Trong những năm gần đây chúng ta đã đạt được một số thành tựu phát triển rực rỡ trên nhiều lĩnh vực về mặt kinh tế, chính trị, xã hội …. Tuy nhiên,đằng sau những thành tựu chúng ta đã đạt được, thì cũng có không ít vấn đề mà Đảng và nhà nước ta cần quan tâm như :Tệ nạn xã hội,lạm phát,thất nghiệp… Nhưng có lẽ vấn đề được quan tâm hàng đầu ở đây là thất nghiệp .Thất nghiệp,đó là vấn đề cả thế giới cần quan tâm. Bất kỳ một quốc gia nào dù nền kinh tế có phát triển đến đâu đi chăng nữa thì vẫn tồn tại thất nghiệp đó là vấn đề không tránh khỏi chỉ có điều là thất nghiệp đó ở mức độ thấp hay cao mà thôi. Do đó,để hiểu rõ về vấn đề này,em xin chọn đề tài: “Vấn đề thất nghiệp,lý thuyết và thực tiễn ở Việt Nam” làm bài tập học kỳ của mình.
NỘI DUNG
I.Những vấn đề cơ bản về thất nghiệp.
1. Một số khái niệm
- Những người trong độ tuổi lao động là những người ở trong độ tuổi có nghĩa vụ và quyền lợi lao động ghi trong Hiến pháp .
- Lực lượng lao động là số người trong độ tuổi lao động đang có việc làm hoặc chưa có việc làm nhưng đang tìm việc làm.
- Người thất nghiệp là người hiện đang chưa có việc làm nhưng mong muốn và đang tìm việc làm.
2.Phân loại thất nghiệp.
-Phân loại theo nguồn gốc thất nghiệp.
+ Thất nghiệp tạm thời :xảy ra khi có một số người lao động trong thời gian tìm kiếm công việc hoặc nơi làm việc tốt hơn,phù hợp với ý muốn riêng .
+ Thất nghiệp cơ cấu xảy ra: khi có sự mất cân đối cung cầu giữa các thị trường lao động ( giữa các ngành nghề,khu vực ...) loại này gắn liền với sự biến động cơ cấu kinh tế và khả năng điều chỉnh cung của các thị trường lao động.Khi sự lao động này là mạnh kéo dài,nạn thất nghiệp trở nên trầm trọng và kéo dài.
+ Thất nghiệp do thiếu cầu . Do sự suy giảm tổng cầu.Loại này còn được gọi là nghiệp chu kỳ bởi ở các nền kinh tế thị trường nó gắn liền với thơì kỳ suy thoái của chu kỳ kinh doanh,xảy ra ở khắp mọi nơi mọi ngành mọi nghề .
+ Thất nghiệp do yếu tố ngoài thị trường . Nó xảy ra khi tiền lương được ấn định không bởi các lực lượng thị trường và cao hơn mức cân bằng thực tế của thị trường lao động .
- Phân loại theo sự tự nguyện:
+ Thất nghiệp tự nguyện là 1 bộ phận người lao động không làm việc do việc làm và mức lương không phù hợp với mong muốn của họ.
+ Thất nghiệp không tự nguyện là bộ phận người không có việc làm mặc dù đã chấp nhận làm việc với mức lương hiện tại.
3.Tỉ lệ thất nghiệp.
-Tỉ lệ thất nghiệp là tỉ lệ phần trăm số người thất nghiệp so với tổng số người trong lực lượng lao động. Tỉ lệ thất nghiệp là một chỉ tiêu phản ánh khái quát tình trạng thất nghiệp của một quốc gia.
II.Thực trạng thất nghiệp ở Việt Nam trong những năm gần đây.
1.Thực trạng thất nghiệp năm 2013.
Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên ước tính đến 1/10/2013 là 53,9 triệu người, tăng 446,1 nghìn người so với lực lượng lao động tại thời điểm 1/7/2013, trong đó lao động nam chiếm 51,5 %; lao động nữa chiếm 48,5%. Lực lượng lao động trong độ tuổi lao động tại thời điểm 1/10/2013là 47,7 triệu người, tăng 366 nghìn người so với thời điểm 1/7/2013,trong đó nam chiếm 53,7%,nữ chiếm 46,3%.Lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong các ngành kinh tế chín tháng năm 2013 ước tính 52,4 triệu người,tăng 0,5% so với cùng kỳ năm 2012. Lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc chín tháng năm 2013 trong các khu vực nông,lâm nghiệp và thủy sản chiếm 47,4% tổng số, không biến đổi nhiều so với năm trước;khu vự công nghiệp và xây dựng chiếm 20,7%,giảm 0,5%; khu vực dịch vụ chiếm 31,9%,tăng 0,5%.
