27/11/2014
Quan điểm về vụ việc Công tố viên truy tố William Mamoei Ruto, Henry Kiprono Kosgey và Joshua Arap Sang - Bài tập nhóm Tòa án hình sự quốc tế - 8 điểm

Trong bài tập nhóm này, chúng em xin trình bày những hiểu biết và quan điểm của nhóm mình về vụ việc Công tố viên truy tố William Mamoei Ruto, Henry Kiprono Kosgey và Joshua Arap Sang: Ngày 08/03/2011, phòng Tiền xử II đã ban hành lệnh triệu tập đối với William Mamoei Ruto, Bộ trưởng bộ Giáo dục đại học, khoa học và công nghệ đã bị đình chỉ công tác, Henry Kiprono Kosgey một thành viên của Nghị viện và Chủ tịch Phong trào Dân chủ da cam (ODM) và Joshua Arap Sang người đứng đầu cấc hoạt động tại Kass FM ở Nairobi, những người này được cho là có vai trò trong việc phạm các tội chống lại loài người liên quan đến bạo lực tại điểm bỏ phiếu vào năm 2007-2008. Cả 3 bị cáo được cho là là các thành viên của ODM, một trong số 02 đảng phái chính trị của liên minh cầm quyền ở Kenya. Để hiểu rõ hơn về quyền tài phán của Tòa án hình sự quốc tế thông qua việc xác định loại tội mà các chủ thể trong vụ án đã phạm phải thì sau đây là một số tìm hiểu và quan điểm của nhóm đưa ra đối với vấn đề nêu trên. Bài làm của nhóm em sẽ còn nhiều thiếu xót nên chúng em mong thầy cô giáo bổ sung và giúp đỡ chúng em.


Chúng em xin chân thành cảm ơn!

NỘI DUNG

I. XÁC ĐỊNH TỘI DANH:

William Mamoei Ruto, Henry Kiprono Kosgey và Joshua Arap Sang đã phạm vào tội chống loài người.

Để xác định được tội danh của William Mamoei Ruto, Henry Kiprono Kosgey và Joshua Arap Sang thì phải xét đến các dấu hiệu pháp lý như chủ thể, mặt khách quan, mặt chủ quan để từ đó đưa ra được kết luận chính xác về tội danh của những người này.

William Mamoei Ruto, Henry Kiprono Kosgey và Joshua Arap Sang đã ra lệnh cho những người dưới quyền, hay chính là những binh sĩ phải tấn công thường dân. Thể hiện qua những hành vi bạo lực, tàn ác, xâm hại đến sức khỏe, cũng như tính mạng của thường dân, đó là những hành vi như giết người, gây cảnh ly tán, hãm hiếp, ngược đãi thường dân và chuyển giao quyền lực bằng vũ lực sau cuộc bầu cử tại Kenya vào năm 2007 và 2008. Vì vậy:

- Xét về chủ thể:

Cả 3 người William Mamoei Ruto, Henry Kiprono Kosgey và Joshua Arap Sang đều là những người có năng lực trách nhiệm hình sự và đều là những người có chức danh, địa vị ở trong quốc gia của mình.

- Xét về mặt chủ quan:

Lỗi của William Mamoei Ruto, Henry Kiprono Kosgey và Joshua Arap Sang là lỗi cố ý trực tiếp. Cả 3 người đều nhận thức được hành vi của mình là tấn công để giết người. Điều này là trái pháp luật, là tàn nhẫn nhưng vẫn thực hiện đến cùng.

