14/03/2015
Tình hình trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh Bắc Giang và thực tiễn áp dụng pháp luật
Đề cương nghiên cứu Tình hình trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh Bắc Giang và thực tiễn áp dụng pháp luật.

Lời mở đầu


Hoà trong xu thế phát triển và hội nhập của thế giới đất nước ta đang không ngừng vận động, chuyển đổi và đạt được những thành tựu to lớn: tốc độ tăng trưởng đạt 8,5%, văn hoá- xã hội phát triển ổn định, an ninh trật tự  xã hội được giữ vững. Vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế được nâng lên đặc biệt Việt Nam được bầu làm Uỷ viên không thường trực Hội đồng bảo an liên hợp quốc khoá 2008- 2009… Và cùng với nhịp chuyển mình đó của đất nước tỉnh Bắc Giang cũng không ngừng phát triển từng ngày từng giờ trên tất cả các lĩnh vực . Thể hiện: tốc độ tăng trưởng kinh tế lần đầu tiên ở mức hai con số 10,2%, GDP đạt 410USD, đời sống người dân nâng lên rõ rệt về chất và số, các ngành kinh tế có sự chuyển dịch tích cực tỷ trọng ngành nông lâm thuỷ sản giảm công nghiệp xây dựng tăng, thu hút vốn đầu tư vượt mức so với năm 2006…Kinh tế xã hội phát triển kéo theo đó an ninh trật tự, quốc phòng cũng được đẩy mạnh kiện toàn. Nhưng bên cạnh những thắng lợi đó vẫn còn tồn tại nhiều nan giải đó là mặt trái của xã hội với Việt Nam nói chung và Bắc Giang nói riêng trong đó đáng quan tâm là vấn đề tình hình tội phạm trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là tình hình trộm cắp tài sản. Đây là vấn đề nhức nhối của điạ phương vì không những loại tội này thuyên giảm mà ngày càng gia tăng, diễn ra một cách thường xuyên, tinh vi trên các huyện- xã- thôn của tỉnh.


Nhận thức được tính thời sự đó nên từ khi  được phân công và giới thiệu của nhà trường về Toà án nhân dân tỉnh Bắc Giang thực tập em đã định hướng ngay cho mình đề tài “Tình hình trộm cắp tài sản tại địa phương, thực tiễn áp dụng pháp luật và các biện pháp đấu tranh phòng chống loại tội phạm này” làm chuyên đề thực tập. Những mong với đề tài này em sẽ đóng góp được một phần nhỏ vào công cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm cho quê hương Bắc Giang và Việt Nam nói chung. Vì  mới được va chạm với thực tế, trong khi kiến thức và kinh nghiệm còn thiếu và hạn chế, việc nghiên cứu thu thập tài liệu có giới hạn nên đề tài này sẽ không tránh khỏi nhiều thiếu sót, nên em rất mong nhận được sự quan tâm góp ý của các thầy cô giáo và bạn bè quan tâm để đề tài này của em được hoàn chỉnh hơn.

Em xin chân thành cảm ơn!

Chương I

Tình hình chung về tội phạm và tình hình trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh

Trong thời gian được giới thiệu về Toà án nhân dân tỉnh Bắc Giang thực tập từ 10/01/2008 đến 18/04/2008, đồng thời xác định làm chuyên đề báo cáo thực tập là đề tài “Tình hình trộm cắp tài sản tại tỉnh Bắc Giang, thực tiễn áp dụng pháp luật và các biện pháp phòng chống” em đã tìm hiểu- nghiên cứu và bằng những phương pháp thu thập thông tin như:- phương pháp nghiên cứu lý thuyết, phương pháp phân tích, phương pháp so sánh, phương pháp tổng hợp thống kê… Và trên cơ sở các tư liệu như Bộ luật hình sự, sổ thống kê kiểm sát án hình sự trong các năm 2004- 2007, bản báo cáo tổng kết trong bốn năm gần đây, các văn bản pháp lý hướng dẫn, tạp chí Toà án nhân dân, hồ sơ các vụ án…

Em đã thu thập được:

I- Tình hình chung về tội phạm trên địa bàn tỉnh Bắc Giang:

1- Nhận xét chung:

Tội phạm là vấn đề nhức nhối của xã hội từ xa xưa cho đến ngày nay, xã hội càng phát triển thì tội phạm cũng ngày càng phát triển theo thậm chí càng tinh vi xảo quyệt hơn.

