14/11/2014
Bình luận điều 44, 45 trong Luật doanh nghiệp năm 2005 - Bài tập học kì - môn Luật Doanh nghiệp
BÀI LÀM.

Công ty TNHH được ra đời vào khoảng cuối thế kỉ XIX, cho đến ngày nay, công ty TNHH đã trở thành một doanh nghiệp  phổ biến trong nền kinh tế của các quốc gia trên thế giới. Sở dĩ như vậy vì loại hình công ty này thích hợp cho quy mô kinh doanh vừa và nhỏ, đây là mô hình kinh doanh lí  tưởng được các nhà đầu tư lựa chọn  khi thực hiện công việc kinh doanh  của mình trước khi nghĩ đến những loại hình đầu tư lớn hơn.Trong Luật daonh nghiệp Việt nam đã có những quy định có thể nói là khá toàn diện về loại hình công ty này, tuy nhiên vẫn còn rất nhiều điểm cần phải được đưa ra để bàn luận. Trong phạm vi bài viết này em xin bình luận về cơ chế chuyển nhượng vốn và xử lí phần vốn góp trong các trường hợp khác được quy định trong Điều 44, 45 Luật doanh nghiệp năm 2005.
NỘI DUNG.

1. Một số vấn đề lí luận.

1.1. Công ty TNHH.

Công ty trách nhiệm hữu hạn là loại hình công ty  trung gian giữa công ti đối nhân và công ty đối vốn, bởi nó mang tính chất của cả hai loại hình công ty này, Luật doanh nghiệp không đưa ra khái niệm cụ thể thế nào là công ty trách nhiệm hữu hạn mà chỉ liệt kê các dấu hiệu đặc trưng của loại hình công ty này để phân biệt với các loại hình công ty khác như: công ty cổ phần, công ty hợp danh…
- Công ty TNHH là một pháp nhân độc lập, địa vị này  quyết định đến chế độ trách nhiệm của công ty
- Thành  viên công ty không nhiều và thường là những người quen biết nhau.
- Vốn điều lệ chia thành từng phần, mỗi thành viên có thể góp nhiều hoặc ít khác nhau và bắt buộc  phải nộp đủ khi công ty được thành lập, công ty phải bảo toàn vốn ban đầu.

Theo pháp luật nước ta, có hai loại công ty trách nhiệm hữu hạn: công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên. Trong phạm vi bài viết này đó là bình luận về điều 44, 45 Luật doanh nghiệp về cơ chế chuyển nhượng vốn và xử lí phần vốn góp trong các trường hợp khác.

1.2. Công ty TNHH hai thành viên trở nên.

- Khái niệm:
Khoản 1 điều 38 có đưa ra định nghĩa về công ty TNHH hai thành viên trở nên:
“ 1. Công ty trách nhiệm hữu hạn  là doanh nghiệp trong đó:
a, thành viên có thể là tổ chức, cá nhân, số lượng không vượt quá 50;
b, thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp  trong phạm vi số vốn cam kết góp vào doanh nghiệp.
c, phần vốn góp của thành viên chỉ được chuyển nhượng theo các quy định tại điều 44, 45 Luật này”.

- Quy định như vậy, cho ta thấy các đặc điểm sau:
+ Về thành viên công ty: tối thiểu là hai và không vượt quá 50 thành viên, thành viên có thể là tổ chức hoặc cá nhân. Có quy định như vậy, vì là do mô hình công ty TNHH thích hợp cho việc kinh doanh ở quy mô vừa và nhỏ. Mặt khác, ngay từ cách gọi tên của công ty TNHH hai thành viên trở nên đã nói số lượng tối thiểu là hai để phân biệt với công ty TNHH một thành viên. Còn số thành viên không vượt quá 50 là để phân biệt với công ty cổ phần, mặt khác bản thân công ty TNHH có mang yếu tố đối nhân nên giới hạn thành viên công ty cũng là điều dẽ hiểu.
+ Tư cách pháp nhân:  có tư cách pháp nhân, kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh vì công ty TNHH hai thành viên mang đầy đủ dấu hiệu của một pháp  nhân theo quy định tại Điều 84 BLDS.
+ Về chế độ chịu trách nhiệm tài sản của thành viên công ty: Công ty chỉ chịu trách nhiệm  về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty  bằng tài sản của mình( trách nhiệm hữu hạn). Thành viên công ty chịu trách nhiệm  về các khoản nợ và tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào công ty. Như vậy ở loại hình công ty này,có sự tách biệt rất rõ ràng về tài sản  của công ty và của thành viên công ty.
+ Về chuyển nhượng vốn của thành viên công ty:  phần vốn góp của các thành viên công ty chỉ được chuyển nhượng  theo quy định của pháp luật. thành viên công ty TNHH có quyền chuyển nhượng  một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình cho người khác theo quy định tại Điều 44. 
+ Công ty không được quyền phát hành cổ phần: cổ phần là phần chia nhỏ nhất của vốn điều lệ, được thể hiện dưới dạng cổ phiếu, theo quy định tại Khoản 3 điều 38; “ Công ty TNHH không được phát hành cổ phần”.

