THS. BÙI THỊ MỪNG – Khoa Pháp luật Dân sự, Đại học Luật Hà Nội
1. Khái quát chung về tài sản và quyền sở hữu tài sản của vợ chồng
Theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình hiện hành, tài sản của vợ, chồng bao gồm tài sản chung và tài sản riêng. Căn cứ để phân định tài sản chung và tài sản riêng của vợ, chồng là dựa vào nguồn gốc hình thành tài sản và dấu hiệu pháp lý về thời kỳ hôn nhân. Thời kỳ hôn nhân là thời gian quan hệ vợ chồng tồn tại trước pháp luật. Thời kỳ hôn nhân bắt đầu từ khi kết hôn cho đến khi hôn nhân chấm dứt trong các trường hợp mà pháp luật quy định. Theo đó, quyền và nghĩa vụ của vợ chồng đối với mỗi loại tài sản cũng được ghi nhận cụ thể. Đây là cơ sở pháp lý để bảo vệ quyền tài sản cho các bên vợ chồng. Chính vì vậy, các quy định của pháp luật hiện hành liên quan đến căn cứ xác lập tài sản chung, tài sản riêng, quyền và nghĩa vụ của vợ chồng đối với các loại tài sản này có ý nghĩa lý luận thực và tiễn sâu sắc. Bởi lẽ, tài sản của vợ chồng không chỉ liên quan đến quyền lợi của mỗi bên vợ, chồng mà trong nhiều trường hợp còn liên quan đến lợi ích của người thứ ba. Vì vậy, xác định trách nhiệm tài sản của vợ chồng trong những trường hợp cụ thể liên quan đến tài sản chung, tài sản riêng của vợ, chồng nhằm ổn định quan hệ hôn nhân, gia đình và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người thứ ba.
Theo quy định của pháp luật hiện hành, tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản ( Điều 163, BLDS). Như vậy, tài sản của vợ chồng cũng bao gồm vật, tiền và các quyền tài sản. Tài sản của vợ chồng có thể là bất động sản hay động sản…Tất cả các tài sản này dựa vào căn cứ phân định tài sản chung và tài sản riêng; việc xác định được đâu là tài sản chung, đâu là tài sản riêng của vợ, chồng là cơ sở để giải quyết các vấn đề khác liên quan đến tài sản của vợ chồng.
Mục đích của các cuộc hôn nhân là vợ chồng cùng hướng tới việc xây dựng gia đình no ấm, hạnh phúc nên xét về bản chất, quan hệ hôn nhân mang tính chất “cộng đồng”. Do tính chất cộng đồng trong quan hệ hôn nhân nên vợ chồng cùng chung sức, chung ý chí tạo dựng tài sản chung để xây dựng gia đình và nuôi dạy các con. Vì vậy, khi xác lập quan hệ hôn nhân, vợ, chồng phải có tài sản chung. Tài sản chung của vợ chồng là tài sản chung hợp nhất.Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh và những thu nhập hợp pháp của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và những tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung ( Điều 27 Luật HN & GĐ năm 2000). Theo quy định của pháp luật hiện hành, tài sản chung của vợ chồng không nhất thiết phải do hai vợ chồng cùng tạo ra mà chỉ cần một trong hai bên tạo ra trong thời kỳ hôn nhân cũng được coi là tài sản chung của vợ chồng; bởi vì tính chất cộng đồng trong quan hệ hôn nhân luôn thể hiện công sức của người chồng, đã bao hàm công sức của người vợ trong việc tạo ra tài sản. Vì thế, căn cứ tạo lập tài sản chung của vợ chồng thể hiện sự bình đẳng giữa vợ chồng trong gia đình. Với ý nghĩa này pháp luật cũng ghi nhận sự bình đẳng của vợ chồng về quyền và nghĩa vụ đối với tài sản thuộc sở hữu chung hợp nhất.
Bên cạnh tài sản chung của vợ chồng, Luật HN & GĐ hiện hành còn quy định vợ, chồng có quyền có tài sản riêng. Tài sản riêng của vợ, chồng gồm "tài sản mà mỗi bên có từ trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại khoản 1 Điều 29 và Điều 30 của Luật này; đồ dùng tư trang cá nhân…"( Điều 32). Việc ghi nhận quyền sở riêng về tài sản của vợ chồng trước hết là sự thể chế hóa quy định của Hiến pháp năm 1992 về quyền sở hữu riêng của công dân. Về mặt lý luận, điều này hoàn toàn phù hợp, bởi lẽ, với tư cách là công dân, vợ chồng phải được bảo hộ quyền có tài sản riêng mà Hiến pháp ghi nhận. Mặt khác, xuất phát từ thực tiễn đời sống hôn nhân, việc ghi nhận vợ, chồng có quyền có tài sản riêng là một đòi hỏi khách quan. Bởi lẽ, trong quan hệ vợ chồng, bên cạnh những mối liên hệ chung, vợ chồng cũng có những mối quan tâm riêng cần phải giải quyết. Do vậy, vợ, chồng sẽ dùng phần tài sản riêng của mình để thỏa mãn những nhu cầu riêng, thực hiện những nghĩa vụ dân sự riêng mà không ảnh hưởng đến chồng hoặc vợ mình. Xét ở phương diện này quy, định về việc vợ, chồng có quyền có tài sản riêng không những không làm mất đi tính chất cộng đồng trong quan hệ hôn nhân; trái lại, nó còn góp phần củng cố và ổn định quan hệ hôn nhân và gia đình. Ghi nhận quyền có tài sản riêng của vợ chồng cũng thể hiện tính linh hoạt và mềm dẻo của pháp luật hôn nhân và gia đình khi cho phép vợ, chồng tự quyết định số phận pháp lý của tài sản riêng. Vợ, chồng có quyền nhập hay không nhập tài sản riêng vào khối tài sản chung. Như vậy, bình thường cuộc sống của vợ chồng hòa thuận, hạnh phúc thì vợ chồng thường không phân biệt tài sản chung, tài sản riêng. Trong trường hợp cần thiết phải phân định tài sản chung, tài sản riêng của vợ, chồng, quy định về căn cứ xác định của các loại tài sản của vợ chồng mới thực sự có ý nghĩa khi giải quyết các tranh chấp.
Theo quy định của Bộ luật Dân sự, quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu. Theo đó, quyền sở hữu tài sản của vợ chồng được hiểu là quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt của vợ chồng đối với tài sản chung và tài sản riêng của mỗi bên. Theo Luật HN & GĐ, vợ chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc chiếm hữu, sử dụng và định đoạt đối với tài sản thuộc sở hữu chung hợp nhất. Do tính chất cộng đồng trong quan hệ hôn nhân cho nên tài sản chung được sử dụng để đáp ứng những nhu cầu chung của gia đình, tài sản chung của vợ chồng cũng được sử dụng để thực hiện các nghĩa vụ chung của vợ chồng. Chính vì vậy, bình thường trong đời sống hôn nhân, việc định đoạt tài sản chung của một bên vợ, chồng vì nhu cầu chung của gia đình được mặc nhiên là có sự thỏa thuận của người kia, trừ trường hợp đặc biệt việc định đoạt liên quan đến tài sản chung có giá trị lớn thì phải có sự thỏa thuận của vợ chồng( Điều 28 Luật HN & GĐ 2000). Đối với tài sản riêng của vợ, chồng, về nguyên tắc, vợ chồng có quyền định đoạt đối với tài sản riêng, vợ chồng có quyền nhập hay không nhập tài sản riêng vào khối tài sản chung. Tuy nhiên, do tính chất cộng đồng của quan hệ hôn nhân cho nên việc định đoạt tài sản riêng của vợ chồng có thể bị hạn chế, đó là trường hợp tài sản riêng của vợ chồng đã được đưa vào sử dụng chung mà hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản này là nguồn sống duy nhất của gia đình thì việc định đoạt tài sản riêng ấy vẫn phải có sự thỏa thuận của vợ chồng (theo khoản 5 Điều 33 – Luật HN & GĐ). Vợ, chồng có thể tự mình quản lý, sử dụng hoặc ủy quyền cho chồng, vợ mình quản lý hoặc sử dụng tài sản thuộc sở hữu riêng. Trong trường hợp đó, người vợ, người chồng được ủy quyền quản lý hay sử dụng tài sản chung phải tuân thủ các quy định của pháp luật, thực hiện trách nhiệm trong phạm vi được ủy quyền và trong những trường hợp mà pháp luật quy định; khi vợ, chồng thực hiện quyền sở hữu đối với tài sản riêng mà gây thiệt hại cho người khác, họ có thể phải bồi thường các thiệt hại đã xảy ra. Như vậy, việc xác định rõ tài sản chung và tài sản riêng của vợ hoặc chồng có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo vệ quyền sở hữu với tài sản của vợ, chồng đồng thời trên cơ sở đó cũng xác định rõ phạm vi quyền năng của sở hữu chủ đối với từng loại tài sản, nhằm xác định trách nhiệm về tài sản của vợ chồng trong những trường hợp cụ thể.
