20/08/2014
Bản chất pháp lý của việc nuôi con nuôi theo pháp luật Việt Nam - Luật Hôn nhân và gia đình
Cơ quan nhà nước có thẩm quyền chỉ có thể công nhận việc nuôi con nuôi khi các bên đương sự thể hiện rõ ràng ý chí của mình đồng thời đáp ứng đầy đủ các điều kiện cần thiết của việc nuôi con nuôi. Nói cách khác, cơ quan nhà nước có thẩm quyền chỉ có thể công nhận việc nuôi con nuôi khi các sự kiện cấu thành đã hội tụ đầy đủ và được liên kết lại với nhau tại thời điểm phát sinh quan hệ pháp luật về nuôi con nuôi.

Vì vậy có thể nói dưới góc độ là sự kiện pháp lí,việc nuôi con nuôi có bản chất là cấu thành sự kiện hay là sự kiện pháp lí phứchợp giản đơn (còn gọi là phức hợp tự do).

1. Khái niệm chung về nuôi con nuôi

Nuôi con nuôi có thể được hiểu theo hai góc độ: Là sự kiện pháp lí hoặc làquan hệ pháp luật. Bài viết này đề cập việc nuôi con nuôi dưới góc độ là sựkiện pháp lí theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Với ý nghĩa là sự kiện pháp lí, việc nuôi con nuôi bao gồm các sự kiệnsau:


- Sự thể hiện ý chí của người nhận nuôi con nuôi. Người nhận nuôi con nuôiphải thể hiện ý chí của mình về việc mong muốn nhận nuôi đứa trẻ và thiết lậpquan hệ cha mẹ và con với đứa trẻ đó. Ý chí, mong muốn đó của người nhận nuôiphải được thể hiện qua đơn xin nhận nuôi con nuôi;


- Sự thể hiện ý chí của cha mẹ đẻ hoặc người giám hộ của trẻ em được cho làmcon nuôi. Ý chí của những người này trong việc cho trẻ em làm con nuôi phảiminh bạch, và xuất phát từ sự tự nguyện thật sự của bản thân họ mà không có bấtcứ sự tác động, thúc ép, dụ dỗ, hứa hẹn hoặc một áp lực nào. Nói cách khác, ýchí đó phải hoàn toàn độc lập. Nội dung của ý chí đó là đồng ý cho con mình làmcon nuôi của người khác. Sự đồng ý đó có thể thể hiện bất cứ lúc nào nhưng nóchỉ có ý nghĩa sau khi đứa trẻ được sinh ra mà còn sống;

- Sự thể hiện ý chí của bản thân người con nuôi. Khoản 2 Điều 71 LuậtHN&GĐ năm 2000 quy định: “Việc nhận trẻ em từ đủ 9 tuổi trở lênlàm con nuôi phải được sự đồng ý của trẻ em đó”. Trong trường hợp này đứatrẻ tuy chưa được coi có năng lực hành vi đầy đủ nhưng đã có khả năng nhận thứcnhất định về cuộc sống, có thể nhận biết và bày tỏ thái độ của mình mong muốnhay không mong muốn làm con nuôi người khác, cũng như cảm nhận được sự an toànhay không an toàn khi được cho làm con nuôi người khác, khi phải thay đổi môitrường sống… Do đó, pháp luật quy định đứa trẻ từ đủ 9 tuổi trở lên có quyềnthể hiện ý chí độc lập, quyết định vấn đề có liên quan trực tiếp đến cuộc sốngcủa mình; sự đồng ý làm con nuôi của đứa trẻ từ đủ 9 tuổi trở lên là điều kiệnbắt buộc để việc nuôi con nuôi có giá trị pháp lí;

- Sự thể hiện ý chí của Nhà nước. Ý chí của Nhà nước được thể hiện qua việccông nhận (hay không công nhận) việc nuôi con nuôi, thông qua thủ tục đăng kíviệc nuôi con nuôi (hay từ chối việc đăng kí nuôi con nuôi). Việc nuôi con nuôiđược công nhận tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền làm phát sinh hiệu lực pháplí của việc nuôi con nuôi.

