định cụ thể thêm một số trường hợp đặc biệt khác để đảm bảo việc xác định cha, me, con được chính xác hơn. Pháp luật không chỉ cần quy định thời gian mang thai tối đa là 300 ngày  đối với trường hợp chấm dứt hôn nhân để xác định con chung của vợ chồng mà còn cần phải dự liệu đến những trường hợp cụ thể như trường hợp người vợ hoặc người chồng bị tuyên bố chết hoặc tuyên bố mất tích trở về. Có nghĩa là thời gian mang thai tối thiểu, tối đa có thể được áp dụng nagy cả khi trong thời kì hôn nhân.

Thứ năm, con do người vợ thụ thai trước ngày ĐKKH và sinh ra sau khi hôn nhân chấm dứt sau một thời hạn luật định.

Đây là một trường hợp đặc biệt của nguyên tắc suy đoán pháp lý cha, mẹ, con. Bởi pháp luật thực định quy định là người vợ “có thai trong thời kì hôn nhân” có thể hiều rằng người vợ đã thụ thai trước ngày ĐKKH  và trong thời kì hôn nhân thì mang thai rồi sau khi chấm dứt hôn nhân mới sinh con. Do vậy đứa trẻ này cũng đương nhiên được suy đoán là con chung của vợ chồng.

Tuy nhiên nguyên tắc suy đoán pháp lý xác định cha, mẹ, con sẽ rất khó áp dụng trong trường hợp khi người phụ nữ sau khi chấm dứt hôn nhân đã kết hôn ngay với người khác rồi sinh con. Vậy người chồng trong quan hệ hôn nhân trước hay người chồng trong quan hệ hôn nhân sau sẽ là cha của đứa trẻ? Vì người phụ nữa đã mạng thai trong thời kì hôn nhân trước nhưng lại sinh con trong thời kì hôn nhân sau, Nên chăng pháp luật thực định cần kế thừa một cách linh hoạt thời kì cư sương giá thú để tìm ra giải pháp phù hợp cho việc giải quyết vấn đề này.

2, Xác định con chung của vợ chồng khi sinh con theo phương pháp khoa học (PPKH)

Hiện nay, theo pháp luật hiên hành thì cơ sở pháp lý để xác định con chung của vợ chồng trong trường hợp sinh con theo PPKH còn rất khái quát, chung chung. Việc xác định con chung của vợ chồng trong trường hợp sinh con theo PPKH không thể áp dụng triệt để theo nguyên tắc suy đoán pháp lý xác định cha, mẹ, con được quy định tại Điều 63 Luật HNVGĐ. Theo Điều 63 Luật HNVGĐ năm 2000 quy đinh: “Việc xác định con chung của vợ chồng sinh ra theo phương pháp khoa học do Chính phủ quy định” cho nên xác định con chung của vợ chồng trong trường hợp cặp vợ chồng vô sinh sinh con theo PPKH cũng có những ngoại lệ nhất định gồm những trường hợp đó là :

Thứ nhất, trường hợp thụ thai và sinh ra trong thời kì hôn nhân đương nhiên được áp dụng trong trường hợp sinh con theo PPKH. Cặp vợ chồng vô sinh được xác định là cha mẹ của đứa trẻ cho dù việc sinh con đó có sự tham gia của người thứ ba.

Thứ hai, trường hợp thụ thai trong thời kì hôn nhân và sinh ra sau khi hôn nhân chấm dứt trong một thời hạn luật định tối đa là 300 ngày cũng được áp dựng trong trường hợp sinh con theo PPKH nhưng cần quy định chi tiết hơn đặc biệt là cần có những ngoại lệ nhất định.

Do pháp luật Việt Nam  không quy định rõ ràng  nên vấn đề đặt ra trong trường hợp chấm dứt hôn nhân thì có thể thực hiện sinh con theo PPKH không. Việc chấm dứt hôn nhân có thể do vợ hoặc chồng chết , có thể do vợ chồng ly hôn. Nếu người vợ chết thì đương nhiên chấm dứt sinh con theo PPKH. Nếu người chồng chết hoặc vợ, chồng ly hôn thì phải xác định dựa vào từng trường hượp cụ thể.Chủ yếu phụ thuộc vào ý chí của cặp vợ chồng vô sinh và các giai đoạn của quá trình thực hiện kĩ thuật hỗ trợ sinh sản. Từ đó quyết định có tiếp tục thực hiện việc sinh con theo PPKH nữa không. Vì điều đó ảnh hưởng tới việc xác định tư cách con chung của vợ chồng. Pháp luật cần có hướng dẫn cụ thể đối với trường hợp này.