2. Bồi thường thiệt hại do tài sản của vợ chồng gây ra
2.1. Căn cứ xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản của vợ, chồng gây ra
Bồi thường thiệt hại do tài sản của vợ chồng gây ra là một dạng của bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là một hình thức cụ thể của trách nhệm dân sự. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng theo quy định của Luật Dân sự khi được áp dụng thì người có hành vi xâm phạm đến tài sản, sức khỏe, tính mạng, danh dự, nhân phẩm, uy tín, các quyền và lợi ích hợp pháp của người khác mà gây thiệt hại thì có nghĩa vụ phải bồi thường thiệt hại do mình gây ra. Như vậy, bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra cũng là trách nhiệm bồi thường thiệt hại, song là một loại trách nhiệm dân sự đặc biệt. Vì vậy, việc xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp này, bên cạnh việc xem xét các yếu tố để xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại còn phải căn cứ vào các loại tài sản cụ thể để xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Chính vì vậy, trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản của vợ chồng gây ra cần phải được xem xét trên những khía cạnh sau:
+ Thứ nhất: Cần phải xác định có căn cứ phát sinh trách nhiệm bồithường thiệt hại ngoài hợp đồng hay không, khi tài sản của vợ chồng gây thiệt hại. Điều này được xác định dựa trên các căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Cụ thể là phải được xem xét dựa trên các yếu tố: Có thiệt hại thực tế xảy ra, hành vi gây thiệt hại là hành vi trái pháp luật, có lỗi và có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi gây thiệt hại và thiệt hại xảy ra.
+ Thứ hai: Cần phải xác định, tài sản gây thiệt hại là tài sản cụ thể nào. Vì tính chất đặc thù của trường hợp bồi thường thiệt hại do tài sản của vợ chồng gây ra, Bộ luật Dân sự đã dự liệu cụ thể những trường hợp tài sản gây thiệt hại và quy định việc bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra trong những trường hợp cụ thể. Bởi lẽ đó, để xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản của vợ chồng gây ra còn phải xem xét cụ thể tài sản đó là tài sản gì, là nguồn nguy hiểm cao độ hay là súc vật, cây cối hoặc là nhà cửa, các công trình xây dựng khác.
+ Thứ ba: Cần phải xác định xem tài sản gây thiệt hại là tài sản chung hay tài sản riêng của vợ, chồng. Đây là vấn đề quan trọng để chúng ta xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại là trách nhiệm của một bên vợ, chồng hoặc của cả hai vợ chồng. Chính vì thế, việc xác định một cách chính xác trách nhiệm của vợ chồng đối với việc bồi thường thiệt hại trong trường hợp này có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo vệ quyền và lợi ích về tài sản của vợ chồng, đồng thời bảo vệ lợi ích chính đáng của người bị thiệt hại.
+ Thứ tư, do tính chất cộng đồng trong quan hệ hôn nhân nên nhiều trường hợp, mặc dù là trách nhiệm bồi thường thiệt hại được xác định là của một bên vợ, chồng nhưng bên kia đã tự nguyện dùng tài sản chung của vợ chồng để bồi thường hoặc có khi dùng tài sản riêng của mình để bồi thường cho phía người bị thiệt hại, điều này hoàn toàn được chấp nhận, miễn là thiệt hại được bồi thường toàn bộ và kịp thời theo đúng quy định của pháp luật.
2.2 Bồi thường thiệt hại do tài sản của vợ chồng gây ra trong những trường hợp cụ thể
2.2.1. Bồi thường thiệt hại trong trường hợp tài sản của vợ chồng là nguồn nguy hiểm cao độ gây ra
“ Nguồn nguy hiểm cao độ bao gồm phương tiện giao thông vận tải cơ giới, hệ thống tải điện, nhà máy công nghiệp đang hoạt động, vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, thú dữ và các nguồn nguy hiểm cao độ khác do pháp luật quy định.” ( Điều 623 Bộ Luật dân sự). Như vậy, với tính chất là “ nguồn nguy hiểm cao độ”, những tài sản này tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ đối với đời sống xã hội. Chính vì vậy, người có tài sản phải thực hiện tốt việc bảo quản trông giữ, vận chuyển và sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ theo đúng quy định của pháp luật. Trong truờng hợp tài sản gây thiệt hại cho người khác, chủ sở hữu tài sản được suy đoán là có lỗi. Tuy nhiên, lỗi trong trường hợp này cũng không phải là vấn đề tiên quyết để xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại, vì rằng chủ sở hữu tài sản phải bồi thường thiệt hại ngay cả khi không có lỗi, trừ những trường hợp mà pháp luật quy định. Theo quy định tại khoản 3, Điều 623 Bộ Luật Dân sự, trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp tài sản là nguồn nguy hiểm cao độ gây ra được xác định trước hết là thuộc về chủ sở hữu tài sản. Chính vì vậy khi tài sản của vợ chồng gây thiệt hại cần phân định rõ tài sản gây thiệt hại đó là tài sản chung hay tài sản riêng của vợ chồng để xem xét áp dụng trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
+ Trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp nguồn nguy hiểm cao độ là tài sản chung của vợ chồng
Như đã trình bày ở phần trên, theo quy định của Luật Dân sự, trách nhiệm bồi thuờng thiệt hại trong truờng hợp này được xác định theo nguyên tắc là trách nhiệm thuộc về chủ sở hữu tài sản. Xét dưới góc độ của Luật HN & GĐ, điều này cũng hoàn toàn phù hợp. Bởi vì, đối với tài sản chung hợp nhất của vợ chồng thì vợ, chồng hoàn toàn bình đẳng về căn cứ tạo lập tài sản, bình đẳng về quyền và nghĩa vụ. Vì lẽ đó, trách nhiệm bồi thường thiệt hại phải được xác định là trách nhiệm chung của vợ chồng. Vợ chồng phải bồi thường thiệt hại bằng tài sản chung của mình (Điều 28 – Luật HN & GĐ).
+ Trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong truờng hợp tài sản là nguồn nguy hiểm cao độ thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng.
Theo quy định của pháp luật dân sự và Luật HN & GĐ, trước hết xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp này thuộc về “chủ sở hữu tài sản”. Như vậy, người vợ, người chồng có tài sản riêng là nguồn nguy hiểm cao độ gây thiệt hại cho người khác thì phải có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại. Tuy nhiên, trong đời sồng hôn nhân và gia đình, thiệt hại này cũng có thể được vợ chồng thỏa thuận bồi thường bằng tài sản chung của vợ chồng . Trường hợp tài sản riêng của vợ chồng là nguồn nguy hiểm cao độ nhưng vợ chồng giao cho người kia chiếm hữu, sử dụng và trong thời gian đó gây thiệt hại cho người khác thì theo quy định của pháp luật dân sự, bên vợ, chồng chiếm hữu, sử dụng tài sản riêng của chồng, vợ có nghĩa vụ phải bồi thường thiệt hại. Tuy nhiên, khi nhìn nhận vấn đề này dưới góc độ Luật HN & GĐ, chúng ta nhận thấy, việc vợ chồng giao tài sản riêng của mình cho người kia chiếm hữu, sử dụng là một trường hợp khá đặc thù, thông thường hai bên không có thỏa thuận cụ thể về vấn đề này mà một bên để mặc cho bên kia sử dụng tài sản này vì lợi ích chung. Ví dụ: A và B là vợ chồng, A có một chiếc xe ô tô từ trước khi kết hôn. Sau khi kết hôn, do B phải đi làm xa, cho nên B thường sử dụng chiếc xe này làm phương tiện đi lại. Một lần, B lái xe đi trên đường và gây tai nạn. Qua điều tra được biết, xe gây tai nạn là do sự cố kỹ thuật của xe. Nhưng theo quy định của pháp luật dân sự, xe đang do B chiếm hữu và sử dụng nên trách nhiệm bồi thường thiệt hại này phải thuộc về B. Xét dưới góc độ của Luật HN & GĐ có thể thấy nhu cầu đi lại để phục vụ cho công việc của B thực chất cũng được coi là nhu cầu chung của gia đình, mặt khác, khi B cần phương tiện đi lại lấy xe là tài sản riêng của A để đi nhưng A cũng không có ý kiến gì mà để mặc cho B sử dụng chiếc xe này. Thực tế cho thấy khi vợ chồng có cuộc sống bình thường thì tất cả mọi người đều ứng xử như vậy mà không phân định rõ đó là tài sản riêng của một bên. Vì lẽ đó, chúng tôi cho rằng trong trường hợp tài sản của một bên vợ, chồng giao cho bên kia chiếm hữu, sử dụng mà gây thiệt hại cũng nên xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại là trách nhiệm chung của vợ chồng, trừ trường hợp người kia sử dụng tài sản riêng của một bên không vì nhu cầu chung của gia đình mà gây thiệt hại hoặc bên vợ, chồng có tài sản riêng thỏa thuận người sử dụng tài sản sẽ phải bồi thường thiệt hại khi tài sản gây thiệt hại cho người khác.
