10/06/2014
Khái niệm thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế và cách xác định thẩm quyền xét xử của Tòa án Việt Nam - Bài tập giữa kỳ Tư pháp quốc tế - ĐH Vinh - 9 điểm
Câu 1. Trình bày khái niệm thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế và cách xác định thẩm quyền xét xử của Tòa án Việt Nam.

Đối tượng điều chỉnh của Tư pháp quốc tế là những quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài. Chính vì vậy mà nó là những vụ việc liên quan đến hai hay nhiều nước nên Toà án của mỗi nước đều có thể có thẩm quyền giải quyết. Thẩm quyền là tổng hợp các quyền mà pháp luật quy định cho một cơ quan, tổ chức hoặc một công chức được xem xét giải quyết những công việc cụ  thể trong lĩnh vực và phạm vi nhất định nhằm thực hiện chức năng của bộ máy nhà nước. Thẩm quyền xét xử của toà án là toàn bộ những quyền do pháp luật quy định, theo đó Toà án được tiến hành xem xét, giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài của Toà án là thẩm quyền của Toà án được pháp luật quy định cho quyền giải quyết vụ việc phát sinh từ các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài.


Thẩm quyền xét xử vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài của Toà án một nước phụ thuộc vào quy định của điều ước quốc tế mà quốc gia đó là thành viên về vấn đề này và pháp luật tố tụng của quốc gia đó. 


A. Nội dung

1.1 Khái niệm

1.1.1 Khái niệm về thẩm quyền

Theo từ điển luật học của Pháp: thuật ngữ thẩm quyền được hiểu là khả năng mà pháp luật trao cho cơ quan công quyền (autorite publique) hoặc cơ quan tài phán (Juridiction) thực hiện công việc nhất định hoặc thẩm cứu và xét xử một vụ kiện.

Theo từ điển của Mỹ thẩm quyền được hiểu là một khả năng cơ bản và tối thiểu để cơ quan công quyền xem xét và  giải quyết một việc gì theo pháp luật.

Theo từ điển tiếng Việt thẩm quyền là quyền xem xét để kết luận và định đoạt một vấn đề theo pháp luật.

Như vậy điểm chung về thẩm quyền của tòa án đều được các nước thừa nhận là quyền xem xét giải quyết các vụ việc trong phạm vi pháp luật cho phép và quyền hạn trong việc ra các quyết định khi giải quyết  vụ việc đó.

Khái niệm về xét xử:

Hiện nay có nhiều cách hiểu khác nhau về xét xử.

Theo từ điển luật học thì “xét xử là hoạt động đặc trưng, là chức năng, nhiệm vụ của tòa án”.

Theo từ điển giải thích thuật ngữ pháp lý thông dụng  thì “ xét xử là hoạt động của tòa án tại phiên tòa để xét xử các chứng cứ và căn cứ vào pháp luật xử lý vụ án bằng việc ra bản án và các quy định của tòa án”.

Khái niệm về thẩm quyền xét xử:

Các nước theo hệ thống Châu Âu lục địa và các nước theo hệ thông pháp luật Anh Mỹ: thẩm quyền xét xử của tòa án được hiểu là khả năng của tòa án trong việc xem xét giải quyết một vụ kiện căn cứ vào bản chất của vụ việc ( thẩm quyền theo vụ việc) cũng như căn cứ vào phạm vi lãnh thổ( thẩm quyền theo lãnh thổ) ở  Việt Nam thẩm quyền xét xử của tòa án được tiếp cân với ba góc độ là thẩm quyền theo loại việc, thẩm quyền của tòa án các cấp và thẩm quyền của tòa án theo lãnh thổ.

Như vậy, thẩm quyền dân sự của tòa án là quyền xem xét giải quyết các vụ việc và quyền hạn ra các quyết định khi xem xét giải quyết các vụ việc đó theo thủ tục tố tụng dân sự của tòa án.

1.1.2  Khái niệm về thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế.

Trong sách báo pháp lý của các nước thuật ngữ “jurisdictio”  được sử dụng theo nhiều nghĩa khác nhau, nội dung pháp lý của nó cũng tùy thuộc vào việc áp dụng thuật ngữ  đó giải quyết vấn đề công pháp quốc tế hoặc tư pháp quốc tế.

Trong tố tụng dân sự quốc tế thuật ngữ này được dùng với nghĩa thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế tức là thẩm quyền của tòa án tư pháp của một nước nhất định đối với việc xét xử đối với các vụ việc dân sự quốc tế cụ thể.

Theo pháp luật Việt Nam, hiểu đơn giản là thẩm quyền xét xử được quy định bởi quy phạm thực chất có hai dạng:

+  Thẩm quyền xét xử chung: là thẩm quyền đối với những vụ việc mà tòa án nước đó có quyền xét xử nhưng tòa án nước khác cũng có quyền xét xử.

+  Thẩm quyền xét xử riêng biệt: là trường hợp quốc gia sở tại tuyên bố chỉ có tòa án nước họ mới có thẩm quyền xét xử đối với những vụ việc nhất định là thẩm quyền xét xử được xác định bởi quy phạm xung đột dẫn chiếu tới.

Như vậy, thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế là khả năng của pháp luật các quốc gia quy định cho tòa án của mình có trách nhiệm và nghĩa vụ xét xử các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài.

