20/08/2014
Thẩm quyền xác định cha mẹ cho con - Luật Hôn nhân và gia đình
Theo chị Phan Thị Yến (sinh năm 1984), năm 2003, chị và anh Lê Văn Thanh (sinh năm 1980) chung sống với nhau như vợ chồng, không có đăng ký kết hôn, không được cha mẹ anh Thanh đồng ý. Mặc dù không được bố mẹ anh Thanh đồng ý, chị Yến và anh Thanh vẫn về sống chung với gia đình chồng. Đến ngày 31/01/2005 chị Yến sinh bé gái Lê Yến Ngọc. Do không có đăng ký kết hôn nên chị Yến không làm được khai sinh cho bé Ngọc.

Ngày 24/02/2006, anh Thanh bị tai nạn giao thông chết. Tháng 5 năm 2006, chịYến có đơn ra Tòa án yêu cầu Tòa án xác định anh Thanh là cha cho cháu Lê YếnNgọc. Bố mẹ anh Thanh cũng thừa nhận cháu Lê Yến Ngọc là con đẻ của anh Thanh,là cháu nội của ông bà. Theo Điều 65 luật hôn nhân và gia đình năm 2000, con cóquyền xin nhận cha, mẹ của mình, kể cả trong trường hợp cha, mẹ đã chết.


Trong trường hợp cụ thể của chị Yến là yêu cầu xác định anh Thanh (đã chết)là cha cho bé Ngọc là một yêu cầu chính đáng, được pháp luật thừa nhận. Nhưngyêu cầu của chị Ngọc có thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân haykhông?


Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định Tòa án có thẩm quyền giải quyếttrường hợp xác định con theo quy định tại Điều 64: Người không được nhận làcha, mẹ của một người có thể yêu cầu Tòa án xác định người đó là con mình.Người được nhận là cha, mẹ của một người có thể yêu cầu Tòa án xác định ngườiđó không phải là con mình.

Đối với trường hợp nhận cha, mẹ, con khác, Luật hôn nhân và gia đình chỉ quyđịnh quyền được yêu cầu mà không quy định cụ thể thẩm quyền giải quyết. Vấn đềnày được quy định tương đối chi tiết trong Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày27-12-2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch (Nghị định số 158/2005có hiệu lực từ ngày 01/04/2006, thay thế nghị định số 83/NĐ-CP ngày 10/10/1998của chính phủ về đăng ký hộ tịch).

Mục 6, Đăng ký việc nhận cha, mẹ, con, tại Điều 32 Nghị định158/2005/NĐ-CP quy định điều kiện đăng ký việc nhận cha, mẹ, con:

1. Việc nhận cha, mẹ, con theo quy định tại mục này được thực hiện, nếubên nhận, bên được nhận là cha, mẹ, con còn sống vào thời điểm đăng ký nhậncha, mẹ, con và việc nhận cha, mẹ, con là tự nguyện và không có tranh chấp.

2. Người con đã thành niên hoặc người giám hộ của người chưa thành niên hoặc đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự cũng được làm thủ tục nhận cha, mẹ theo quy định tại Mục này, trong trường hợp cha, mẹ đã chết; nếu việcnhận cha, mẹ là tự nguyện và không có tranh chấp.

Điều 33 quy định thẩm quyền đăng ký việc nhận cha, mẹ, con: Ủy ban nhândân cấp xã, nơi cư trú của người nhận hoặc người được nhận là cha, mẹ, con thựchiện việc đăng ký việc cha, mẹ, con.

Căn cứ khoản 2 Điều 32 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP, với tình tiết là chị Yếnlà có nguyện vọng xác định anh Thanh (đã chết) là cha cho con của chị, cha mẹanh Thanh thừa nhận cháu nội cho thấy việc nhậncha là tự nguyện và không có tranh chấp, nên việc xác định anh Thanh là cha củabé Ngọc được thực hiện theo thủ tục đăng ký nhận cha, mẹ, con quy định tại Mục6 Nghị định số 158/2005. Căn cứ Điều 33, thẩm quyền giải quyết loại việc này làỦy ban nhân dân cấp xã theo thủ tục đăng ký nhận cha.

