30/08/2014
Đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa ở Việt Nam
I. THỰC CHẤT CỦA CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ Ở VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI

I.1. Quan điểm về công nghiệp hoá, hiện đại hoá (CNH, HĐH)

Từ khi bước vào thời kỳ đổi mới năm 1986, cùng với việc từng bước phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, giải phóng các lực lượng sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đổi mới cơ chế quản lý, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, Đảng và Nhà nước đã xác định ngày càng rõ quan điểm mới về công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Quan điểm mới ấy là kết quả tổng kết thực tiễn, rút ra từ những bài học của mấy thập kỷ trước đây kết hợp với sự nghiên cứu, học hỏi kiến thức và kinh nghiệm của thế giới và thời đại


Cuối thế kỷ 20, Đảng và Nhà nước ta đã vạch ra công nghiệp hoá, hiện đại hoá không phải là hai quá trình tuy có phần lồng vào nhau nhưng về cơ bản vẫn tách biệt và nối tiếp nhau, mà là một quá trình thống nhất, có thể tóm tắt là công nghiệp hoá theo hướng hiện đại
Điều 14 Công ước Viên năm 1969 - Bài tập Công pháp quốc tế
Bài làm

Công ước giơnevơ 1958 không phát sinh hiệu lực với Đức, vì Công ước giơnevơ 1958 về Thềm lục địa là công ước chỉ phát sinh hiệu lực đối với quốc gia đã ký khi quốc gia đó phê chuẩn. Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 14 Công ước Viên năm 1969: “ Một quốc gia chịu sự ràng buộc của một điều ước biểu thị bằng việc phê chuẩn:

a. Khi điều ước quy định là sự đồng ý này biểu thị bằng việc phê chuẩn;

b. Khi có sự quy định rằng các quốc gia tham gia đàm phán đã thỏa thuận là sẽ phải dùng hình thức phê chuẩn;

c. Khi đại diên của quốc gia đó đã ký điều ước bắt buộc phải phê chuẩn;


d. Khi quốc gia đó có ý định ký điều ước bắt buộc phải có sự phê chuẩn, thì ý định này được thể hiện trong thư ủy quyền của đại diện quốc gia đó hoặc được bày tỏ trong quá trình đàm phán.” ¹
THỜI KHOÁ BIỂU HỌC KỲ I NĂM HỌC 2014 - 2015 KHOÁ 39 - ĐH Luật Hà Nội
THỜI KHOÁ BIỂU HỌC KỲ I NĂM HỌC 2014 - 2015 KHOÁ 39 - ĐH Luật Hà Nội

THỜI KHOÁ BIỂU HỌC KỲ I NĂM HỌC 2014 - 2015 KHOÁ 39 - ĐH Luật Hà Nội

THỜI KHOÁ BIỂU HỌC KỲ I NĂM HỌC 2014 - 2015 KHOÁ 39 - ĐH Luật Hà Nội

Quy định về việc chia nhà là tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn
Bài tập học kỳ Luật Hôn nhân và gia đình có đáp án.

MỞ ĐẦU


Ly hôn - một hiện tượng xã hội. Theo nguyên tắc chung, khi phán quyết của tòa án có hiệu lực pháp luật thì quan hệ vợ chồng chấm dứt. Các quyền và nghĩa vụ nhân thân giữa vợ chồng phát sinh khi kết hôn và gắn liền tương ứng trong quan hệ vợ chồng cũng chấm dứt khi vợ chồng ly hôn. Đồng thời, tài sản chung của vợ chồng sẽ được chia theo quy định tại Điều 95 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000. Tuy nhiên việc chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn thường gặp rất nhiều khó khăn, vướng mắc, đặc biệt là những tài sản có giá trị như nhà ở, quyền sử dụng đất. Trên thực tế, các tranh chấp gay gắt kéo dài giữa các đương sự thường là tranh chấp về nhà đất. Để giải quyết vấn đề đó, Điều 98, Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 có quy định về việc chia nhà là tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn. Quy định này đã tạo cơ sở pháp lý cho các cấp Tòa án giải quyết vấn đề chia nhà là tài sản chung khi vợ chồng ly hôn được chính xác và hiệu quả hơn.
Tội cướp tài sản gây hậu quả nghiêm trọng - Bài tập Luật Hình sự 2
Bài tập tình huống Luật Hình sự 2 có đáp án.