1.2. Cách xác định thẩm quyền xét xử của Toà án Việt Nam.

1.2.1 Cách xác định thẩm quyền xét xử của Toà án một số nước trên thế giới.

Nhìn chung, thẩm quyền xét xử vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài của Toà án các nước có hai dạng: thẩm quyền xét xử chung và thẩm quyền xét xử riêng biệt.

Thẩm quyền xét xử chung là thẩm quyền đối với những vụ việc mà toà án nước đó có quyền xét xử nhưng toà án nước khác cũng có thể xét xử (điều này tuỳ thuộc vào tư pháp quốc tế của các nước khác có quy định là toà án nước họ có thẩm quyền với những vụ việc như vậy hay không). Khi mà toà án nhiều nước đều có thẩm quyền xét xử một vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài, thì quyền xét xử thuộc về toà án nước nào phụ thuộc vào việc nộp đơn của các bên chủ thể.

Thẩm quyền xét xử riêng biệt là trường hợp quốc gia sở tại tuyên bố chỉ có toà án nước họ mới có thẩm quyền xét xử đối với những vụ việc nhất định. Nếu toà án nước khác vẫn tiến hành xét xử đối với những vụ việc thuộc thẩm quyền xét xử riêng biệt, hậu quả là bản án, quyết định được tuyên bởi toà án nước khác sẽ không được nhận, cho thi hành tại quốc gia sở tại. Trong trường hợp này, kể cả các bên chủ thể thoả thuận toà án nước khác thì về nguyên tắc, toà án nước đó cũng cần phải từ chối thụ lý vụ việc để tôn trọng thẩm quyền xét xử riêng của quốc gia sở tại.

Thông thường, quốc gia ấn định thẩm quyền xét xử riêng biệt của mình đối với những vụ việc có tính chất hết sức quan trọng tới an ninh, trật tự quốc gia ( ví dụ: Việt Nam xác định thẩm quyền xét xử riêng biệt đối với các vụ án dân sự liên quan đến quyền đối với tài sản là bất động sản có trên lãnh thổ Việt Nam...) hay nhằm mục đích bảo vệ cho cá nhân, pháp nhân, một lĩnh vực nghành nghề nào đó trong nước ( ví dụ: Việt Nam xác định thẩm quyền xét xử riêng biệt đối với tranh chấp phát sinh từ hộ đồng vận chuyển mà người vận chuyển có trụ sợ chính hoặc chi nhánh tại Việt Nam). Vì thế, để chắc chắn rằng vụ việc có thuộc thẩm quyền xét xử riêng biệt của quốc gia nào đó hay không? chỉ cần xem xét pháp luật của các quốc gia có mối liên hệ mật thiết tới vụ việc đó.

1.2.2  Lý luận về cách xác định thẩm quyền xét xử của Toà án Việt Nam

Qui tắc xác định thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế 

Theo pháp luật các nước, tòa án thương mại hoặc toàn án dân sự là cơ quan giải quyết các tranhchấp phát sinh trong quan hệ thương mại trong nước và các quan hệ thương mại có yếu tố nướcngoài. Tuy nhiên, để xác định được việc giải quyết tranh chấp có thể được thực hiện tại tòa án nước nào, cần phải dựa trên cơ sở điều khoản chọn luật áp dụng trong hợp đồng, văn bản thỏa thuận giữa các bên và hoặc áp dụng quy tắc giải quyết xung đột pháp luật trong điều ước quốc tế hoặc  pháp luật quốc gia liên quan tới quan hệ hợp đồng đó. Quy tắc xác định thẩm quyền là các cách thức các quốc gia đưa ra để giải quyết hiện tượng xung đột thẩm quyền xét xử, phải thể hiện được mối liên hệ giữa nội dung vụ việc và tòa án quốc g hông qua các dấu hiệu. Nhìn tổng quát, có các quy tắc chính xác định thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế sau đây:

Thứ nhất là qui tắc quốc tịch.  Đây là cách thức xác định thẩm quyền của tòa án quốc gia trongviệc giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài dựa trên dấu hiệu quốc tịch của đương sự. Đương sự mang quốc tịch của quốc gia nào thì tòa án của quốc gia đó có thẩm quyền giải quyết xuất phát từ quyền tài phán đương nhiên của quốc gia đối với công dân của  mình. Có thể xác định theo nguyên đơn hay bị đơn hay quốc tịch chung của các bên, có thể có 2 tòa án có thẩm quyền. Cần chú ý rằng nếu đương sự không có quốc tịch thì không thể áp dụng quy tắc này. Nếu đương sự có nhiều quốc tịch thì tất cả các tòa án có quốc tịch đều có thẩm quyền xác định theo nơi đương sự khởi kiện. Quy tắc này thường được áp dụng  quy tắcnày. Nếu đương sự có nhiều quốc tịch thì tất cả các tòa án có quốc tịch đều có thẩm quyền xác định theo nơi đương sự khởi kiện. Quy tắc này thường được áp dụng nhằm xác định thẩm quyềncủa tòa án trong các vụ việc liên quan đến các dấu hiệu nhân thân. Ví dụ như xác định cha mẹ cho con. 