Đối với việc xác định cha, mẹ, con trong trường hợp sinh con theo PPKH, pháp luật các nước đều xác định người chồng  đã thể hiện sự đồng ý để vợ thực hiện sinh con theo PPKH là cha của đứa trẻ, kể cả người đàn ông chung sống như vợ chồng với người mẹ của đứa  trẻ : nếu người mẹ đã thụ tinh nhân tạo với sự đồng ý của người chồng  hoặc người chung sống với nhau như vợ chồng. Từ đó, đứa trẻ được  được thụ thai theo quy định tại các điều từ 2-5 luật này thì người đàn ông đã đồng ý đó được coi là cha của đứa trẻ , nếu trứng của người mẹ được thụ tinh trong ống nghiệm với sự đồng ý của người chồng hoặc người đàn ông đang chung sống như vợ chồng và đứa trẻ được thụ thai là kết quả của sự thụ tinh trong ống nghiệm thì người đàn ông đã đồng ý đó được coi là cha của đứa trẻ. Pháp luật Việt Nam cũng khẳng định rằng cặp vợ chồng vô sinh hoặc người phụ nữ độc thân là cha, mẹ hợp pháp của đứa con được sinh ra từ kỹ thuật hỗ trợ sinh sản chứ không phải là người cho tinh trùng, cho noãn, cho phôi. Thời gian 300 ngày kể từ thời điểm chấm dứt hôn nhân không hoàn toàn phù hợp đối với việc xác định cha, mẹ, con trong trường hợp sinh contheo phương pháp khoa học. Như phần trên chúng tôi đã phân tích, việc sinh con theo phương pháp khoa học phụ thuộc rất nhiều vào ý chí của cặp vợ chồng vô sinh và những quy định nghiêm ngặt về y tế. Do đó, kể từ khi chấm dứt hôn nhân mà người vợ trong cặp vợ chồng vô sinh sinh con thì đứa con đó có thể vẫn được xác định là con chung của vợ chông cho dù thời điểm người vợ sinh con là quá 300 ngày kể từ khi chấm dứt hôn nhân khi có những điều kiện nhất định. Có thể đứa con đó không được xác định là con chung của vợ chồng cho dù thời điểm người vợ sinh con trong vòng 300 ngày kể từ khi chấm dứt hôn nhân khi có những điều kiện nhất định. Vì vậy pháp luật cần có sự quy định cụ thể về vấn đề này.

3 Xác định con chung của vợ chồng trong trường hợp sống chung như vợ chồng trước ngày 3/1/1987

Đối với trường hợp chung sống với nhau như vợ chồng từ trước ngày 3/1/1987 được coi là có giá trị pháp lý thì áp dụng căn cứ nào để xác định cha, mẹ, con. Vì quan hệ của cha mẹ đứa con được pháp luật thừa nhận là có giá trị pháp lý cho dù họ không đăng kí kết hôn. Do vậy, cha mẹ đứa con là vợ chồng trước pháp luật, vậy có đương nhiên được áp dụng nguyên tắc suy đoán pháp lý xác định cah, mẹ, con theo quy định tại điều 63 luật HN và GĐ năm 2000 hay không? Do các văn bản hướng dẫn riêng cho trường hợp này quy định đứa con sinh ra trong trường hợp này vẫn là con chung của vợ chồng. Khi đứa con đó sinh ra trước ngày cha mẹ đăng kí kết hôn thì chỉ khi cha mẹ ĐKKH thì mới căn cứ vào giấy chứng nhận kết hôn của cha mẹ để ghi phần họ tên cha, cũng như gạch bỏ phần con ngoài giá thú trong sổ ĐKKH nên về nguyên tắc khi cha mẹ chung song như vợ chồng mà không ĐKKH thì đứa con vẫn là con ngoài giá thú. Vì vậy, không được áp dụng nguyên tắc suy đoán pháp lý xác định cha, mẹ, con như đối với trường hợp cha mẹ có hôn nhân hợp pháp. Tuy vậy pháp luật có thể bổ sung tính mặc nhiên thừa nhận tư cách cha, mẹ, con trong trường hợp cha mẹ chung sống như vợ chồng trước ngày 3/1/1987 mà không ĐKKH theo một nguyên tắc suy đoán pháp lý tương tự như Điều 63 Luật HNVGĐ năm 2000 để áp dụng pháp luật được rõ ràng và thống nhất trong thực tiễn.