Trường hợp tài sản riêng của một bên đưa vào sử dụng chung mà hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản này là nguồn sống duy nhất của gia đình, theo quy định của Luật HN & GĐ (Điều 33), trong trường hợp này khi định đoạt tài sản riêng đó phải có sự thỏa thuận của vợ chồng. Vậy, khi tài sản riêng ấy gây thiệt hại có xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại là trách nhiệm chung của vợ chồng hay không? Chẳng hạn A và B là vợ chồng ( A có tài sản riêng là một chiếc xe ô tô). A làm nghề chạy xe khách để kiểm sống. Cả nhà A và B đều sống nhờ thu nhập có được từ nghề chạy xe của A. Khi xe của A gây tai nạn và phải bồi thường thiệt hại cho người bị thiệt hại một khoản tiền được xác định là 100 triệu, qua điều tra, được biết, nguyên nhân gây tai nạn là do sự cố của phanh xe không còn an toàn. Vậy, có xác định vợ của A (là B) cũng phải liên đới bồi thường thiệt hại do xe ô tô của A gây ra hay không? Rõ ràng, đứng dưới góc độ Luật HN & GĐ, nhìn nhận tính chất của quan hệ hôn nhân thì khi tài sản riêng của một bên đưa vào sử dụng chung mà hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản này là nguồn sống duy nhất của gia đình và tài sản riêng đó gây thiệt hại thì nên chăng phải xác định đây cũng là trách nhiệm bồi thường thiệt hại chung của hai vợ chồng.
2.2.2 Bồi thường thiệt hại do súc vật thuộc tài sản của vợ, chồng gây ra
Súc vật là thú dữ được thuần hóa, chúng hoạt động theo bản năng, con người phải kiểm soát hoạt động của chúng để tránh tình trạng chúng gây thiệt hại cho người khác. Tuy nhiên, trong trường hợp con người không kiểm soát được và chúng gây thiệt hại cho người khác thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại sẽ được đặt ra. Ở trường hợp này, người chủ sở hữu tài sản được suy đoán là có lỗi.
+ Trường hợp súc vật là tài sản chung của vợ chồng gây thiệt hại
“ Chủ sở hữu súc vật phải bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra cho người khác…” ( Điều 625 Bộ Luật Dân sự năm 2005)
Như vậy, theo quy định của Bộ luật Dân sự, nếu tài sản gây thiệt hại là tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại được xác định là trách nhiệm chung của vợ chồng.
+ Trường hợp súc vật là tài sản riêng của vợ, chồng gây thiệt hại. Trước hết, phải xác định theo nguyên tắc, khi tài sản riêng của vợ, chồng là súc vật gây thiệt hại thì người có tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản đó gây ra. Nếu vợ chồng cùng thỏa thuận bồi thường thiệt hại này bằng tài sản chung của vợ chồng thì thỏa thuận ấy của vợ chồng được chấp nhận. Như vậy, để xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản của vợ chồng gây ra thì điều thực sự có ý nghĩa chính là việc phân định rõ tài sản gây thiệt hại là tài sản chung hay tài sản riêng của vợ, chồng. Trên thực tế, việc xác định tài sản là súc vật thuộc tài sản riêng hay tài sản chung của vợ chồng rất phức tạp. Trong nhiều trường hợp nếu không nhìn nhận một cách thấu đáo có thể sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi về tài sản của vợ chồng. Ví dụ: Trước khi kết hôn, A có một đàn trâu 10 con, sau khi kết hôn với B đàn trâu này nhân lên thành 25 con, vì 10 con trâu đó đến độ sinh sản và liên tục đẻ nghé con. Một lần, một con trâu trong đàn húc phải một em bé và gây thiệt hại về sức khỏe, làm cho em bé phải vào viện điều trị dài ngày. Như vậy, nếu chỉ nhìn vào đàn trâu này một cách chung chung thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại được đặt ra đối với A, vì rằng đàn trâu này ban đầu được xác định là của A. Tuy nhiên, chỉ một con trâu trong số đó gây thiệt hại và người ta xác định được đó là con trâu nào thì vấn đề đặt ra sẽ khác, chẳng hạn con trâu đó không phải là con trâu nằm trong số 10 con trâu ban đầu thì lại được xác định là tài sản chung của vợ chồng và trách nhiệm bồi thường thiệt hại là trách nhiệm của chung vợ chồng. Bởi vì, những con trâu được nhân lên sau này từ đàn trâu 10 con chính là “ hoa lợi” mà vợ chồng có được trong thời kỳ hôn nhân nên được xác định là tài sản chung của vợ chồng. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại cũng cần được xác định là trách nhiệm chung của vợ chồng trong trường hợp tài sản riêng của vợ, chồng đưa vào sử dụng chung mà hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản này là nguồn sống duy nhất của gia đình.
2.2.3 Bồi thường thiệt hại do cây cối là tài sản của vợ chồng gây ra
“Chủ sở hữu tài sản phải bồi thường thiệt hại do cây cối đổ, gãy gây ra, trừ trường hợp thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của người bị thiệt hại hoặc do sự cố bất khả kháng” ( Điều 626 Bộ luật dân sự năm 2005)
Như vậy, theo quy định của Bộ luật dân sự thì nguyên tắc xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại trước hết được xem xét đối với chủ sở hữu. Vì vậy, nếu tài sản là cây cối thuộc sở hữu chung của vợ chồng gây thiệt hại thì vợ chồng phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại bằng tài sản thuộc sở hữu chung.
Trường hợp cây cối là tài sản riêng của vợ, chồng gây thiệt hại cho người khác, theo nguyên tắc này, trách nhiệm bồi thường thiệt hại trước hết cũng được xác định là trách nhiệm của người có tài sản. Vì lẽ đó, trách nhiệm bồi thường thiệt hại là trách nhiệm của bên vợ, chồng có tài sản gây thiệt hại. Nếu bên chồng, vợ kia (không phải là chủ sở hữu tài sản này) đồng ý bồi thường thiệt hại bằng tài sản chung của vợ chồng thì lấy tài sản chung của vợ, chồng để bồi thường.
Trường hợp tài sản riêng của vợ, chồng là cây cối gây thiệt hại nhưng tài sản này đưa vào sử dụng chung và hoa lợi, lợi tức là nguồn sống duy nhất của gia đình thì khi cây cối gây thiệt hại có phải bồi thường thiệt hại hay không? Đây là vấn đề hiện nay chưa được quy định cụ thể. Theo quan điểm của chúng tôi, xuất phát từ cơ sở của việc ghi nhận vấn đề hạn chế quyền tự định đoạt của vợ chồng trong trường hợp này cũng nên xác định đây là trường hợp đặc biệt xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại đó là trách nhiệm chung của vợ chồng.
2.2.4. Xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản là nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra
“ Chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao quản lý, sử dụng nhà cửa, công trình xây dựng khác phải bồi thường thiệt hại nếu để nhà cửa, công trình xây dựng khác bị sụp đổ, hư hỏng, sụt lở gây thiệt hại cho người khác, trừ trường hợp thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cuả người bị thiệt hại hoặc do sự cố bất khả kháng”. ( Điều 626 Bộ luật dân sự năm 2005)
+ Nhà cửa, công trình xây dựng khác là tài sản chung của vợ chồng gây thiệt hại.