Thứ hai là qui tắc nơi cư trú. Đây là cách thức xác định thẩm quyền của tòa án quốc gia trongviệc giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài dựa trên dấu hiệu nơi cư trú của đương sự. Đương sự cư trú ở đâu thì tòa án ở đó có thẩm quyền giải quyết. Quy tắc này chủ yếu xác địnhtheo nơi cư trú của bị đơn nhằm đảm bảo điều kiện thuận lợi cho việc thực thi quá trình tố tụng cũng như khả năng thi hành của bản án. Tuy nhiên trong một số trường hợp cá biệt, có thể áp dụng dấu hiệu nơi cư trú của nguyên đơn khi bảo vệ khẩn cấp quyền lợi của nguyên đơn. Ngoài  ra  cũng  có  thể  áp  dụng  qui  tắc  nơi  cư  trú chung để xác địh thẩm quyền xét xử. Tuy nhiên cần phải lưu ý ở đây là nơi cư trú phải là nơi cư trú ổn định hợp pháp và có đầy đủ cơ  sở  để  xác  minh.  Nếu  đương  sự  không  có  nơi  cư  trú thì không thể áo dụng được. Còn nếu có nhiều nơi cư trú thì xác định theo đơn khởi kiện. Ngoài ra còn có các quy tắc khác như là qui tắc nơi hiện diện của bị đơn hay nơi có tài sản của bị đơn hoặc quy tắc về mối liên hệ mật thiết. Thông thường tòa án của một nước cũng có thẩmquyền giải quyết nếu vụ án có những mối liên hệ nhất định đối với lãnh thổ của quốc gia có tòa án. Nếu đương sự cư trú, hiện diện trên lãnh thổ của quốc gia có tòa án, vật bị tranh chấp tồn tại trênlãnh thổ của quốc gia có tòa án; Sự kiện pháp lí gắn với quan hệ nội dung bị tranh chấp được thựchiện trên lãnh thổ của quốc gia có tòa án thì quốc gia đó có thẩm quyền giải quyết. Ví dụ mối liênhệ mật thiết trong quan hệ hợp đồng là nơi ký hợp đồng, nơi thực hiện hợp đồng, nơi đặt trụ sở của nguyên đơn, bị đơn. Dấu hiệu này có thể được sử dụng một cách độc lập để xác định thẩmquyền xét xử của tòa án, nhưng cũng có thể sử dụng như là dấu hiệu bổ sung cho các dấu hiệu khác.

Thẩm quyền xét xử của tòa án Việt nam đối với các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài.

Thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế của toàn án Việt nam được xác định  theo điều ước quốc tế mà Việt Nam kí kết hoặc tham gia và theo quy tắc của pháp luật Việt Nam trong trường hợp không có điều ước quốc tế thì thẩm quyền của Tòa án Việt Nam được xác định theo các điều ước quốc tế.

Nghiên cứu các hiệp định tương trợ tư pháp thì tính đến tháng 9-2010, Việt Nam đã ký 26 hiệp định tương trợ tư pháp với các nước trên đầy đủ các lĩnh vực dân sự, thương mại, hình sự, dẫn độ,chuyển giao người bị kết án.Trong các Hiệp định này, nhìn chung việc phân định thẩm quyền xétxử của tòa án trong đại đa số các trường hợp được xác định dựa trên mối liên hệ quốc tịch. Tòa áncó thẩm quyền để giải quyết vụ việc là tòa án của nước mà một hoặc các bên đương sự mang quốc tịch. Ngoài căn cứ quốc tịch của đương sự, một số các căn cứ khác cũng được sử dụng như căn cứ nơi thường trú của đương sự, nơi có tài sản là đối tượng của tranh chấp. Trong các hiệp định tương trợ tư pháp mà Việt Nam đã ký kết với nước ngoài đã thừa nhận cácquy tắc xác định thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế sau:

- Đối với các tranh chấp liên quan đến việc hạn chế hoặc tuyên bố mất năng lực hành vi: quytắc luật quốc tịch được ưu tiên áp dụng, ví dụ trong điều 20 Hiệp định Việt Nam- Cuba;điều 16 Hiệp định Việt Nam- Bungari; Điều 33 Hiệp định Việt Nam- Ba Lan.

- Đối với các tranh chấp về bồi thường thiệt hại, quy tắc nơi xảy ra hành vi gây thiệt hạiđược ưu tiên áp dụng, tuy nhiên có thể thỏa thuận áp dụng các quy tắc khác để giải uyếtxung đột về vấn đề này (quy tắc nơi thường trú của bị đơn hoặc của nguyên đơn).

- Thẩm quyền giải quyết tranh chấp về thừa kế động sản thuộc cơ quan tư pháp của nước kýkết mà người để lại tài sản là công dân

- Thẩm quyền giải quyết tranh chấp về thừa kế bất động sản thuộc cơ quan tư pháp của nướcký kết nơi có bất động sản thừa kế.

Theo pháp luật Việt nam

Nhìn chung, thẩm quyền xét xử vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài của tòa án các nước có hai dạng:  thẩm  quyền  xét  xử  chung  và  thẩm  quyền  xét  xử  riêng  biệt.

