02/07/2014
Bình luận định hướng trung lập trong quá trình hình thành và phát triển của ASEAN - Bài tập học kỳ Pháp luật cộng đồng ASEAN
Bài tập Pháp luật cộng đồng ASEAN có đáp án.

Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (tiếng Anh: Association of Southeast Asian Nations, viết tắt là ASEAN) là một liên minh chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội của các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á. Tổ chức này được thành lập ngày 8/8/1967 với các thành viên đầu tiên là Thái Lan, Indonesia, Philippines, Malaysia, Singapore, để tỏ rõ tình đoàn kết giữa các nước trong cùng khu vực với nhau, đồng thời hợp tác chống tình trạng bạo động và bất ổn tại những nước thành viên. Từ 5 nước thành viên ban đầu, đến nay ASEAN đã có 10 quốc gia thành viên, gồm Indonesia, Thái Lan, Philippines, Singapore, Malaysia, Bruney (năm 1984), Việt Nam (năm1995), Lào (năm 1997), Myanmar (năm 1997) và Campuchia (năm1999). Trong giai đoạn hình thành và định hướng phát triển, ngày 27/11/1971, tại Kuala Lumpur, Malaysia, Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia, Malaysia, Philippines, Xingapo và Đặc phái viên của Hội đồng Hành pháp Quốc gia Thái Lan đã ký và công bố “Tuyên bố về khu vực hòa bình, tự do và trung lập ở Đông Nam Á”- Tuyên bố ZOPFAN (A Zone of Peace Freedom and Neutrality), thể hiện định rõ định hướng trung lập trong các giai đoạn phát triển của tổ chức này. 

Tuyên bố ZOPFAN đã mở ra thời kỳ mới cho sự phát triển của ASEAN, tuyên bố quan trọng này đã định ra các mục tiêu cơ bản và lâu dài của ASEAN là xây dựng Đông Nam Á thành một khu vực hòa bình, tự do và trung lập, không có sự can thiệp dưới bất cứ hình thức nào của các cường quốc bên ngoài. 

Về ưu điểm, vấn đề trung lập hoá mà tuyên bố đưa ra tại thời điểm đó đã đáp ứng được nhiệm vụ giữ được nguyên trạng tình hình ở Đông Nam Á, ngăn chặn sự can thiệp của các cường quốc mới như Trung Quốc, Nhật Bản xuống khu vực, buộc các nước ngoài Đông Nam Á chính thức cam kết không can thiệp vào công việc của khu vực. Và trên thực tế, hình thức này cũng dễ chấp nhận đối với các nước ngoài khu vực và ngay cả đối với Liên Hợp Quốc.

Về nhược điểm, xuất phát từ ý nghĩa trung Lập (Neutralism) có nghĩa là: Đứng ngay ở giữa, không nghiêng về phía bên nào, cho nên việc các quốc gia ngoài khối muốn tham vấn đối với các quốc gia thuộc khối ASEAN là việc không dễ dàng. Nhược điểm phần nào gây nên những cản trở đối với sự phát triển chung của toàn cộng đồng. Có thể thấy rõ điều này qua một số sự kiện chính trị xảy ra gần đây trong khuôn khổ khu vực Đông Nam Á như tranh chấp quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa giữa Việt Nam – Trung Quốc, tranh chấp biển đông giữa Trung Quốc và một số quốc gia Đông Nam Á. Với những vụ việc kiểu này, sự can thiệp và lên tiếng của cộng đồng quốc tế cũng như sự can thiệp từ bên ngoài có ý nghĩa tương đối quan trọng trong việc giải quyết mâu thuẫn và tranh chấp. Bên cạnh đó, cũng xuất phát từ nội dung của định hướng này, sự tham vấn can thiệp của các quốc gia với nhau trong cùng khối cũng chịu sự ảnh hưởng. Phần lớn các can thiệp chỉ dừng lại ở bề ngoài, nhiều khi không có hiệu quả thực tế mà chỉ mang tính ngoại giao, dẫn đến việc giữa các quốc gia thuộc ASEAN không có một đường lối chung. Các quốc gia buộc phải đứng trước thách thức tự hoàn thiện, củng cố nội bộ nước mình. Việc các quốc gia ASEAN cùng đoàn kết giải quyết hoặc nước nọ trông chờ vào sự giúp đỡ của nước kia là tương đối khó khăn. 

Tóm lại, trung lập là một trong các định hướng của khối ASEAN, thể hiện quan điểm phát triển chung của toàn cộng đồng. Tuy nhiên, thiết nghĩ để tạo nên một khối ASEAN vững mạnh và đoàn kết trước tình hình chính trị ngày càng diễn biến phức tạp, các nước ASEAN nên cùng nhau đề ra và thực hiện những đường lối chung, bắt kịp xu thế thời đại của các quốc gia, tổ chức trong cùng khu vực và trên toàn thế giới.

Trên đây là toàn bộ bài làm của em với đề bài: “Bình luận định hướng trung lập trong quá trình hình thành và phát triển của ASEAN”. Vì khuôn khổ bài tập học kỳ có hạn nên có thể bài làm của em không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự góp ý từ các thầy, các cô để bài làm được hoàn thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn!

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Tập bài giảng Pháp luật cộng đồng ASEAN, lưu hành nội bộ, Hà Nội, 2011.
2. Hiến chương ASEAN
3. Tuyên bố về khu vực hòa bình, tự do và trung lập ở Đông Nam Á- Tuyên bố ZOPFAN
4. Thông tin trên các website:
-   http://www.thongtinphapluatdansu.workpress.com
-   http://www.gov.vn
-   http://www.vnexpress.net


Nếu muốn download, xin vui lòng điền vào form tại đây và gửi tối thiểu 01 bài tập của 4 kì gần nhất đạt trên 7 điểm và chưa từng đăng tại blog này vào email baitapluat@gmail.com hoặc inbox facebook Diệp Hân Đặng. Những bạn nào không gửi bài tập, mình xin phép không gửi link download tài liệu lại. Cảm ơn đã ghé thăm blog và xin lỗi vì đã làm phiền các bạn!

Cảm ơn bạn Nguyễn Thu Hà - K34 ĐH Luật HN đã chia sẻ tài liệu này!

No comments:

Post a Comment