2. Các quy định của Luật doanh nghiệp 2005 chuyển nhượng vốn góp và xử lí phần vốn góp trong các trường hợp khác( Điều 44, 45 Luật doanh nghiệp).
Theo quy định tại Điều 44 Luật doanh nghiệp năm 2005, việc chuyển nhượng phần vốn góp trong công ty TNHH hai thành viên trở nên được quy định như sau:

“ Trừ trường hợp quy định tại Khoản 6 Điều 45 của Luật này, thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở nên có quyền chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ tài sản của mình   cho người khác theo quy định sau đây:

1. Phải chào bán phần vồn góp đó cho các thành viên còn lại theo tì lệ tương ứng với phần vốn góp của họ trong công ty  với cùng điều kiện.

2. Chỉ được chuyển nhượng cho người không phải là thành viên nếu các thành viên còn lại của công ty không mua hoặc không mua hết trong thời hạn a30 ngày kể từ ngày chào bán”.
Điều 45 về xử lí phần vốn góp trong các trường hợp khác:
“1. Trong trường hợp thành viên là cá nhân chết hoặc bị Tòa tuyên bố là đã chết  thì người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật  của thành viên đó là thành viên của công ty.
2.Trong trường hợp có thành viên công bị hạn chế hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự thì quyền và nghĩa vụ  của thành viên đó trong công ty  được thực hiện thông qua người giám hộ.
3.Phần vốn góp của thành viên  được công ty mua lại hoặc chuyển nhượng  theo quy định tại Điều 43 và 44 Luật này trong các trường hợp sau đây:
a, người thừa kế không muốn trở thành thành viên;
b, người được tặng cho theo quy định tại khoản 5 Điều này không được  HĐTV chấp thuận là thành viên.
c, thành viên là tổ chức bị giải thể hoặc phá sản.
6. Trường hợp thành viên sử dụng phần vốn góp để trả nợ thì người nhận thanh toán có quyền  sử dụng phần vốn góp đó theo một trong hai cách sau đây:
a, trở thành thành viên của công ty nếu được HĐTV chấp thuận.
b, chào bán và chuyển nhượng phần vốn góp đó theo quy định tại Điều 44 của Luật này”.
3. Bình luận các quy định tại Điều 44, 45 Luật doanh nghiệp năm 2005.
3.1. Chuyển nhượng phần vốn góp tại Điều 44.

Theo Luật công ty năm 1990, việc chuyển nhượng vốn  góp  của các thành viên được  thực hiện tự do trong nội bộ công ty, còn nếu muốn chuyển  nhượng phần vốn đó  cho người không phải là thành viên công ty thì phải được sự nhất trí của nhóm đại diện  cho ít nhất ¾ số vốn điều lê công ty. Quy định này một mặt nhằm  chống sự xâm nhập của người lạ vào nội bộ công ty, mặt khác nó cũng dễ bị các  thành viên chiếm đa số  vốn điều lệ  lợi dụng để chèn ép, gây khó đối với việc  chuyển nhượng vốn của thành viên chiếm thiểu số vốn điều lệ. Luật doanh nghiệp năm 1999 đy củã khắc phục điểm hạn chế này của Luật công ty năm 1990  bằng quy định: “ thành viên muốn chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ vốn góp của công ty phải chào bán phần vốn góp đó cho tất cả các thành viên còn lại thoe tỉ lệ tương ứng với  phần vốn góp của họ trong công ty với cùng các điều kiện. chỉ được chuyển nhượng cho người không phải là thành viên công ty nếu các thành viên còn lại không mua  hoặc không mua hết ( điều 32 Luật doanh nghiệp năm 1999). Tuy nhiên, điểm hạn chế trong  quy định này củaLuật năm 1999 đó là  không quy định thời hạn chuyển nhượng  phần vốn góp giữa các thành viên  trong nội bộ công ty. Vì vậy các thành viên công ty có quyền dây dưa, kéo dài  thời gian và gây khó khăn cho việc chuyển nhượng vốn của các thành viên muốn chuyển nhượng.