Khi tài sản chung của vợ chồng gây thiệt hại mà được xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại là của chủ sở hữu thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp này là trách nhiệm chung của vợ chồng . Vợ chồng phải bồi thường thiệt hại bằng tài sản chung của vợ chồng. Như vậy, chỉ cần xác định tài sản gây thiệt hại là tài sản chung của vợ chồng , trên cơ sở này, căn cứ vào quy định của pháp luật dân sự, chúng ta sẽ xác định được trách nhiệm bồi thường thiệt hại, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bên bị thiệt hại cũng như lợi ích của các bên vợ chồng.
+ Nhà cửa, công trình xây dựng khác là tài sản riêng của vợ, chồng gây thiệt hại
Xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại của vợ, chồng trong trường hợp này cho đến nay còn khá nhiều phức tạp. Như chúng tôi đã phân tích trong các nội dung trên. Bình thường, trong cuộc sống vợ chồng, ranh giới giữa tài sản chung và tài sản riêng rất “ mờ nhạt”. Khi cuộc sống vợ chồng hạnh phúc, người ta ít phân định "của anh, của tôi" mà thường “ hòa làm một” vì lợi ích của gia đình. Tuy nhiên, khi động chạm đến quyền lợi, người ta cũng lại ý thức rất rõ về cái chung, cái riêng để tránh thua thiệt. chính vì lẽ đó, việc xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi tài sản riêng của vợ, chồng gây thiệt hại cần phải được xem xét một cách thấu đáo và đặt trong từng trường hợp cụ thể.
Tài sản riêng của vợ, chồng là nhà ở, công trình xây dựng khác gây thiệt hại, trách nhiệm bồi thường thiệt hại trước hết được xác định đối với bên vợ, chồng là chủ sở hữu tài sản theo nguyên tắc chung của Luật Dân sự, người bồi thường thiệt hại là chủ sở hữu tài sản.
Trường hợp tài sản này được giao cho bên vợ, bên chồng quản lý, sử dụng. Bên cạnh việc áp dụng nguyên tắc chung của Luật Dân sự là xác định trách nhiệm bồi thường thuộc về người trực tiếp quản lý, sử dụng tài sản cũng cần phải xem xét một số khía cạnh từ góc độ hôn nhân và gia đình để xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho thấu tình, đạt lý. Chẳng hạn, đối với trường hợp tài sản riêng của một bên giao cho nguời kia quản lý, sử dụng vì lợi ích chung của gia đình mà gây thiệt hại; nên chăng cần xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại này là trách nhiệm chung của vợ chồng, trách nhiệm này chỉ đặt ra đối với người trực tiếp quản lý, sử dụng tài sản khi tài sản ấy không được sử dụng vì nhu cầu chung của gia đình, hoặc trường hợp vợ chồng có thỏa thuận trước về việc người quản lý, sử dụng tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi tài sản này gây thiệt hại cho người khác.
Trường hợp tài sản riêng đưa vào sử dụng chung mà hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản này là nguồn sống duy nhất của gia đình thì khi tài sản này gây thiệt hại, trách nhiệm bồi thường thiệt hại cũng phải được xác định là trách nhiệm chung của vợ chồng. Bởi vì, nếu chỉ đơn thuần áp dụng các quy định của Luật Dân sự, trong trường hợp này trách nhiệm bồi thường thiệt hại được xác định cho chủ sở hữu tài sản, điều này là không công bằng đối với bên có tài sản riêng. Vì rằng, tài sản của họ đưa vào sử dụng chung mà hoa lợi, lợi tức thu được từ tài sản đó được dùng để đảm bảo nhu cầu chung của gia đình nhưng tài sản này gây thiệt hại lại chỉ bên có tài sản phải gánh chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Do tính chất cộng đồng trong quan hệ hôn nhân, người có tài sản riêng còn phải sử dụng tài sản riêng để đáp ứng những nhu cầu chung của gia đình trong trường hợp tài sản chung của vợ chồng không đủ để đáp ứng (Điều 33 – Luật HN & GĐ). Chính vì vậy, vì tính chất cộng đồng của quan hệ hôn nhân, chúng tôi cho rằng cũng phải xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản riêng của vợ, chồng gây ra trong trường hợp này cũng là trách nhiệm chung của vợ chồng.
2.3 Một số vấn đề còn tồn tại xung quanh việc xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản của vợ chồng gây ra.
Từ sự phân tích trên, có thể nhận thấy rằng việc xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản của vợ chồng gây ra là một vấn đề có ý nghĩa sâu sắc, không chỉ là cơ sở quan trọng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp đối với người bị thiệt hại do tài sản của vợ chồng gây ra; mà còn bảo vệ quyền lợi về tài sản cho các bên vợ, chồng. Chính vì lẽ đó, để xác định một cách chính xác trách nhiệm tài sản đó thuộc về bên vợ, bên chồng hoặc cả hai vợ chồng thì trước hết phải xác định tài sản gây thiệt hại là tài sản riêng của vợ, chồng hay là tài sản chung của vợ chồng. Luật HN & GĐ hiện hành đã quy định các căn cứ xác định tài sản chung và tài sản riêng của vợ, chồng làm cơ sở phân định giữa tài sản chung và tài sản riêng. Vì vậy, phải dựa vào căn cứ này để xác định tài sản chung và tài sản riêng của vợ, chồng. Theo quy định của Luật HN & GĐ hiện hành, vợ chồng có quyền nhập tài sản riêng vào khối tài sản chung của vợ chồng. Vì thế, cần phải xác định rõ hành vi nào được coi là đã nhập tài sản riêng vào khối tài sản chung của vợ chồng, từ đó, có cơ sở để xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản của vợ chồng gây ra. Tuy nhiên, do tính chất của cuộc sống vợ chồng, tài sản của vợ chồng gây thiệt hại dù là tài sản chung hay tài sản riêng của vợ, chồng trong nhiều trường hợp việc xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại cũng phải được xem xét đến những nét đặc thù của đời sống hôn nhân và gia đình mà không thể áp dụng một cách dập khuôn các căn cứ xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra trong Luật Dân sự. Vì thế, trong phạm vi vấn đề này chúng tôi xin trao đổi một vài nội dung sau:
+ Thứ nhất: Xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản của vợ chồng gây ra là một trường hợp xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại khá đặc thù, bên cạnh các quy định chung của pháp luật dân sự về căn cứ xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại, cần phải có các quy định cụ thể về căn cứ xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản của vợ chồng gây ra. Tuy nhiên, pháp luật hôn nhân và gia đình hiện hành không quy định cụ thể về vấn đề này. Vì vậy, việc áp dụng các căn cứ về bồi thường thiệt hại do tài sản của vợ chồng gây ra gặp không ít khó khăn. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến quyền lợi của người bị thiệt hại mà còn ảnh hưởng đến lợi ích tài sản của vợ chồng. Vì vậy, theo chúng tôi, Luật HN & GĐ nên có các quy định mang tính nguyên tắc về việc xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản của vợ chồng gây ra. Các quy định này cùng với quy định của Luật Dân sự sẽ là cơ sở để chúng ta áp dụng vào việc xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản của vợ chồng gây ra trong các trường hợp cụ thể.