Là một tỉnh trung du miền núi phía bắc, Bắc Giang có nhiều thuận lợi về địa thế nên sẽ là một môi trường tốt cho tội phạm phát sinh và phát triển mạnh. Với 9 huyện và 1 thành phố trong đó có 6 huyện miền núi và 1 huyện vùng cao (Sơn Động), 229 xã, phường thị trấn. Tổng diện tích là 3882,2km2, dân số khoảng 1,6 triệu người. Trong khi đó Bắc Giang giáp với các tỉnh như Lạng Sơn, Quảng Ninh, Bắc Ninh- ra Hà Nội là những địa phận có nhiều điều kiện thuận lợi cho tội phạm phát sinh và hoạt động…

Dù còn là một tỉnh nghèo song những năm gần đây nhờ tích cực và thực hiện tốt các chính sách kinh tế xã hội của Đảng và Nhà nước, Bắc Giang đã từng bước đổi mới phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá đạt được nhiều thành tựu. Song bên cạnh đó không tránh khỏi những khó khăn và thách thức về kinh tế- văn hoá- xã hội như công nghiệp mới phát triển, chủ yếu là sản xuất nông nghiệp nhưng còn manh mún, dân cư sống không tập trung nhiều dân tộc thiểu số, trình độ dân trí thấp không đồng đều, đặc biệt sự hiểu biết pháp luật trong dân cư còn thấp, tỷ lệ người không có việc làm cao… Đây là những điều kiện và môi trường tốt cho tội phạm phát triển. Vấn đề đặt ra là làm sao trong quá trình phát triển Bắc Giang cần tận dụng triệt để những lợi thế của mình, đồng thời chính quyền, các cơ quan chức năng, đoàn, hội phải tích cực kết hợp với nhau đưa ra đường lối giảI pháp tích cực giải quyết những khó khăn còn tồn đọng, nhất là các vấn đề xã hội để góp phần đẩy mạnh công cuộc phát triển toàn diện của đất nước.

2- Tình hình chung về tội phạm trên địa bàn tỉnh Bắc Giang:

Hiểu “tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội đựơc quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị…” Điều 8 Bộ luật hình sự. Từ quy định trên thì thấy: 

-Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội xâm phạm đến một hoặc nhiều quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ: theo đó hành vi nguy hiểm cho xã hội là dấu hiệu khách quan có tính chất bắt buộc của tất cả các cấu thành tội phạm, đồng thời nó là dấu hiệu trung tâm,

- Tội phạm được quy định trong Bộ luật hình sự: điều này được quy định rõ tại đoạn 2 Điều 1 Bộ luật hình sự 1999. Để thực hiện nhiệm vụ đó, Bộ luật hình sựquy định tội phạm và hình phạt đối với người phạm tội đồng thời chỉ rõ tại Điều 2 Bộ luật hình sự 1999 “chỉ người nào phạm một tội đã được Bộ luật hình sự quy định mới phải chịu trách nhiệm hình sự”.

- Tội phạm là hành vi so một người thực hiện một cách có lỗi (cố ý hoặc vô ý): theo đó tội phạm phải là hành vi nguy hiểm cho xã hội, được thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý. Một người phải chịu trách nhiệm hình sự về việc đã thực hiện hành vi gây thiệt hại cho xã hội nếu họ có lỗi khi thực hiện hành vi đó. Nguyên tắc có lỗi là một nguyên tắc cơ bản.

- Tội phạm do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện: “chỉ khi nào xuất hiện những căn cứ nghi ngờ về năng lực trách nhiệm hình sự, các cơ quan có trách nhiệm mới cần kiểm tra. Việc xác định năng lực trác nhiệm hình sự, không đòi hỏi bắt buộc đối với từng trường hợp cụ thể.

- Tội phạm do người đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự thực hiện.

Trên thực tế chúng ta biết tội phạm được thực hiện vô cùng phong phú và rất đa dạng với những tình tiết và các hình thức biểu hiện vượt ra ngoài phạm vi pháp luật dự liệu cho thấy được tính chất phức tạp của tội phạm diễn ra như thế nào.

Trong thời gian gần đây đặc biệt từ năm 2004 đến 2007 trên địa bàn tỉnh Bắc Giang tình hình tội phạm diễn ra theo xu hướng tăng dần, tính chất và mức độ nguy hiểm hơn.

