14/05/2014
Chú ý sau chủ định - Bài tập học kỳ Tâm lý học đại cương - 8 điểm
Có một qui luật tự nhiên sau đây, mà có lẽ ai cũng đã từng trải nghiệm: khi không chú ý đến một cái gì đó, thì dù nó có hiện ngay ra trước mặt hay văng vẳng bên tai, thì cũng sẽ không nhớ nó. Muốn cái gì đó “vào đầu”, thì phải chú ý đến nó. Chú ý là một hiện tượng tâm lí độc đáo, để hiểu rõ hơn về hiện tượng này em đã chọn đề tài: “Trình bày các loại chú ý. Tại sao nói chú ý sau chủ định là loại chý ý có hiệu quả nhất đối với hoạt động nhận thức của con người. Liên hệ với hoạt động học tập của bản thân”.

Thân Bài

1. Khái niệm chú ý.

Trong các hiện tượng tâm lý, chú ý là một hiện tượng tâm lý độc đáo, là một hiện tượng tâm lý luôn xuất hiện kèm theo các hoạt động, cũng như luôn có mặt trong các quá trình nhận thức của cá nhân, làm cho chúng diễn ra với những sắc thái khác nhau. Trong môi trường xung quanh, ta luôn luôn bị tác động bởi vô vàn sự vật hiện tượng, phụ thuộc vào nhiệm vụ và mục đích được đặt ra cho hành động, ý thức con người phải biết lựa chọn, biết tập trưng vào một số sự vật, hiện tượng nào đó của hiện thực, hoặc vào một số thuộc tính của chúng, nhằm có được sự phản ánh rõ ràng những sự vật, hiện tượng, hoặc những thuộc tính của sự vật, hiện tượng đó, còn có sự vật và hiện tượng khác ta không để ý tới, hoặc để ý một cách mơ hồ, không rõ ràng. Sự tập trung tư tưởng để nhận thức một số đối tượng hay hiện tượng nào đó gọi là chú ý.

Vậy, chú ý là sự tập trưng của hoạt động tâm lý vào một hoặc một số đối tượng nào đó.Nhằm phản ánh chúng một cách đầy đủ, rõ ràng nhất.

2. Phân loại chú ý.

a) Căn cứ vào tính tích cực của con người trong việc tổ chức chú ý có thể chia thành ba loại : 

Chú ý không chủ định :là sự tập trung ý thức lên một đối tượng nhất định khi có sự tác động kích thích của đối tượng đó.

Có thể thấy, chú ý không chủ định à trạng thái chú ý không định trước, không theo một kế hoạchvà mục đích nào cả, được tạo nên do các nguyên nhân bên ngoài gây nên, hoặc do các đặc điểm nào đó của đối tượng tác động vào con người ở tại một thời điểm nhất định.

Chú ý không chủ định có thể xuất hiện phụ thuộc vào những đặc điểm sau đây của kích thích:

- Tính chất mới mẻ, sinh động bất thường.
- Cường độ của kích thích.
- Độ hấp dẫn.
- Sự bắt đầu hoặc kết thúc của một kích thích.

Nhiều trường hợp, chú ý không chủ định đóng vai trò tích cực trong các lĩnh vực đời sống như học tập, sinh hoạt, công tác…nhờ nó, con người có thể phát hiện kịp thời sự xuất hiện kịp thời của một số sự vật, hiện tượng, từ đó nhanh chóng quyết định biện pháp hành động cần thiết. 

Ví dụ: Cứu người khi nghe thấy tiếng kêu cứu phát ra ở gần sông, nhờ có chú ý không chủ định mà cứu được người không may ngã xuống sông. 

Chú ý có chủ định: Là sự điều chỉnh một cách có ý thức sự tập trung lên một đối tượng nào đónhằm thỏa mãn những yêu cầu của hoạt động.