Như vậy, việc nuôi con nuôi là tập hợp các sự kiện pháp lí. Nếu thiếu đi mộttrong các sự kiện cấu thành tập hợp đó thì không làm phát sinh quan hệ pháp luậtcha mẹ và con giữa người nhận nuôi và đứa trẻ được nhận nuôi. Do đó, dưới gócđộ là sự kiện pháp lí, việc nuôi con nuôi là cấu thành sự kiện – sự kiện pháplí phức hợp.(1)

2. Bản chất pháp lí của việc nuôi con nuôi

Theo lí luận chung, sự kiện pháp lí phức hợp có thể có tính chất giản đơn,ràng buộc hoặc hỗn hợp.(2) Vậy sự kiện nuôi con nuôi có tính chất như thế nào?Để thấy được tính chất của sự kiện pháp lí này cần xem xét các sự kiện cấuthành của nó, bao gồm sự thể hiện ý chí của người nhận nuôi con nuôi, của chamẹ đẻ, người giám hộ của người con nuôi, của bản thân người con nuôi và sự côngnhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

2.1. Sự thể hiện ý chí của người nhận nuôi con nuôi

Người nhận nuôi con nuôi có thể nhận nuôi con nuôi vì nhiều lí do khác nhaunhưng trước hết là từ nhu cầu của người nuôi muốn nuôi dưỡng một đứa trẻ nhằmthiết lập quan hệ cha mẹ và con giữa hai bên. Nhu cầu đó bị chi phối trước tiêntừ yếu tố tình cảm, xuất phát từ ý chí và sự chủ động của người nhận nuôi connuôi. Người nuôi con nuôi muốn thông qua việc nhận nuôi một đứa trẻ để thoả mãnnhững nhu cầu nhất định của bản thân và gia đình. Bản thân người nhận nuôi connuôi mới nhận thức được đầy đủ và hiểu rõ mong muốn của mình trong việc nhậnnuôi con nuôi. Nhu cầu của người nuôi là lí do chủ yếu dẫn tới việc nhậnnuôi con nuôi. Người nhận nuôi con nuôi thường có suy nghĩ kĩ càng trước khi điđến quyết định nhận nuôi con nuôi. Việc có nhận nuôi con nuôi hay không là dochính bản thân người nuôi quyết định trên cơ sở hoàn toàn tự nguyện, chủ độngvà hiểu biết đầy đủ về hậu quả pháp lí của nó. Song sự tự nguyện đó phải xuấtphát từ nhu cầu tình cảm, tinh thần của người nhận nuôi con nuôi và phù hợp vớilợi ích của người được nhận làm con nuôi thì mới được coi là hợp pháp. Nếu việcnhận nuôi con nuôi xuất phát từ những động cơ, mục đích trái pháp luật, tráiđạo đức sẽ không có giá trị pháp lí.

Trong trường hợp cả hai vợ chồng cùng nhận nuôi con nuôi thì bản chất củavấn đề vẫn không thay đổi, có khác chỉ là ở chỗ sự thể hiện ý chí mong muốnnhận nuôi con nuôi phải là ý chí chung của cả hai vợ chồng. Hai vợ chồng phảithoả thuận và thống nhất được về việc nhận nuôi con nuôi. Trong đơn xin nhậnnuôi con nuôi phải đứng tên cả hai vợ chồng với tư cách là cha nuôi và mẹ nuôi.

Tuy nhiên, vấn đề sẽ phức tạp hơn khi người nhận nuôi con nuôi đã có vợ(chồng), nhưng vợ (hoặc chồng) của họ không muốn nhận nuôi con nuôi. Trongtrường hợp này, đơn xin nhận nuôi con nuôi phải có chữ kí của cả vợ vàchồng.(3) Quy định này có phần chưa được rõ ràng nên có thể dẫn tới nhiều cáchhiểu khác nhau. Chúng tôi sẽ trở lại vấn đề này ở bài viết khác.

Trong đơn xin nhận con nuôi, người nhận nuôi con nuôi có thể trình bàynguyện vọng của mình xin đích danh một trẻ em nào đó từ cơ sở nuôi dưỡng hoặctừ gia đình.(4) Nếu chưa xác định được đích danh trẻ em cần xin làm con nuôithì người nhận nuôi có thể trình bày nguyện vọng của mình về đặc điểm của trẻem mà họ muốn nhận nuôi như tuổi, giới tính, tình trạng sức khoẻ, tình trạnggia đình của đứa trẻ: Là trẻ em mồ côi, bị bỏ rơi hay đang sống tại gia đình…Nguyện vọng đó của người nhận nuôi về nguyên tắc được cơ quan có thẩm quyền tôntrọng và đáp ứng nếu có đối tượng trẻ em thích hợp.(5) Như vậy, người nhận nuôicon nuôi hoàn toàn chủ động thể hiện ý chí trong việc xin nhận nuôi một đứa trẻphù hợp với nguyện vọng, tình cảm của mình. Chỉ khi người xin nuôi con nuôikhông bày tỏ ý muốn của mình về đứa trẻ cụ thể muốn nhận nuôi mà chỉ thể hiệnnguyện vọng xin nuôi con nuôi thì khi đó cơ quan có thẩm quyền có thể giớithiệu bất cứ trẻ em nào cho họ.