III  Giảipháp hoàn thiện pháp luật về các trường hợp xác định con chung của vợ chồng

1,  Hoàn thiện pháp luật về chế định xác định con chung của vợ chồng trong luật HNVGĐ Việt Nam năm 2000 và các văn bản hướng dẫn thi hành

Thứ nhất, cần quy định cụ thể những vấn đề pháp lý liên quan trong việc xác định con chũng của vợ chồng theo nguyên tắc suy đoán pháp lý quy định tại điều 63 luật HNVGĐ Việt Nam cần xác định chuẩn xác một số vấn đề quan trọng sau:

- Thời kỳ hôn nhân: trong một số trường hợp đặc biệt pháp luật cần xác định thời điểm bắt đầu tính thời kì hôn nhân

+ đối với trường hợp kết hôn trái pháp luật mà không máy móc xử hủy thì thời kỳ kết hôn được bắt đầu xác định từ thời điểm hai bên không còn vi phạm điều kiện kết hôn nữa. Việc xác định thời điểm này có thể do tòa án xác định ngay trong quyết định của tòa án, sau đó đương sự có thể yêu cầu UBND ghi chú lại thời kỳ kết hôn cho phù hợp. Việc xác định như vậy có ý nghĩa quan trọng, đảm bảo cho đứa trẻ sinh ra trong thời gian hợp lệ thì sẽ luôn được xác định là con chung cửa vợ chồng và là con trong giá thú. 

+ Còn trong trường hợp nam, nữ chung sống như vợ chồng được coi là có giá trị pháp lý khi họ đăng ký kết hôn, thời gian tính quan hệ vợ chồng được xác định là thời điểm bắt đầu chung sống. Do vậy, con sinh ra trong quan hệ này, dù sinh ra trước thời điểm đăng ký kết hôn thì có thể coi như một trường hợp ngoại lệ, không cần có sự thừa nhận của cha, mẹ mà đương nhiên là con chung của vợ chồng khi họ xuất trình được giấy chứng nhận kết hôn. Việc xác định thời kỳ hôn nhân ở trường hợp này được tính từ thời điểm bắt đầu chung sống thực sự trong quan hệ vợ chồng. Thời điểm này chính là cơ sở quan trọng để áp dụng nguyên tắc suy đoán pháp lý nhằm xác định con chung của vợ chồng.  Con sinh ra trong khoảng thời gian này, phải xác định đương nhiên là con trong giá thú. Vì vậy, theo chúng tôi pháp luật cần có những quy định cụ thể với các trường hợp đăc biệt theo hướng trên. 

- Pháp luật cần quy định cụ thể hơn về các trường hợp được xác định là con chung của vợ chồng. Tại nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP chỉ quy định ba trường hợp được xác định là con chung của vợ chồng: con sinh ra sau khi tổ chức đăng ký kết hôn cho đến trước khi chấm dứt quan hệ hôn nhân; con sinh ra sau khi chấm dứt quan hệ hôn nhân, nhưng người vợ đã có thai trong thời kỳ hôn nhân; con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn nhưng được cả vợ chông thừa nhận. Chúng tôi cho rằng pháp luật cần quy định cụ thể năm trường hợp như sau: con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và được cha, mẹ thừa nhận; con được thụ thai trước ngày đăng ký kết hôn và sinh ra trong thời kỳ hôn nhân; con do người vợ thụ thai và sinh ra trong thời kỳ hôn nhân; con được thụ thai trong thời kỳ hôn nhân nhưng sinh ra sau khi hôn nhân chấm dứt một khoảng thời hạn luật định; con được thụ thai trước ngày đăng ký kết hôn và sinh ra sau khi quan hệ hôn nhân chấm dứt. Quy định như vậy là nhằm thể hiện được đầy đủ tinh thần tại khoản 1 điều 63 Luật HN&GĐ 2000 cũng như bao quát toàn bộ các trường hợp có thể xảy ra trên thực tế. 

