Quyền lực nhà nước được thực hiện chủ yếu thông qua các bộ máy nhà nước trên lĩnh vực lập pháp, hành pháp, tư pháp. Và một trong những biểu hiện của việc thực hiện quyền lức đó là ra các quyết định. Trong lĩnh vực quản lí hành chính nhà nước thì các quyết định hành chính là phương thức thực hiện quyền lực có hiệu quả nhất.
Trong phạm vi bài viết chỉ xin tìm hiểu trong giới hạn quyết định hành chính của các cơ quan quản lí hành chính.
Nội dung chính
1. Quyết định hành chính.
Quyết đinh là gi? Theo Từ điển tiến việt thì “quyết định” là định một cách chắc chắn, với ý nhất định phải thực hiện.
Theo một số tài liệu pháp lý nước ngoài thì “quyết đinh” xuất phát từ thuật ngữ La tinh-“Actus” nghĩa là hành động, để chỉ những hành vi cụ thể.
Như vậy trong khoa học pháp lý quyết định là tạo ra hiệu lực pháp luật và đó chính là quyết đinh pháp luật. Quyết định hành chính là một dạng của quyết định pháp luật.
Theo Từ điển giải thích thuật ngữ luật học – Nxb Công an nhân dân Hà Nội, 1999, thì “quyết định hành chính” có nghĩa là: “kết quả của sự thể hiện ý chí quyền lực đơn phương của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, những người có chức vụ, các tổ chức và cá nhân được Nhà nước trao quyền, thực hiện trên cơ sở và để thi hành pháp luật, theo trình tự và hình thức do pháp luật quy định hướng tới việc thực hiện nhiệm vụ quản lí hành chính trong lĩnh vực hoặc vẫn đề được phân công phụ trách”.
Từ nghĩa hiểu như trên ta có thể thấy quyết định hành chính có một số đặc điểm như:
Về chủ thể ban hành: là do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, những người có chức vụ, các tổ chức cá nhân được nhà nước trao quyền. nhưng chủ yếu là do các cơ quan quản lí hành chính nhà nước ban hành. Đó là các cơ quan hành pháp.
Quyết định hành chính là một dạng của quyết định pháp luật vì vậy quyết định hành chính cũng mang những điểm giống và chung nhất của quyết đinh pháp luật. Cụ thể:
* Như ta thấy mọi quyết định pháp luật đều mang tính quyền lực nhà nước quyết định hành chính cũng vậy tính quyền lực nhà nước là đặc tính không thể thiếu của nó. Vì quyết định hành chính là để thực hiện quyền lực nhà nước trên thực tế chính là hoạt động dựa pháp luật, vào cuộc sống xã hội.
Quyết định hành chính thường thể hiện bằng văn bản đây là hình thức chủ yếu của quyết định hành chính và đó cũng là đặc điểm thể hiện tính quyền lực nhà nước bởi lẽ theo pháp luật thì chỉ những cơ quan nhà nước mới có quyền được đơn phương ra các quyết định pháp luật xuất phát từ lợi ích chung (các tổ chức xã hội chỉ được phép kết hợp với cơ quan nhà nước để ra một số quyết đinh cần thiết).
Không chỉ ở hình thức của quyết định mà trong nội dung của quyết định cũng mang tính quyền lực, đơn phương. Sở dĩ có điều này là vì quyết định hành chính chính là để thi hành quyền hành pháp trên cơ sở của pháp luật và để thi hành luật. Để làm được điều đó đòi hỏi quyết định hành chính mang tính mệnh lệnh cao, nó có tính bắt buộc phải thi hành quyết định. Các quyết định này được đảm bảo bằng các biện pháp cưỡng chế của nhà nước.
Ví dụ: Tại điều 269 Bộ luật Hình sự quy định như sau: “Người nào cố ý không chấp hành quyết định hành chính của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc đưa vào cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh, quản chế hành chính mặc dù đã bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế cần thiết, thì bị phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm”.
* Tính pháp lí của quyết định hành chính:
Quyết định hành chính xuất hiện tác động đến ngay cơ chế điều chỉnh của pháp luật. Nó có thể làm xuất hiện các quy phạm pháp luật hay làm phát sinh chấm dứt một quan hệ pháp luật nào đó mà nó điều chỉnh, hoặc có thể quyết định hành chính là quyết định thay thế hoặc hủy bỏ một quy phạm pháp luật. Vì thế các quyết định hành chính không thể không mang tính pháp lí.