Từ sự phân tích trên cho thấy người nhận nuôi con nuôi luôn chủ động và độclập trong việc nhận nuôi con nuôi. Việc nhận nuôi con nuôi thể hiện rõ ý chíđơn phương từ phía người nhận nuôi. Người nhận nuôi con nuôi thể hiện ý chí củamình một cách chủ động, khách quan thông qua đơn xin nhận nuôi con nuôi. Họcũng có thể đưa đơn bất cứ vào lúc nào mà họ muốn. Hành vi đó của người nhậnnuôi con nuôi chỉ phát sinh hậu quả pháp lí khi có người được nhận nuôi phùhợp, được cha mẹ đẻ hoặc người giám hộ đồng ý và được cơ quan nhà nước có thẩmquyền công nhận. Như vậy có thể nói sự thể hiện ý chí của người nhận nuôi connuôi là hành vi pháp lí đơn phương, nó chỉ có hiệu lực khi được các chủ thể cóliên quan tiếp nhận.

2.2. Sự thể hiện ý chí của cha mẹ đẻ hoặc người giám hộ của người đượccho làm con nuôi

+ Sự thể hiện ý chí của cha mẹ đẻ

Khoản 1 Điều 71 Luật HN&GĐ quy định: “Việc nhận người chưa thànhniên, người đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự làm con nuôi phải được sựđồng ý bằng văn bản của cha mẹ đẻ của người đó…”.

Việc cho con mình làm con nuôi người khác thường là việc làm bất đắc dĩtrong những điều kiện, hoàn cảnh nhất định. Do đó, cha mẹ đẻ luôn cân nhắc, suynghĩ kĩ trước khi quyết định cho con mình làm con nuôi với mong muốn đứa trẻ sẽcó môi trường, điều kiện sống tốt hơn, khi bản thân họ không thể có điều kiệnnuôi dưỡng, chăm sóc cho trẻ. Việc cho con làm con nuôi phải xuất phát từ sự tựnguyện thật sự của cha mẹ đẻ trên cơ sở lợi ích của đứa trẻ. Sự tự nguyện thậtsự là sự tự nguyện được hình thành trên cơ sở nhận thức được đầy đủ ý nghĩa vàhậu quả pháp lí của việc cho con làm con nuôi, phù hợp với mong muốn và tìnhcảm của cha mẹ đẻ, phù hợp với lợi ích của người con nuôi. Mọi sự đồng ý chocon làm con nuôi vì mục đích trục lợi đều không phù hợp với bản chất của việcnuôi con nuôi và không phải tự nguyện thật sự. Ngược lại, mọi sự tác động, dụdỗ, lừa dối, cưỡng ép… để có được sự đồng ý của cha mẹ đẻ trong việc cho conmình làm con nuôi cũng đều không hợp pháp và về nguyên tắc không có giá trịpháp lí. Sự đồng ý cho con mình làm con nuôi người khác phải xuất phát từ tựnguyện và ý chí độc lập của cha mẹ đẻ. Sự đồng ý đó phải được thể hiện một cáchkhách quan bằng văn bản và phải được xác nhận của uỷ ban nhân dân cấp cơ sở nơicư trú của cha mẹ đẻ (Điều 36 Nghị định 83).

Sự đồng ý của cha mẹ đứa trẻ về việc cho con làm con nuôi cần phân biệt mộtsố trường hợp cụ thể sau:

- Khi cha mẹ đẻ đều còn sống và có đủ năng lực hành vi dân sự thì phải có sựđồng ý của cả cha và mẹ đẻ của trẻ em đó trong việc cho con làm con nuôi, kể cảtrong trường hợp cha mẹ đẻ đã li hôn, chỉ có một người (cha đẻ hoặc mẹ đẻ) trựctiếp chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em đó;

- Khi một người, cha đẻ hoặc mẹ đẻ đã chết hoặc bị tuyên bố là đã chết hoặcmất năng lực hành vi dân sự thì chỉ cần sự đồng ý của người kia(6);