- Xét về mặt khách quan:

Điều 7- Quy chế Rome đã quy định về tội phạm chống loài người là một trong các hành vi sau đây, được thực hiện với tư cách là một phần của hành động tấn công trực tiếp nhằm vào thường dân có quy mô lớn hoặc có hệ thống với nhận thức tấn công, đó là:

“1. Giết người;

2. Hủy diệt;

3. Ép buộc làm nô lệ;

4. Trục xuất hoặc di chuyển cưỡng bức dân cư;

5. Bỏ tù hoặc có hình thức khác tước đoạt tự do thân thể con người một cách nghiêm trọng vi phạm các quy tắc cơ bản của pháp luật quốc tế;

6. Tra tấn;

7. Hiếp dâm, bắt làm nô lệ tình dục, cưỡng bức mại dâm, cưỡng bức mang thai, ép buộc triệt sản hoặc các hình thức bạo lực tình dục khác có mức độ tương tự;

8. Ngược đãi các nhóm hoặc tập thể người xác định vì lý do chính trị, chủng tộc, dân tộc, bộ tộc, văn hóa, tôn giáo, giới nói tại khoản 3, hoặc vì các lý do khác được thừa nhận rộng rãi là không thể cho phép theo pháp luật quốc tế, liên quan đến bất kì hành vi nào nói tại khoản này hoặc bất kì tội phạm nào thuộc quyền tài phán của Tòa án;

9. Ép buộc người đi biệt tích;

10. Tội phân biệt chủng tộc;

11. Các hành vi vô nhân đạo khác có cùng tính chất cố ý gây đau khổ lớn hoặc gây thương tích nghiêm trọng cho thân thể hoặc tinh thần hoặc sức khỏe thể chất.”

Như vậy, hành vi khách quan đặc trưng của tội chống loài người là “hành động tấn công trực tiếp nhằm vào thường dân có quy mô lớn hoặc có hệ thống”. Mặt dù hành vi này có nhiều hình thức biểu hiện khác nhau nhưng đối tượng mà người phạm tội trực tiếp gây thiệt hại phải là “thường dân”. Hơn nữa, tính chất của hành vi tấn công do người phạm tội thực hiện không phải là hành vi tấn công thông thường mà là “có quy mô lớn” hoặc “có hệ thống”.

Vì vụ án nêu ở trên đã đề cập đến cuộc bạo động đẫm máu nổ ra sau cuộc bầu cử tại Kenya năm 2007. Nó xuất phát từ các cáo buộc dàn xếp kết quả bỏ phiếu, sau đó đã trở thành cuộc xung đột sắc tộc và tấn công trả thù. Trước tình hình bạo loạn lan rộng, các nhà chức trách William Mamoei Ruto, Henry Kiprono Kosgey và Joshua Arap Sang đã dùng hơi canh và súng để đàn áp những thường dân biểu bình. Tình trạng cướp bóc, giết người, tấn công lan rộng. Xác chết nằm la liệt ở thủ đô Nairobi cùng một số nơi khác. Cuộc tấn công này đã làm ít nhất 1.200 người chết và hơn 600.000 người vô gia cư.

Như vậy, những hành vi tấn công bằng vũ lực để giết người, ngược đãi ấy của William Mamoei Ruto, Henry Kiprono Kosgey và Joshua Arap Sang đã thỏa mãn một trong các hành vi được quy định trong quy chế Rome. Cụ thể đó là hành vi giết người được quy định tại khoản 1- Điều 7 và hành vi ngược đãi thường dân theo khoản 8- Điều 7- Quy chế Rome.

Vì vậy, có thể kết luận rằng: William Mamoei Ruto, Henry Kiprono Kosgey và Joshua Arap Sang đã phạm vào tội chống loài người.

II. THẨM QUYỀN XÉT XỬ:

Các vấn đề về thụ lý vụ án:

Trước hết, theo Điều 5- quy chế Rome quy định về các tội phạm thuộc quyền tài phán của Tòa án Hình sự Quốc tế bao gồm tội phạm chống loài người. Do đó, Tòa án hình sự quốc tế có quyền tài phán đối với vụ án được đưa ra ở đề bài.