+ Thứ hai: Do tính chất của cuộc sống vợ chồng, cho nên khi tài sản của vợ chồng gây thiệt hại, ngay cả trong trường hợp tài sản gây thiệt hại là tài riêng của một bên vợ, chồng (nhưng như chúng tôi đã phân tích trong các nội dung trên), có những trường hợp tài sản riêng của một bên gây thiệt hại, nếu áp dụng căn cứ xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại thuần túy của pháp luật dân sự sẽ thật là thiếu công bằng và khách quan đối với người có tài sản riêng. Chẳng hạn, trường hợp tài sản riêng được đưa vào sử dụng chung mà hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản này là nguồn sống duy nhất của gia đình, theo quy định của Luật HN & GĐ, ở trường hợp này, khi định đoạt tài sản riêng, người vợ, người chồng có tài sản riêng không thể tự mình định đoạt tài sản đó mà phải có sự thỏa thuận, đồng ý của người kia. Bởi thế, khi tài sản này gây thiệt hại, nên chăng cần phải xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại đó cũng là trách nhiệm chung của vợ chồng. Tương tự, trường hợp tài sản riêng của vợ, chồng được đưa vào sử dụng chung vì nhu cầu chung của gia đình, khi tài sản này gây thiệt hại cũng phải xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại này là trách nhiệm chung của vợ chồng. Bởi vậy, theo chúng tôi, Luật HN & GĐ cần phải quy định nguyên tắc xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản của vợ, chồng gây ra theo hướng này nhằm bảo vệ quyền và lợi ích về tài sản cho các bên vợ chồng./
1. Khái quát chung về tài sản và quyền sở hữu tài sản của vợ chồng
Theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình hiện hành, tài sản của vợ, chồng bao gồm tài sản chung và tài sản riêng. Căn cứ để phân định tài sản chung và tài sản riêng của vợ, chồng là dựa vào nguồn gốc hình thành tài sản và dấu hiệu pháp lý về thời kỳ hôn nhân. Thời kỳ hôn nhân là thời gian quan hệ vợ chồng tồn tại trước pháp luật. Thời kỳ hôn nhân bắt đầu từ khi kết hôn cho đến khi hôn nhân chấm dứt trong các trường hợp mà pháp luật quy định. Theo đó, quyền và nghĩa vụ của vợ chồng đối với mỗi loại tài sản cũng được ghi nhận cụ thể. Đây là cơ sở pháp lý để bảo vệ quyền tài sản cho các bên vợ chồng. Chính vì vậy, các quy định của pháp luật hiện hành liên quan đến căn cứ xác lập tài sản chung, tài sản riêng, quyền và nghĩa vụ của vợ chồng đối với các loại tài sản này có ý nghĩa lý luận thực và tiễn sâu sắc. Bởi lẽ, tài sản của vợ chồng không chỉ liên quan đến quyền lợi của mỗi bên vợ, chồng mà trong nhiều trường hợp còn liên quan đến lợi ích của người thứ ba. Vì vậy, xác định trách nhiệm tài sản của vợ chồng trong những trường hợp cụ thể liên quan đến tài sản chung, tài sản riêng của vợ, chồng nhằm ổn định quan hệ hôn nhân, gia đình và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người thứ ba.
Theo quy định của pháp luật hiện hành, tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản ( Điều 163, BLDS). Như vậy, tài sản của vợ chồng cũng bao gồm vật, tiền và các quyền tài sản. Tài sản của vợ chồng có thể là bất động sản hay động sản…Tất cả các tài sản này dựa vào căn cứ phân định tài sản chung và tài sản riêng; việc xác định được đâu là tài sản chung, đâu là tài sản riêng của vợ, chồng là cơ sở để giải quyết các vấn đề khác liên quan đến tài sản của vợ chồng.
Mục đích của các cuộc hôn nhân là vợ chồng cùng hướng tới việc xây dựng gia đình no ấm, hạnh phúc nên xét về bản chất, quan hệ hôn nhân mang tính chất “cộng đồng”. Do tính chất cộng đồng trong quan hệ hôn nhân nên vợ chồng cùng chung sức, chung ý chí tạo dựng tài sản chung để xây dựng gia đình và nuôi dạy các con. Vì vậy, khi xác lập quan hệ hôn nhân, vợ, chồng phải có tài sản chung. Tài sản chung của vợ chồng là tài sản chung hợp nhất.Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh và những thu nhập hợp pháp của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và những tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung ( Điều 27 Luật HN & GĐ năm 2000). Theo quy định của pháp luật hiện hành, tài sản chung của vợ chồng không nhất thiết phải do hai vợ chồng cùng tạo ra mà chỉ cần một trong hai bên tạo ra trong thời kỳ hôn nhân cũng được coi là tài sản chung của vợ chồng; bởi vì tính chất cộng đồng trong quan hệ hôn nhân luôn thể hiện công sức của người chồng, đã bao hàm công sức của người vợ trong việc tạo ra tài sản. Vì thế, căn cứ tạo lập tài sản chung của vợ chồng thể hiện sự bình đẳng giữa vợ chồng trong gia đình. Với ý nghĩa này pháp luật cũng ghi nhận sự bình đẳng của vợ chồng về quyền và nghĩa vụ đối với tài sản thuộc sở hữu chung hợp nhất.
Bên cạnh tài sản chung của vợ chồng, Luật HN & GĐ hiện hành còn quy định vợ, chồng có quyền có tài sản riêng. Tài sản riêng của vợ, chồng gồm "tài sản mà mỗi bên có từ trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại khoản 1 Điều 29 và Điều 30 của Luật này; đồ dùng tư trang cá nhân…"( Điều 32). Việc ghi nhận quyền sở riêng về tài sản của vợ chồng trước hết là sự thể chế hóa quy định của Hiến pháp năm 1992 về quyền sở hữu riêng của công dân. Về mặt lý luận, điều này hoàn toàn phù hợp, bởi lẽ, với tư cách là công dân, vợ chồng phải được bảo hộ quyền có tài sản riêng mà Hiến pháp ghi nhận. Mặt khác, xuất phát từ thực tiễn đời sống hôn nhân, việc ghi nhận vợ, chồng có quyền có tài sản riêng là một đòi hỏi khách quan. Bởi lẽ, trong quan hệ vợ chồng, bên cạnh những mối liên hệ chung, vợ chồng cũng có những mối quan tâm riêng cần phải giải quyết. Do vậy, vợ, chồng sẽ dùng phần tài sản riêng của mình để thỏa mãn những nhu cầu riêng, thực hiện những nghĩa vụ dân sự riêng mà không ảnh hưởng đến chồng hoặc vợ mình. Xét ở phương diện này quy, định về việc vợ, chồng có quyền có tài sản riêng không những không làm mất đi tính chất cộng đồng trong quan hệ hôn nhân; trái lại, nó còn góp phần củng cố và ổn định quan hệ hôn nhân và gia đình. Ghi nhận quyền có tài sản riêng của vợ chồng cũng thể hiện tính linh hoạt và mềm dẻo của pháp luật hôn nhân và gia đình khi cho phép vợ, chồng tự quyết định số phận pháp lý của tài sản riêng. Vợ, chồng có quyền nhập hay không nhập tài sản riêng vào khối tài sản chung. Như vậy, bình thường cuộc sống của vợ chồng hòa thuận, hạnh phúc thì vợ chồng thường không phân biệt tài sản chung, tài sản riêng. Trong trường hợp cần thiết phải phân định tài sản chung, tài sản riêng của vợ, chồng, quy định về căn cứ xác định của các loại tài sản của vợ chồng mới thực sự có ý nghĩa khi giải quyết các tranh chấp.
Theo quy định của Bộ luật Dân sự, quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu. Theo đó, quyền sở hữu tài sản của vợ chồng được hiểu là quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt của vợ chồng đối với tài sản chung và tài sản riêng của mỗi bên. Theo Luật HN & GĐ, vợ chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc chiếm hữu, sử dụng và định đoạt đối với tài sản thuộc sở hữu chung hợp nhất. Do tính chất cộng đồng trong quan hệ hôn nhân cho nên tài sản chung được sử dụng để đáp ứng những nhu cầu chung của gia đình, tài sản chung của vợ chồng cũng được sử dụng để thực hiện các nghĩa vụ chung của vợ chồng. Chính vì vậy, bình thường trong đời sống hôn nhân, việc định đoạt tài sản chung của một bên vợ, chồng vì nhu cầu chung của gia đình được mặc nhiên là có sự thỏa thuận của người kia, trừ trường hợp đặc biệt việc định đoạt liên quan đến tài sản chung có giá trị lớn thì phải có sự thỏa thuận của vợ chồng( Điều 28 Luật HN & GĐ 2000). Đối với tài sản riêng của vợ, chồng, về nguyên tắc, vợ chồng có quyền định đoạt đối với tài sản riêng, vợ chồng có quyền nhập hay không nhập tài sản riêng vào khối tài sản chung. Tuy nhiên, do tính chất cộng đồng của quan hệ hôn nhân cho nên việc định đoạt tài sản riêng của vợ chồng có thể bị hạn chế, đó là trường hợp tài sản riêng của vợ chồng đã được đưa vào sử dụng chung mà hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản này là nguồn sống duy nhất của gia đình thì việc định đoạt tài sản riêng ấy vẫn phải có sự thỏa thuận của vợ chồng (theo khoản 5 Điều 33 – Luật HN & GĐ). Vợ, chồng có thể tự mình quản lý, sử dụng hoặc ủy quyền cho chồng, vợ mình quản lý hoặc sử dụng tài sản thuộc sở hữu riêng. Trong trường hợp đó, người vợ, người chồng được ủy quyền quản lý hay sử dụng tài sản chung phải tuân thủ các quy định của pháp luật, thực hiện trách nhiệm trong phạm vi được ủy quyền và trong những trường hợp mà pháp luật quy định; khi vợ, chồng thực hiện quyền sở hữu đối với tài sản riêng mà gây thiệt hại cho người khác, họ có thể phải bồi thường các thiệt hại đã xảy ra. Như vậy, việc xác định rõ tài sản chung và tài sản riêng của vợ hoặc chồng có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo vệ quyền sở hữu với tài sản của vợ, chồng đồng thời trên cơ sở đó cũng xác định rõ phạm vi quyền năng của sở hữu chủ đối với từng loại tài sản, nhằm xác định trách nhiệm về tài sản của vợ chồng trong những trường hợp cụ thể.