- Khi không xác định được cha đẻ của đứa trẻ thì chỉ cần sự đồng ý của ngườimẹ; khi không xác định được mẹ đẻ của đứa trẻ thì chỉ cần sự đồng ý của ngườicha đẻ;

- Sự đồng ý của cha mẹ đẻ là điều kiện bắt buộc trong trường hợp người đượcnhận làm con nuôi dưới 18 tuổi hoặc người đã thành niên nhưng mất năng lực hànhvi dân sự. Tuy nhiên, trong trường hợp con đã thành niên, có đầy đủ năng lựchành vi dân sự tự nguyện đồng ý làm con nuôi người khác thì không cần có sựđồng ý của cha mẹ đẻ.

+ Sự đồng ý của người giám hộ

Khoản 1 Điều 71 Luật HN&GĐ quy định: “… nếu cha mẹ đẻ đã chết, mấtnăng lực hành vi dân sự hoặc không xác định được cha mẹ thì phải được sự đồng ýbằng văn bản của người giám hộ”. Người giám hộ chỉ có quyền thể hiện ý chícho người mà mình giám hộ làm con nuôi khi cả cha mẹ đẻ của người đó đều khôngxác định được hoặc đều đã chết, bị tuyên bố chết hoặc đều mất năng lực hành vidân sự.

Người giám hộ có thể là người giám hộ đương nhiên, người giám hộ được cửhoặc người đứng đầu cơ sở nuôi dưỡng. Theo quy định của pháp luật, người đứngđầu cơ sở nuôi dưỡng chỉ có quyền đồng ý cho trẻ em đang sống ở cơ sở nuôidưỡng làm con nuôi “trong trường hợp trẻ em đó có nguồn gốc bị bỏ rơi, bị bỏlại cơ sở y tế hoặc khi trẻ em đó được đưa vào cơ sở nuôi dưỡng đã có giấy củacha mẹ đẻ đồng ý cho con làm con nuôi hoặc cha mẹ đẻ của trẻ em đó mất năng lựchành vi dân sự”.(7) Giấy thoả thuận đồng ý cho trẻ em làm con nuôi của ngườigiám hộ phải có xác nhận của uỷ ban nhân dân cơ sở nơi cư trú của người giámhộ.

Qua các quy định trên có thể thấy về nguyên tắc, ý chí của người giám hộ vềviệc cho đứa trẻ được giám hộ làm con nuôiphải xuất phát trên cơ sở ý chí của cha mẹ đẻ đã thể hiện từ trước. Nếu cha mẹđẻ còn có khả năng thể hiện ý chí của mình thì việc cho con làm con nuôi phảido chính họ quyết định.

Từ những phân tích trên cho thấy sự thể hiện ý chí của người cho con nuôi làhành vi pháp lí đơn phương, thể hiện ý chí độc lập của một bên chủ thể (bên chocon nuôi). Hành vi pháp lí đơn phương đó có thể do một chủ thể thực hiện (chađẻ hoặc mẹ đẻ của đứa trẻ khi một bên chết trước hoặc mất năng lực hành vi dânsự…) nhưng cũng có thể do hai chủ thể thực hiện (cha mẹ đẻ cùng thoả thuận chocon làm con nuôi, ông bà với tư cách là người giám hộ cho cháu chưa thànhniên…). Hành vi pháp lí đơn phương này chỉ phát sinh hậu quả pháp lí khi có sựtiếp nhận của chủ thể phía bên kia là người nhận nuôi con nuôi và được cơ quannhà nước có thẩm quyền công nhận.

2.3. Sự thể hiện ý chí của người được nhận làm con nuôi

Một quyền cơ bản của trẻ em là quyền được tự do bày tỏ quan điểm của mình về“những vấn đề có tác động đến trẻ em, những quan điểm của trẻ em được coitrọng một cách thích ứng với tuổi và độ trưởng thành của trẻ em”.(8) Phápluật quy định sự bày tỏ ý chí đồng ý làm con nuôi của trẻ em từ đủ 9 tuổi trởlên là điều kiện bắt buộc để việc nuôi con nuôi có giá trị pháp lí. Đứa trẻ cóquyền quyết định một cách độc lập có đồng ý làm con nuôi người khác hay khôngtrên cơ sở tự nguyện thật sự, phù hợp với nhận thức, tình cảm của đứa trẻ đốivới việc được nhận làm con nuôi. Chỉ trên cơ sở đó thì sự đồng ý của đứa trẻmới có giá trị pháp lí vì nó minh bạch, rõ ràng. Sự đồng ý của đứa trẻ có đượcdo dụ dỗ, mua chuộc hay bị lừa dối, cưỡng ép, khống chế… dù từ bất cứ ai đềulàm cho việc nuôi con nuôi không có giá trị pháp lí. Vì vậy, sự đồng ý của bảnthân người được nhận làm con nuôi được coi là hành vi pháp lí đơn phương, phátsinh một cách độc lập, vào bất cứ thời điểm nào mà không phụ thuộc vào ý chícủa cha mẹ đẻ, người giám hộ.