Chị Yến có quyền làm đơn yêu cầu gửi Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú củamẹ con chị. Nếu nơi mẹ con chị Yến cư trú cũng là nơi gia đình anh Thanh cũngnhư bản thân anh Thanh cư trú trước khi chết thì đây cũng là Ủy ban nhân dâncấp xã nơi cư trú của anh Thanh (trước đây).

Việc chị Yến gửi đơn đến Tòa án nhân dân yêu cầu xác định cha cho con trongtrường hợp không có tranh chấp là không đúng với quy định tại Nghị quyết số158/2005/NQ-CP. Tòa án phải trả lại đơn với lý do yêu cầu của chị Yến khôngthuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án mà thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủyban nhân dân cấp xã. Khi trả đơn, Tòa án nên giải thích cho chị Yến rõ quy địnhcủa pháp luật, hướng dẫn chị làm đơn gửi Ủy ban nhân dân cấp xã.

* Quy định của pháp luật về thẩm quyền xác nhận cha, mẹ, con theo quy địnhcủa Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 và Nghị định số 158/2005/NĐ-CP đã rõ.Nhưng chính từ quy định đã rõ này nảy sinh một vấn đề mới vô cùng phức tạptrong xã hội. Có thể sẽ là hàng loạt các trường hợp thay đổi quan hệ huyếtthống: từ mối quan hệ cha mẹ con có thể thành quan hệ anh, chị em hoặc trởthành người dưng nước lã.

Ví dụ 1: Giấy khai sinh của H đã ghi rõ tên của người cha là A, người mẹ làB. Sau có thỏa thuận tự nguyện và không có tranh chấp về việc C mới thực sự làcha của H. Trong trường hợp này, các bên chỉ cần làm đơn ra ủy ban nhân dân cấpxã làm thủ tục nhận cha, mẹ con theo mục 6 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP. Căn cứvào sự tự nguyện và thỏa thuận, không có tranh chấp, Ủy ban nhân dân sẽ raquyết định xác nhận C là cha của H.

Việc sửa lại giấy khai sinh và Sổ đăng ký khai sinh theo thủ tục cải chínhđược quy định tại mục 7 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP.

Cũng theo các quy định này, hoàn toàn có thể có việc sau khi đã xác nhận Clà cha của H, có thể tiếp tục có thỏa thuận giữa những người liên quan là khôngphải C là cha của H, mà D mới là cha của H. Nếu có sự thỏa thuận tự nguyện,không có tranh chấp thì Ủy ban nhân dân hoàn có cơ sở để lại xác định D là chacủa H.

Ví dụ 2: Giấy khai sinh của T đã ghi rõ tên của cha là P, tên người mẹ là Q.Sau đó có yêu cầu của M muốn xác định mình mới là mẹ của T. Điều đáng nói làtheo mối quan hệ hiện tại thì M là chị gái của T, là con của ông P và bà Q. Nóicách khác, M và T là hai chị em cùng bố, cùng mẹ. Lý do mà M dùng làm cơ sở choyêu cầu xác định T là con mình là do M sinh con khi mới 15 tuổi. Để tránh dịnghị của làng xóm, M đã nhờ bố mẹ khai sinh cho con mình. Theo M, phải chính làM mới là mẹ của T, còn P và Q là ông bà ngoại của T. Ông P và bà Q cũng thừanhận những điều mà con gái M của mình đề nghị là đúng và cũng có yêu cầu xácđịnh T là con của M. T cũng công nhận mình là con gái của M và đề nghị xác nhậnM là mẹ của mình.

Việc xin nhận cha, mẹ, con diễn ra ở thời điểm bên nhận, bên được nhận làcha, mẹ, con còn sống, việc nhận cha, mẹ, con là tự nguyện và không có tranhchấp nên căn cứ khoản 1 Điều 32, Điều 33 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP, đây làthủ tục đăng ký nhận cha, mẹ, con thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhândân cấp xã.