Đề bài: Đoạn đường từ thị trấn Đ đến xã V vắng vẻ, lợi dụng đêm tối ít người qua lại , với ý định chiếm đoạt tài sản của người đi đường, A dùng dây thép căng ngang đường. Hai đầu dây đều cột chặt vào cây ven đường. Chị N đi xe máy qua đoạn đường này bị dây thép hất ngược trở lại, nằm ngất xỉu. A từ chỗ nấp ở bụi cây ven đường chạy ra tháo dây chuyền, nhẫn, đồng hồ, túi sách của N. Tổng tài sản có trị giá 4.800.000 đồng. Sau đó N được người đi qua thấy và đưa đi cấp cứu kịp thời nên không chết. Tổng số tiền viện phí là 2.700.000 đồng, tổn hại sức khỏe của chị N không đáng kể. Xe máy của chị N bị hỏng, tiền sửa chữa là 800.000 đồng.

HỎI:

1. Xác định tội danh và định khung hình phạt cho hành vi của A?

2. Giả sử N bị thương tích với tỉ lệ thương tật là 61 % Thì trách nhiệm hình sự của A được xác định như thế nào?
29/08/2014
Thông báo về việc nhập học của tân sinh viên K39 - ĐH Luật Hà Nội
THÔNG BÁO VỀ VIỆC NHẬP HỌC CỦA SINH VIÊN KHÓA 39
HỆ ĐẠI HỌC CHÍNH QUY (2014 - 2018)


I. Việc phân lớp 

Trường Đại học Luật Hà Nội tổ chức tiếp nhận thí sinh trúng tuyển kỳ thi tuyển sinh đại học hệ chính quy năm 2014 (khoá 39) từ ngày 04 đến hết ngày 07 tháng 9 năm 2014. 

Sinh viên đủ điều kiện nhập học được phân về 31 lớp (từ lớp 3901 đến lớp 3931), cụ thể:

+ Sinh viên ngành Luật được phân về các lớp từ 3901 đến 3922;

+ Sinh viên ngành Luật kinh tế được phân về các lớp từ 3923 đến 3928.

+ Sinh viên ngành Luật thương mại quốc tế được phân về các lớp 3929, 3930;  


+ Sinh viên ngành Ngôn ngữ Anh được phân vào lớp 3931.  
28/08/2014
Tạm giam có thể được áp dụng đối với phụ nữ có thai và Vật chứng được sử dụng làm công cụ, phương tiện phạm tội có thể không bị tịch thu, sung công quỹ nhà nước
Bài tập cá nhân bán trắc nghiệm Luật Tố tụng Hình sự có đáp án.

Bài 3. Những khẳng định sau đây đúng hay sai, tại sao?

a. Tạm giam có thể được áp dụng  đối với phụ nữ có thai

b. Vật chứng được sử dụng làm công cụ, phương tiện phạm tội có thể không bị tịch thu, sung công quỹ nhà nước.

1. Tạm giam có thể được áp dụng  đối với phụ nữ có thai?

Trả lời: Đúng. Vì:

Căn cứ theo khoản 2 Điều 88 BLTTHS 2003 quy định: “ Đối với bị can, bị cáo là phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới ba mươi sáu tháng tuổi, là người già yếu, người bị bệnh nặng mà nơi cư trú rõ ràng thì không tạm giam mà áp dụng biện pháp ngăn chặn khác, trừ những trường hợp sau đây:
Phân tích quy định pháp luật về việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạp thời ở toàn sơ thẩm, phúc phẩm và thực tiễn thực hiện
Bài tập học kỳ Tố tụng Dân sự.