Năm Thụ lý
 Vụ án Bị cáo
2004 801 1366
2005 761 1342
2006 961 1515
2007 926 1651

(Báo cáo tổng kết ngành Toà án tỉnh Bắc Giang)

Nhìn sơ lược vào Bảng báo cáo tổng kết ngành Toà án nhân dân tỉnh Bắc Giang các năm từ 2004- 2007 thấy số vụ tội phạm và số người phạm tội ngày một gia tăng.

Theo đánh giá chung riêng trong năm 2007 số lượng án các loại do toàn ngành thụ lý xét xử  giảm so với năm 2006 nhưng không đáng kể, số vụ án có tính chất nghiêm trọng phức tạp còn nhiều… tỷ lệ giải quyết đạt 99%, tỷ lệ xét xử 80% .

So năm 2006 số vụ án giảm 35vụ nhưng số bị cáo lại tăng 136 bị cáo, nguyên nhân do một số vụ án có đông bị cáo như các vụ án ma tuý, đánh bạc, trộm cắp tài sản..v.

Trong đó loại tội phạm thụ lý xét xử tập trung chủ yếu là “trộm cắp tài sản”- 247 vụ, 407 bị cáo chiếm tỷ lệ 26,7% số vụ án thụ lý. “tôị cố ý gây thương tích”- 117 vụ, 148 bị cáo (12,6) tăng 18 vụ, “tội đánh bạc”- 78 vụ, 375 bị cáo tăng 19 vụ so năm 2006, “tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán sử dụng trái phép chất ma tuý”- 125 vụ, 159 bị cáo giảm 17 vụ. 

Một số loại tội thụ lý có chiều hướng giảm như “tội trộm cắp tài sản” giảm 3 vụ so năm 2006, tội “vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ” 80vụ, 81 bị cáo giảm 24 vụ.

Các tội đặc biệt nghiêm trọng trong năm 2007 vẫn diễn biến phức tạp, không hề giảm so năm 2006 như các vụ: Đặng Đức Bồng cùng đồng bọn “tham ô tài sản” ; Vũ Năng Sỹ cùng 12 bị cáo phạm tội “mua bán trái phép chất ma tuý”; Nguyễn Văn Hiền phạm 4 tội “giết người, cướp tài sản, lừa đảo, đánh bạc”… Được đưa ra xét xử gặp nhiều khó khăn. Nhiều vụ án phải xét xử kéo dài trong nhiều ngày với nhiều bị cáo và người tham gia tố tụng. Chú ý hơn có một số loại tội những năm gần trước đây chưa xét xử hoặc xét xử ít nhưng năm 2007 đã xuất hiện như tội “lưu hành tiền giả”-11vụ/17 bị cáo, tội “tổ chức người trốn đi nước ngoài”, các tội về tham nhũng 13 vụ/13 bị cáo. Việc phối kết hợp thực hiện tuyên truyền pháp luật trên địa bàn tỉnh diễn ra khá chất lượng. Tổ chức xét xử lưu động 62 vụ tăng 41,9% so năm 2006 được đông đảo quần chúng ủng hộ, quan tâm.

II- Tình hình trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh:

Trộm cắp tài sản là loại tội không mới nhưng những năm gần đây diến ra trên địa bàn tỉnh Bắc Giang rất phức tạp và ngày càng gia tăng. 

Các vụ trộm cắp được thực hiện tinh vi, táo bạo hơn. So với trước đây các vụ trộm cắp tài sản khá quy mô, nhiều người tham gia và lan rộng trong nhiều huỵện xã thậm chí liên tỉnh. Nên việc triệt phá loại tội phạm này đôi khi gặp rất nhiều khó khăn và mất nhiều thời gian.

Theo thống kê từ năm 2004- 2007 (Bảng dưới đây) thì số vụ trộm cắp tài sản và số bị cáo tăng rất mạnh. Thấy được xu hướng của loại tội này đang ở mức báo động như thế nào.

Năm Thụ lý
Vụ án Bị cáo
2004 217 345
2005 205 327
2006 312 379
2007 247 407

Như vậy qua bảng thống kê trên chúng ta thấy năm 2005 số vụ giảm so năm 2004 là 12 vụ nhưng lại tăng vọt gấp gần 10 lần trong nă 2006 là 107 vụ, bước sang 2007 con số này đã giảm đi 35 vụ (15,4%). Mặc dù số vụ trộm cắp tài sản vẫn còn cao nhưng có sự giảm đi đó là dấu hiệu đáng mừng trong công cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm của Bắc Giang. Song điều đó chưa hẳn đã nói lên rằng loại tội phạm này trên địa bàn tỉnh sẽ còn giảm trong năm tiếp theo, chính vì thế cần phải nêu cao cảnh giác trong mọi hoàn cảnh hơn nữa để loại trừ loại tội phạm này.