- Tại khoản 2 điều 21 Nghị định số 70/2001/NĐ-CP có quy định “Con sinh ra trong vòng 300 ngày kể từ khi người chồng chết hoặc từ ngày  bản án, quyết định của tòa án xử cho vợ chồng ly hôn có hiệu lực pháp luật thì được xác định là con chung của hai người”. Như vậy khoảng thời gian mang thai tối đa sau khi hôn nhân chấm dứt trước pháp luật là 300 ngày sẽ không hoàn toàn phù hợp đối với một số trường hợp đăc biệt như: trường hợp ly hôn với người mất tích hoặc một trong hai vợ chồng bị tuyên bố là đã chết. Bởi đôi khi thời điểm xác định một người chết về mặt pháp lý không trùng với thời điểm chết về mặt thực tế. Cho nên không thể thời gian 300 ngày kể từ ngày chấm dứt thời kỳ hôn nhân để suy đoán là con chung của vợ chồng được. Pháp luật cấn quy định cụ thể cách xác định với từng trường hợp ngoại lệ này. Ngoài việc quy định thời gian mang thai tối đa, pháp luật cũng cần quy định thời gian mạng thai tối thiểu, tạo cơ sở cho việc xác định được khoảng thời gian người phụ nữa có thể mang thai đứa trẻ.

Thứ hai, đối với trường hợp con chung là con sinh theo phương pháp khoa học:

- Pháp luật cần có hướng dẫn cụ thể đối với trường hợp cặp vợ chồng vô sinh áp dụng phương pháp hỗ trợ sinh sản thì phải là vợ chồng hợp pháp. Quy định này nhằm đảm bảo sự ràng buộc về quyền và nghĩa vụ pháp lý giữa vợ với chồng cũng như việc thực hiện biện pháp sinh con theo PPKH. Đồng thời, quy định dó cũng hạn chế được tình trạng lợi dụng việc sinh con theo PPKH để thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật.

- Khi bày tỏ ý chí tự nguyện sinh con theo PPKH  bằng văn bản thì cặp vợ chồng vô sinh cũng như người phụ nữa độc thân cần tuân thủ đúng các điều kiện và các quy định nghiêm ngặt về y tế. Đối với trường hợp người chồng trong cặp vợ chồng vô sinh bị chết, mất tích mà trước đó họ đã thể hiện rõ ý chí tự nguyện. Nếu tinh trùng của nguời chồng vẫn được lưu giữ và người vợ vẫn muốn tiếp tục thực hiện việc sinh con đó. Trong trường hợp này vẫn nên áp dụng biện pháp sinh con theo PPKH để đảm bảo quyền lợi chính đáng cho họ.

- Pháp luật nên áp dụng điều kiện hạn chế ly hôn trong trường hợp hai vợ chồng đang tiến hành sinh con theo PPKH, vì điều này sẽ ảnh hưởng lớn tới quyền lợi của người vợ và đứa con

- Với những đứa trẻ sinh ra nhờ biện pháp hỗ trợ sinh sản, pháp luật cần phải có những quy định chặt chẽ liên quan đến điều kiện cấm kết hôn như: cấm kết hôn giữa những người có quan hệ trực hệ hoặc có dòng họ trong phạm vi ba đời. Quy định này là nhằm tránh tình trạng hôn nhân cùng huyết thống xảy ra, đảm bảo cho chất lượn dân số được tốt hơn.

- Pháp luật nên dự liệu một khoảng thời gian riêng trong trường hợp sinh con theo PPKH sau khi hôn nhân chấm dứt mà được xác định là con chung của cặp vợ chồng vô sinh. Do phải phụ thuộc vào quá trình thực hiện kĩ thuật hỗ trợ sinh sản nên thời gian đế khi đứa trẻ ra đời có thể lâu hơn nếu so sánh với việc thụ thai tự nhiên. Vì vậy, thời hạn 300 ngày kể từ khi hôn nhân chấm dứt trước pháp luật có thể kéo dài hơn trong một phạm vi nhất định.