Thẩm quyền xét xử chung là thẩm quyền đối với những vụ việc mà tòa án nước đó có quyền xét xử nhưng tòa án nước khác cũng có thể xét xử (điều này tùy thuộc vào tư pháp quốc tế của cácnước khác có quy định là tòa án nước họ có thẩm quyền với những vụ việc như vậy hay không). Khi mà tòa án nhiều nước đều có thẩm quyền xét xử với một vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài, thì quyền xét xử thuộc về tòa án nước nào phụ thuộc vào việc nộp đơn của các bên chủ thể.Thẩm quyền chung qui định tại điều 410 luật Tố tụng dân sự như sau:

Điều 410, Quy định chung về thẩm quyền của Toà án Việt Nam giải quyết các vụ việc dân sự cóyếu tố nước ngoài:

“1. Thẩm quyền của Toà án Việt Nam giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài được xácđịnh theo quy định tại Chương III của Bộ luật này, trừ trường hợp Chương này có quy định khác.

2. Toà án Việt Nam giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài trong các trường hợp sauđây:

A) Bị đơn là cơ quan, tổ chức nước ngoài có trụ sở chính tại Việt Nam hoặc bị đơn có cơ quanquản lý, chi nhánh, văn phòng đại diện tại Việt Nam;
B) Bị đơn là công dân nước ngoài, người không quốc tịch cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài tại Việt Nam hoặc có tài sản trên lãnh thổ Việt Nam;
C) Nguyên đơn là công dân nước ngoài, người không quốc tịch cư trú, làm ăn, sinh sống lâu  dài  tại Việt  Nam đối với vụ việc dân sự về yêu cầu đòi tiền cấp dưỡng, xác định cha mẹ;
D) Vụ việc dân sự về quan hệ dân sự mà căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật Việt Nam hoặc xảy ra trên lãnh thổ Việt Nam, nhưng có ít nhất một trong các đương sự là cá nhân, cơ quan, tổ chức nước ngoài;
Đ) Vụ việc dân sự về quan hệ dân sự mà căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài hoặc xảy ra ở nước ngoài, nhưng các đương sự đều là công dân, cơ quan, tổchức Việt Nam và nguyên đơn hoặc bị đơn cư trú tại Việt Nam;
E) Tranh chấp phát sinh từ hợp đồng mà việc thực hiện toàn bộ hoặc một phần hợp đồng xảy ratrên lãnh thổ Việt Nam;
G) Vụ việc ly hôn mà nguyên đơn hoặc bị đơn là công dân Việt Nam

Phân tích một số ưu điểm và hạn chế của điều A và điều E:

Bị đơn là cơ quan tổ chức nước ngoài có trụ sở chính tại Việt Nam hoặc bị đơn có cơ quản lí, chi nhánh, văn phòng đại diện tại Việt Nam.”

Ưu điểm:

Nguyên tắc xác định thẩm quyền xét xử theo nơi cư trú của bị đơn mang tính uyển chuyển hơnn guyên tắc xác định thẩm quyền xét xử theo quốc tịch, hướng đến sự thuận lợi cho sự thực thi quá trình tố tụng cũng như khả năng thực thi bản án được tuyên, thể hiện thiện chí của các quốc gia trong việc giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài, tiến tới việc đảm bảo quyền lợi của các đương sự trong vụ việc dân sự được giải quyết cách thuận lợi hơn, tuy nhiên nó cũng hạn chế quyền xét xử của quốc gia đó. Quy định này là một điểm tiến bộ phù hợp với thông lệ quốc tế.

Hạn chế:

Theo quy định tại khoản 1 Điều 37 Luật doanh nghiệp 2005: “Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó. Tổ chức hoạt độngcủa văn phòng đại diện theo quy định của pháp luật”, “Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năngcủa doanh nghiệp kể cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Ngành nghề kinh doanh của chi nhánh phải phù hợp với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp”. Suy ra, chi nhánh hay văn phòng đại diện là một bộ phận thuộc chỉnh thể thống nhất của doanh nghiệp, không thể tách rời, luôn có thẩm quyền đại diện cho doanh nghiệp đó trong việc tham gia các hoạt động tố hợp với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp, luôn có thẩm quyền đại diện cho doanh nghiệp đó trong việc tham gia các hoạt động tố tụng cũng như chịu trách nhiệm thực thi trách nhiệm được quy kết. Về mặt lí luận cũng như việc vận dụng trong thực tiễn có khả năng  phát  sinh  những  bất cập sau:

• Ở góc độ lí luận, theo quy định của các quy định được nêu trên, văn phòng đại diện chỉ là đơn vị phụ thuộc hoạt động theo sự ủy quyền, vậy nó có đương nhiên đại diện cho DN đó trong mọi giao dịch, mọi lĩnh vực mà DN đó tham gia hay không. Trên thực tế,  phạm vi đại diện của một số cácvăn phòng là khá hạn chế. Tương tự đối với chi nhánh, các chi nhánh thuộc chỉnh thể thống nhất của một doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có thể có rất nhiều chi nhánh và các chi nhánh này hoạt động dưới sự điều phối của Ban điều hành doanh nghiệp. Tuy nhiên chúng khá độc lập với nhau trong hoạt động.  Đặc biệt, khi các chi nhánh này hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau. Do vậy, mục đích quản lí, điều chỉnh dựa trên thuyết chủ quyền theo lãnh thổ hoàn toàn không phát huy được tác dụng khi hành vi bị xử lí không được thực hiện bởi chi nhánh hoặc văn phòngđại diện trên chính lãnh thổ quốc gia có thẩm quyền xét xử đó. Mặt khác, nó cũng không đạt đến được sự thuận lợi về quá trình tố tụng như được trình bày ở trên, là một trong những tiêu chí hướng đến của quy định này.