Tuy số vụ là 247 nhưng số bị cáo lại gần gấp đôi (407 bị cáo), chiếm tỷ lệ 26,7% số vụ án thụ lý. Cho thấy đối tượng phạm tội trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh tham gia vào vụ trộm ngày càng đông, nhiều vụ đồng phạm, có sự móc nối giữa nhiều đối tượng với nhau, nhiều vụ đối tường tái phạm nhiều lần với tính chất nguy hiểm…

Điển hình như tại Bản án số 93/2007/HSPT ngày 22/08/2007 Bị cáo Nguyễn Ngọc Điệp- Sinh năm 1973. 

Trú quán: Số 10- Ngõ 6- đường Lê Lợi- phường Lê Lợi- thành phố Bắc Giang

Có 3 tiền án:

- Bản án số 76/HSPT ngày 29/05/1993 của TAND yỉnh Hà Bắc xử phạt                                                                         Điệp 10 tháng tù về tội “trộm cắp tài sản công dân”.

- Bản án số 337/HSPT ngày 29/03/1995 Toà phúc them TAND tối cao xử phạt Điệp 3 năm tù về tội “trộm cắp tài sản công dân”.

- Bản án số 02/HSST ngày 31/01/2002 TAND huyện Lục Nam- Bắc Giang xử phạt Điệp 4 năm tù về tội “trộm cắp tài sản”

Hiện bị cáo đang chấp hành hình phạt tù thi hành Bản án số 19/HSST ngày 26/05/2002 của TAND huyện Việt Yên- Bắc Giang xử phạt Điệp 5 năm tù về tội “trộm cắp tài sản”. 

Điệp bị Viện kiểm sát nhân dân thành phố Bắc Giang truy tố về tội “trộm cắp tài sản”. Nội dung tóm tắt như sau: Trong hai ngảy 03/03/2006 và  10/03/2006 Điệp đã thực hiện 2 vụ trộm cắp tài sản.

Vụ 1: 19h30’ ngày 03/03/2006 lợi dụng lúc sơ hở không có người trông coi Điệp đã trộm xe máy trong sân trường Trung học kĩ thuật công nghiệp Bắc Giang.

Vụ 2: 20h ngày 10/03/2006 Điệp cùng Nguyễn Văn Nga trộm xe máy tại công ty Cổ phần giống chăn nuôi Bắc Giang.

Tại Bản án 55/HSST/2007 ngày 23/05/2007 của TAND thành phố Bắc Giang đã tuyên bị cáo Điệp, Nga phạm tội “trộm cắp tài sản” xử phạt Điệp 4 năm tù. Tổng hợp hình phạt 60 tháng tù tại Bản án số 19/HSST ngày 26/05/2006 của TAND huyện Việt Yên- Bắc Giang buộc bị cáo chấp hành hình phạt chung cho cả hai bản án là 9 năm tù. 

Điệp đã kháng cáo nhưng không được chấp nhận vì không có lý do, hơn nữa đây là đối tượng tái phạm nguy hiểm, đã bị pháp luật trừng trị nhiều lần nhưng đối với hắn không hề hiệu quả. Ra tù rồi lại vào tù, dường như hắn sống chỉ bằng nghề trộm cắp và rất coi thường pháp luật, hoạt động mang tính chuyên nghiệp.

Hiện nay trên địa bàn tỉnh Bắc Giang nhất là những nơi tập trung đông dân cư, những nơi có nhiều đối tượng nghiện ma tuý tình hình trộm cắp tài sản lại nổi cộm hơn. Đối tượng phạm tội đa số là rất trẻ, nhiều vụ đối tượng còn chưa thành niên. Đây thực sự là vấn đề khó khăn trong việc phòng chống tội phạm trộm cắp tài sản bởi vì ở lứa tuổi vị thành niên trình độ hiểu biết pháp luật rất non kém, đặc tính bồng bột, dễ bị lôi kéo. 

