21/05/2014
Sự lựa chọn tối đa hóa độ thỏa dụng của người tiêu dùng khi thu nhập thay đổi với giá cả là không đổi - Bài tập học kỳ Kinh tế vi mô
Lời nói đầu

Xã hội ngày càng phát triển, có nhiều ngành nghề giúp con người tăng thêm thu nhập. Mỗi người mỗi ngành mỗi nghề mỗi công việc vì thế mà thu nhập của con người cũng có những mức chênh lệch khác nhau. Nhu cầu về đời sống vật chất của mỗi người cũng khác nhau do đó độ thỏa dụng khi tiêu dùng hàng hóa là rất khác nhau. Từ những lí giải trên, ta có thể thấy thu nhập là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn của người tiêu dùng. Đó cũng là lí do em chọn đề tài: “Hãy phân tích một tình huống trong thực tế về sự lựa chọn tối đa hóa độ thỏa dụng của người tiêu dùng khi thu nhập thay đổi với giá cả là không đổi”. 

I. Các vấn đề liên quan

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều hàng hóa khác nhau với các mẫu mã phong phú đa dạng. Và người tiêu dùng có thể thỏa mãn nhu cầu của mình khi lựa chọn một mặt hàng nào đó. Tuy nhiên, việc lựa chọn của mỗi người tiêu dùng là khác nhau, việc lựa chọn này phụ thuộc vào nhiều tố như thu nhập, sở thích, độ thỏa dụng, và đường ngân sách…

1. Độ thỏa dụng

Độ thỏa dụng: Là mức độ thỏa mãn mà một người nhận được khi tiêu dung một hoặc một giỏ (một tập hợp) hàng hóa nhất định.

2. Sự rằng buộc về ngân sách 

Đường giới hạn ngân sách là tập hợp những số lượng các hàng hóa khác mà người mua hàng có thể lựa chọn với một mức thu nhập bằng tiền và một mức giá nhất định của mỗi hàng hóa đó.

Ảnh hưởng của thu nhập đối với đường ngân sách: khi giá cả của hàng hóa không đổi, thu nhập của người tiêu dùng thay đổi dẫn đến vị trí của đường giới hạn ngân sách thay đổi. Khi thu nhập tăng đường giới hạn ngân sách dịch ra xa gốc tọa độ và song song với đường giới hạn ngân sách ban đầu, khi thu nhập giảm đường giới hạn ngân sách dịch chuyển gần gốc tọa độ, và song song với đường ngân sách ban đầu.

3. Sở thích, đường bàng quan

Sở thích của người tiêu dùng đươc biểu thị bằng đường bàng quan. Các đường bàng quan, và tất cả các điểm nằm trên cùng một đường bàng quan người tiêu dùng lựa chọn tiêu dùng ở điểm nào cũng được vì lợi ích thu được là như nhau. Đường bàng quan càng xa gốc tọa độ đem lại lợi ích càng lớn . Tiếp điểm giữa một đường bàng quan với đường ngân sách là sự lựa chọn tối ưu  của người tiêu dùng.

II. Phân tích tình huống

Trên thực tế, mỗi người có những mức thu nhập khác nhau do đó việc chi tiêu cho các loại hàng hóa là khác nhau. Như vậy sự lựa chọn của mỗi người tiêu dùng là khác nhau, không chỉ phụ thuộc vào giá cả hàng hóa mà còn phụ thuộc vào chính thu nhập của người tiêu dùng. 

Ví dụ tình huống thể hiện rõ sự tác động của thu nhập tới sự lựa chọn của người tiêu dùng: Chị Nguyễn Thu Hiền sinh sống và làm việc tại thành phố Ninh Bình. Hiện tại mức thu nhập của chị hàng tháng là 6.000.000 vnđ, với mức thu nhập này chị Hiền chi tiêu cho hai loại hàng hóa là làm tóc và ăn uống. Giá một bữa ăn là 50.000 vnđ, giá cho một lần làm tóc  là 200.000 vnđ. Hai hàng hóa ta đang xét là loại hàng hóa bình thường. Sự lựa chọn hàng tiêu dùng của chị Hiền sẽ phụ thuộc vào nhiều tố, đặc biệt là giá cả hàng hóa và thu nhập, nhưng ta đang xét trường hợp ảnh hưởng của thu nhập của chị Hiền đến sự lựa chọn tối đa hóa hàng tiêu dùng. Hai trường hợp, đó là khi thu nhập tăng và thu nhập giảm ảnh hưởng như thế nào đến sự lựa chọn.