Hai ví dụ trên cho thấy theo quy định của pháp luật hiện hành, việc thay đổiquan hệ huyết thống trở nên quá dễ dàng, quá đơn giản. Nhìn ở góc độ cải cáchhành chính thì dường như đây là một bước tiến. Nhưng một điều nữa cũng cần phảinói là ở ví dụ 1, mục tiêu của bố mẹ AB là muốn nhờ người bạn C đưa con mình ranước ngoài định cư. Tương tự, trong ví dụ 2, M hiện mang quốc tịch Úc, việcchuyển mối quan hệ chị em giữa M và T thành mối quan hệ mẹ con thì việc bảolãnh cho T đoàn tụ với mẹ là chuyện đương nhiên.

Những thực tế này cho thấy Nghị định 158/2005 có khả năng tạo ra sự thay đổikhông thể tưởng tượng nổi mối quan hệ huyết thống, mối quan hệ gia đình. Chỉcần con người thỏa thuận với nhau là các mối quan hệ cha mẹ, con cái, ông bàmang tính huyết thống được xác lập. Đây là việc làm trái tự nhiên. Mối quan hệcha mẹ và con (đẻ) là mối quan hệ tự nhiên, do tự nhiên tạo ra, không phải là ýchí của con người theo cách thức này. Con người chỉ có thể tạo ra quan hệ nuôidưỡng (nhận nuôi con nuôi), không thể tạo ra mối quan hệ huyết thốngchỉ bằng sự thỏa thuận, không có tranh chấp. Để xác định mối quan hệ tự nhiên,yếu tố cần và đủ là phải có căn cứ về tính huyết thống. Còn sự thừa nhận củacác bên chỉ là yếu tố tham khảo chứ không có tính quyết định trng việc xác nhậncha, mẹ, con, nhất là đối với trường hợp xác định lại cha, mẹ. Muốn làm được điềunày, phải là một cơ quan chuyên trách trong việc xem xét và đánh giá chứng cứdo người yêu cầu phải cung cấp. Không một cơ quan nào có thể thay thế được Tòaán trong trường hợp này. Tòa án là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủnghĩa Việt Nam.Nhiệm vụ của Tòa án là xác định sự thật khách quan, bảo vệ pháp luật, bảo vệquyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, của tổ chức, của nhà nước.

Điều này cũng không có nghĩa là nếu để Ủy ban nhân dân giải quyết thì khôngkhách quan. Cũng là một cơ quan nhà nước, hoạt động của Ủy ban nhân dân cũngphải thực hiện trong khuôn khổ của pháp luật, nhưng với tư cách là một cơ quanquản lý, Ủy ban nhân dân thực hiện nhiệm vụ chung của nhà nước là quản lý chínhquyền ở cơ sở. Còn Tòa án là cơ quan nhà nước có chức năng xét xử, thẩm phán làngười được đào tạo kiến thức pháp luật và nghiệp vụ xét xử. Việc xét xử của Tòaán cũng có quy trình, thủ tục tố tụng để mọi vấn đề được xem xét khách quannhất. Vì vậy, chúng tôi cho ràng dù với mục tiêu cải cách hành chính nhưng cảicách vấn đề gì, đến đâu và như thế nào lại rất cần được nghiên cứu nghiêm túcdưới góc độ khoa học. Với những lý do đó, chúng tôi cho rằng, cần quy định chotòa án có thẩm quyền xác định cha cho con đối với trường hợp cụ thể nêu trên.

Điều này cho thấy để cải cách thủ tục hành chính, cần một cái nhìn thấu đáo,toàn diện hơn của nhà soạn thảo luật. Không thể vì tạo điều kiện thuận lợi hơncho người dân trong cuộc sống mà đưa ra những quy định trái với tự nhiên, tạora một kẽ hở lớn về mặt pháp luật, đem đến một hậu quả khó lường cho xã hội nhưđã phân tích quy định về thẩm quyền xác nhận cha, mẹ, con theo quy định tạiNghị định số 158/2005/NĐ-CP. Đề nghị cơ quan có thẩm quyền sẽ có những điềuchỉnh vấn đề này khi chỉnh sửa Nghị định về đăng ký và quản lý hộ tịch.

SOURCE: TẠP CHÍ NGHỀ LUẬT SỐ 6 NĂM 2006 - TS. LÊ THU HÀ – HỌC VIỆN TƯ PHÁP

No comments:

Post a Comment