Luật doanh nghiệp năm 2005 đã khắc phục được những hạn chế đó:Theo quy định của Luật doanh nghiệp 
2005 thì việc chuyển nhượng phần vốn góp trong CTTNHH không phải dễ dàng, bởi lẽ công ty TNHH tuy thuộc loại hình công ty đối vốn nhưng lại mang dáng dấp của công ty đối nhân, các thành viên trong chừng mực nhất định, vẫn quan tâm đến nhân thân của nhau, do đó những hạn chế này nhằm ngăn chặn sự xâm nhập của người lạ vào công ty, đảm bảo cho sự liên kết mang tính ổn định của công ty. Tuy nhiên tại Điều 44 này vẫn còn nhiều vướng mắc: 

Thứ nhất, quy định thành viên công ty muốn chuyển nhượng vốn phải chào bán phần vốn góp đó cho các thành viên  còn lại theo tỉ lệ  tương ứng  với phần vốn góp của họ trong công ty cũng với cùng điều kiện vẫn tạo điều kiện thuận lợi cho  các thành viên công ty lách luật  trên thực tế. bởi vì Luật doanh nghiệp năm 2005 chỉ quy định  phải chào bán cho các thành viên công ty  với cùng điều kiện nhưng hoàn toàn không  đề cập điều kiện đó phải như thế nào. Do vậy, việc thành viên muốn chuyển nhượng, chào bán phần vốn góp của mình gấp hai lần hoặc nhiều hơn so với giá trị thực tế trên thị trường  khiến các thành viên công ty không thể mua được rồi đem bán cho người ngoài công ty mà vẫn được coi là hợp pháp.

Thứ hai, luật doanh nghiệp năm 2005 chưa dự liệu đến trường hợp thành viên  công ty muốn  bán phần vốn góp của mình tại công ty nhưng vì lí do nào đó, các thành viên còn lại, mỗi người chỉ muốn mua một phần vốn mà thành viên chào bán  thì việc mua bán  sẽ được tiến hành như thế nào? Khoản 2 điều 44 có hai cách hiểu : Một là,nếu mỗi thành viên công ty  mua không hết số vốn mà mình được chào bán thì thành viên muốn chuyển nhượng  có quyền không bán và chào bán toàn bộ phần vốn muốn chuyển nhượng  cho người ngoài. Hai là thành viên công ty không mua hết thì thành viên muốn chuyển nhượng vẫn phải ưu tiên bán cho thành viên công ty và chỉ được bán  cho người ngoài  phần vốn còn lại mà thành viên  công ty không mua. Ví dụ, công ty  TNHH ABC có ba thành viên A, B, C mỗi người sở hữu phần vốn là  20 triệu. A chào bán cho B và C mỗi người 10 triệu nhưng  B chỉ muốn mua 8 triệu còn C chỉ muốn mua 9 triệu. Hiểu theo cách thứ nhất thì A có quyền không bán  cho B và C mà chào bán  toàn bộ phần vốn 20 triệu  của mình cho người ngoài công ty. Trong trường hợp này , các thành viên còn lại  của công ty buộc phải chấp nhận sự thâm nhập của người lạ vào công ty. Nếu hiều theo cách thứ hai, A chỉ có thể chào bán cho người ngoài công ty 3 triệu, trong khi đó B và C đã sở hữu 57 triệu chiếm 95% vốn điều lệ.việc mua bán phần vốn 3 triệu của A gần như không thực hiện được. Như vậy, thành viên muốn chuyển nhượng phần vốn góp  sẽ gặp bất lợi nếu như các thành viên còn lại của công ty không có thiện chí.