• Về mặt thực tiễn, vấn đề này sẽ tạo nên khá nhiều các bất cập. Có thể lí giải một số các bất cập đó khi xem xét ví dụ sau:  Doanh nghiệp A là doanh nghiệp của Đức, có các chi nhánh tại Thái Lan, và một văn phòng đại diện tại Việt Nam nhằm mục đích giới thiệu sản phẩm. Chi nhánh tại Thái  Lan của doanh nghiệp này vi phạm hợp đồng và nếu theo quy định như trên của pháp luật tố tụng Việt Nam thì nguyên đơn trong vụ kiện này có thể khởi kiện tại Việt Nam. Có thể vì một lí do nào đó (chẳng hạn như nguyên đơn nhận thấy quy trình tố tụng của Tòa án Việt Nam sẽ tạo thuận lợi hơn cho họ, hoặc có khả năng dẫn đến một kết quả có lợi hơn) vụ án được khởi kiện tại Việt Nam, chúng ta phải thụ lí. Rõ ràng như trường hợp trên, thẩm quyền xét xử mà chúng ta quy định là không hợp lí vì mối liên hệ giữa chúng rất mơ hồ. Mặt khác, nếu xét từ góc độ tạo việc thuận lợi cho việc thi hành án, bảo vệ quyền lợi của nguyên đơn thì tính khả thi của nó cũng gần như không được đảm bảo trong trường hợp này. Quy định này nên sửa đổi theo hướng Tòa án Việt Nam sẽ có thẩm quyền giải quyết trong trường hợp bị đơn có cơ quan quản lí, chi nhành văn phòng đại diện tại Việt Nam nhưng hoạt động đó phải liên quan đến hoạt động của chi nhánh văn phòng đại diện đó, tương tự như quy định của Brussell Convention 2002, tại khoản 5 Điều 4: “Dựa theo tranh chấp phát sinh liên quan đến hoạt động của chi nhánh văn phòng đại diện hoặc cơ quan quản lí khác thì Tòa án nơi mà chi nhánh, văn phòng đại diện đặt trụ sở sẽ có thẩm quyền”. Theo quy định của pháp luật Việt Nam thì nguyên đơn trong vụ kiện này có thể khởi kiện tại Việt Nam. Có thể vì một lí do nào đó (chẳng hạn như nguyên đơn nhận thấy quy trình tố tụng của Tòa án Việt Nam sẽ tạo thuận lợi hơn cho họ, hoặc có khả năng dẫn đến một kết quả có lợi hơn) vụ án được khởi kiện tại Việt Nam, chúng ta phải thụ lí. Rõ ràng như trường hợp trên, thẩm quyền xét xử mà chúng ta quy địnhlà không hợp lí vì mối liên hệ giữa chúng rất mơ hồ. Mặt khác, nếu xét từ góc độ tạo việc thuận lợi cho việc thi hành án, bảo vệ quyền lợi của nguyên đơn thì tính khả thi của nó cũng gần như không được đảm bảo trong trường hợp này. Quy định này nên sửa đổi theo hướng Tòa án Việt Nam sẽ có thẩm quyền giải quyết trong trường hợp bị đơn có cơ quan quản lí, chi nhành văn phòng đại diện tại Việt Nam nhưng hoạt động đó phải liên quan đến hoạt động của chi nhánh văn phòng đại diện đó, tương tự như quy định củaBrussell Convention 2002, tại khoản 5 Điều 4: “Dựa theo tranh chấp phát sinh liên quan đến hoạt động của chi nhánh văn phòng đại diện hoặc cơ quan quản lí khác thì Tòa án nơi mà chi nhánh,văn phòng đại diện đặt trụ sở sẽ có thẩm quyền”

Thẩm quyền xét xử riêng biệt là trường hợp quốc gia sở tại tuyên bố chỉ có tòa án nước họ mớicó thẩm quyền xét xử đối với những vụ việc nhất định. Nếu tòa án nước khác vẫn tiến hành xét xử đối với những vụ việc thuộc thẩm quyền xét xử riêng biệt, hậu quả là bản án, quyết định đượctuyên bởi tòa án nước khác sẽ không được công nhận, cho thi hành tại quốc gia sở tại. Trongtrường hợp này, kể cả các bên chủ thể thỏa thuận tòa án nước khác thì về nguyên tắc, tòa án nước đó cũng cần phải từ chối thụ lý vụ việc để tôn trọng thẩm quyền xét xử riêng biệt của quốc gia sở tại. Bên cạnh đó, điều 411 Bộ luật tố tụng dân sự , phần 9 - Thủ tục giải quyết các vụ việc dân sự cóyếu tố nước ngoài và tương trợ tư pháp trong trong tố tụng dân sự quy định như sau:

Điều 411. Thẩm quyền riêng biệt của Tòa án Việt Nam: Những vụ án dân sự có yếu tố nước ngoài sau đây thuộc thẩm quyền giải quyết riêng biệt củaTòa án Việt Nam: Vụ án dân sự có liên quan đến quyền đối với tài sản là bất động sản có trên lãnh thổ Việt Nam.

b) Tranh chấp phát sinh từ hợp đồng vận chuyển mà người vận chuyển có trụ sở chính hoặc chinhánh tại Việt Nam;

c) Vụ án ly hôn giữa công dân Việt Nam với công dân nước ngoài hoặc người không quốc tịch,nếu cả hai vợ chồng cư trú, làm ăn, sinh sống ở Việt Nam.