Theo khoản 1, Điều 17, Quy chế Rome đã quy định rằng:

Căn cứ quy định tại đoạn 10 của Lời nói đầu và Điều 1, Tòa án quyết định không thụ lý vụ án trong các trường hợp sau đây:

- Vụ án đang được quốc gia có quyền tài phán điều tra và truy tố, trừ khi quốc gia đó không muốn hoặc không đủ khả năng tiến hành điều tra và truy tố một cách thực sự;

- Vụ án đang được quốc gia có quyền tài phán truy tố, và quốc gia này đã quyết định không truy tố người liên quan, trừ khi quyết định đó được đưa ra  do quốc gia đó không muốn hoặc không đủ khả năng tiến hành truy tố một cách thực sự;

- Người liên quan đã bị xét xử hành vi là đối tượng của đơn khiếu nại và Tòa án không được phép giải quyết theo quy định tại khoản 3 Điều 20;

- Tính chất của vụ án không đủ nghiêm trọng để Tòa án tiến hành các hoạt động tố tụng tiếp theo.

Như vậy, với vụ án được đưa ra ở đề bài là vụ án về tội phạm chống loài người “không thuộc” các trường hợp các vụ án mà Tòa án quyết định “không thụ lý”. Do đó, với vụ án này Tòa án hình sự quốc tế có quyền tài phán và vụ án thuộc diện thụ lý của Tòa án.

Về việc Phòng Tiền xử II ban hành lệnh triệu tập đối với William Mammoei Ruto, Bộ trưởng Bộ giáo dục đại học, khoa học và công nghệ đã bị đình chỉ công tác, Henry Kiprono Kosgey một thành viên của Nghị viện và Chủ tịch Phòng trào Dân chủ da cam (ODM) và Joshua Arap Sang người đứng đầu các hoạt động tại Kass FM ở Nảiobi.

Theo điểm a, khoản 3, Điều 57, quy chế Rome quy định về Chức năng, quyền hạn của Hội đồng tiền xét xử ngoài các chức năng theo Quy chế Rome, Hội đồng tiền xét xử có thể ra các lệnh hoặc giấy triệu tập cần thiết cho việc điều tra theo đề nghị của Công tố viên.

Theo khoản 7, điều 58, Quy chế Rome quy định như sau:

“Điều 58. Lệnh bắt và giấy triệu tập của Hội đồng tiền xét xử

…7. Thay cho lệnh bắt, Công tố viên có thể đệ đơn đề nghị Hội đồng tiền xét xử ra lệnh triệu tập người bị buộc tội. Nếu thấy có đủ căn cứ để tin là người nói trên đã phạm tội liên quan và giấy triệu tập là đủ để đảm bảo sự có mặt của người đó, thì Hội đồng tiền xét xử sẽ gửi giấy triệu tập có kèm theo hoặc không kèm theo các điều kiện hạn chế tự do (không phải giam giữ) nếu được pháp luật quốc tế quy định…”

Như vậy, phòng Tiền xử II ban hành lệnh triệu tập đối với các đối tượng trên là hoàn toàn đúng quy định về chức năng, quyền hạn của mình.

Về việc Chính phủ Kenya nộp đơn theo Điều 19 Quy chế Rome chính thức phản đối việc chấp nhận vụ việc tại Tòa án, phòng Tiền xử II không chấp nhận vì cho rằng đơn không cung cấp bằng chứng cụ thể về tiến hành thủ tục tố tụng trong nước liên quan đến các cá nhân này là đối tượng trong vụ án tại tòa án:

Khoản 2, Điều 19, quy chế Rome quy định như sau:

Khiếu nại về việc thụ lý vụ án theo các căn cuwsnois tại Điều 17 hoặc khiếu nại đối với quyền tài phán của Tòa án có thể do những đối tượng sau đây đưa ra:

- Bị cáo hoặc người được gửi giấy triệu tập theo Điều 58;

- Quốc gia có quyền tài phán đối với vụ án với lý do quốc gia đó đã hoặc đang tiến hành điều tra hay truy tố vụ án đó;

- Quốc gia cần có sự chấp nhận về quyền tài phán theo yêu cầu tại điều 12.