Thứ tư, đối với quyền yêu cầu, thẩm quyền giải quyết và thủ tục xác định con chung của vợ chồng:

- Pháp luật cần có hướng dẫn thế nào được coi là “có tranh chấp” và “không có tranh chấp giữa những người có quyền và lợi ích liên quan” (khoản 1 Điều 32 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP) để xác định đúng thẩm quyền giải quyết yêu cầu xác định con chung được tiến hành theo thủ tục hành chính hay thủ tục tư pháp. Điều này sẽ giúp cơ quan có thẩm quyền không còn bị lung túng khi có yêu cầu và quá trình giải quyết cũng diễn ra nhanh chóng và mạng lại hiệu quả cao hơn.

- Đối với quy định tạo điều 35 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP về thue tục cải chính mà không  đòi hỏi bất cứ điều kiện chứng minh quan hệ huyết thống trong trường hợp này. Xét về bản chất đây là quan hệ xác định lại cha con chứ không phải đơn thuần là quan hệ đăng kí sửa đổi về hộ tịch. Do đó, không chỉ dựa vào lời khai hay sự thỏa thuận của các đương sự mà việc xác nhận quan hệ huyết thống còn phải thông qua kết luận khao học như giám đinh AND. Vì vậy, kể cả trường hợp mở rộng thẩm quyền của Uỷ ban đối với vấn đề cải chính về hộ tịch theo quy đinh tại Điều 35 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP, pháp luật nên có quy định người đưa ra yêu cầu phải có chứng cứ khoa học về quan hệ huyết thống để xác định con chung trong trường hợp này để đảm bảo tính chất pháp lý của xác định con chung và đề cao nghĩ vụ chứng minh không chỉ trong thủ tục tư pháp mà còn trong thủ tục hành chính.

- Hiện nay, Uỷ ban Dân số, Gia đình và Trẻ em không còn tồn tại, vì vậy để đảm bảo quyền lợi của trẻ em được bảo vệ một cách tốt nhất trong việc xác định con chung, pháp luật cần quy định cho cơ quan có thẩm quyền để thực hiện quyền yêu cầu xác định con chung thay thế tư cách của Uỷ ban Dân số, Gia đình và Trẻ em đã giải thể.

2, Các giải pháp khác:

- Ngành Tư pháp cần đổi mới cơ chế thu hút, tuyển dụng những người có tâm huyết, đủ đức đủ tài vào làm việc ở cơ quan Tư pháp. Chỉ đạo các địa phương bổ sung biên chế, bố trí cán bộ đủ tiêu chuẩn đủ tiêu chuẩn đảm nhiệm công tác tư pháp. Đề cao trách nhiệm các cán bộ tư pháp-hộ tịch khi giải quyết công việc, đồng thời cần có thái độn lịch sự, nghêm túc, khiêm tốn phục vụ nhân dân tránh tình trạng hách dịch, cửa quyền gây khó khan phiền hà cho người dân.

- Ngành Tư pháp cũng cần phải có công tác tập huấn nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ Thẩm phán chuyên sâu việc xét các vụ án hôn nhân và gia đình. Có kế hoạch tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ tư pháp-hộ tịch của UBND các xã nâng cao trình độ nhận thức, am hiểu pháp luật để giải quyết các vụ việc này được chính xác.

- Cần tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giải thích pháp luật về Hôn nhân và Gia đình cho người dân hiểu biết hơn.

- Cần có chế độ chính sách tiền lương phù hợp dành cho cán bộ tư pháp. Đối với những cán bộ đạt được thành tích xuất sắc trong công việc cần khen thường kịp thời để khích lệ tinh thần. Đồng thời cũng có các biện pháp xử lý nghiêm minh những cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật.

C KẾT LUẬN


Qua việc phân tích các trường hợp xác định con chung của vợ chồng và một số giải pháp hoàn thiện ta thấy rằng vấn đề xác định con chung của vợ chồng luôn được quan tâm ở mọi chế độ xã hội, trong từng giai đoạn lịch sử khác nhau. Việc xác định con chung của vợ chồng sẽ là cơ sở để đảm bào cho việc nâng cao ý thức trách nhiệm đối với gia đình giữa các thế hệ và đặc biệt tạo điều kiện cho các quyền cơ bản của trẻ em được tôn trọng và thực hiện./.

No comments:

Post a Comment