Những việc dân sự có yếu tố nước ngoài sau đây thuộc thẩm quyền giải quyết riêng biệt của Tòa án Việt Nam:

a) Xác định một sự kiện pháp lý, nếu sự kiện đó xảy ra trên lãnh thổ Việt Nam; 

b) Tuyên bố công dân nước ngoài, người không quốc tịch bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, mấtnăng lực hành vi dân sự nếu họ cư trú, làm ăn, sinh sống ở Việt Nam và việc tuyên bố đó có liênquan đến việc xác lập quyền, nghĩa vụ của họ trên lãnh thổ Việt Nam;

c) Tuyên bố công dân nước ngoài, người không quốc tịch mất tích, đã chết nếu họ có mặt ở Việt Nam tại thời điểm có sự kiện xảy ra mà sự kiện đó là căn cứ để tuyên bố một người mất tích, đãchết và việc tuyên bố đó có liên quan đến việc xác lập quyền, nghĩa vụ của họ trên lãnh thổ Việt Nam;

d) yêu cầu Tòa án Việt Nam tuyên bố công dân Việt Nam mất tích, đã chết nếu việc tuyên bố đócó liên quan đến việc xác lập quyền, nghĩa vụ của họ trên lãnh thổ Việt Nam;

đ) Công nhận tài sản có trên lãnh thổ Việt Nam là vô chủ hoặc công nhận quyền sở hữu của người đang quản lý đối với bất động sản vô chủ trên lãnh thổ Việt Nam.

Theo quy định của pháp luật Việt Nam thẩm quyền giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài là tòa án nhân dân cấp tỉnh (Điều 33, 34 BLTTDS). Hiện nay một số quy định mới nhằm tăng thẩm quyền cho Tòa án cấp.

1.3 Phương hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện thẩm quyền xét xử của Toà án Việt Nam

1.3.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện pháp luật về xác định thẩm quyền của Tòa án trong Tư pháp quốc tế 

-  Bối cảnh quốc tế 

Các quan hệ dân sự (theo nghĩa rộng) có yếu tố nước ngoài là hiện tượng diễn ra ngày một phổ biến trong xã hội ngày nay, khi toàn cầu hóa, quốc tế hóa nền kinh tế là xu thế tất yếu của hầu hết các quốc gia trên thế giới. Việc di cư là một nguyên nhân quan trọng làm cho số lượng các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài ngày càng tăng.  -  Chủ trương của Đảng và Nhà nước là cơ sở quan trọng cho việc hoàn thiện pháp luật về xác định thẩm quyền của Tòa án trong Tư pháp quốc tế.

Nghị quyết số 07-NQ/TW ngày 27-11-2001, Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02-01-2002, Nghị quyết 48-NQ/TW ngày 24-5-2005 và Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02-6-2005 của Bộ Chính trị đều có nội dung tăng cường hợp tác quốc tế về tư pháp, tiếp tục ký kết hiệp định tương trợ tư pháp với các nước khác… về lĩnh vực Tư pháp quốc tế nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của Nhà nước, tổ chức, công dân Việt Nam, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và khu vực.

-  Tình hình thực tế của Việt Nam về thẩm quyền của Tòa án trong Tư pháp quốc tế 

Đối với các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài thì thường là phức tạp, thời gian giải quyết kéo dài do chính đặc thù của nó. Bên cạnh đó, sau khi Tòa án ra được phán quyết, vấn đề phán quyết có được thực thi hay không, trong đó bao gồm cả việc nhà nước khác có tôn trọng hay không là vấn đề cần giải quyết

1.3.2 Phương hướng và giải pháp hoàn thiện

+  Hoàn chỉnh các tiêu chí xác định thẩm quyền của Tòa án trong Tư pháp quốc tế 

Qua việc nghiên cứu pháp luật một số nước và một số Điều ước quốc tế đa phương có quy định xác định thẩm quyền của Tòa án dựa trên tiêu chí quốc tịch, tiêu chí mối liên quan của vụ việc đối với lãnh thổ của quốc gia có tòa án và tiêu chí thỏa thuận chọn tòa án của các đương sự, đối chiếu với pháp luật của Việt Nam thấy rằng, hiện nay Việt Nam chưa xây dựng được hoàn chỉnh các tiêu chí xác định thẩm quyền của Tòa án đối với các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài. Để phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của nước ta hiện nay đang ngày càng hội nhập sâu rộng với đời sống kinh tế quốc tế, thì cần hoàn thiện pháp luật của Việt Nam xác định thẩm quyền của Tòa án trong Tư pháp quốc tế, cụ thể là tiêu chí sự thỏa thuận của các bên đương sự, theo đó, 1) Nếu các bên trong quan hệ tranh chấp có thỏa thuận về sự lựa chọn tòa án riêng biệt trên cơ sở quy định của các Điều ước quốc tế thì việc xác định thẩm quyền của Tòa án sẽ dựa vào thỏa thuận này. 2) Nếu các đương sự không có thỏa thuận lựa chọn tòa án thì việc xác định thẩm quyền của Tòa án căn cứ vào những quy định chung của các Điều ước quốc tế và pháp luật quốc gia của nước có liên quan đến tranh chấp đó.