2.4. Sự thể hiện ý chí của Nhà nước

Ý chí của Nhà nước được thể hiện qua việc công nhận hoặc không công nhậnviệc nuôi con nuôi trên cơ sở xem xét ý chí tự nguyện của các bên đương sự,thẩm tra các điều kiện cần thiết về phía người nhận nuôi và người được nhận làmcon nuôi, cũng như mục đích của việc nuôi con nuôi. Sự công nhận của cơ quannhà nước có thẩm quyền thể hiện qua việc tiến hành đăng kí nuôi con nuôi và raquyết định công nhận nuôi con nuôi. Quyết định công nhận nuôi con nuôi là cơ sởpháp lí làm phát sinh quan hệ pháp luật cha mẹ và con giữa người nhận nuôi vàđứa trẻ được nhận nuôi.

Tóm lại, việc nuôi con nuôi với ý nghĩa là sự kiện pháp lí phức hợp bao gồmnhiều sự kiện cấu thành. Vậy giữa các sự kiện cấu thành đó có mối liên hệ vớinhau như thế nào? Từ sự phân tích trên có thể thấy rõ: Giữa các sự kiện cấuthành trên có mối liên hệ linh hoạt, không ràng buộc, không chi phối, không phụthuộc lẫn nhau. Các sự kiện cấu thành đó có thể phát sinh ở những thời điểmkhác nhau một cách tự do, độc lập. Chúng sẽ được liên kết lại tại thời điểmcuối cùng với sự phán quyết của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Như vậy, cơ quan nhà nước có thẩm quyền chỉ có thể công nhận việc nuôi connuôi khi các bên đương sự thể hiện rõ ràng ý chí của mình đồng thời đáp ứng đầyđủ các điều kiện cần thiết của việc nuôi con nuôi.Nói cách khác, cơ quan nhà nước có thẩm quyền chỉ có thể công nhận việc nuôicon nuôi khi các sự kiện cấu thành đã hội tụ đầy đủ và được liên kết lại vớinhau tại thời điểm phát sinh quan hệ pháp luật về nuôi con nuôi. Vì vậy có thểnói dưới góc độ là sự kiện pháp lí, việc nuôi con nuôi có bản chất là cấu thànhsự kiện hay là sự kiện pháp lí phức hợp giản đơn (còn gọi là phức hợp tự do).

Xác định rõ bản chất pháp lí của việc nuôi con nuôi với tư cách là sự kiệnpháp lí làm phát sinh quan hệ pháp luật là cơ sở để xây dựng những quy phạmpháp luật phù hợp, chính xác điều chỉnh quan hệ nuôi con nuôi./.

(1).Xem: "Giáo trình lí luận nhà nước và pháp luật", Trườngđại học luật Hà Nội, tr.458.

(2). Sđd, tr. 459.

(3).Xem: Điều 36 Nghị định số 83/1998/ NĐ-CP.

(4).Xem: Điều 42, 43 Nghị định số 68/2002/ NĐ-CP.

(5).Xem: Điều 51 Nghị định số 68/2002/ NĐ-CP.

(6).Xem: Điều 36 Nghị định số 83/1998/NĐ-CP và điểm b khoản 3 Điều 44Nghị định 68/2002/ NĐ-CP.

(7).Xem: Điểm a khoản 3 Điều 44 Nghị định số 68/2002/ NĐ-CP.

(8).Xem: Điều 12, 13 Công ước quốc tế về quyền trẻ em, khoản 1 Điều 8Luật bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em .

SOURCE: TẠP CHÍ LUẬT HỌC - THS. GVC. NGUYỄN PHƯƠNG LAN – Khoa Luật Dân sự, Đại học Luật Hà Nội

No comments:

Post a Comment