Có trường hợp gần như cả một làng “làm nghề” trộm cắp tài sản, một dòng họ cha truyền con nối đi trộm cắp tài sản…chứng tỏ được tính chất chuyên nghiệp của đối tượng phạm tội, trộm cắp tài sản không phải do bột phát từ lòng ham muốn nhất thời thoả mãn lòng tham hay thoả mãn cơn nghiện mà đối với những đối tượng này đã trở thành một “nghề”. Nên mức độ nguy hiểm ắt sẽ cao hơn.

Vì vậy mà các cấp chính quyền, ban ngành, các cơ quan pháp luật của tỉnh đã không ngừng nâng cao trách nhiệm, ra sức tuyên truyền pháp luật, củng cố nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, xét xử- thực thi pháp luật nghiêm minh và đã đạt được những kết quả to lớn trong phòng chống tội phạm nói chung và tội trộm cắp tài sản nói riêng. Không bằng lòng ở những kết qủa đó Bắc Giang liên tiếp đề ra những mục tiêu cho năm 2008 để phấn đấu cho “môi trường” tỉnh nhà tội phạm ít đi.

Song đây không phải là việc của một sơmư một chiều mà là cả một quá trình bền bỉ, đòi hỏi sự nỗ lực hơn nữa của Đảng- Nhà nước các cơ quan pháp luật Bắc Giang đem lại sự ổn định văn minh- trật tự xã hội.

Chương II đặc điểm và nguyên nhân của tình hình trộm cắp tàI sản trên địa bàn Bắc Giang

I- Đặc điểm của tinh hình trộm cắp tàI sản ở Bắc Giang:

Trộm cắp tài sản là một loại tội được quy định tại Điều 138 Chương XIV-Các tội xâm phạm quyền sở hữu – Bộ luật hình sự 1999 và đi kèm là nhiều văn bản hướng dẫn khác theo đó: “Trộm cắp tài sản là hành vi lén lút chiếm đoạt tài sản đang có chủ và thuộc một trong các trường hợp”

- Tài sản trộm cắp có giá trị từ 500.000đ trở lên.

- Gây hậu quả nghiêm trọng

- Đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản.

- Đã bị kết án về tội chiếm đoạt tàI sản và chưa được xoá án tích.

Dấu hiệu của tội trộm cắp tài sản là dấu hiệu hành vi chiếm đoạt cùng hai dấu hiệu khác là dấu hiệu lén lút và dấu hiệu tài sản đang có chủ.

+ Dấu hiệu chiếm đoạt được hiểu là: tội trộm cắp tài sản chỉ coi là hoàn thành khi người phạm tội đã chiếm đoạt được tài sản. 

+ Lén lút là dấu hiệu có nội dung trái ngược với dấu hiệu công khai hành vi chiếm đoạt được  coi là hành vi lén lút và nếu được thực hiện bằng hình thức mà hình thức đó có khả năng không cho phép chủ tài sản biết có hành vi chiếm đoạt khi hành vi này xảy ra. Người phạm tội có ý thức chủ quan là che giấu hành vi đang thực hiện của mình đối với chủ tài sản.

+ Tài sản đây là đối tượng của tội trộm cắp tài sản là tài sản đang có chủ. Hành vi lén lút chiếm đoạt tài sản ở tội trộm cắp tài sản phải là hành vi lén lút chiếm đoạt tài sản đang có chủ thuộc hai trường hợp: 


- Tài sản đang ở trong sự chiểm hữu của người khác.

- Tài sản đang còn trong khu vực quản lý, bảo quản của chủ tài sản.

Với những quy định và dấu hiệu cụ thể trên cùng với thực tế tình hình loại tội phạm này trong thời gian gần đây có thể thấy được tính chất, tính nghiêm trọng của tội trộm cắp tài sản như thế nào, đặc biệt là với địa bàn tỉnh Bắc Giang.

1- Đặc điểm về đối tượng:

- Thứ nhất về địa bàn: đối tượng phạm tội trộm cắp tài sản ở Bắc Giang hầu như là người trong tỉnh, chỉ có một số ít người ở địa phương khác trôi dạt về. Lí do là người trong tỉnh sẽ am hiểu địa bàn, lại dễ nắm bắt được thói quen sinh hoạt và quản lí tài sản của chủ tài sản.