Thứ ba, mâu thuẫn trong quy định tại Điều 44 và Khoản 6 Điều 45. Điều 44 quy định loại trừ Khoản 6 Điều 45: “ Trừ trường hợp quy định tại Khoản 6 điều 45 của Luật này...” nhưng Khoản 6 Điều 45 lại dẫn chiếu đến quy định tại Điều 44 như sau: “ Trường hợp thành viên sử dụng phần vốn góp để trả nợ  thì một cách mà người nhận thanh toán có quyền sử dụng phần vốn góp đó là chào bán  và chuyển nhượng phần vốn góp đó theo quy định tại Điều 44 của Luật này.” Với quy định của pháp luật như vậy, thực tiễn áp dụng có nhiều lúng túng khi trường hợp người nhận thanh toán muốn chào bán và chuyển nhượng phần vốn góp theo quy định tại Điều 44 nhưng lại bị chính quy định tại Điều 44 không cho phép.
Thứ năm, về thời hạn chào bán phần vốn góp quy định tại khoản 2 điều 44: Chỉ được chuyển nhượng cho người không phải là thành viên nếu các thành viên còn lại của công ty không mua hoặc không mua hết trong thời hạn a30 ngày kể từ ngày chào bán”.

Vậy thời hạn 30 ngày được hiểu như thế nào? Có quan điểm cho rằng, thời hạn 30 ngày đó là tổng  thời gian cho  tất cả các  lần chuyển nhượng. nghĩa là nếu có thành viên không mua hoặc không mua hết phần vốn góp trong thời hạn chào bán trong vòng 30 ngày  kể từ ngày chào bán thì thành viên  muốn chuyển nhượng thì phải chào bán phần vốn đó cho  tất cả các thành viên khác  còn lại và  việc chuyển nhượng đó vẫn cứ tiếp tục theo trình tự trên  cho đến khi hết thời   ba mươi ngày kể từ ngày kế từ ngày  chào bán lần đầu tiên . Nếu sau thời hạn này, mà vẫn cò  phần vốn góp chưa được các thành viên mua thì  lúc đó mới chuyển nhượng cho người khác  không phải là thành viên công ty.

Quan điểm khac lại cho rằng, trong thời hạn 30 ngày đó là thời gian của từng lần chuyển nhượng  một. Nghĩa là nếu có thành viên  không mua hoặc không mua hết phần vốn góp trong  thời hạn 30 ngày, kể từ ngày chào bán đầu tiên  thì thành viên muốn chuyển nhượng phải chào bán  phần vốn đó cho tất cả các thành viên khác  còn lại trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày chào bán lần thứ hai. Sau thời hạn này mà phần vốn góp vẫn chưa được  bán hết thì trình tự và thời hạn chuyển nhượng phần  vốn góp đó  lại được tiếp tục  như trên. Chỉ khi nào  không còn thành viên nào mua nữa thì  lúc đó mới được chuyển nhượng cho người khác không phải là thành viên công ty.

Theo quan điểm thứ hai thì trên thực tế sẽ nảy sinh nhiều bất cập, đó là sự dây dưa, kéo dài  của một số thành viên công ty nhằm  gây khó khăn , khống chế  thành viên muốn chuyển nhượng vốn, ảnh hưởng đến quyền lợi của thành viên cần chuyển nhượng. chúng tôi cho rằng cần hiểu quy định này theo quan điểm thứ nhất, tuy nhiên nếu theo quan điểm thứ nhất thì cũng nảy sinh  bất cập trong thực tế. đó là trường hợp có thành viên không mua  hoặc không mua hết, nhưng thời điểm mà họ không mua hoặc không mua hết  là là thời điểm cuối của thời hạn 30 ngày, kể từ ngày chào bán. Lúc này, thành viên  chào bán phần vốn mà thành viên không mua hoặc không mua hết cho các thành viên còn lại thì các thành viên khác cũng khó có thể thực hiện được  việc mua bán này bởi vì hạn luật định sắp hết.

Bên cạnh việc quy định những hạn chế  trong việc chuyển nhượng phần vốn góp của thành viên công ty, Luật doanh nghiệp còn tạo dựng ra cơ chế chuyển nhượng linh hoạt và mềm dẻo  cho cá thành viên công ty, giúp cho họ có điều kiện chuyển đổi hình thức đầu tư khi họ không muốn  ở lại công ty nữa vì họ không có lợi hoặc  vì những lí do khác. Mặt khác vẫn đảm ảo được lợi ích   ưu tiên của nội bộ thành viên công ty nhằm ,kiểm soát sự xâm nhập của  người nước ngoài vào công ty đồng thời các thành viên khác cũng không thẻ lợi dụng quyền để cản trở  hay chèn ép việc chuyển nhượng vốn của họ.