Chế định biện pháp khẩn cấp tạm thời là một trong những chế định pháp lý có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo vệ kịp thời quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong tố tụng dân sự. Chế định pháp lý này ghi nhận về biện pháp tố tụng tương đối đặc biệt, được Tòa án sử dụng kết hợp với các biện pháp tố tụng khác như chứng minh, hòa giải... nhằm đảm bảo cho việc giải quyết vụ việc dân sự và thi hành án dân sự. Để tìm hiểu quy định của pháp luật về quy định của pháp luật về áp dụng, thay đổi, hủy bỏ BPKCTT em xin lựa chọn đề tài:“Phân tích các quy định của pháp luật về áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời ở tòa án sơ thẩm, phúc thẩm và thực tiễn thực hiện.”
Công ty Luật TNHH Lincon tuyển sinh viên năm 3,4 làm nhân viên thực tập tư vấn luật, yêu cầu tiếng Anh khá (TOEIC >600)
Mô tả công việc
- Tư vấn pháp luật trong các lĩnh vực: Dân sự, Hình sự, Hôn nhân gia đình, Đất đai, Doanh nghiệp,....
- Công việc chi tiết sẽ được trao đổi khi phỏng vấn

Quyền lợi được hưởng
- Ưu tiên sinh viên năm 3, năm 4
- Được làm việc trong môi trường chuyên nghiệp, thân thiện, có nhiều cơ hội học hỏi kinh nghiệm
- Trở thành nhân viên chính thức của công ty nếu đáp ứng yêu cầu 
- Phụ cấp hàng tháng
GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ BIỂN: NHÌN TỪ THỰC TIỄN MỘT SỐ VỤ VI PHẠM CÔNG ƯỚC CỦA LIÊN HỢP QUỐC VỀ LUẬT BIỂN NĂM 1982 TRONG VÙNG BIỂN THUỘC CHỦ QUYỀN CỦA VIỆT NAM
Th.S Nguyễn Ngọc Lâm
Trưởng khoa Luật quốc tế 
Trường Đại học Luật TP. HCM

Với mục đích của Hội thảo đề ra, trong phạm vi bài viết chúng tôi chỉ đề cập đến cơ sở pháp lý trong việc giải quyết tranh chấp quốc tế về biển theo quy định của pháp luật quốc tế và một số kiến nghị của cá nhân, góp tiếng nói nhằm bảo vệ chủ quyền của về biển đảo của Việt Nam trong điều kiện hiện nay.

1. Nguyên tắc tôn trọng chủ quyền quốc gia – cơ sở pháp lý để giải quyết các tranh chấp quốc tế.

Chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ là điều thiêng liêng của mỗi dân tộc, lãnh thổ là biểu hiện của nền độc lập dân tộc và bất khả xâm phạm của mỗi quốc gia. Bảo vệ biên giới, lãnh thổ chính là bảo vệ chủ quyền quốc gia chống lại mọi hình thức ngoại xâm. Quyền này đã được pháp luật quốc tế công nhận. Vì vậy, khi giải quyết bất kỳ vấn đề gì liên quan đến biên giới và lãnh thổ chúng ta phải biết kết hợp các hình thức và biện pháp đấu tranh thích hợp đối với từng vụ việc phát sinh trên nguyên tắc tôn trọng luật pháp quốc tế; bảo vệ chủ quyền và lợi ích quốc gia; giữ gìn quan hệ hữu nghị với các nước trên nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền, góp phần gìn giữ hòa bình, ổn định trong khu vực và trên thế giới.
Phân tích sự tham gia và vai trò của Việt Nam trong một số khuôn khổ hợp tác khu vực và liên khu vực
Bài tập học kỳ Công pháp quốc tế có đáp án.