- Thứ hai về độ tuổi: đối tượng trộm cắp tài sản rất đa dạng ở nhiều thành phần và độ tuổi nhưng tập trung chủ yếu ở độ tuổi từ 18 đến 35. Sở dĩ như vậy vì đây là lứa tuổi đang trong thời kỳ phát triển nhất, tâm sinh lí chưa ổn định lại chưa có định hướng sống nên dễ dao động và dễ bị lôi kéo dụ dỗ. Trong khi đang ở độ tuổi lao động, trẻ khoẻ lại không có việc làm, muốn thoả mãn nhiều nhu cầu vật chất ăn chơi, đua đòi nên dẫn đến trộm cắp tài sản.

- Thứ ba về giới tính: đối tượng phạm tội chủ yếu là nam giới, nữ giới chiếm tỷ lệ thấp. Nguyên nhân là nam giới dễ tiếp cận, ảnh hưởng, học đòi tữ xã hội nhất là môi trường xấu hơn nữ giới. Nam giới phạm tội với tính chất táo bạo, nguy hiểm hơn, còn nữ giới phạm tội mang tính chất nhỏ lẻ không nguy hiểm bằng.

- Thứ tư về trình độ văn hoá và địa vị xã hội: hầu hết những đối tượng phạm tội trộm cắp tài sản có trình độ văn hoá và địa vị xã hội thấp, kiến thức và sự am hiểu pháp luật còn rất hạn chế. Cho nên việc tuyên truyền giáo dục pháp luật đôi khi đạt hiệu quả không cao so với mong muốn, tính răn đe của pháp luật vì thế cũng giảm bớt.

- Thứ năm về nghề nghiệp và khả năng kinh tế của đối tượng phạm tội: những đối tượng này thường không có nghề nghiệp hoặc có nhưng không ổn định dẫn đến thu nhập thấp hoặc không có thu nhập trong khi nhu cầu sống bắt buộc phải có nên dễ sinh lòng ham muốn khi thấy tài sản của người khác. Chỉ cần sơ hở của chủ tài sản là lợi dụng chiếm đoạt.

Điển hình như tại bản án số 43/2007/HSPT ngày 25/05/2007 bị cáo Đỗ Thế Ngọc tuổi rất trẻ (1987) đã có 02 tiền án về tội trộm cắp tài sản, nghề nghiệp không có, trình độ văn hoá 2/12. Cải tạo về Ngọc lại chứng nào tật nấy đi trộm cắp tài sản. Khoảng 10h ngày 29/06/2007 Ngọc đi lang thang nhằm xem ai có sơ hở để trộm cắp tài sản. Khi đến nhà ông Lê Hữu Ước ở phường Lê Lợi Ngọc phát hiện thấy không ai ở nhà và một cửa không khóa, Ngọc đã lẻn vào nhà trộm cắp 02 chiếc lồng chim trong dó có một con chim hoạ mi và một con chim khiếu. Tổng trị giá 1.060.000đ, Ngọc đã bị truy tố về hành vi phạm tội của mình, tổng hợp hình phạt 06 tháng tù của bản án số 117/2005/HSST ngày 16/06/2005 là 14 tháng tù, được trừ đi thời gian chấp hành hình phạt kà 08 tháng tù. Ngọc kháng cáo nhưng không đưa được lí do nên không dược chấp nhận.

2 - Đặc điểm về thời gian, địa điểm, phương pháp, thủ đoạn

-  Về thời gian: đối tượng thường “rình rập”, lợi dụng lúc chủ tài sản cũng như người quản lí tài sản sơ hở nhất như vào ban đêm khi mọi người đã đi ngủ, vào lúc nhà đông người, nhôn nhạo người qua lại không để ý đến.

Ví dụ: tại bản án số 20/HSST ngày 26/04/2006 của TAND huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang, ngày 23/08/2005 Đặng Trung Hiếu và Đặng Văn Huỳnh đến nhà rủ Tuấn ở Lục Nam đi trộm cắp xe máy. Khoảng 20h cùng ngày, thấy không có ai trông coi chúng đã trộm cắp xe máy của anh Đinh Văn Vũ ở Lục Nam.

- Về địa điểm phạm tội: có thể ở bất cứ nơi nào trên địa bàn tỉnh Bắc Giang như các khu chợ, nhà tập thể, khu dân cư, siêu thị, các vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa….Đối tượng thường di chuyển từ huyện- xã này đến huyện- xã khác thăm dò và phát hiện thấy sơ hở là chúng ra tay. Nhất là những địa bàn an ninh nơi lỏng.