* Ngoài các đặc điểm chung của các quyết định pháp luật như trên từ khái niệm đưa ra ta con thấy quyết định hành chính mang một số điểm riêng như:
Thứ nhất, xuất phát từ vị trí cơ quan ban hành là cơ quan chấp hành của cơ quan quyên lực nhà nước (cơ quan lập pháp) hơn nữa, các quyết định này ban hành trên cơ sở pháp luật và để thi hành luật do đó nó mang đặc điểm là những văn bản dưới luật nhằm thi hành luật.
Thứ hai, về chủ thể ban hành quyết định hành chính, bao gồm các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, những người có chức vụ, các tổ chức cá nhân được Nhà nước trao quyền. ta thấy các chủ thể ban hành quyết định hành chính rất rộng cụ thể:
+ Quyết định hành chính của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Các quyết định hành chính này có dạng là các nghị quyết, nghị đinh của Chính phủ; quyết định, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ.
+ Quyết định hành chính của các bộ và cơ quan ngang bộ. đó là nhũng quyết định, chỉ thị, thông tư.
+ Quyết định hành chính của UBND. Các quyết định hành chính của cơ quan này ban hành có dưới dạng các quyết định, chỉ thị.
+ Quyết định hành chính của các cơ quan chuyên môn thuộc UBND đó là các sở, phòng, ban. Các quyết định hành chính của loại cơ quan này là các quyết, chỉ thị, quyết định hành chính của các cơ quan này ban ra mang tính cá biệt.
Như ta thấy chủ thể ban hành các quyết định hành chính đều nằm trong hệ thống cơ quan hành chính. Các chủ thể này bao gồm các cơ quan từ trung ương tới địa phương.
Thứ ba, quyết định hành chính có những nội dung rất phong phú. Điều này xuất phát từ mục đích ban hành các quyết định hành chính, đó là các quyết định ban ra để quản lí xã hội trên nhiều lĩnh vực đời sống và các quyết định hành chính ban ra là để thực thi pháp luật, nó có thể là các quyết định mang tính bao quát trong một lĩnh vực rộng.
Ví dụ: Nghị quyết phiên họp thường kì của Chính phủ tháng 1 năm 2009. Quyết định về các vẫn đề như : “Giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tiếp thu ý kiến các thành viên Chính phủ, bổ sung, hoàn chỉnh báo cáo về tình hình thu hút và quản lý vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trình Bộ Chính trị cho ý kiến.
Hay có thể chỉ là những quyết định mang tính đơn lẻ áp dụng cho một trường hợp cá biệt, tồn tại trong một thời gian ngắn.
Ví dụ: Quyết định số 1380/QĐ-UBND của UBND tỉnh An: Quyết định về việc cho phép thành lập hội cựu học sinh trường trung học Thoại Ngọc Hầu
- Ngoài ra ta thấy tên gọi các quyết định hành chính theo quy định của pháp luật cũng rất khác nhau tùy thuộc vào cấp ban hành, chủ thể ban hành…
Ví dụ: Quyết định của Chính phủ, của Thủ tướng Chính phủ thì được gọi là quyết định chỉ thị. Quyết định của các bộ, cơ quan ngang bộ thì là các quyết định, chỉ thị, thông tư.
=> Từ những phân tích trên ta có thể rút ra được một khái niệm cụ thể cho quyết định hành chính như sau: quyết định hành chính là một dạng của quyết định pháp luật, nó là kết quả của sự thể hiện ý chí quyền lực của nhà nước thông qua những hành vi của các chủ thể được thực hiện quyền hành pháp trong hệ thống cơ quan hành chính nhà nước tiến hành theo một trình tự dưới những hình thức nhất định (hình thức văn bản là chủ yêu) theo quy định của pháp luật, nhằm đưa ra những chủ trương, biện pháp, đặt ra các quy tắc xử sự hoặc áp dụng những quy tắc đó giải quyết một công việc cụ thể trong đời sống xã hội nhằm thực hiện chức năng quản lí hành chính nhà nước.