LỜI NÓI ĐẦU

Hội nhập quốc tế là một quá trình phát triển tất yếu, do bản chất xã hội của lao động và quan hệ giữa con người.  Sự ra đời và phát triển của kinh tế thị trường cũng là động lực hàng đầu thúc đẩy quá trình hội nhập. Hội nhập diễn ra dưới nhiều hình thức, cấp độ và trên nhiều lĩnh vực khác nhau, theo tiến trình từ thấp đến cao. Hội nhập đã trở thành một xu thế lớn của thế giới hiện đại, tác động mạnh mẽ đến quan hệ quốc tế và đời sống của từng quốc gia. Ngày nay, hội nhập quốc tế là lựa chọn chính sách của hầu hết các quốc gia để phát triển. Việt Nam cũng không phải là một ngoại lệ, Việt Nam mở rộng ngoại giao, hội nhập quốc tế: tham gia nhiều tổ chức quốc tế, hợp tác với nhiều nước trên thế giới…Điều này càng ngày càng khẳng định vai trò của Việt Nam trên trường quốc tế, để có thể hiểu biết thêm sự tham gia của Việt nam và tầm quan trọng của Việt Nam trong khu vực và thế giới. Em xin chọn đề tài số 05: “Phân tích sự tham gia và vai trò của Việt Nam trong một số khuôn khổ hợp tác khu vực và liên khu vực (SV chọn hai hoặc ba khuôn khổ hợp tác để phân tích)”. 
Cơ sở pháp lý cần thiết đảm bảo tính hợp pháp của Nghị quyết do Hội đồng bảo an thông qua
Bài tập tình huống cá nhân Công pháp quốc tế có đáp án.

TH7: Năm 2012, tại quốc gia A xảy ra nội chiến. Hàng ngàn người nổi dậy đã tiến hành đập phá các cửa hàng, nhà kho sân bãi nhằm tăng sức ép đề nghị chính phủ đương nhiệm phải từ chức. Cuộc giao tranh giữa Chính phủ đương nhiên và phe nổi dậy ngày càng căng thẳng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hòa bình và an ninh trong khu vực cũng như đe dọa sự an toàn của những người nước ngoài đang có mặt trên lãnh thổ quốc gia A. Trước tình hình nguy cấp này, Hội động bảo an Liên hợp quốc, với tư cách là cơ quan thực hiện chức năng duy trì hòa bình và an ninh thế giới, đã có những cuộc họp nhằm xem xét vấn đề của quốc gia. Dự thảo Nghị quyết của hội đồng bảo an trong đó đề cập đến việc áp dụng các biện pháp cần thiết, kể cả các biện pháp về quân sự, đối với quốc gia A cũng đã được soản thảo. Trong thời gian chờ đợi nghị quyết được thông qua, với tư cách là Ủy viên thường trực Hội đồng bảo an quốc gia X đã cho một số tàu quân sự của mình tiến sâu vào neo đậu trong lãnh hải của quốc gia A để sẵn sang thực hiện Nghị quyết của Hội đồng bảo an. Hãy cho biết:
Xâm phạm chủ quyền quốc gia và vi phạm nguyên tắc cấm dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực trong quan hệ quốc tế
Bài tập cá nhân Công pháp quốc tế - tình huống số 6 có đáp án.

Tình huống 06:

Hundu và Renda đều là hai quốc gia thành viên của Công ước về chống khủng bố quốc tế. Tháng 4/ 2011, Chính phủ Hundu nhận được báo cáo của Cục tình báo quốc gia về việc phát hiện ra nơi ẩn náu trên lãnh thổ Renda của tên trùm khủng bố ( bị truy nã toàn cầu) mà quốc gia này đang tìm kiếm. Chính phủ Hundu ngay lập tức bí mật điều động máy bay quân sự với tần số siêu âm, thoát khỏi sự kiểm soát của rada trinh thám Renda, vượt biên giới, tiến vào lãnh thổ nước này và tấn công nơi ở của tên trùm khủng bố, đồng thời tiêu diệt tên này.

Phát hiện ra hành vi của Hundu, Renda đã lên tiếng phản đối mạnh mẽ. phía Renda cho rằng hành vi này đã vi phạm nghiêm trọng chủ quyền quốc gia. Tuy nhiên, Hundu cho rằng hành vi của quốc gia này là nhằm thưc hiện nghĩa vụ thành viên của Công ước về chống khủng bố. Hơn nữa, Tổng thống Hundu đã thực hiện cuộc điện đàm chính thức với Tổng thống Renda và ông này hứa sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi cho hoạt động chống khủng bố được thực hiện bởi Hundu. Hãy cho biết:
27/08/2014
Giải quyết tình huống liên quan tới công ty trách nhiêm hữu hạn - Bài tập nhóm Luật thương mại 1
LỜI NÓI ĐẦU