- Về phương pháp thủ đoạn: rất tinh vi, hoạt động theo băng nhóm, có sự phân công liên kết chặt chẽ giữa các thành viên trong nhóm để dễ bề thực hiện hành vi trộm cắp trót lọt.

Chúng thăm dò địa bàn, theo dõi tiếp cận tài sản, trèo tường, phá khoá, phá cửa. Thường chúng hoạt động rất chuyên nghiệp đồ nghề khá dơn giản nhưng hiệu quả như: chỉ cần 1 cái vam phá khoá xe máy, trong vòng 20 đến 30 giây chúng có thể dắt đi chiếc xe máy đã được khoá cẩn thận. Chứng tỏ chúng rất tinh vi đặc biệt là đối với địa bàn khu đông dân cư, thành phố chúng hoạt động càng tinh vi xảo quyệt hơn vì thường tài sản có giá trị lớn.

II- Nguyên nhân phát sinh tội trộm cắp tài sản tại Bắc Giang:

Từ tình hình thực tế của tội trộm cắp tài sản ở Bắc Giang từ 2004 đến 2007 cho thấy nguyên nhân dẫn đến tình hình tội trộm cắp tài sản rất đa dạng. Dưới đây là những nguyên nhân chủ yếu tác động tới tình hình loại tội này.

1- Nguyên nhân kinh tế:

Trong những năm gần đây cùng với những tác động thuận lợi sau khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, nền kinh tế của tỉnh tiếp tục đối mặt với một số khó khăn thách thức. Song với sự nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền, doanh nghiệp và nhân dân các dân tộc trong tỉnh, sự quan tâm của chính phủ, các bộ ngành trung ương, nền kinh tế của tỉnh tiếp tục phát triển và có nhiều tiến bộ. GDP bình quân đầu người ước đạt 410 USD. Mức sống của người dân được cải thiện song sự chênh lệch giàu nghèo giữa thành thị và nông thôn ngày càng lớn. Công nghiệp đã phát triển nhưng không đủ đáp ứng việc làm cho số lao động dôi dư. Tỷ lệ thất nghiệp cao. Đây chính là nguyên nhân chủ yếu làm phát sinh tình hình tội trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.

Vì vậy các cấp chính quyền trong tỉnh cần chú ý đến vấn đề con người đi đôi với sự phát triển kinh tế sao cho sự phát triển giữa các địa phương là đồng đều.

2- Nguyên nhân xã hội.

Kinh tế phát triển dẫn đến đời sống nhân dân được nâng cao. Dịch vụ phát triển, nhiều loại hình giả trí xuất hiện thu hút sự tham gia đông đảo của người dân dặc biệt là lớp trẻ, chủ yếu là học sinh, sinh viên chưa có công ăn việc làm mà muốn có tiền ăn tiêu nên đã nảy sinh việc trộm cắp tài sản.

Cộng với sự gia tăng dân số, tỷ lệ thất nghiệp cao, trình độ dân trí thấp….Đây chính là nguyên nhân quan trọng làm tăng loại tội phạm trộm cắp tài sản.

3- Nguyên nhân từ công tác quản lí xã hội và thực thi pháp luật.

Mặc dù Bắc Giang luôn thực hiện tốt các chính sách kinh tế xã hội, chính sách pháp luật, công tác quản lí xã hội từ tỉnh cho tới các thôn xóm, nhưng nhìn tổng thể việc thực hiện đó vẫn chưa đồng bộ và hiệu quả.

- Thứ nhất, do đội ngũ cán bộ còn thiếu và hạn chế về kinh nghiệm nhất là trong công tác áp dụng và thực thi pháp luật.

- Thứ hai, đã có sự phối hợp giữa các cơ quan ban ngành nhưng chưa chặt chẽ, cơ chế thực hiện các chính sách xã hội_ pháp luật chưa đồng bộ và sâu sát vào đời sống dân cư.

- Thứ ba, do tỉnh còn có nhiều huyện xã miền núi điều kiện điện, đường, trường trạm còn nhiều khó khăn cho nên việc quản lí và thực thi các chính sách xã hội gặp nhiều trở ngại, chậm được thực hiện.

- Thứ tư, công tác thực thi pháp luật, ra các văn bản hướng dẫn cụ thể trực tiếp hướng vào việc đấu tranh phòng chống tệ nạn xã hội: ma tuý, mại dâm, cờ bạc, trộm cắp tài sản…. còn chậm và chưa bắt kịp tình hình biến đổi phức tạp và tinh vi của các loại tội phạm. Có văn bản thực thi chưa kịp thấy hiệu qủa đã phải sửa đổi bổ sung.