2. Vai trò của quyết định hành chính trong quản lí hành chính nhà nước.
Quyết định hành chính là một trong những biện pháp hiệu quả nhất để đưa các thông tin pháp luật đến với các đối tượng của quản lý hành chính. Để thực hiện được việc quản lí xã hội thì không thể thiếu pháp luật nhung nếu chi có pháp luật mà không thưch thi pháp luật đước trên thực tế cuộc sống, thì xã hội cũng sẽ hỗn loạn, để duy trì trật tự đó một phần rất lớn là nhờ vào chức năng của quản lí hành chính và một trong các biện pháp để quản lí có hiệu quả đó là ban hành các quyết định hành chính.
Theo Hiến pháp 1992 Điều 12 có quy định “Nhà nước quản lí xã hội bằng pháp luật…”. những quy định đã được ghi nhận trong Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008 đều thể hiện rằng Nhà nước muốn quản lí xã hội nói chung và trong lĩnh vực hành chính nói riêng thì không thể không thể hiện ý chí thông qua quyền lực của mình dưới hình thức là những quyết định pháp luật trong lĩnh vực hành chính nhà nước thì đó là những quyết định hành chính.
Trên phương diện lí luận hay thực tiễn thì đều không thể phủ nhận vị trí vai trò của hệ thống các cơ quan quản lí hành chính. Đó là các cơ quan hành pháp. Bởi đây là nhưng cơ quan hoạt động đưa pháp luật vào thực định (thi hành luật) chính vì thế phương pháp chủ yếu để thực hiện hoạt động này là ban hành các quyết định hành chính, các quyết định này đóng vai trò quan trọng một là đề ra nhưng chủ trương, chính sách, xây dựng những quy tắc xử sự hoặc áp dụng pháp luật cho một công việc cụ thể. Nhằm mục đích thực hiện chức năng của nhà nước thông qua quyền hành pháp.
Qua những phân tích trên ta thấy vai trò quan trọng của các quyết định hành chính trong công tác quản lí hành chính nhà nước. các quyết định hành chính là phương pháp không thể thiếu được trong số các cách thực thi quyền hành pháp.
3. Thực tiễn ban hành các quyết định hành chính của hệ thống các cơ quan quản lí hành chính hiện nay ở nước ta, một số kiến nghi
Trong thời gian qua công tác quản lí hành chính nhà nước đã được cải cách rất nhiề nhiều thủ tục không hợp lí đã được sửa đổi, bổ xung thêm những quy định mới giúp cho trình tự ban hành các quyết định hành chính đơn giản hơn và đạt hiệu quả cao hơn. Điều này phù hợp với mục tiêu đặt ra của nhà nước ta đó thủ tục đơn giản nhanh gọn và chuẩn xác.
Tuy nhiên, bên cạnh những điểm tiến bộ của công tác quản lí hành chính thì con có một số nhực điểm như: trình tự thủ tục còn rườm rà, các quy định đôi khi chồng chéo nhau gây nên khá nhiều bất cập. Dưới đây ta đi vào xem xét thực trạng về một loại quyết hành chính ở nước ta hiện nay:
* Về quyết định xử phạt hành chính.
Cho đến nay, Pháp lệnh XLVPHC vẫn duy trì hai loại thủ tục xử phạt: thủ tục đơn giản và thủ tục có lập biên bản.