Sự phát triển của nền kinh tế thị trường ở Việt Nam đòi hỏi một khung pháp luật kinh tế hoàn chỉnh, trong đó pháp luật về doanh nghiệp có vai trò quan trọng. Luật doanh nghiệp ra đời làm tăng số lượng doanh nghiệp được đăng kí và việc chuyển đổi từ các hộ kinh doanh sang doanh nghiệp đăng kí chính thức theo Luật doanh nghiệp hoặc việc lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp đã trở thành một nhu cầu thực sự.

Tình huống đề bài đưa ra là : “A, B và C thành lập công ty TNHH ABC. Vốn điều lệ của công ty là 2 tỷ đồng, trong đó: A cam kết góp 1 tỷ đồng bằng tiền mặt; B góp một số máy móc, thiết bị với giá trị là 600 triệu đồng; C góp 400 triệu đồng là số tiền cho công ty ABC thuê ngôi nhà tại phố N thành phố H làm trụ sở giao dịch trong thời hạn 5 năm.

Theo Điều lệ công ty: A là giám đốc, B là chủ tịch HĐTV, C là kế toán trưởng của công ty. Điều lệ công ty cũng quy định: " Mọi thành viên đều là người đại diện theo pháp luật của công ty và có quyền nhân danh công ty để ký kết các hợp đồng".
Phân tích sự thay đổi quan niệm về Doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản trong pháp luật Việt Nam - Bài tập cá nhân Luật thương mại 1
LỜI NÓI ĐẦU

Trong nền kinh tế thị trường, dưới sự tác động của quy luật cạnh tranh, hiện tượng phá sản các doanh nghiệp xảy ra như một sự tất yếu. Cùng với sự phát triển giao lưu và hợp tác kinh tế đã và đang diễn ra trên phạm vi khu vực và trên toàn thế giới. Đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế, các doanh nghiệp hoạt động trong môi truờng hợp tác và cạnh tranh bình đẳng với nhau. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, doanh nghiệp nào thích ứng được với cơ chế thị trường thì làm ăn có lãi và phát triển, còn ngược lại, doanh nghiệp nào không thích ứng được với cơ chế thị trường thì làm ăn thua lỗ, một khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn và nếu tình trạng kéo dài, doanh nghiệp đó có thể lâm vào tình trạng phá sản. Để tìm hiểu rõ hơn thế nào là doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản em xin lựa chọn đề tài: “ Phân tích sự thay đổi quan niệm về  Doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản trong pháp luật Việt Nam”
Xác định đối tượng chứng minh trong từng vụ án dân sự cụ thể
1. Đối với vụ việc li hôn, chia tài sản, chia con.

- Xác định tình trạng mâu thuẫn của vợ chồng

- Xác định tính hợp pháp của hôn nhân.

- Xác định tài sản chung, tài sản riêng, xác định nghĩa vụ tài sản của vợ chồng.
+ Xác định thời điểm kết hôn.
+ Xác định vấn đề có quyết định nhập tài sản có trước khi kết hôn của mỗi bên vào tài sản chung không.
Chứng cứ, nguồn chứng cứ và phương tiện chứng minh - Bài tập nhóm Luật Tố tụng Dân sự
MỞ ĐẦU

Chứng cứ và chứng minh là hai chế định quan trọng trong pháp luật Tố tụng dân sự. Việc nghiên cứu chứng cứ nói chung, nguồn chứng cứ nói riêng và phương tiện chứng minh trong vụ án dân sự có ý nghĩa lớn không chỉ về mặt pháp lý mà còn có ý nghĩa lý luận và thực tiễn rất quan trọng. Tuy nhiên về phương diện lập pháp Tố tụng hình sự, khái niệm “chứng cứ” được các nhà làm luật ghi nhận tại Điều 81 Bộ luật tố tụng dân sự nhưng khái niệm “nguồn chứng cứ” và “phương tiện chứng minh” lại chưa được ghi nhận cụ thể. Điều này gây khó khăn trong việc hiểu và vận dụngvề khái niệm chứng cứ, nguồn chứng cứ và phương tiện chứng minh trên thực tiễn. 
Người đại diện của đương sự trong tố tụng dân sự - Bài 2
Bài tập nhóm Luật Tố tụng Dân sự có đáp án.