Đây là một hạn chế rất lớn để đưa pháp luật tới đời sống của các bộ phận dân cư trong tỉnh.

4- Nguyên nhân từ công tác giáo dục_tuyên truyền giáo dục pháp luật.

Giáo dục là yếu tố hàng đầu để đánh giá sự phát triển của xã hội. Con người được giáo dục hoàn thiện hay không chịu tác động của nhiều môi trường Gia đình_nhà trường_xã hội.

- Nguyên nhân từ môi trường gia đình:

Gia đình là tế bào của xã hội, mỗi gia đình ấm no, hạnh phúc, có truyền thống đạo đức tốt đẹp sẽ góp phần làm cho xã hội phồn thịnh, ít tệ nạn xã hội, tội phạm. Nhưng hiện nay ở Bắc Giang không ít gia đình đã buông thả trong việc giáo dục con cái: gia đình giàu có thì bố mẹ chỉ mải miết kiếm tiền, không chú ý đến sự biến đổi tâm sinh lí của con cái, nuông chiều chúng, cứ cho tiền là xong, mặc cho thầy cô, nhà trường giáo dục mà không biết hậu quả nên con cái dễ hư hỏng, sa ngã, dễ mắc vào các tệ nạn xã hội như: trộm cắp, ma tuý, cờ bạc…Còn những gia đình nghèo thì bắt con cái nghỉ học sớm cho chúng đi lao động kiếm tiền mà chủ yếu là những công việc thô sơ, thu nhập thấp, vì không có trình độ nên chỉ có thể làm được những việc như vậy lại xa gia đình không có sự quản lí của cha mẹ nên dễ dàng đẩy chúng vào con đường phạm tội. Chính vì thế đã hình thành nên nhân cách xấu, trái với chuẩn mực xã hội, phạm tội là điều dễ hiểu.

Thầy cô và nhà trường mang kiến thức đến cho mỗi người nhưng đó chỉ là một phần nhỏ chứ không thể giáo dục toàn diện, giáo dục đạo đức cho học sinh cũng chỉ phần nào hạn chế. Lại cộng với việc giáo dục pháp luật trong nhà trường chưa được chú ý, tiêu cực mua bán điểm chác, tranh giành nhau đã tác động lên suy nghĩ của các em là cho các em nhận thức sai lệch. Trong khi xã hội là một môi trường học vô cùng nếu biết học hỏi, chọn lọc những cái tốt thì mỗi cá nhân sẽ hoàn thiện nhân cách của mình, nếu không sẽ đi ngược lại những chuẩn mực xã hội.

Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật được đưa vào đời sống nhân dân Bắc Giang còn nặng nề tính hình thức, chưa gây được sự quan tâm chú ý của đông đảo quần chúng nhân dân nên hiệu quả chưa cao. ở các vùng sâu, vùng xa, nông thôn, trình độ dân trí thấp cộng với cơ sở vật chất thiếu thốn nghèo nàn nên việc tuyên truyền, phát thanh, phổ biến các tài liệu pháp luật bị hạn chế.

Đội ngũ làm công tác pháp luật ở thôn bản còn thiếu và yếu.

5- Nguyên nhân từ sự quản lí tài sản của chủ sở hữu.


Điều kiện thuận lợi cho tội phạm trộm cắp tài sản ra tay cũng phải kể đến nguyên nhân là sự lơi lỏng, chủ quan và không cảnh giác của chủ tài sản hoặc người có trách nhiệm quản lí tài sản là cơ hội cho kẻ trộm cắp tài sản. Ví như chủ tài sản để tài sản hớ hênh không người trông coi, quên không khoá cửa, khoá xe, lúc nhộn nhạo đông người không cảnh giác bảo vệ tài sản. Không cắt cử người trông giữ, người có trách nhiệm quản lí tài sản như chủ kho, nhân viên bảo vệ mất cảnh giác, thiếu trách nhiệm rời bỏ vị trí, tạo cơ hội cho đối tượng thực hiện hành vi trộm cắp tài sản. Đặc biệt có trường hợp những người này còn móc nối, câu kết với những đối tượng trộm cắp tài sản tiến hành hành vi phạm tội

No comments:

Post a Comment