3.2. Xử lí phần vốn góp trong các trường hợp khác.

Pháp luật quy định xử lí phần vốn góp của thành viên trong công ty trong các trường hợp như đã nêu. Theo đó pháp luật đã dự liệu được rất nhiều trường hợp sẽ xảy ra với phần vốn góp của thành viên, tuy  nhiên vẫn còn nhiều điểm bất cập.
Về thừa kế phần vốn góp: Theo quy định tại Điều 45 Luật doanh nghiệp thì: “ Trong trường hợp thành viên là cá nhân chết hoặc bị Tòa tuyên bố là đã chết thì người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của thành viên đó là thành viên của công ty”. Quy định này còn tồn tại hạn chế  đó là người thừa kế đương nhiên được coi là thành viên công ty thì tư cách thành viên công ty đã được coi là tài sản thừa kế. Điều này trái với quy định tại Điều 634BLDS về di sản thừa kế, theo đó di sản thừa kế bao gồm:“ tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong khối tài sản chung với người khác”. Như vậy phần vốn góp kèm theo các quyền và nghĩa vụ có liên quan của người góp vốn mới là di sản thừa kế  chứ không phải là tư cách thành viên công ty.
Về sử dụng phần vốn góp để trả nợ: khoản 6 Điều 45 luật doanh nghiệp quy định thành viên công ty TNHH có quyền sử dụng phần vốn góp để trả nợ, người nhận thanh toán có thể trở thành thành viên của công ty nếu được HĐTV chấp thuận hoặc chào bán và chuyển nhượng phần vốn góp  đó theo quy định tại Điều 44 Luật daonh nghiệp nếu không muốn trở thành thành viên  của công ty hoặc không được HĐTV chấp thuận là thành viên của công ty. ở đây ta thấy có sự mâu thuẫn trong việc áp dụng điều luật. Theo quy định tại Điều 44 như đã chứng minh đó là dẫn chiếu đến trường hợp quy định tại khoản 6 Điều 45, trong khi Khoản 6 Điều 45 là trường hợp ngoại trừ của Điều 44 lại dẫn chiếu đến Điều 44. Như vậy là không hợp lí.

Quy định về xử lí phần vốn góp trong trường hợp tặng cho còn có điểm chưa hợp lí: vì theo quy định tại khoản 5 Điều 45 Luật doanh nghiệp, vợ và con nuôi của thành viên không phải là người có cùng huyết thống đến thế hệ thứ ba, vì vậy, việc tặng cho phần vốn góp để trở thành thành viên  công ty phải được HĐTV chấp thuận. điều này không hợp lí vì vợ, con đẻ, con nuôi đều thuộc hàng thừa kế thứ nhất theo quy định tại Khoản 1 điều 676 BLDS. Nhưng trong vấn đề tặng cho phần vốn góp lại có sự phân biệt. con đẻ là người  được tặng cho thì đương nhiên  là thành viên, còn vợ và con nuôi là người được tặng cho thì phải được sự chấp thuận của HĐTV mới trở thành thành viên, đây là  chưa kể đến  tặng cho cháu nội, cháu ngoại ( chỉ thuộc hàng thừa kế thứ hai)  thì cháu nội, cháu ngoại đương nhiên trở thành thành viên còn tặng cho vợ và con nuôi  phải có sự chấp thuận của HĐTV. Quy định này dường như có  sự không hợp lí  và rất dễ lách . Nếu thành viên muốn tặng cho vợ nhưng  lại không muốn thông qua HĐTV thì thực hiện trước tiên tặng cho con để sau đó tặng cho mẹ.
Mặt khác, pháp luật quy định  chưa rõ ràng về quyền biểu quyết  của người tặng cho khi  HĐTV biểu quyết  chấp thuận vợ và con nuôi  trở thành  thành vien, tỉ lệ biểu quyết thông qua tại  HĐTV. Hiện tại, chưa có quy định nào  của Luật doanh nghiệp cấm hay hạn chế quyền biểu quyết  của thành viên tặng cho, do đó , thành viên tặng cho vẫn có quyền biểu quyết. Ngoài ra, theo quy định tại Khoản 4 điều 22, thông tin về  thành viên là một nội dung trong điều lệ công ty nên việc tặng cho dẫn đến  làm thay đổi Điều lệ công ty  và tất yếu  phải được số thành viên  sở hữu ít nhất 75% phần vốn góp dự họp chấp thuận. Giả sử thành viên  sở hữu hơn 75% vốn góp tặng cho vợ và con nuôi thì tỉ lệ này  đủ để thành viên  tặng cho có thể thông qua việc tặng cho của chính mình tại HĐTV mà không cần quan tâm đến ý kiến của các thành viên khác, khi đó việc biểu quyết chỉ còn là vấn  đề thủ tục.