Sự tham gia tố tụng dân sự của người đại diện của đương sự có ý nghĩa rất lớn đối với việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự cũng như việc làm rõ sự thật của vụ việc dân sự. Tuy nhiên, tìm hiểu, nghiên cứu pháp luật về các vấn đề liên quan đến người đại diện của đương sự cho thấy còn nhiều quy định chưa rõ ràng, chưa phù hợp, có những vấn đề cần thiết nhưng chưa được luật hóa… Vì vậy, nhóm em quyết định chọn đề tài “Người đại diện của đương sự trong tố tụng dân sự” làm bài tập nhóm tháng 1 nhằm mục đích trau dồi kiến thức, đồng thời đề xuất những ý kiến góp phần hoàn thiện các quy định về người đại diện của đương sự.

II. Khái quát về người đại diện của đương sự trong tố tụng dân sự.
Người đại diện của đương sự trong tố tụng dân sự
Bài tập nhóm Luật Tố tụng Dân sự có đáp án.

MỞ ĐẦU

Trong tố tụng dân sự, các đương sự thường tự mình thực hiện các quyền và nghĩa vụ tố tụng của họ. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, người khác có thể tham gia tố tụng thực hiện các quyền, nghĩa vụ tố tụng của đương sự, nhân danh đương sự. Sự tham gia tố tụng dân sự của người đại diện của đương sự có ý nghĩa rất lớn đối với việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự cũng như việc làm rõ sự thật của vụ việc dân sự. 

Bài viết này hướng đến đề tài: “Người đại diện của đương sự trong tố tụng dân sự”.

NỘI DUNG

1. Khái quát về người đại diện của đương sự trong tố tụng dân sự.

1.1. Khái niệm người đại diện của đương sự.


Điều 56 Bộ luật tố tụng dân sự quy định: “Đương sự trong vụ án dân sự là cá nhân, cơ quan, tổ chức bao gồm nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan”. Bên cạnh đó, theo quy định tại Điều 139 Bộ luật dân sự năm 2005 (BLDS) thì: “đại diện là việc một người nhân danh và vì lợi ích của người khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự trong phạm vi đại diện”. 
Nguyên tắc thực hiện chế độ hai cấp xét xử trong tố tụng dân sự và thực tiễn thực hiện - Bài 2
Bài tập học kỳ Luật Tố tụng Dân sự có đáp án.

I. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA NGUYÊN TẮC HAI CẤP XÉT XỬ 

1. Khái niệm: 

2. Nội dung của nguyên tắc 

- Thứ nhất, các bản án, quyết định giải quyết việc dân sự, quyết định đình chỉ hay tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự của tòa án sơ thẩm khi ban hành sẽ chưa có hiệu lực pháp luật ngay mà được trù liệu một thời hạn nhất định cho các đương sự kháng cáo, viện kiểm sát kháng nghị. Hết thời hạn đó mà các chủ thể không kháng cáo, kháng nghị thì bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật, còn nếu bản án, quyết định bị kháng cáo, kháng nghị thì sẽ phải được xét xử lại theo thủ tục phúc thẩm. 

Thứ hai, bản án, quyết định của tòa án cấp phúc thẩm không thể bị kháng cáo, kháng nghị mà có hiệu lực pháp luật ngay. Nhằm bảo đảm cho tính nhanh chóng của tố tụng cũng như tránh tình trạng lạm dụng quyền yêu cầu xét lại của đương sự để kéo dài vụ án, pháp luật quy định chỉ cho phép đương sự kháng cáo, viện kiểm sát kháng nghị một lần mà thôi. 
Nguyên tắc thực hiện chế độ hai cấp xét xử trong tố tụng dân sự và thực tiễn thực hiện
Bài tập học kỳ Luật Tố tụng Dân sự có đáp án.