Chính phủ Kenya hiển nhiên không thuộc đối tượng đầu tiên của quy định trên. Mặt khác, phòng Tiền xử không chấp nhận vì cho rằng đơn không cung cấp bằng chứng cụ thể về tiến hành thủ tục tố tụng trong nước liên quan đến các cá nhân này là đối tượng trong vụ án tại tòa án. Điều này có nghĩa Chính phủ Kenya gửi đơn dưới danh nghĩa là đối tượng thứ hai, tức là quốc gia mình có quyền tài phán đối với vụ án này với lý do họ đã hoặc đang tiến hành điều tra hay truy tố vụ án đó. Tuy nhiên Kenya lại không đưa ra được ở trong đơn kháng cáo các bằng chứng để chứng minh quyền tài phán của quốc gia mình thì việc bị Phòng Tiền xử không chấp nhận đơn là hoàn toàn có thể.

III. CÁC NGUYÊN TẮC CỦA LUẬT HÌNH SỰ ĐƯỢC ÁP DỤNG:

- Nguyên tắc không có tội khi không có luật: nguyên tắc này được quy định tại điều 22- Quy chế Rome: “ không ai phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy chế Rome, trừ trường hợp hành vi của người đó cấu thành một tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án vào thời điểm hành vi đó được thực hiện..”. Như phần trên đã xác định, các bị cáo phạm tội chống loài người thuộc một trong các tội phạm thuộc quyền tài phán của ICC, các bị cáo là những người đã thực hiện các hành vi cấu thành tội chống loài người như giết người, chuyển giao vũ lực, ngược đãi thường dân,... Điều này thể hiện rõ Tòa án hình sự quốc tế chỉ được truy cứu trách nhiệm hình sự một người về tội danh được quy định trong quy chế Rome.

- Nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật: nguyên tắc này được quy định tại điều 27- Phần 3- Quy chế Rome có nội dung chính như sau: “...áp dụng bình đẳng đối với tất cả mọi người, không có sự phân biệt do địa vị công chức. Đối với những người có địa vị công chức như nguyên thủ quốc gia, thành viên của Chính Phủ hay Nghị viện, người đại diện do bầu cử, hoặc công chức Chính Phủ thì sẽ không được miễn trừ hoặc giảm nhẹ trách nhiệm hình sự trong bất cứ trường hợp nào...”. Theo đó, trong vụ án này các bị cáo là Willliam Mamoei Ruto- Bộ trưởng Bộ Giáo dục đại học, khoa học và công nghệ đã bị đình chỉ; Henry Kiprono Kosgey- một thành viên của Nghị viện và là Chủ tịch ODM; Joshua Arap Sang- người đứng đầu các hoạt động tại Kass FM ở Nairobi. Những người này không phân biệt địa vị công chức, phạm tội thì bắt buộc phải chịu trách nhiệm hình sự trước ICC, tuy giữ những địa vị pháp lý cao trong xã hội, nhưng không được miễn trừ hoặc giảm nhẹ trách nhiệm hình sự về tội chống loài người.

- Nguyên tắc không phải chịu hình phạt khi không có luật: nguyên tắc này được quy định tại điều 23- Quy chế Rome: “ người bị Tòa án kết án chỉ có thể bị xử phạt theo quy chế này”. Theo đó, loại hình phạt trong quy chế Rome chỉ áp dụng đối với người phạm tội bị kết án bởi ICC và phải được xác định cho từng tội phạm cụ thể được quy định trong quy chế này. Vì vậy, trong trường hợp này, 3 bị cáo với tội danh chống loài người đã đủ điều kiện áp dụng nguyên tắc này. Do đó, ICC sẽ áp dụng các hình phạt được quy định tại điều 77- Quy chế Rome.

- Nguyên tắc trách nhiệm hình sự cá nhân: nguyên tắc này được quy định tại điều 25- Quy chế Rome.  Như vậy, chủ thể của hành vi phạm tội chỉ có thể là cá nhân, không thể là pháp nhân hay một đối tượng nào khác, đây chính là trách nhiệm hình sự của chính người thực hiện hành vi phạm tội. Vì vậy, Willliam Mamoei Ruto,  Henry Kiprono Kosgey, Joshua Arap Sang cùng thực hiện tội phạm nhưng bị truy cứu trsch nhiệm hình sự cá nhân, mỗi người phải trực tiếp gánh chịu trách nhiệm, không thể chuyển cho bất kỳ người nào khác, kể cả người đồng phạm của họ.