Tuy nhiên mức tiền xử phạt theo thủ tục đơn giản đã được nâng từ 20.000 đồng (Pháp lệnh XLVPHC năm 1995) lên 200.000 đồng (Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung năm 2008). Việc nâng mức tiền phạt theo thủ tục đơn giản là cần thiết để khắc phục tình trạng vụ việc vi phạm phải dồn lên cấp trên giải quyết. Điều này còn một số bất cập sau:
Thủ tục đơn giản được áp dụng để xử lý nhanh chóng đối với một số vụ vi phạm đơn giản, rõ ràng, không cần thời gian để xác minh thêm như: những hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự, an toàn giao thông đường bộ; trật tự, an toàn giao thông đô thị (đi vào đường cấm, đường một chiều, điều khiển xe máy không có bằng lái). Tuy nhiên, theo tôi, mức tiền được xử phạt theo thủ tục đơn giản cần nâng lên, có thể đến 500.000 đồng vì các khung tiền phạt được quy định cho thủ tục đơn giản là rất ít hoặc không có. Chỉ có một số ít nghị định như Nghị định số 150/2005/NĐ-CP quy định XPVPHC trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; Nghị định số 146/2007/NĐ-CP ngày 14/3/2007 quy định XPVPHC trong lĩnh vực giao thông đường bộ có nhiều mức phạt tiền có thể xử phạt theo thủ tục đơn giản. Nếu không nâng mức tiền xử phạt theo thủ tục đơn giản thì phần lớn các vụ vi phạm sẽ bị xử phạt theo thủ tục có lập biên bản và như vậy, thủ tục đơn giản có cũng như không, không đảm bảo được yêu cầu của cải cách thủ tục hành chính.
Về mẫu biên bản và mẫu quyết định xử phạt, mẫu tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm. Qua thực tiễn thi hành pháp luật về xử phạt hành chính nhận thấy là không nên tiếp tục ban hành các loại mẫu, mà nên giao cho Bộ, ngành, căn cứ quy định của pháp luật để ban hành các loại mẫu cho phù hợp với lĩnh vực, ngành mình quản lý vừa đảm bảo yêu cầu của thực tiễn, vừa đúng pháp luật. Chỉ nên quy định nội dung bắt buộc đối với quyết định xử phạt vi phạm hành chính còn việc xây dựng mẫu cụ thể do từng ngành hướng dẫn thực hiện.
Kết luận
Quyết định hành chính là biện pháp để thực hiện có hiệu quả nhất quyền hành pháp. Trong bài viết này ta đã đi tìm hiểu thế nào là quyết định hành chính, vai trò của quyết định hành chính có tầm quan trọng như thế nào đối với công tác quản lí hành chính nhà nước. Đi phân tích một số đặc điểm về quyết định hành chính, nêu lên đôi nét về thực trạng ban hành một số quyết định hành chính trong thời gian hiện nay. Qua bài viết có một số kiến nghị như sau về công tác đổi mới về thủ tục cũng như thẩm quyền ban hành các quyết định hành chính phải đạt những yêu cầu sau:
- Đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp, tính tối cao của Luật trong hệ thống các văn bản pháp luật. Khắc phục một cách căn bản tình trạng quy định thẩm quyền ban hành quyết định hành chính về xử lí vi phạm hành chính cho nhiều loại cơ quan nhà nước như hiện nay;
- Đảm bảo tính thống nhất và đồng bộ của các quyết định hành chính;
- Đảm bảo sự đơn giản, minh bạch, rõ ràng của các quy định;
- Trực tiếp, nhanh chóng, tiết kiệm và hiệu qủa của các quy định;
Danh mục tài liệu tham khảo
1. Hiến pháp nước CHXHCNVN năm 1992, Nxb, Lao động, Hà Nội, 2009
2. Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật hiến pháp, Nxb, Công an nhân dân, Hà Nội 2007
3. Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật hành chính Nxb Công an nhân dân, Hà Nội 2007.
4. Học viện Hành chính quốc gia, Giáo trình thủ tục hành chính, Nxb Giáo dục, Hà Nội 2005.
Nếu muốn download không mất phí, xin vui lòng điền vào form tại đây và gửi tối thiểu 01 bài tập của 4 kì gần nhất đạt trên 7 điểm vào email baitapluat@gmail.com hoặc inbox facebook Diệp Hân Đặng. Những bạn nào không gửi bài tập, mình xin phép không gửi link download tài liệu lại. Cảm ơn đã ghé thăm blog và xin lỗi vì đã làm phiền các bạn!
Nếu muốn download không mất phí, xin vui lòng điền vào form tại đây và gửi tối thiểu 01 bài tập của 4 kì gần nhất đạt trên 7 điểm vào email baitapluat@gmail.com hoặc inbox facebook Diệp Hân Đặng. Những bạn nào không gửi bài tập, mình xin phép không gửi link download tài liệu lại. Cảm ơn đã ghé thăm blog và xin lỗi vì đã làm phiền các bạn!
No comments:
Post a Comment