Tỷ lệ lao động phi chính thức trong tổng số lao động 15 tuổi trở lên đang làm việc chín tháng năm 2013 ước tính 33,7%,trong đó khu vực thành thị là 47,1% , khu vực nông thôn là 28%.Tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi chín tháng năm 2013 ước tính là 2,22%,trong đó khu vực thành thị là 3,67%, khu vực nông thôn là 1,56%(Số liệu chín tháng của năm 2012 tương ứng là: 2,06% ; 3,31%; 1,48%). Tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi chín tháng năm 2013 ước tính là 2,66%; khu vực thành thị là 1,5%,khu vực nông thôn là 3,18% (Số liệu chín tháng của năm 2012 tương ứng là:2,75%;1,46%;3,33%). Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên trong độ tuổi từ 15-24 chín tháng năm 2013 ước tính là 5,97%, trong đó khu vực thành thị là 10,27%;tăng 1,27 % so với cùng kỳ năm trước, khu vực nông thôn là 4,49%,tăng 0,05%. Tỷ lệ thất nghiệp của lao động từ 25 tuổi trở lên độ tuổi chín tháng năm 2013 ước tính là 1,29%; khu vực thành thị là 2,45%,khu vực nông thôn là 0,77%.Nhìn chung thất nghiệp có xu hướng tăng lên do sản xuất vẫn gặp nhiều khó khăn ảnh hưởng đến việc làm của người lao động.
2.Thực trạng thất nghiệp năm 2014
Q1/2014, cả nước có 1.045,5 nghìn người trong độ tuổi lao động bị thất nghiệp, tăng 145,8 nghìn người so với Q4/2013, tuy nhiên đã giảm 22,2 nghìn người so với Q1/2013. Trong số người thất nghiệp, có là 493,0 nghìn người là nữ (chiếm 47,2%), 546,7 nghìn người ở thành thị (chiếm 52,3%).Về tỷ lệ, Q1/2014 tỷ lệ thất nghiệp chung là 2,21%, tăng so với Q4/2013 (1,9%),tuy nhiên giảm nhẹ so với Q1/2013 (2,27%) . Tỷ lệ thất nghiệp của nữ là 2,25%, cao hơn nam (2,17%). Tỷ lệ thất nghiệp thành thị là3,72%, cao gấp 2,4 lần nông thôn (1,53%).
Hình 3. Số lượng người thất nghiệptrong độ tuổi lao động theo trình độ chuyên môn kỹ thuật
Nhóm lao động trình độ cao tiếp tụckhó khăn khi tìm việc làm. Trong Q1/2014,có 162,4 nghìn người có trình độ từ đại học trở lên bị thất nghiệp, chiếm 4,14% tổng số người có trình độ này (mặc dù tỷ lệ này không cao), tăng 4,3 nghìn người so với Q4/2013; có 79,1 nghìn người có trình độ cao đẳng (chiếm 6,81%), tăng 7,5 nghìn người so với Q4/2013.
Thất nghiệp thanh niên tiếp tục làvấn đề cần quan tâm. Trong Q1/2014, cả nước có 504,7 nghìn thanh niên (nhóm từ 15-24 tuổi) bị thất nghiệp (chiếm 6,66%), tăng 54,4 nghìn người so với Q4/2013 và tăng17,0 nghìn người so với Q1/2013. Đặc biệt,có 21,2% thanh niên độ tuổi 20-24 có trình độ từ đại học trở lên bị thất nghiệp. Tỷ lệ thất nghiệp thanh niên của khu vực thành thị tiếptục ở mức cao (12,3%); của nữ (7,86%), cao hơn hẳn so với của nam (5,66%), cho thấy nữ thanh niên gặp khó khăn hơn khi tìm việclàm.
III.Ảnh hưởng của thất nghiệp đến đời sống kinh tế.
Với bản thân người thất nghiệp,khi không có việc làm,thu nhập của họ giảm sút ,kỹ năng chuyên môn bị xói mòn,niềm tin đối với cuộc sống suy giảm và tâm trạng u uất.Với xã hội,tình trạng thất nghiệp cũng là 1 chi phí mà xã hội phải gánh chịu.Thất nghiệp càng nhiều,giá phải trả càng lớn.Những khoản chi phí như:Chính phủ phải có khoản chi về trợ cấp thất nghiệp,khoản thu từ thuế thu nhập cho ngân sách giảm sút,nguồn lực lãng phí,sản lượng sút kém.Ngoài ra,thất nghiệp còn làm cho các tệ nạn xã hội gia tăng ,gây tổn thương về mặt tâm lý và niềm tin của nhiều người.
IV.Nguyên nhân của tình trạng thất nghiệp ở Việt Nam..
- Thất nghiệp gia tăng do suy giảm kinh tế toàn cầu: Suy giảm kinh tế toàn cầu khiến cho nhiều xí nghiệp nhà máy phải thu hẹp sản xuất, thậm chí phải đóng cửa do sản phẩm làm ra không tiêu thụ được. Chất lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu xuất khẩu còn thấp không sánh kịp với các sản phẩm chất lượng cao của các quốc gia có trình độ phát triển cao. Chính vì vậy mà các doanh nghiệp phải cắt giảm nguồn lao động dẫn đến lao động mất việc làm. Đây là nguyên nhân chủ yếu, kinh tế Việt Nam vẫn phụ thuộc nhiều vào đầu tư và xuất khẩu nên khi kinh tế toàn cầu bị suy giảm thì nền kinh tế Việt Nam bị ảnh hưởng rất lớn và hậu quả là nạn thất nghiệp sẽ tăng cao.