- Nguyên tắc hành vi: Hành vi phạm tội, theo quy định của quy chế Rome, phải là hành vi của con người. Willliam Mamoei Ruto,  Henry Kiprono Kosgey, Joshua Arap Sang đã thực hiện các hành vi giết người, chuyển giao vũ lực và ngược đãi thường dân,...gây hậu quả nghiêm trọng, tại thời điểm 3 người này thực hiện hành vi, Quy chế Rome đã có hiệu lực, vì vậy, hành vi của người phạm tội cấu thành tội phạm thuộc quyền tài phán của Tòa án vào thời điểm thực hiện hành vi đó ( theo khoản 1- điều 22- quy chế Rome).

- Nguyên tắc có lỗi: Dựa trên tinh thần khoản 2- điều 30- Quy chế Rome thì Willliam Mamoei Ruto,  Henry Kiprono Kosgey, Joshua Arap Sang thực hiện hành vi phạm tội một cách cố ý trực tiếp, thực hiện hành vi phạm tội, mặc dù biết rõ hành vi đó gây ra hậu quả khôn lường.

IV. KHÓ KHĂN VÀ THUẬN LỢI TRONG KHI GIẢI QUYẾT VỤ VIỆC:

Thuận lợi:

Tòa án hình sự quốc tế có tư cách pháp nhân quốc tế, do các quốc gia độc lập có chủ quyền thỏa thuận thành lập nên với mục đích ngăn ngừa và trừng trị những hành vi nguy hiểm nhất xâm phạm đến cộng đồng quốc tế nói chung. Tòa án hình sự quốc tế có thể thực hiện chức năng và thẩm quyền của mình (phù hợp với quy chế) trên lãnh thổ của bất kì quốc gia thành viên nào hoặc trên lãnh thổ của bất kì quốc gia nào khác theo thỏa thuận riêng (Điều 4- Quy chế Rome).

Điều 27- Quy chế Rome xác định rõ việc tiến hành các hành vi tố tụng áp dụng đối với tất cả cả nhân bị coi là phạm tội mà không có bất cứu sự phân biệt đối cứ nào về địa vị  pháp lý, kể cả các cá nhân được hưởng quy chế miễn trừ ngoại giao như nguyên thủ quốc gia hoặc người đứng đầu chính phủ, thành viên của chính phủ hoặc nghị viện, người đại diện do bầu cử hoặc các công chức chính phủ.

Tòa hình sự Quốc tế xét xử Phó Tổng thống Kenya William Ruto về cáo buộc phạm  “tội ác chống nhân loại”, liên quan đến các bạo lực đẫm máu sau cuộc bẩu cử tổng thống 2007. Đây là phiên tòa mang tính lịch sử, vì nó xét xử các giới chức đương nhiệm ở cấp cao nhất. Về phía dân chúng Kenya, các phiên tòa xét xử những người đứng đầu đất nước nửa mang lại hy vọng công lý được tái lập, nhưng nửa gây lo ngại trước nguy cơ những thù hận trước đây trỗi dậy.

Quy chế Rome quy định trình tự, thủ tục và nguyên tắc, cơ chế để tiến hành thụ lý, xét xử các cá nhân thực hiện những tội phạm quốc tế xâm  phạm đến hòa bình và an ninh nhân loại, quyền của con người nhưng trong quá trình  đó vẫn đảm bảo tôn trọng và bảo vệ quyền con người. Những thủ tục này đã được quy định chặt chẽ và đầy đủ trong quy chế nên khi tiến hành xét xử sẽ đảm bảo xét đúng người đúng tội và đảm bảo tính công bằng.

Khó khăn: 

Vì họ là quan chức cơ cao cấp nên việc xét xử gặp cản trở về chính trị. Công tố viên đã lên tiếng tố cáo các áp lực đối với các nhân chứng. Trong quá trình vụ án, nhiều nhân chứng đã phải bỏ cuộc. Tuy nhiên, luật sư của Phó Tổng thống Ruto thì bác bỏ điều này và khẳng định các điều tra đã được tiến hành không đúng hướng.