Đặc điểm nổi bật của chú ý có chủ định là tính mục đích.Khi tham gia vào hoạt động, đây là sự định hướng hoạt động do bản thân chủ thể tự đặt ra. Do bản thân xác định được mục đích hành động, không tùy thuộc vào đối tượng mới lạ hay quen thuộc, có cường độ kích thích mạnh hay yếu, hấp dẫn hay không hấp dẫn, ta tập trung vào đối tượng hay sự vật để tiến hành một hoạt động tương ứng theo một động cơ nhất định, bao gồm các hành động nhằm vào một mục đích nhất định. Loại chú ý này mang tính bền vững cao hơn. Đặc điểm nổi bật không chỉ thế, chú ý phủ định còn phải có sự nỗ lực của ý chí, tuy nhiên sự nỗ lực của ý chí gây nên một trạng thái căng thẳng, một sự tập trung sức lực để giải quyết nhiệm vụ đã đặt ra.Đặc điểm cuối cùng, chú ý có chủ định thể hiện ở tính tổ chức của ý chí. Chú ý có chủ định được hình thành trong rất nhiều quá trình như học tập, lao động sản xuất, chiến đấu,…

Ví dụ: Trong giảng đường, sinh viên chăm chú nghe giảng viên giảng bài.

Chú ý sau chủ định:Là sự tập trung ý thức tới một đối tượng mà đối tượng đó có ý nghĩa nhất định đối với cá nhân.

Chú ý sau chủ định xuất hiện sau khi đã hình thành chú ý có chủ định.Đối tượng mà chú ý này hướng tới gây nên cho cá nhân những hứng thú đặc biệt. Vì thế, chú ý được duy trì không cần có sự tham gia của ý chí. Loại chú ý này giúp cho con người giảm được căng thẳng thần kinh, giảm được tiêu hao năng lượng. Bộc lộ ở trạng thái say xưa công việc của con người rất có lợi cho hoạt động tư pháp, hoạt động học tập của học sinh, sinh viên,…

Ví dụ: Trong giờ học, mới đầu có thể chú ý có chủ định, nhưng sau đó, do sự hấp dẫn của nội dung bài học, ta không cần sự cố gắng vẫn có thể tập trung chú ý. Như vậy, chú ý có chủ định đã chuyển thành chú ý sau chủ định.

b) Căn cứ vào đối tượng mà chú ý hướng tới ta có thể phân chia chú ý thành:

Chú ý bên ngoài:Là loại chú ý hướng vào các sự vật hiện tượng của thế giới khách quan. Loại chú ý này đòi hỏi phải sử dụng các giác quan (thị giác, thính giác…). Các yếu tố gây ra chú ý bên ngoài gồm các kích thích từ bên ngoài thế giới khách quan tác động lên giác quan của con người. Ví dụ: Những tiếng dộng mạnh, mùi thơm của nước hoa,…

Chú ý bên trong:Là loại chú ý gắn liền với ý thức của cá nhân đối với hành động của mình, đối với thế giới nội tâm và ý thức bản ngã của cá nhân đó.

Đối tượng của chú ý bên trong à những cảm xúc, những hồi tưởng, những suy tư ,…của cá nhân. Chú ý bên trong chỉ có ở con người, còn động vật không tồn tại loại chú ý này, do động vật không có ý thức đối với cuộc sống nội tâm của chúng.

3. Chú ý sau chủ định , loại chú ý có hiệu quả nhất đối với hoạt động nhận thức của con người.

Đúng như vậy, chú ý sau chủ định là loại chú ý có hiệu quả nhất đối với hoạt động nhận thức của con người vì đây là loại chú ý cao cấp nhất , bền vững nhất. Chú ý sau chủ định xuất hiện sau khi đã hình thành chú ý có chủ định .Ở chú ý sau chủ định, đối tượng mà chú ý hướng tới gây nên cho cá nhân những hứng thú đặc biệt . Do vây, chú ý được duy trì mà không cần có sự tham gia của ý chí nên nó không gây nên trạng thái căng thẳng trong tâm lí cá nhân, giảm căng thẳng thần kinh, giảm được tiêu hao năng lượng, cũng chính vì vậy mà bền vững nhất.Chú ý là sự tập trung của hoạt động tâm lý vào một hoặc một số đối tượng nào đó , nhằm phản ánh chúng một cách đầy đủ, rõ ràng nhất nên chú ý càng bền vững, đối tượng của hoạt động tâm lý càng được phản ánh sâu sắc hoạt động nhận thức của con người càng hiệu quả.