Với thu nhập và giá cả hàng hóa như trên, ta có bảng sự lựa chọn của người tiêu dùng của chị Hiền:

Bảng 1

Số bữa ăn (lần) Số tiền chi cho ăn uống (vnđ) Số lần làm tóc Số tiền chi cho làm tóc (vnđ)
0 0 30 6.000.000
40 2.000.000 20 4.000.000
80 4.000.000 10 2.000.000
120 6.000.000 0 0

Từ bảng thống kê trên, chị Hiền có nhiều cách kết hợp chi tiêu cho hai loại hàng hóa là ăn uống và làm tóc. Trong đó, nếu chị Hiền không chi tiêu cho nhóm hàng hóa ăn uống thì chị có thể chi toàn bộ cho làm tóc và ngược lại. Khi tiêu dùng thêm đơn vị hàng hóa ăn uống thì phải giảm số lần làm tóc. Chị Hiền dựa trên mức thu nhập và sở thích của mình để có thể có sự lựa chọn đúng đắn phù hợp với bản thân mình. Đồng thời ta thấy, chị Hiền có cả những lựa chọn mà để dư một phần tiền.

(Đồ thị)

Từ những phương án kết hợp dựa theo bảng 1 ta có được đường ngân sách của chị Hiền khi chi tiêu cho hai loại hàng hóa trên. Sở thích của người tiêu dùng được biểu thị bằng đường bàng quan. Các điểm nằm trên AF là những điểm thể hiện phương án chi tiêu tối đa cho hai loại hàng hóa. Những điểm nằm phía trong là những điểm thể hiện phương án kết hợp chi tiêu trong đó chị Hiền có để dư một khoản tiền. Còn điểm nằm phía ngoài là điểm không thể thực hiện được. 

Kết hợp đường bàng quan và đường giới hạn ngân sách ta có thể tìm ra sự lựa chọn tối ưu của chị Hiền. Tất cả các điểm nằm trên U có tổng độ thỏa dụng bằng nhau, nhưng không phải điểm nào cũng có thể thực hiện được. Tại điểm B nằm ngoài đường AF vì thế mà chị Hiền không có đủ khả năng để chi tiêu cho hai hàng hóa. Mặc dù tại B và C có tổng độ thỏa dụng bằng nhau nhưng chỉ có C thuộc AF.  Sự lựa chọn tối ưu thể hiện tập hợp hàng hóa được chọn là tiếp điểm giữa một đường bàng quan với đường ngân sách. Như vậy, tại điểm C là sự lựa chọn tối đa hóa độ thỏa dụng của chị Hiền với mức thu nhập là 6.000.000 vnđ

Theo chị Hiền cho biết, cuộc sống đã ổn định, khoản thu nhập này chị chỉ dùng để chi tiêu cho hai loại hàng hóa này, cụ thể là chi cho việc ăn uống là 4.000.000 vnđ và 2.000.000 cho làm tóc trong một tháng. Và chị cũng khẳng định rằng đây là phương án chị cảm thấy hài lòng nhất, phù hợp với thu nhập và sở thích của mình, đảm bảo sức khỏe.

Khi thu nhập của chị Hiền thay đổi , có hai khả năng xảy ra: thu nhập tăng lên hoặc thu nhập giảm đi. Giả sử thu nhập hàng tháng của chị Hiền tăng lên gấp đồi, nhưng giá cả của hai mặt hàng hóa không thay đổi. Khi đó, ta có bảng kết hợp các phương án chi tiêu như sau:

Bảng 2

Số lượng bữa ăn Số tiền chi cho ăn uống (vnđ) Số lượng lần đi mua sắm Số tiền chi cho mua sắm (vnđ)
0 0 60 12.000.000
80 4.000.000 40 8.000.000
160 8.000.000 20 4.000.000
240 12.000.000 0 0

Thu nhập thay đổi, việc chi tiêu cho hai loại hàng hóa cũng thay đổi. Số bữa ăn và số lần làm đẹp trong một tháng tăng gấp đôi. Khi đó, vị trí đường ngân sách đã thay đổi, từ đường AF dịch chuyển A’F’, trong đó OF’ =2OF. Mặc dù đường ngân sách thay đổi nhưng độ dốc đường ngân sách thì không thay đổi. Vì đường ngân sách đã dịch chuyển vị trí nên điểm C không còn là tiếp điểm của đường bàng quan và đường ngân sách, mặt khác C nằm trong đường A’F’ nên lúc này đây là điểm kết hợp mà tại đó còn phần tiền dư. Như vậy, điểm lựa chọn tối ưu sẽ thay đổi. Sở thích của chị Hiền được biểu hiện thành các đường bàng quan có tổng độ thỏa dụng khác nhau. Khi đó đường bàng quan U’ có tổng độ thỏa dụng lớn hơn tổng độ thỏa dụng của U, và sự lựa chọn của chị Hiền lúc này là C’- tiếp điểm của A’F’ và U’. Như vậy, khi thu nhập của chị Hiền tăng gấp đôi, sự lựa chọn của chị Hiền cũng sẽ thay đổi theo. Sự lựa chọn tối ưa của chị Hiền sẽ là điểm C’, tại điểm này độ thỏa dụng lớn hơn độ thỏa dụng tại điểm C. Sự thay đổi này được biểu hiện trên độ thị sau:

(Đồ thị)

Với mức thu nhập là 6.000.000 vnđ, sự lựa chọn chị Hiền cảm thấy tối ưu nhất là tại C ( 80 bữa ăn, 10 lần làm tóc), tăng thu nhập gấp đôi thì lựa chọn tối ưu lại khác, vì số tiền thu nhập tăng lên, giá cả hàng hóa không đổi. Khi tăng lên chị Hiền đã thay đổi sự lựa chọn tiêu dùng, tại C’ (100 bữa ăn, 35 lần làm tóc). Số bữa ăn và số lần làm đẹp tăng lên, tổng độ thỏa dụng cũng tăng lên.

Khi thu nhập của chị Hiền giảm đi một nửa, khi đó chị Hiền có các phương án chi tiêu sau:

Bảng 3

Số bữa ăn (lần) Số tiền chi cho ăn uống (vnđ) Số lần làm tóc Số tiền chi cho làm tóc (vnđ)
0 0 15 3.000.000
20 1.000.000 10 2.000.000
40 2.000.000 5 1.000.000
60 3.000.000 0 0

Thu nhập giảm, số bữa ăn và số lần làm tóc cũng giảm theo. Ảnh hưởng của thu nhập đã tác động trực tiêp đến sự lựa chọn tối đa tiêu dùng của chị Hiền. Thu nhập giảm, đường ngân sách dịch chuyển vào trong gần gốc tọa độ. Cũng như khi tăng thu nhập, điểm lựa chọn tiêu dùng tối đa cũng thay đổi

(Đồ thị)

Từ đồ thị trên, ta thấy C” là điểm lựa chọn tối đa hóa tiêu dùng của chị Hiền khi thu nhập giảm đi một nửa, đó chính là tiếp điểm của đường bàng quan U” với đường ngân sách A”F”. Vì U” gần gốc tọa độ hơn U nên tại C” tổng độ thỏa dụng sẽ nhỏ hơn tổng độ thỏa dụng tại C.

Kết luận

Việc lựa chọn hàng hóa tiêu dùng chịu ảnh hưởng của rất nhiều tố, nó ảnh hưởng trực tiếp tới độ thỏa dụng tại điểm mà là lựa chọn tối ưu. Thu nhập là một trong những yếu tố tác động mạnh đến sự lựa chọn. Trong trường hợp xét, với giá cả hàng hóa không đổi, là loại hàng hóa bình thường, khi thu nhập tăng hay giảm thì đường ngân sách sẽ dịch chuyển song song ra xa hay gần gốc tọa độ hơn, đồng thời điểm lựa chọn tối đa hóa lợi nhuận sẽ thay đổi. Khi tăng thu nhập, tại điểm lựa chọn tối ưu, có độ thỏa dụng cao hơn tại điểm khi thu nhập không đổi, khi thu nhập giảm thì tại điểm sự lựa chọn tối ưu độ thỏa dụng thấp hơn. Bài làm của em còn nhiều thiếu sót, mong thầy cô trong tổ bộ môn xem xét và chỉ bảo thêm.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Giáo dục và Đào tạo, giáo trình kinh tế học vi mô, NXB Giáo dục, Hà Nội, năm 1994.
2. Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, giáo trình kinh tế học vi mô, NXB Thống kê, năm 2008.
3. Trường Đại học Luật Hà Nội, giáo trình kinh tế học vi mô, NXB Công an Nhân dân.

Nếu muốn download, xin vui lòng điền vào form tại đây và gửi tối thiểu 01 bài tập của 4 kì gần nhất đạt trên 7 điểm và chưa từng đăng tại blog này vào email baitapluat@gmail.com hoặc inbox facebook Diệp Hân Đặng. Những bạn nào không gửi bài tập, mình xin phép không gửi link download tài liệu lại. Cảm ơn đã ghé thăm blog và xin lỗi vì đã làm phiền các bạn!

Cảm ơn bạn Tạ Hòa đã chia sẻ tài liệu này!

No comments:

Post a Comment