2. Bồi thường thiệt hại do tài sản của vợ chồng gây ra
2.1. Căn cứ xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản của vợ, chồng gây ra
Bồi thường thiệt hại do tài sản của vợ chồng gây ra là một dạng của bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là một hình thức cụ thể của trách nhệm dân sự. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng theo quy định của Luật Dân sự khi được áp dụng thì người có hành vi xâm phạm đến tài sản, sức khỏe, tính mạng, danh dự, nhân phẩm, uy tín, các quyền và lợi ích hợp pháp của người khác mà gây thiệt hại thì có nghĩa vụ phải bồi thường thiệt hại do mình gây ra. Như vậy, bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra cũng là trách nhiệm bồi thường thiệt hại, song là một loại trách nhiệm dân sự đặc biệt. Vì vậy, việc xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp này, bên cạnh việc xem xét các yếu tố để xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại còn phải căn cứ vào các loại tài sản cụ thể để xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Chính vì vậy, trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản của vợ chồng gây ra cần phải được xem xét trên những khía cạnh sau:
+ Thứ nhất: Cần phải xác định có căn cứ phát sinh trách nhiệm bồithường thiệt hại ngoài hợp đồng hay không, khi tài sản của vợ chồng gây thiệt hại. Điều này được xác định dựa trên các căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Cụ thể là phải được xem xét dựa trên các yếu tố: Có thiệt hại thực tế xảy ra, hành vi gây thiệt hại là hành vi trái pháp luật, có lỗi và có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi gây thiệt hại và thiệt hại xảy ra.
+ Thứ hai: Cần phải xác định, tài sản gây thiệt hại là tài sản cụ thể nào. Vì tính chất đặc thù của trường hợp bồi thường thiệt hại do tài sản của vợ chồng gây ra, Bộ luật Dân sự đã dự liệu cụ thể những trường hợp tài sản gây thiệt hại và quy định việc bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra trong những trường hợp cụ thể. Bởi lẽ đó, để xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản của vợ chồng gây ra còn phải xem xét cụ thể tài sản đó là tài sản gì, là nguồn nguy hiểm cao độ hay là súc vật, cây cối hoặc là nhà cửa, các công trình xây dựng khác.
+ Thứ ba: Cần phải xác định xem tài sản gây thiệt hại là tài sản chung hay tài sản riêng của vợ, chồng. Đây là vấn đề quan trọng để chúng ta xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại là trách nhiệm của một bên vợ, chồng hoặc của cả hai vợ chồng. Chính vì thế, việc xác định một cách chính xác trách nhiệm của vợ chồng đối với việc bồi thường thiệt hại trong trường hợp này có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo vệ quyền và lợi ích về tài sản của vợ chồng, đồng thời bảo vệ lợi ích chính đáng của người bị thiệt hại.
+ Thứ tư, do tính chất cộng đồng trong quan hệ hôn nhân nên nhiều trường hợp, mặc dù là trách nhiệm bồi thường thiệt hại được xác định là của một bên vợ, chồng nhưng bên kia đã tự nguyện dùng tài sản chung của vợ chồng để bồi thường hoặc có khi dùng tài sản riêng của mình để bồi thường cho phía người bị thiệt hại, điều này hoàn toàn được chấp nhận, miễn là thiệt hại được bồi thường toàn bộ và kịp thời theo đúng quy định của pháp luật.
2.2 Bồi thường thiệt hại do tài sản của vợ chồng gây ra trong những trường hợp cụ thể
2.2.1. Bồi thường thiệt hại trong trường hợp tài sản của vợ chồng là nguồn nguy hiểm cao độ gây ra
“ Nguồn nguy hiểm cao độ bao gồm phương tiện giao thông vận tải cơ giới, hệ thống tải điện, nhà máy công nghiệp đang hoạt động, vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, thú dữ và các nguồn nguy hiểm cao độ khác do pháp luật quy định.” ( Điều 623 Bộ Luật dân sự). Như vậy, với tính chất là “ nguồn nguy hiểm cao độ”, những tài sản này tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ đối với đời sống xã hội. Chính vì vậy, người có tài sản phải thực hiện tốt việc bảo quản trông giữ, vận chuyển và sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ theo đúng quy định của pháp luật. Trong truờng hợp tài sản gây thiệt hại cho người khác, chủ sở hữu tài sản được suy đoán là có lỗi. Tuy nhiên, lỗi trong trường hợp này cũng không phải là vấn đề tiên quyết để xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại, vì rằng chủ sở hữu tài sản phải bồi thường thiệt hại ngay cả khi không có lỗi, trừ những trường hợp mà pháp luật quy định. Theo quy định tại khoản 3, Điều 623 Bộ Luật Dân sự, trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp tài sản là nguồn nguy hiểm cao độ gây ra được xác định trước hết là thuộc về chủ sở hữu tài sản. Chính vì vậy khi tài sản của vợ chồng gây thiệt hại cần phân định rõ tài sản gây thiệt hại đó là tài sản chung hay tài sản riêng của vợ chồng để xem xét áp dụng trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
+ Trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp nguồn nguy hiểm cao độ là tài sản chung của vợ chồng
Như đã trình bày ở phần trên, theo quy định của Luật Dân sự, trách nhiệm bồi thuờng thiệt hại trong truờng hợp này được xác định theo nguyên tắc là trách nhiệm thuộc về chủ sở hữu tài sản. Xét dưới góc độ của Luật HN & GĐ, điều này cũng hoàn toàn phù hợp. Bởi vì, đối với tài sản chung hợp nhất của vợ chồng thì vợ, chồng hoàn toàn bình đẳng về căn cứ tạo lập tài sản, bình đẳng về quyền và nghĩa vụ. Vì lẽ đó, trách nhiệm bồi thường thiệt hại phải được xác định là trách nhiệm chung của vợ chồng. Vợ chồng phải bồi thường thiệt hại bằng tài sản chung của mình (Điều 28 – Luật HN & GĐ).
+ Trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong truờng hợp tài sản là nguồn nguy hiểm cao độ thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng.
Theo quy định của pháp luật dân sự và Luật HN & GĐ, trước hết xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp này thuộc về “chủ sở hữu tài sản”. Như vậy, người vợ, người chồng có tài sản riêng là nguồn nguy hiểm cao độ gây thiệt hại cho người khác thì phải có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại. Tuy nhiên, trong đời sồng hôn nhân và gia đình, thiệt hại này cũng có thể được vợ chồng thỏa thuận bồi thường bằng tài sản chung của vợ chồng . Trường hợp tài sản riêng của vợ chồng là nguồn nguy hiểm cao độ nhưng vợ chồng giao cho người kia chiếm hữu, sử dụng và trong thời gian đó gây thiệt hại cho người khác thì theo quy định của pháp luật dân sự, bên vợ, chồng chiếm hữu, sử dụng tài sản riêng của chồng, vợ có nghĩa vụ phải bồi thường thiệt hại. Tuy nhiên, khi nhìn nhận vấn đề này dưới góc độ Luật HN & GĐ, chúng ta nhận thấy, việc vợ chồng giao tài sản riêng của mình cho người kia chiếm hữu, sử dụng là một trường hợp khá đặc thù, thông thường hai bên không có thỏa thuận cụ thể về vấn đề này mà một bên để mặc cho bên kia sử dụng tài sản này vì lợi ích chung. Ví dụ: A và B là vợ chồng, A có một chiếc xe ô tô từ trước khi kết hôn. Sau khi kết hôn, do B phải đi làm xa, cho nên B thường sử dụng chiếc xe này làm phương tiện đi lại. Một lần, B lái xe đi trên đường và gây tai nạn. Qua điều tra được biết, xe gây tai nạn là do sự cố kỹ thuật của xe. Nhưng theo quy định của pháp luật dân sự, xe đang do B chiếm hữu và sử dụng nên trách nhiệm bồi thường thiệt hại này phải thuộc về B. Xét dưới góc độ của Luật HN & GĐ có thể thấy nhu cầu đi lại để phục vụ cho công việc của B thực chất cũng được coi là nhu cầu chung của gia đình, mặt khác, khi B cần phương tiện đi lại lấy xe là tài sản riêng của A để đi nhưng A cũng không có ý kiến gì mà để mặc cho B sử dụng chiếc xe này. Thực tế cho thấy khi vợ chồng có cuộc sống bình thường thì tất cả mọi người đều ứng xử như vậy mà không phân định rõ đó là tài sản riêng của một bên. Vì lẽ đó, chúng tôi cho rằng trong trường hợp tài sản của một bên vợ, chồng giao cho bên kia chiếm hữu, sử dụng mà gây thiệt hại cũng nên xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại là trách nhiệm chung của vợ chồng, trừ trường hợp người kia sử dụng tài sản riêng của một bên không vì nhu cầu chung của gia đình mà gây thiệt hại hoặc bên vợ, chồng có tài sản riêng thỏa thuận người sử dụng tài sản sẽ phải bồi thường thiệt hại khi tài sản gây thiệt hại cho người khác.
