20/02/2014
Bài tập cá nhân Luật Hành chính - Phân tích trách nhiệm vật chất của công chức khi gây thiệt hại đối với tài sản nhà nước
Công chức có hành vi vi pham cac quy định của pháp luật làm mất mát, hư hỏng trang thiết bị hoặc gây ra thiệt hại về tài sản của cơ quan, tổ chức, đơn vị thì phải chịu trách nhiệm vật chất. Trách nhiệm vật chất được hiểu là trách nhiệm bồi thường bằng tiền của công chức cho cơ quan, tổ chức, đơn vị bị thiệt hại về tài sản do công chức đó làm mất mát, hư hỏng hoặc gây ra.

Trách nhiệm vật chất đối với công chức là một dạng đặc biệt về bồi thường thiệt hại. Trách nhiệm vật chất đối với công chức chỉ được xác định khi thiệt hại xảy ra, tài sản bị thiệt hại do hành vi trái pháp luật của công chức gây ra trong khi thi hành công vụ . Có thể là tài sản của nhà nước hoặc tài sản của bất kỳ chủ sở hữu hợp pháp nào khác được pháp luật bảo vệ.

Trong bài này ta chỉ xét đến trách nhiệm vật chất của công chức khi gây thiệt hại đối với tài sản của nhà nước.

Có thiệt hại xảy ra là một trong những yếu tố quyết định để xác định có trách nhiệm vật chất của công chức hay không, nếu không có thiệt hại xảy ra sẽ không có trách nhiệm vật chất đối với công chức. Song, chỉ khi nào giữa việc thi hành công vụ và thiệt hại xảy ra có mối liên hệ nhất định với nhau mới xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại . Đó là dạng trách nhiệm vật chất đối với công chức.

Trách nhiệm vật chất đối với công chức là loại trách nhiệm pháp lý trước nhà nước, công chức chịu trách nhiệm vật chất phải chịu trách nhiệm trước nhà nước cho dù tài sản bị thiệt hại do hành vi trái pháp luật của công chức gây ra trong khi thi hành công vụ là tài sản của nhà nước hoặc tài sản của người khác.

Công chức được giao những quyền hạn nhất định để hoàn thành chức trách, nhiệm vụ của mình, phải có nhiệm vụ hoàn thành một cách tốt nhất nhiệm vụ được giao. Nếu trong khi thi hành công vụ, công chức đã thực hiện hành vi trái pháp luật gây thiệt hại về tài sản mà hành vi đó được thực hiện do lỗi của công chức thì công chức đã có lỗi trong quan hệ lao động đối với nhà nước. Do đó, công chức phải chịu trách nhiệm trước nhà nước. Mặt khác, khi công chức thi hành công vụ là công chức đang đại diện cho nhà nước để thực hiện những hoạt động vì mục đích chung của cộng đồng, của xã hội. Nếu trong khi thhi hành công vụ , công chức gây thiệt hại về tài sản của người khác nhà nước sẽ đứng ra bồi thường thiệt hại cho người bị thiệt hại. Do đó, không còn quan hệ bồi thường trực tiếp giữa công chức và người bị hại mà công chức sẽ phải chịu trách nhiệm vật chất về phần lỗi của mình trước nhà nước. Do đó, công chức thường đồng thời bị truy cứu trách nhiệm vật chất và trách nhiệm  kỷ luật. Tuy nhiên, công chức không phải đồng thời phải gánh chịu trách nhiệm vật chất và trách nhiệm bồi thường dân sự vì bản chất của hai dạng trách nhiệm pháp lý này đều là bồi thường thiệt hại. Nên công chức không thể đồng thời gánh chịu hai lần bồi thường cho một vi phạm pháp luật gây thiệt hại.

Trách nhiệm vật chất của công chức khi gây thiệt hại đối với tài sản của nhà nước là loại trách nhiệm trước nhà nước. Do đó, hiệu quả bất lợi mà công chức phải gánh chịu trước nhà nước không thể là biện pháp do công chức và chủ thể có thẩm quyền truy cứu trách nhiệm vật chất tự thoả thuận mà phải là những biện pháp cưỡng chế được dự liệu trong chế tài pháp luật.

Theo điều 3 nghị định 181/2006/NĐ-CP của chính phủ về xử lý trách nhiệm vật chất đối với cấn bộ, công chức ngày 10/10/2006.

Theo đó những công chức có hành vi vi phạm những quy định của pháp luật, làm mất mát hư hỏng hoặc gây ra thiệt hại về tài sản của cơ quan, tổ chức, nhưng chưa dến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự thì phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo quyết định của người đứng đầu hoặc cấp có thẩm quyền.

Việc xem xét, xử lý trách nhiệm vật chất đối với công chức làm mất mát hư hỏng hoặc gây ra thiệt hại về tài sản của cơ quan, tổ chức, đơn vị phải căn cứ vào lỗi, tính chất của hành vi gây thiệt hại, mức độ thiệt hại tài sản thực tế gây ra để quyết định mức và phương thức bồi thường bằng tiền của công chức cho cơ quan,  tổ chức, đơn vị bị thiệt hại về tài sản do công chức gây ra.

KẾT LUẬN

Trách nhiệm vật chất đối với công chức là dạng trách nhiệm bồi thường chỉ được đặt ra khi thiệt hại xảy ra do hành vi trái pháp luật, có lỗi của công chức thực hiện trong khi thi hành công vụ. Thiệt hại do công chức gây ra trong khi thi hành công vụ thường gắn với lỗi vô ý, người thân công chức cần được xem là yếu tố đơn trọng với tính trái pháp luật của hành vi gây thiệt hại để xem xét quyết định giảm mức bồi thường thiệt hại đối với công chức.

Nếu bạn muốn download không mất phí, vui lòng điền thông tin và tên/link bài tập vào form dưới đây. Xin lưu ý mỗi lần gửi mình chỉ ửi tối đa 2 tài liệu. Không gửi cả loạt.

No comments:

Post a Comment