- Nếp nghĩ có lâu trong thanh niên: với thói quen học để “ làm thầy “ chứ không ai muốn mình “ làm thợ “, hay thích làm việc cho nhà nước mà không thích làm việc cho tư nhân. Với lý do này , nhu cầu xã hội không thể đáp ứng hết yêu cầu của lao động, điều này là thiếu thực tế bởi không dựa trên khả năng của bản thân và nhu cầu của xã hội. Một bộ phận lao động trẻ lại muốn tìm đúng công việc mình yêu thích mặc dù các công việc khác tốt hơn nhiều, dẫn đến tình trạng những ngành cần lao động thì lại thiếu lao động, trong khi đó lại thừa lao động ở các ngành không cần nhiều lao động.
- Lao động Việt Nam có trình độ tay nghề thấp: chưa đáp ứng được nhu cầu sản xuất ngày.Kinh tế Việt Nam từng bước áp dụng nhiều thành tựu khoa học kỹ thuật tiên tiến trên thế giới nên đòi hỏi một đội ngũ lao động có trình độ chuyên môn cao, thành thạo tay nghề. Trong khi đó đội ngũ lao động ở nước ta chỉ một số ít lao động có trình độ, tay nghề. Tác phong công nghiệp của lực lượng lao động nước ta còn non yếu,thiếu tính chuyên nghiệp; trong khi nền kinh tế đòi hỏi một đội ngũ lao động năng động.
V.Phương hướng giải quyết và giải pháp khắc phục.
* Huy động mọi nguồn lực để tạo ra môi trường kinh tế phát triển nhanh
- Phát triển toàn diện nông - lâm - ngư nghiệp, gắn với công nghệ chế biến nông lâm thuỷ sản và đổi mới cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hoá và hiện đại hoá.
- Đầu tư phát triển các ngành nghề công nghiệp, chú trọng trước hỗ trợ công nghiệp chế biến, công nghiệp hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu, xây dựng có chọn lọc một số cơ sở nông nghiệp chế biến, công nghiệp hàng tiêu dùng.
- Đầu tư xây dựng và cải tạo hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ thiết thực và bực xúc cho phát triển.
- Phát triển các ngành dịch vụ, trong đó tập trung vào các lĩnh vực vận tải thông tin liên lạc, thương mại, du lịch, các dịch vụ tài chính, ngân hàng, công nghệ,
* Tạo ra một môi trường pháp lý đồng bộ khuyến khích tạo mở và duy trì chỗ làm việc khuyến khích tự tạo việc làm.
* Tiếp tục nghiên cứu, ban hành các chính sách hỗ trợ các đối tượng yếu thế trong việc tìm kiếm hoặc tự tạo việc làm.
- Khuyến khích sử dụng lao động nữ. Khuyến khích sử lao động là người tàn tật. Hỗ trợ các cơ sở sản xuất của thương binh và người tàn tật.
- Chính sách bảo hiểm thất nghiệp. Hỗ trợ một phần kinh phí đào tạo cho lao động thuộc diện chính sách ưu đãi, lao động thuộc đối tượng yếu thế.
-Tập chung phần vốn tín dụng từ quỹ quốc gia về việc làm với lãi xuất ưu đãi do các đối tượng trọng điểm vay theo dự án nhỏ để tự tạo việc làm cho bản thân gia đình và công cộng.
* Phát triển nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống trung tâm dịch vụ việc làm.
KẾT LUẬN
Thất nghiệp là một hiện tượng xã hội tồn tại khách quan và gây ra những hậu quả xấu ngăn cản sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế.Vì vậy,vấn đề giải quyết thất nghiệp là vấn đề cấp bách hơn bao giờ hết,giảm bớt thất nghiệp không những tạo điều kiện để phát triển kinh tế mà còn thúc đẩy ổn định xã hội .Một xã hội có nền kinh tế phát triển,tỷ lệ thất nghiệp thấp thì tệ nạn xã hội sẽ bị đẩy lùi,đời sống nhân dân được nâng cao.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ giáo dục và đào tạo,Kinh tế học vĩ mô,NXB giáo dục,Hà Nội.
2. Trường đại học Luật Hà Nội,giáo trình kinh tế học đại cương,NXB công an nhân dân ,Hà Nội,2002
3. Nguyễn Quang Hiển;“Thị trường lao động thực trạng và giải pháp, Nhà xuất bản thống kê 1999.
4. Nguyễn Quang Hiển;“Xu hướng vận động của thị trường lao động nước ta”. Tạp chí kinh tế dự báo số 1/2001
5. Bản tin cập nhật thị trường lao động.
6. Trần Đình Hoan và Lê Mạnh Khoa, “Sử dụng nguồn lao động và giải quyết việc làm ở Việt nam” Nhà xuất bản - Hà nội 1999
No comments:
Post a Comment