Công tố viên Fatou Bensouda, phụ trách hồ sơ này, cho biết : “ Con đường trải qua là dài và khó khăn kể từ khi văn phòng của tôi mở cuộc điều tra tại Kenya vào năm 2010. Chúng tôi đã phải vượt qua nhiều trở lực ghê gớm. Tôi muốn dành lời cảm ơn đặc biệt gửi đến các nhân chứng, những người đàn ông và đàn bà dũng cảm đã mạo hiểm mạng sống của mình và của thân nhân họ, để công lý được phục hồi, chống lại các đe dọa liên tục và các mưu toan mua chuộc.”

Các luật sư của Phó Tổng thống Ruto yêu cầu tòa cho phép thân chủ không phải có mặt tại tất cả các phiên. Thoạt tiên, yêu cầu này đã được các thẩm phán đồng ý, nhưng viên công tố Fatou Bensouda đã khiếu nại, buộc bị cáo phải có mặt tại tòa, trong khi chờ đợi phán quyết cuối cùng của các thẩm phán.

Tổng thống và Phó Tổng thống Kenya, hai bị cáo luôn luôn cử luật sư đến tham dự các buổi thẩm vấn, nếu như không trực tiếp có mặt theo các yêu cầu của Tòa. Về mặt chính thức, thái độ này ngược lại với thái độ của Tổng thống Soudan El-Bechir, bị truy nã, vì tội chống nhân loại và diệt chủng tại Darfour.

Các đại sứ Kenya tại Liên Hiệp Quốc để viết thư đến Hội Đồng Bảo An để yêu cầu việc này. Liên Hiệp Châu Phi đã thông qua một nghị quyết kêu gọi Tòa hình sự Quốc tế rút quyết định truy tố.

Một bộ phận lớn chính giới Kenya liên tục biểu thị thái độ chống lại Tòa hình sự Quốc tế, mà đỉnh điểm là việc Quốc hội họp phiên bất thường và thông qua khuyến nghị gửi chính phủ, đề nghị Kenya rút khỏi Quy chế Roma về Tòa án hình sự Quốc tế. Việc làm này sẽ tạo áp lực cho Tòa án hình sự quốc tế trong việc xét xử. Tổ chức bảo vệ nhân quyền HRW đã chỉ trích đây là “các mưu toan đáng ngại nhằm tước bỏ công lý” đối với các nạn nhân và tạo ra  “một tiền lệ nguy hiểm đối với tương lai của công lý tại Châu Phi”.

KẾT BÀI

Như vậy, thông qua việc giải quyết các vấn đề về xác định tội danh, thẩm quyền xét xử, các nguyên tắc của luật hình sự được vân dụng, khó khăn và thuận lợi trong giải quyết vụ việc được nhóm phân tích ở trên có thể thấy rõ được tầm quan trọng của Tòa án Hình sự quốc tế cũng như quy chế Rome trong việc bảo vệ quyền con người, tránh những hậu quả đau thương cho nhân loại bằng biện pháp hình sự.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1, Quy chế Rome về tòa án hình sự quốc tế - TS.Dương Tuyết Miên (chủ biên), NXB.Chính trị Quốc Gia, năm 2011.
2, Nguyễn Ngọc Chí (chủ biên), Giáo trình Toà án hình sự quốc tế, Nxb. CTQG, Hà Nội, 2010.
3, Dương Tuyết Miên, “Vấn đề xét xử của Toà án hình sự quốc tế”, Tạp chí toà án nhân dân, số 3/2006.
4, http://www.tin247.com/toa_an_hinh_su_quoc_te_xet_xu_pho_tong_thong_kenya-2-22499063.html 
5, http://m.thethaovanhoa.vn/the-gioi/toa-an-hinh-su-quoc-te-xet-xu-pho-tong-thong-kenya-n20130910145801069.htm 
6, http://thvl.vn/?p=6308 

No comments:

Post a Comment