4. Liên hệ với hoạt động học tập của sinh viên.

Có một qui luật tự nhiên sau đây, mà có lẽ ai cũng đã từng trải nghiệm: khi không chú ý đến một cái gì đó, thì dù nó có hiện ngay ra trước mặt hay văng vẳng bên tai, thì cũng sẽ không nhớ nó. Muốn cái gì đó “vào đầu”, thì phải chú ý đến nó.Trong cuộc sống của một người, chú ý luôn có ý nghĩa thực tiễn quan trọng, đặc biệt là với hoạt động học tập của học sinh, sinh viên. Khi còn là một học sinh, em luôn mơ ước mình sau này lớn lên mình sẽ trở thành một luật sư nổi tiếng, đặc biệt là sau khi xem bộ phim “ Chuyện tình ở Harvard “ thì quyết tâm đỗ vào Đh Luật Hà Nội như bùng cháy trong em.Để biến giấc mơ thành hiện thực, em luôn chú ý đến bài học, đến những lời giảng của thầy cô. Hứng thú với những môn tự nhiên nên em đã chọn khối A để thi vào trường.Do hứng thú, do sự tự khẳng định : Bằng bát cứ giá nào em cũng làm được…làm cho sự tham gia của chú ý trong công việc duy trìchú ý là không cần thiết nữa. Lúc này em hoàn toàn cuốn hút vào việc giải mấy bài toán, bài lí, bài hóa.Như vậy em đã xuất hiện chú ý sau chủ định. Trải qua quá trình chú ý không chủ định, vào những ngày nghỉ lễ lại làm e chú ý tới những thú vui khác ngoài việc học. Trải qua cả chú ý có chủ định, đặt mục tiêu đỗ đại học cho mình, để rồi nỗ lực ý chí, tập trung vận dụng ý chí vào hoạt động học tập của mình, cố gắng, quyết tâm hết sức đạt được mục tiêu. Vì thế việc học với em không còn là sự ép buộc mà là sự say mê. Không chỉ trải qua chú ý có chủ định,chú ý sau chủ định trong hoạt động học tập mà em còn trải qua chú ý không chủ định , trong lớp học mọi người đang chú ý nghe cô giáo giảng bài thì thỉnh thoảng có tiếng xe hay tiếng máy réo lên rất to bên ngoài khiến mội người hướng mắt theo phía có tiếng xe, gây mất sự chú ý. Vì thế, muốn tăng chất lượng việc học, thì phải hạn chế được tất cả những tác động gây mất tập trung .Hiện đã là một sinh viên, chú ý vẫn luôn hiện hữu và quan trọng trong cuộc sống , trong hoạt động học tập của em. Hiểu biết về chú ý qua những bài học này giúp em có thể vận dụng tốt hơn, tập trung hơn vào mục đích của mình, như làm thế nào để gây chú ý, làm thế nào để một bài học có thể gây chú ý cho bản thân, để ghi nhớ bài tốt hơn, chú ý như thế nào để đạt hiệu quả học tập tốt nhất,… Chú ý giúp em nhận thức rõ hơn cuộc sống và những bài học đã nhận được, để đạt được ước mơ đỗ đại học của mình, trên con đường trở thành một luật sư tương lai.

Kết Bài

Qua bài viết trên ta thấy rõ ràng, trong các hiện tượng tâm lí, chú ý là một hiện tượng tâm lí độc đáo, không phải là quá trình tâm lí độc lập, là điều kiện quan trọng để mọi hoạt động tâm lí của con người diễn ra một cách có ý thức. Đặc biệt, đối với những người trong hoạt động nghề luật nói chung, những người cán bộ tiến hành tố tụng nói riêng, thì chú ý được hình thành trong quá trình hoạt động của họ, và trở thành một phẩm chất nghề nghiệp không thể thiếu cho những người trong hoạt động nghề luật. Qua bài viết trên,mặc dù đã cố gắng hết sức nhưng vẫn không tránh khỏi những sai xót , mong thấy cô giáo thông cảm, em xin chân thành cảm ơn!

Cảm ơn bạn Hoàng Kim Anh đã chia sẻ tài liệu này!

No comments:

Post a Comment