+  Ký kết hoặc tham gia các Điều ước quốc tế về tương trợ tư pháp 

Không phải tất cả các Hiệp định đều có quy định để loại trừ hẳn tranh chấp về thẩm quyền vì trong nhiều hiệp định vẫn có quy định đối vói vụ việc có cùng các bên đương sự và cùng 1 nội dung nhưng cơ quan tư pháp của 2 nước đều có thẩm quyền.

Vì vậy nghiên cứu để trong các Hiệp định tương trợ tư pháp mà Việt Nam có thể ký kết sau này sẽ khắc phục được những hạn chế trên, giúp cho giải quyết triệt để vấn đề xung đột thẩm quyền khắc phục được những hạn chế trên, giúp cho giải quyết triệt để vấn đề xung đột thẩm quyền của cơ quan tư pháp các quốc gia liên quan. Và nguyên tắc cơ bản là Tòa án của nước nào thụ lý trước thì Tòa án của nước đó có thẩm quyền. Đặc biệt, trước xu thế và yêu cầu của hoạt động hợp tác và hội nhập quốc tế trong lĩnh vực tư pháp hiện nay thì Việt Nam nên xem xét nghiên cứu để trong các Hiệp định tương trợ tư pháp mà Việt Nam có thể ký kết sau này sẽ khắc phục được những hạn chế trên, giúp cho giải quyết triệt để vấn đề xung đột thẩm quyền của cơ quan tư pháp các quốc gia liên quan. Và nguyên tắc cơ bản là Tòa án của nước nào thụ lý trước thì Tòa án của nước đó có thẩm quyền. Đặc biệt, trước xu thế và yêu cầu của hoạt động hợp tác và hội nhập quốc tế trong lĩnh vực tư pháp hiện nay thì Việt Nam nên xem xét tham gia Hội nghị Lahaye về Tư pháp quốc tế. Bên cạnh đó, đối với những nước có quan hệ kinh doanh, thương mại sôi động, hay những nước có nhiều người Việt Nam học tập, làm ăn sinh sống thì Việt Nam nên xúc tiến ký kết Hiệp định tương trợ tư pháp. Trong số các giải pháp chung, ngoài hai giải pháp trên thì các giải pháp sau đây dù không mang tính quyết định nhưng cũng ảnh hưởng không nhỏ đến việc hoàn thiện pháp luật về vấn đề này.

+ Có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao kiến thức của cán bộ, công chức ngành Tòa án

Cần phải có chương trình, kế hoạch cụ thể đào tạo kiến thức về pháp luật Quốc tế, đặc biệt là thẩm quyền của Tòa án trong Tư pháp quốc tế, kiến thức về ngoại ngữ, tin học để đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao kiến thức của cán bộ, công chức ngành Tòa án thông thạo nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học, am hiểu pháp luật quốc tế đáp ứng được yêu cầu trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. 

+  Cần có quy định, cơ chế cụ thể trong việc phối hợp giữa Tòa án với các cơ quan hữu quan. 

Sự thiếu phối hợp cũng như chưa thực hiện hết chức năng, nhiệm vụ của mình theo quy định của pháp luật làm cho việc giải quyết các tranh chấp dân sự có yếu tố nước ngoài bị kéo dài, có nhiều trường hợp phải tạm đình chỉ để chờ kết quả ủy thác. Vì vậy, bên cạnh việc quy định bằng văn bản pháp luật về thời hạn cho từng cơ quan trong quá trình thực hiện ủy thác tư pháp thì cũng cần phải có cơ chế phối hợp giữa các cơ quan hữu quan. 

+  Cải thiện từng bước cơ sở vật chất và hoàn thiện tổ chức của ngành Tòa án

Từng bước cải thiện cơ sở vật chất của ngành Tòa án, trang bị các phương tiện cần thiết để phục vụ cho việc cập nhật thông tin, tài liệu nghiệp vụ nói chung và các tài liệu về pháp luật quốc tế nói riêng, trong đó đặc biệt là pháp luật quốc tế về thẩm quyền của Tòa án. Tổ chức hệ thống Tòa án theo thẩm quyền xét xử, không phụ thuộc vào đơn vị hành chính, gồm: Tòa án sơ thẩm khu vực được tổ chức ở một hoặc một số đơn vị hành chính cấp huyện, Tòa án phúc thẩm có nhiệm vụ chủ yếu là xét xử phúc thẩm và xét xử sơ thẩm một số vụ án, Tòa thượng thẩm được tổ chức theo khu vực có nhiệm vụ xét xử phúc thẩm, Tòa án  15 nhân dân tối cao có nhiệm vụ tổng kết kinh nghiệm xét xử, hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật, phát triển án lệ và xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm… 

+  Phân công các Thẩm phán chuyên trách giải quyết các vụ án, vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài. Do các vụ án, vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài mang tính đặc thù đòi hỏi người Thẩm phán ngoài việc nắm chắc pháp luật trong nước còn phải giỏi ngoại ngữ để hiểu được pháp luật nước ngoài, điều ước quốc tế, tập quán quốc tế. Như vậy, có thể nói là Thẩm phán được phân công thụ lý, giải quyết các vụ án, vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài cần một khối lượng kiến thức gấp hai lần những Thẩm phán giải quyết các vụ việc không có yếu tố nước ngoài. Vì vậy, cần phân công các Thẩm phán chuyên trách giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài. 