4. Một số  kiến nghị hoàn thiện.

-  Cần sửa đổi những quy định chưa hợp lí; 
Điều 44 trong Luật doanh nghiệp cần quy định chi tiết những điều kiện đối với  thành viên muốn chuyển nhượng  phần vốn góp của mình thông qua  việc chào bán phần vốn góp đó cho các thành viên khác trong công ty. Mặt  khác cần phải sửa đổi  quy định này theo  hướng cho phép thành viên muốn chuyển nhượng vốn  được quyền xác định giá chào bán  phần vốn đó nhưng  phải dựa trên giá thị trường  tại thời điểm choa bán, mục đích để tránh tình trạng  thành viên muốn chuyển nhượng vốn  có thể chào bán phần vốn góp của mình với giá cao hơn rất nhiều lần so với giá trị thực tế  trên thị trường khiến các thành viên  khác trong công ty không  thể mua được và từ đó bán cho người ngoài.

- Một số quy định cần được giải thích rõ ràng và quy định chặt chẽ hơn.
Cần giải quyết mâu thuẫn trong quy định tại điều 44 và Khoản 6 điều 45  Luật doanh nghiệp. Do hai quy định này có sự mâu thuẫn với nhau  nên thực tiễn áp dụng còn lúng túng khi trường hợp người  nhận thanh toán muốn chào bán và chuyển nhượng phần vốn góp theo quy định của pháp luật tại điều 44 nhưng lại bị chính quy định tại Điều 44 không cho phép. Thiết nghĩ , Luật doanh nghiệp năm 2005  nên bỏ quy định loại trừ tại điều 44.

- Cần quy định  rõ ràng Khoản 2 điều 44 Luật doanh nghiệp:
Trong trường hợp  thành viên công ty muốn bán một phần  vốn của mình tại công ty nhưng  vì lí do nào đó, các thành viên còn lại, mỗi thành viên chỉ  muốn mua một phần vốn mà thành viên đó chào bán. Theo đó nên thống nhất cách hiểu tại Khoản 2 Điều 44  Luật doanh nghiệp để tránh tính trạng gây rắc rối trong áp dụng như hiện nay.

- Cần có sự quy định thống nhất giữa các văn bản pháp luật

- Đối với việc xử lí phần vốn góp trong trường hợp tặng, cho  một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp:
  Người được tặng cho là người  có cùng huyết thống  trong phạm vi ba đời, đương nhiên  là thành viên của công ty. Đồng thời bổ sung  quy định trong trường hợp người  được tặng cho là những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất và thứ hai như trong quy định   tại điều 676 BLDS  thì họ đương nhiên trở thành thành viên của công ty . đồng thời  bổ sung quy định  trong trường hợp người được tặng cho  là người khác thì  người tặng cho không có quyền biểu quyết tại HĐTV  để tránh lộng quyền trong quản lí doanh nghiệp.
- Về thời hạn chuyển nhượng phần vốn góp cho người khác.
 
Vì vậy, nếu thời  hạn 30 ngày được hiểu như quan điểm thứ nhất  thì để đảm bảo lợi ích  của thành viên muốn chuyển nhượng, cũng như các thành viên khác của công ty, cần quy định kéo dài thêm  một thời hạn nhất định nữa  sau thời hạn 30 ngày đs, có thể là bảy ngày chẳng hạn. Sau thời hạn  kéo dài thêm này mà vẫn còn phần vốn góp chưa được mua hoặc chưa được mua hết thì  thành viên muốn chuyển nhượng  đương nhiên được quyền chuyển nhượng cho người khác không phải là thành viên công ty. Quy định này đảm bảo quyền lợi cho thành viên muốn chuyển nhượng, tránh sự  dây dưa, kéo dài và gây khó khăn của các thành viên khác trong công ty.
LỜI KẾT
Phải nói rằng, việc tìm hiểu và hoàn thiện  các quy định về công ty trách nhiệm hữu hạn.. không chỉ có tư. tác dụng với việc lập pháp mà còn có ý nghĩa to lớn đối với các nhà đầu . để tránh những rủi ro do thiếu sót của pháp luật , pháp luật đ/c  hầu hết mọi mặt của công ty những  còn có những quy định chưa rõ ràng , gây các cách hiểu khác nhau, những quy định còn chưa phù hợp cần được sửa đổi và thống nhất để đảm bảo sự bình đẳng của các chủ thể, vừa khuyến khích đầu tư.

No comments:

Post a Comment