14/06/2014
Hiện tượng “chệch hướng thương mại” trong các khu vực thương mại tự do - Bài tập học kỳ Pháp luật cộng đồng ASEAN
Một trong những hạn chế của xu thế khu vực hóa thương mại tự do là hiện tượng “chệch hướng thương mại”. Bài viết dưới đây với chủ đề: “Bình luận về hiện tượng “chệch hướng thương mại” trong các khu vực thương mại tự do và các biện pháp hạn chế hiện tượng này, đồng thời liên hệ với ASEAN.” phần nào nói rõ hơn về hiện tượng này.

“Chệch hướng thương mại” là một thuật ngữ được sử dụng trong kinh tế học quốc tế, nói về sự chuyển hướng của mối quan hệ thương mại của một quốc gia sau khi quốc gia này kí kết những hiệp định kinh tế song phương hoặc gia nhập các khối kinh tế.

Thông thường, khi một quốc gia áp dụng cùng một mức thuế đối với tất cả các quốc gia khác, liền có xu hướng nhập khẩu hàng hóa từ nơi có giá rẻ nhất, mang lại hiệu quả cao nhất. Tuy nhiên, một khi các hiệp định thương mại song phương hay khu vực trong các khu vực thương mại tự do được kí kết, tạo nên sự khác biệt về mức thuế, hàng hóa của các quốc gia tham gia hiệp định sẽ trở nên rẻ hơn so với hàng hóa của các quốc gia bên ngoài. Chính điều này gây ra hiện tưởng chuyển hướng thương mại, các quốc gia có xu hướng chuyển việc nhập khẩu hàng hóa từ các nước bạn hàng quen thuộc sang các nước nằm trong hiệp định.

Sự chuyển hướng trong thương mại này gây thiệt hại cho những nước không là thành viên của một hiệp định hay khu vực thương mại tự do nào đó. Chệch hướng thương mại hướng các quốc lựa chọn các sản phẩm từ các nước trong hiệp định hoặc khu vực thương mại tự do bởi lợi thế giá rẻ chức không hoàn toàn do có sức cạnh tranh hơn các sản phẩm tương tự từ các nước ngoài khu vực hay không là thành viên kí kết hiệp định. Những nước này mặc dù sản xuất hiệu quả hơn, giá rẻ hơn những vẫn bị mất thị trường do sự phân biệt về thuế.

Nguyên nhân chính dẫn đến chệch hướng thương mại là do sự phân biệt về mức thuế xuất, nhập khẩu giữa các nước thành viên và không phải thành viên của một hiệp định hay một khu vực thương mại tự do; do đó các biện pháp khắc phục hạn chế thường nên xoay quanh việc điều chỉnh, xây dựng biểu thuế xuất, nhập khẩu cho phù hợp. Mặt khác, thận trọng trong việc vận dụng các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế hay khu vực để điều chỉnh mức thuế vừa góp phần ổn định nguồn thu cho quốc gia, vừa tăng sức cạnh tranh của nền kinh tế, từ đó hạn chế sự chệch hướng thương mại giữa khu vực. Trong các khu vực thương mại tự do, để xác định hàng hóa được hưởng ưu đãi thương mại từ tự do hóa và tránh hiện tượng “chệch hướng thương mại”, các khu vực này đều có các quy định về xuất xứ hàng hóa. Ngoài ra, mở rộng thị trường xuất, nhập khẩu cũng phần nào tạo nên nhiều mối liên hệ kinh tế với nhiều bạn hàng quốc tế hơn, do đó giảm sự chênh hướng trong thương mại hơn.

Cộng đồng kinh tế ASEAN là liên kết kinh tế của ASEAN với nội dung bao gồm: một thị trường và cơ sở sản xuất thống nhất; một khu vực kinh tế cạch tranh cao; một khu vực phát triển kinh tế đồng đều; và một khu vực hội nhập hoàn toàn vào nền kinh tế toàn cầu.  Do ASEAN là một khu vực kinh tế quy mô nhỏ và các nước ASEAN đều phải dựa vào luồng vốn đầu tư và xuất khẩu để phát triển nên cũng không tránh khỉ hiện tượng chệch hướng thương mại khi kí kết các hiệp định liên kết kinh tế khu vực giữa các thành viên với nhau. Các nước ASEAN sẽ ưu tiên xuất, nhập khẩu hàng hóa với các nước bạn trong khu vực hơn. Song, vì quy mô kinh tế còn hạn chế của mình, thị trường và cơ sở sản xuất thống nhất ASEAN phải là một mắt xích của chuỗi giá trị và dây chuyền toàn cầu. Việc biến mình thành một mắt xích năng động này giúp ASEAN lưu giữ được nguồn hàng ổn định trong thương mại nội khối, thúc đẩy thương mại nổi khối phát triển, đồng thời vẫn tiến hành thương mại ngoại khối với các quốc gia, khu vực thương mại tự do khác; từ đó hạn chế được sự chệch hướng thương mại ra ngoài khu vực các nước ASEAN.

Bài viết trên góp phần hiểu rõ hơn về “chệch hướng thương mại”, từ đó giúp đưa ra được những biện pháp làm giảm những hạn chế tiêu cực của nó đối với các khu vực thương mại tự do nói chung và ASEAN nói riêng.

Tài liệu tham khảo

1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Tập bài giảng Pháp luật Cộng đồng ASEAN, Hà Nội – 2011.
2. Website:
- http://phongcivil.wordpress.com/
(Bài viết: Thuật ngữ trong Trade Policy)

Nếu muốn download, xin vui lòng điền vào form tại đây và gửi tối thiểu 01 bài tập của 4 kì gần nhất đạt trên 7 điểm và chưa từng đăng tại blog này vào email baitapluat@gmail.com hoặc inbox facebook Diệp Hân Đặng. Những bạn nào không gửi bài tập, mình xin phép không gửi link download tài liệu lại. Cảm ơn đã ghé thăm blog và xin lỗi vì đã làm phiền các bạn!

Cảm ơn bạn Giang Linh - ĐH Luật HN đã chia sẻ tài liệu này!

No comments:

Post a Comment