Trường hợp tài sản riêng của một bên đưa vào sử dụng chung mà hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản này là nguồn sống duy nhất của gia đình, theo quy định của Luật HN & GĐ (Điều 33), trong trường hợp này khi định đoạt tài sản riêng đó phải có sự thỏa thuận của vợ chồng. Vậy, khi tài sản riêng ấy gây thiệt hại có xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại là trách nhiệm chung của vợ chồng hay không? Chẳng hạn A và B là vợ chồng ( A có tài sản riêng là một chiếc xe ô tô). A làm nghề chạy xe khách để kiểm sống. Cả nhà A và B đều sống nhờ thu nhập có được từ nghề chạy xe của A. Khi xe của A gây tai nạn và phải bồi thường thiệt hại cho người bị thiệt hại một khoản tiền được xác định là 100 triệu, qua điều tra, được biết, nguyên nhân gây tai nạn là do sự cố của phanh xe không còn an toàn. Vậy, có xác định vợ của A (là B) cũng phải liên đới bồi thường thiệt hại do xe ô tô của A gây ra hay không? Rõ ràng, đứng dưới góc độ Luật HN & GĐ, nhìn nhận tính chất của quan hệ hôn nhân thì khi tài sản riêng của một bên đưa vào sử dụng chung mà hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản này là nguồn sống duy nhất của gia đình và tài sản riêng đó gây thiệt hại thì nên chăng phải xác định đây cũng là trách nhiệm bồi thường thiệt hại chung của hai vợ chồng.
2.2.2 Bồi thường thiệt hại do súc vật thuộc tài sản của vợ, chồng gây ra
Súc vật là thú dữ được thuần hóa, chúng hoạt động theo bản năng, con người phải kiểm soát hoạt động của chúng để tránh tình trạng chúng gây thiệt hại cho người khác. Tuy nhiên, trong trường hợp con người không kiểm soát được và chúng gây thiệt hại cho người khác thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại sẽ được đặt ra. Ở trường hợp này, người chủ sở hữu tài sản được suy đoán là có lỗi.
+ Trường hợp súc vật là tài sản chung của vợ chồng gây thiệt hại
“ Chủ sở hữu súc vật phải bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra cho người khác…” ( Điều 625 Bộ Luật Dân sự năm 2005)
Như vậy, theo quy định của Bộ luật Dân sự, nếu tài sản gây thiệt hại là tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại được xác định là trách nhiệm chung của vợ chồng.
+ Trường hợp súc vật là tài sản riêng của vợ, chồng gây thiệt hại. Trước hết, phải xác định theo nguyên tắc, khi tài sản riêng của vợ, chồng là súc vật gây thiệt hại thì người có tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản đó gây ra. Nếu vợ chồng cùng thỏa thuận bồi thường thiệt hại này bằng tài sản chung của vợ chồng thì thỏa thuận ấy của vợ chồng được chấp nhận. Như vậy, để xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản của vợ chồng gây ra thì điều thực sự có ý nghĩa chính là việc phân định rõ tài sản gây thiệt hại là tài sản chung hay tài sản riêng của vợ, chồng. Trên thực tế, việc xác định tài sản là súc vật thuộc tài sản riêng hay tài sản chung của vợ chồng rất phức tạp. Trong nhiều trường hợp nếu không nhìn nhận một cách thấu đáo có thể sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi về tài sản của vợ chồng. Ví dụ: Trước khi kết hôn, A có một đàn trâu 10 con, sau khi kết hôn với B đàn trâu này nhân lên thành 25 con, vì 10 con trâu đó đến độ sinh sản và liên tục đẻ nghé con. Một lần, một con trâu trong đàn húc phải một em bé và gây thiệt hại về sức khỏe, làm cho em bé phải vào viện điều trị dài ngày. Như vậy, nếu chỉ nhìn vào đàn trâu này một cách chung chung thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại được đặt ra đối với A, vì rằng đàn trâu này ban đầu được xác định là của A. Tuy nhiên, chỉ một con trâu trong số đó gây thiệt hại và người ta xác định được đó là con trâu nào thì vấn đề đặt ra sẽ khác, chẳng hạn con trâu đó không phải là con trâu nằm trong số 10 con trâu ban đầu thì lại được xác định là tài sản chung của vợ chồng và trách nhiệm bồi thường thiệt hại là trách nhiệm của chung vợ chồng. Bởi vì, những con trâu được nhân lên sau này từ đàn trâu 10 con chính là “ hoa lợi” mà vợ chồng có được trong thời kỳ hôn nhân nên được xác định là tài sản chung của vợ chồng. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại cũng cần được xác định là trách nhiệm chung của vợ chồng trong trường hợp tài sản riêng của vợ, chồng đưa vào sử dụng chung mà hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản này là nguồn sống duy nhất của gia đình.
2.2.3 Bồi thường thiệt hại do cây cối là tài sản của vợ chồng gây ra
“Chủ sở hữu tài sản phải bồi thường thiệt hại do cây cối đổ, gãy gây ra, trừ trường hợp thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của người bị thiệt hại hoặc do sự cố bất khả kháng” ( Điều 626 Bộ luật dân sự năm 2005)
Như vậy, theo quy định của Bộ luật dân sự thì nguyên tắc xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại trước hết được xem xét đối với chủ sở hữu. Vì vậy, nếu tài sản là cây cối thuộc sở hữu chung của vợ chồng gây thiệt hại thì vợ chồng phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại bằng tài sản thuộc sở hữu chung.
Trường hợp cây cối là tài sản riêng của vợ, chồng gây thiệt hại cho người khác, theo nguyên tắc này, trách nhiệm bồi thường thiệt hại trước hết cũng được xác định là trách nhiệm của người có tài sản. Vì lẽ đó, trách nhiệm bồi thường thiệt hại là trách nhiệm của bên vợ, chồng có tài sản gây thiệt hại. Nếu bên chồng, vợ kia (không phải là chủ sở hữu tài sản này) đồng ý bồi thường thiệt hại bằng tài sản chung của vợ chồng thì lấy tài sản chung của vợ, chồng để bồi thường.
Trường hợp tài sản riêng của vợ, chồng là cây cối gây thiệt hại nhưng tài sản này đưa vào sử dụng chung và hoa lợi, lợi tức là nguồn sống duy nhất của gia đình thì khi cây cối gây thiệt hại có phải bồi thường thiệt hại hay không? Đây là vấn đề hiện nay chưa được quy định cụ thể. Theo quan điểm của chúng tôi, xuất phát từ cơ sở của việc ghi nhận vấn đề hạn chế quyền tự định đoạt của vợ chồng trong trường hợp này cũng nên xác định đây là trường hợp đặc biệt xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại đó là trách nhiệm chung của vợ chồng.
2.2.4. Xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản là nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra
“ Chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao quản lý, sử dụng nhà cửa, công trình xây dựng khác phải bồi thường thiệt hại nếu để nhà cửa, công trình xây dựng khác bị sụp đổ, hư hỏng, sụt lở gây thiệt hại cho người khác, trừ trường hợp thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cuả người bị thiệt hại hoặc do sự cố bất khả kháng”. ( Điều 626 Bộ luật dân sự năm 2005)
+ Nhà cửa, công trình xây dựng khác là tài sản chung của vợ chồng gây thiệt hại.
