20/08/2014
Những vướng mắc trong vấn đề đăng ký khai sinh cho con nuôi - Luật Hôn nhân và gia đình
Dự thảo Luật Nuôi con nuôi đang trong lộ trình hoàn thiện, nhằm đưa ra các quy định pháp lý phù hợp cho việc nuôi con nuôi. Tuy nhiên, Dự Luật vẫn chưa đề cập việc đăng ký khai sinh để bảo đảm quyền lợi cho người con nuôi, trong khi việc thực hiện quy định pháp lý hiện hành về vấn đề này đang còn vướng mắc.

Vướng khi thay đổi phần khai cha, mẹ trong giấy khai sinh của con nuôi


Hiện nay, theo quy định tại Thông tư số01/2008/TT-BTP hướng dẫn Nghị định 158/2005/NĐ-CP về đăng ký và quản lýhộ tịch thì những người có mối quan hệ gia đình đều có quyền nhận nuôicon nuôi, chẳng hạn mẹ kế có quyền nhận con riêng của chồng, cha dượngcó quyền nhận con riêng của vợ làm con nuôi, khi có đủ điều kiện nhậnnuôi con nuôi theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình. Tuy nhiên,việc nhận nuôi con nuôi mà làm thay đổi thứ bậc trong gia đình (nhưtrường hợp ông, bà nhận cháu hoặc anh, chị nhận em làm con nuôi) thìkhông giải quyết. Thực tế cho thấy, vướng mắc nảy sinh khi giải quyếtviệc thay đổi phần khai về cha, mẹ trong giấy khai sinh của người connuôi. Ví dụ, cháu Trương Văn T đăng ký khai sinh ngoài giá thú (khôngcó tên cha trong giấy khai sinh), mẹ là Trương Thị A. Sau đó, cha dượngcủa cháu T là ông Huỳnh Văn C đến UBND xã xin  nhận cháu T làm connuôi. Sau khi kiểm tra hồ sơ thủ tục, cán bộ tư pháp xã tiến hành giảiquyết việc nuôi con nuôi. Nhưng, khi ông C yêu cầu bổ sung phần khaingười cha vào bản chính giấy khai sinh của cháu T thì cán bộ tư pháp“vướng”, vì theo quy định hiện hành, có nhiều ý kiến khác nhau về việcgiải quyết vấn đề này.


Thứ nhất, giải quyết việc bổ sung phầnkhai người cha nuôi vào bản chính giấy khai sinh của cháu T và ghi chú“cha nuôi” trong sổ đăng ký khai sinh theo quy định bổ sung hộ tịch củaNghị định 158. Tuy nhiên, đây là trường hợp nhận nuôi con nuôi, nênviệc thay đổi phần khai về cha, mẹ nuôi và cha, mẹ đẻ phải  tuân thủtheo quy định tại Khoản 2, Điều 28 Nghị định 158: trong trường hợp giữacha, mẹ đẻ và cha, mẹ nuôi có sự thỏa thuận về việc thay đổi phần khaivề cha, mẹ – từ cha, mẹ đẻ sang cha, mẹ nuôi trong Giấy khai sinh và Sổđăng ký khai sinh của con nuôi, thì UBND cấp xã nơi đã đăng ký khaisinh cho con nuôi đăng ký khai sinh lại theo những nội dung thay đổiđó. Trong cột ghi chú của Sổ đăng ký khai sinh phải ghi rõ “cha, mẹnuôi”. Việc đăng ký khai sinh lại phải được ghi rõ trong cột ghi chúcủa Sổ đăng ký khai sinh trước đây. Bản chính và bản sao Giấy khai sinhcủa con nuôi được cấp theo nội dung mới. Giấy khai sinh cũ phải thuhồi. Điều 28, Nghị định 158 không quy định việc bổ sung phần khai vềcha, mẹ trong trường hợp nuôi con nuôi.

Thứ hai, không giải quyết việc bổ sung tênngười cha nuôi vào bản chính giấy khai sinh của cháu T, vì tại Điểm b,Khoản 3, Thông tư liên tịch số 01 hướng dẫn Nghị định 158 quy định:không giải quyết việc thay đổi phần khai về một bên cha đẻ hoặc mẹ đẻsang khai về cha nuôi hoặc mẹ nuôi mà giữ nguyên phần khai về mẹ đẻhoặc cha đẻ còn lại. Do đó, nếu giải quyết việc bổ sung tên ông C. vàogiấy khai sinh của cháu T. thì trái quy định của Thông tư 01, vì giấykhai sinh của cháu T. sẽ có nội dung của cha nuôi (ông C) và mẹ đẻ (bàA). Các ý kiến hiện chưa thống nhất, do pháp luật quy định chưa cụ thể,nên khi giải quyết các giấy tờ hộ tịch của người con nuôi, cán bộ tưpháp cơ sở gặp nhiều khó khăn.

Giấy khai sinh con nuôi không đủ cha, mẹ

Một trường hợp khác cho thấy, giấy tờ hộ tịch khigiải quyết việc đăng ký nuôi con nuôi gặp nhiều bất cập: ông Phan Hữu T(chưa có vợ) yêu cầu UBND xã giải quyết việc nhận nuôi con nuôi đối vớicháu Phan Hữu L có cha đẻ là ông Phan Hữu K, mẹ đẻ là bà Võ Thị N. Bảnchính giấy khai sinh của cháu Phan Hữu L được đăng ký đầy đủ nội dungvề phần khai cha và mẹ, tuy nhiên khi ông T yêu cầu thay đổi phần khaitừ cha, mẹ đẻ sang cha, mẹ nuôi thì giấy khai sinh của người con nuôi,phần khai về cha, mẹ, chỉ có tên người cha nuôi; phần khai người mẹkhông có (vì ông T chưa có vợ). Điều này sẽ ảnh hưởng không tốt đến tâmlý của người con nuôi. 
Các trường hợp trên cho thấy, những bất cậptừ các quy định pháp lý về đăng ký và quản lý hộ tịch, dẫn đến khó khăntrong việc giải quyết yêu cầu của người dân, ảnh hưởãng trực tiếp đếnquyền và lợåi ích hợåp pháp cuả người con nuôi – Nếu không được sửađổi, bổ sung cho phù hợp sẽ vướng trong việc đăng ký nuôi con nuôi vàLuật Nuôi con nuôi được ban hành sẽ khó thực thi.

SOURCE: BÁO NGƯỜI ĐẠI BIỂU NHÂN DÂN

No comments:

Post a Comment