A. Kết luận    

Trong điều kiện kinh tế xã hội hiện đại, nền kinh tế của một quốc gia sẽ chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố trực tiếp và gián tiếp của các quan hệ kinh tế quốc tế.

Hiện nay không thể có một nền kinh tế của quốc gia nào lại có thể tồn tại, phát triển bằng sản xuất của riêng mình và chỉ khép kín trong phạm vi một quốc gia. Hội nhập kinh tế quốc tế là một quá trình hợp tác và phân công mang tính quốc tế hoá cao. Có hợp tác và có phân công thì cũng có những sự kiện làm gián đoạn, làm phát sinh tranh chấp và phải dùng đến quyền lực của cơ  16 cơ quan tư pháp của mỗi quốc gia để xem xét, giải quyết các tranh chấp (xét xử), là tiền đề và tất yếu dẫn đến sự hợp tác giữa các quốc gia trong lĩnh vực tư pháp (Tương trợ tư pháp trong tố tụng dân sự), và cả việc công nhận và thi hành bản án, quyết định dân sự của Toà án nước ngoài; quyết định của trọng tài nước ngoài. Những vấn đề này cũng cần phải có sự quy định của pháp luật để xác định cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết. Ở Việt Nam, pháp luật quy định thẩm quyền này thuộc về Toà án. Do đó, việc nghiên cứu Thẩm quyền của Toà án trong Tư pháp quốc tế là thực sự cần thiết. 

Trước đây, thẩm quyền của Toà án trong Tư pháp quốc tế được quy định rải rác trong các văn bản pháp luật khác nhau như Luật tổ chức Toà án nhân dân, Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự, Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế, Pháp lệnh thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động, Pháp lệnh công nhận và thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của Toà án nước ngoài, Pháp lệnh công nhận và thi hành tại Việt Nam quyết định của trọng tài nước ngoài,....Hiện nay, thẩm quyền của Toà án trong Tư pháp quốc tế được quy định phần nào thống nhất trong Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 và một số văn bản pháp luật chuyên biệt. Còn về Điều ước quốc tế thì mãi đến năm 1981 tại Hiệp định Tương trợ tư pháp và pháp lý về các vấn đề dân sự, gia đình và hình sự giữa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô Viết (ký ngày 10/12/1981) (Liên bang Nga đang kế thừa) mới có quy định về thẩm quyền của Tòa án các nước ký kết….Các quy định của pháp luật liên quan đến thẩm quyền của Tòa án trong Tư pháp quốc tế đã hình thành và phát triển ngày càng có hệ thống và đang phát huy tác dụng tạo cơ sở pháp lý cho Tòa án giải quyết các vấn đề liên quan. 

Tuy nhiên, để đáp ứng được đòi hỏi của thực tiễn phát sinh vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài, pháp luật về việc xác định thẩm quyền của Tòa án trong Tư pháp quốc tế cần phải được hoàn thiện.

Việc hoàn thiện pháp luật về thẩm quyền của Tòa án trong Tư pháp quốc tế bao gồm cả các giải pháp chung cho đến việc bổ sung, sửa đổi một số quy định cụ thể. Các giải pháp chung đó là: Hoàn chỉnh các tiêu chí xác định thẩm quyền của Tòa án trong Tư pháp quốc tế; Ký kết hoặc tham gia các Điều ước quốc tế về tương trợ tư pháp; Có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao kiến thức của cán bộ, công chức ngành Tòa án; Cần có quy định, cơ chế cụ thể trong việc phối hợp giữa Tòa án với các cơ quan hữu quan; Cải thiện từng bước cơ sở vật chất và hoàn thiện tổ chức của ngành Tòa án; Phân công các Thẩm phán chuyên trách giải quyết các vụ án, vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài. 

Hoàn thiện quy định của pháp luật Việt Nam về thẩm quyền của Tòa án trong Tư pháp quốc tế là cần thiết và hoàn toàn phù hợp với chủ trương của Đảng và Nhà nước trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước, đặc biệt là các Nghị quyết 08, 48, 49 của Bộ Chính trị. Việc hoàn thiện này sẽ góp phần hoàn thiện cả hệ thống pháp luật của Việt Nam, tạo điều kiện thuận lợi cho sự hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước.

Nếu muốn download, xin vui lòng điền vào form tại đây và gửi tối thiểu 01 bài tập của 4 kì gần nhất đạt trên 7 điểm và chưa từng đăng tại blog này vào email baitapluat@gmail.com hoặc inbox facebook Diệp Hân Đặng. Những bạn nào không gửi bài tập, mình xin phép không gửi link download tài liệu lại. Cảm ơn đã ghé thăm blog và xin lỗi vì đã làm phiền các bạn!

Cảm ơn bạn Hoài Nguyễn - ĐH Vinh đã chia sẻ tài liệu này!

No comments:

Post a Comment