Khi tài sản chung của vợ chồng gây thiệt hại mà được xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại là của chủ sở hữu thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp này là trách nhiệm chung của vợ chồng . Vợ chồng phải bồi thường thiệt hại bằng tài sản chung của vợ chồng. Như vậy, chỉ cần xác định tài sản gây thiệt hại là tài sản chung của vợ chồng , trên cơ sở này, căn cứ vào quy định của pháp luật dân sự, chúng ta sẽ xác định được trách nhiệm bồi thường thiệt hại, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bên bị thiệt hại cũng như lợi ích của các bên vợ chồng.
+ Nhà cửa, công trình xây dựng khác là tài sản riêng của vợ, chồng gây thiệt hại
Xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại của vợ, chồng trong trường hợp này cho đến nay còn khá nhiều phức tạp. Như chúng tôi đã phân tích trong các nội dung trên. Bình thường, trong cuộc sống vợ chồng, ranh giới giữa tài sản chung và tài sản riêng rất “ mờ nhạt”. Khi cuộc sống vợ chồng hạnh phúc, người ta ít phân định "của anh, của tôi" mà thường “ hòa làm một” vì lợi ích của gia đình. Tuy nhiên, khi động chạm đến quyền lợi, người ta cũng lại ý thức rất rõ về cái chung, cái riêng để tránh thua thiệt. chính vì lẽ đó, việc xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi tài sản riêng của vợ, chồng gây thiệt hại cần phải được xem xét một cách thấu đáo và đặt trong từng trường hợp cụ thể.
Tài sản riêng của vợ, chồng là nhà ở, công trình xây dựng khác gây thiệt hại, trách nhiệm bồi thường thiệt hại trước hết được xác định đối với bên vợ, chồng là chủ sở hữu tài sản theo nguyên tắc chung của Luật Dân sự, người bồi thường thiệt hại là chủ sở hữu tài sản.
Trường hợp tài sản này được giao cho bên vợ, bên chồng quản lý, sử dụng. Bên cạnh việc áp dụng nguyên tắc chung của Luật Dân sự là xác định trách nhiệm bồi thường thuộc về người trực tiếp quản lý, sử dụng tài sản cũng cần phải xem xét một số khía cạnh từ góc độ hôn nhân và gia đình để xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho thấu tình, đạt lý. Chẳng hạn, đối với trường hợp tài sản riêng của một bên giao cho nguời kia quản lý, sử dụng vì lợi ích chung của gia đình mà gây thiệt hại; nên chăng cần xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại này là trách nhiệm chung của vợ chồng, trách nhiệm này chỉ đặt ra đối với người trực tiếp quản lý, sử dụng tài sản khi tài sản ấy không được sử dụng vì nhu cầu chung của gia đình, hoặc trường hợp vợ chồng có thỏa thuận trước về việc người quản lý, sử dụng tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi tài sản này gây thiệt hại cho người khác.
Trường hợp tài sản riêng đưa vào sử dụng chung mà hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản này là nguồn sống duy nhất của gia đình thì khi tài sản này gây thiệt hại, trách nhiệm bồi thường thiệt hại cũng phải được xác định là trách nhiệm chung của vợ chồng. Bởi vì, nếu chỉ đơn thuần áp dụng các quy định của Luật Dân sự, trong trường hợp này trách nhiệm bồi thường thiệt hại được xác định cho chủ sở hữu tài sản, điều này là không công bằng đối với bên có tài sản riêng. Vì rằng, tài sản của họ đưa vào sử dụng chung mà hoa lợi, lợi tức thu được từ tài sản đó được dùng để đảm bảo nhu cầu chung của gia đình nhưng tài sản này gây thiệt hại lại chỉ bên có tài sản phải gánh chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Do tính chất cộng đồng trong quan hệ hôn nhân, người có tài sản riêng còn phải sử dụng tài sản riêng để đáp ứng những nhu cầu chung của gia đình trong trường hợp tài sản chung của vợ chồng không đủ để đáp ứng (Điều 33 – Luật HN & GĐ). Chính vì vậy, vì tính chất cộng đồng của quan hệ hôn nhân, chúng tôi cho rằng cũng phải xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản riêng của vợ, chồng gây ra trong trường hợp này cũng là trách nhiệm chung của vợ chồng.
2.3 Một số vấn đề còn tồn tại xung quanh việc xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản của vợ chồng gây ra.
Từ sự phân tích trên, có thể nhận thấy rằng việc xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản của vợ chồng gây ra là một vấn đề có ý nghĩa sâu sắc, không chỉ là cơ sở quan trọng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp đối với người bị thiệt hại do tài sản của vợ chồng gây ra; mà còn bảo vệ quyền lợi về tài sản cho các bên vợ, chồng. Chính vì lẽ đó, để xác định một cách chính xác trách nhiệm tài sản đó thuộc về bên vợ, bên chồng hoặc cả hai vợ chồng thì trước hết phải xác định tài sản gây thiệt hại là tài sản riêng của vợ, chồng hay là tài sản chung của vợ chồng. Luật HN & GĐ hiện hành đã quy định các căn cứ xác định tài sản chung và tài sản riêng của vợ, chồng làm cơ sở phân định giữa tài sản chung và tài sản riêng. Vì vậy, phải dựa vào căn cứ này để xác định tài sản chung và tài sản riêng của vợ, chồng. Theo quy định của Luật HN & GĐ hiện hành, vợ chồng có quyền nhập tài sản riêng vào khối tài sản chung của vợ chồng. Vì thế, cần phải xác định rõ hành vi nào được coi là đã nhập tài sản riêng vào khối tài sản chung của vợ chồng, từ đó, có cơ sở để xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản của vợ chồng gây ra. Tuy nhiên, do tính chất của cuộc sống vợ chồng, tài sản của vợ chồng gây thiệt hại dù là tài sản chung hay tài sản riêng của vợ, chồng trong nhiều trường hợp việc xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại cũng phải được xem xét đến những nét đặc thù của đời sống hôn nhân và gia đình mà không thể áp dụng một cách dập khuôn các căn cứ xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra trong Luật Dân sự. Vì thế, trong phạm vi vấn đề này chúng tôi xin trao đổi một vài nội dung sau:
+ Thứ nhất: Xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản của vợ chồng gây ra là một trường hợp xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại khá đặc thù, bên cạnh các quy định chung của pháp luật dân sự về căn cứ xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại, cần phải có các quy định cụ thể về căn cứ xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản của vợ chồng gây ra. Tuy nhiên, pháp luật hôn nhân và gia đình hiện hành không quy định cụ thể về vấn đề này. Vì vậy, việc áp dụng các căn cứ về bồi thường thiệt hại do tài sản của vợ chồng gây ra gặp không ít khó khăn. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến quyền lợi của người bị thiệt hại mà còn ảnh hưởng đến lợi ích tài sản của vợ chồng. Vì vậy, theo chúng tôi, Luật HN & GĐ nên có các quy định mang tính nguyên tắc về việc xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản của vợ chồng gây ra. Các quy định này cùng với quy định của Luật Dân sự sẽ là cơ sở để chúng ta áp dụng vào việc xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản của vợ chồng gây ra trong các trường hợp cụ thể.
+ Thứ hai: Do tính chất của cuộc sống vợ chồng, cho nên khi tài sản của vợ chồng gây thiệt hại, ngay cả trong trường hợp tài sản gây thiệt hại là tài riêng của một bên vợ, chồng (nhưng như chúng tôi đã phân tích trong các nội dung trên), có những trường hợp tài sản riêng của một bên gây thiệt hại, nếu áp dụng căn cứ xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại thuần túy của pháp luật dân sự sẽ thật là thiếu công bằng và khách quan đối với người có tài sản riêng. Chẳng hạn, trường hợp tài sản riêng được đưa vào sử dụng chung mà hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản này là nguồn sống duy nhất của gia đình, theo quy định của Luật HN & GĐ, ở trường hợp này, khi định đoạt tài sản riêng, người vợ, người chồng có tài sản riêng không thể tự mình định đoạt tài sản đó mà phải có sự thỏa thuận, đồng ý của người kia. Bởi thế, khi tài sản này gây thiệt hại, nên chăng cần phải xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại đó cũng là trách nhiệm chung của vợ chồng. Tương tự, trường hợp tài sản riêng của vợ, chồng được đưa vào sử dụng chung vì nhu cầu chung của gia đình, khi tài sản này gây thiệt hại cũng phải xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại này là trách nhiệm chung của vợ chồng. Bởi vậy, theo chúng tôi, Luật HN & GĐ cần phải quy định nguyên tắc xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản của vợ, chồng gây ra theo hướng này nhằm bảo vệ quyền và lợi ích về tài sản cho các bên vợ chồng./
No comments:
Post a Comment