LỜI MỞ ĐẦU

Các nguyên tắc cơ bản của luật tố tụng dân sự (TTDS) luôn là tiền đề để hoạt động xét xử được diễn ra đúng trình tự, giải quyết đúng đắn các yêu cầu của đương sự theo quy định của pháp luật. Nguyên tắc hai cấp xét xử là một trong những nguyên tắc cơ bản của luật tố tụng dân sự, việc quy định và thực hiện nguyên tắc này đảm bảo cho các vụ án được xem xét, giải quyết một cách chính xác, khách quan giúp tòa án đưa ra được những bản án, quyết định đúng đắn nhất. Tuy nhiên việc thực hiện nguyên tắc này trong thực tiễn vẫn còn những bất cập nhất định. Với mong muốn thông qua bài viết dưới đây có thể đi sâu tìm hiểu các quy định của PLTTDS về nguyên tắc hai cấp xét xử trong tố tụng dân sự, đồng thời qua đó đưa ra một số kiến nghị nhằm đảm bảo thực hiện trên thực tế nguyên tắc này nên em chọn đề tài: “Nguyên tắc thực hiện chế độ hai cấp xét xử trong tố tụng dân sự và thực tiễn thực hiện”.
Giải quyết yêu cầu ly hôn, chia tài sản vợ chồng và giải quyết yêu cầu đòi nợ trong vụ án ly hôn
Bài tập tình huống cá nhân Luật Tố tụng Dân sự có đáp án.

ĐỀ BÀI 01: Anh Hồng và chị Thuỷ kết hôn tháng 12/1998, trên cơ sở tự nguyện, có đăng ký kết hôn. Thời gian đầu của thời kỳ hôn nhân, vợ chồng chung sống hạnh phúc. Khoảng cuối năm 1999, vợ chồng có mâu thuẫn, do anh Hồng nghi ngờ vợ ngoại tình. Đến tháng 12 năm 2005, chị Thuỷ sinh con. Tháng 1/2007, anh Hồng làm đơn xin ly hôn và chia tài sản chung với chị Thuỷ nhưng chị Thuỷ không đồng ý ly hôn. Theo tài liệu trong hồ sơ thì trong thời gian sống chung anh chị có vay của ông C số tiền là 100 triệu đồng. Tháng 6/2007, Toà án sơ thẩm đã xử ly hôn và giao con chung cho chị Thuỷ nuôi, buộc anh Hồng phải cấp dưỡng nuôi con;tài sản chung của vợ chồng được chia đôi theo quy định của pháp luật; phần vay nợ của ông C được Toà án tách ra giải quyết riêng bằng vụ án đòi nợ. 

Hỏi:

a) Theo anh (chị), Toà án có thể giải quyết yêu cầu ly hôn, chia tài sản vợ chồng và giải quyết yêu cầu đòi nợ trong cùng một vụ án không? Tại sao?

b) Giả sử chị Thuỷ đang nuôi con nhỏ dưới 1 tuổi thì anh Hồng có quyền yêu cầu Toà án giải quyết việc ly hôn không?
Xác định thời hiệu khởi kiện và thủ tục áp dụng biên pháp khẩn cấp tạm thời đối với vụ việc tranh chấp về quyền thừa kế tài sản
Bài tập tình huống cá nhân Luật Tố tụng Dân sự có đáp án.

Bài tập cá nhân/tuần 2- Số 16

Ông A chết ngày 6/7/1993. Vợ ông A là bà B chết ngày 10/10/1994. Ông bà A, B có các con là M, N, P và để lại tài sản là căn nhà trên diện tích đất 200m2. Hiện tại, toàn bộ tài sản trên của ông bà A, B là do M quản lý, sử dụng. Vì được biết anh M đang rao bán nhà đất trên cho X với giá 1.5 tỷ đồng nên ngày 12/3/2007 N, P đã khởi kiện yêu cầu Tòa án chia tài sản là nhà đất mà ông bà A, B để lại. Hỏi:

1. Hãy xác định thời hiệu khởi kiện đối với vụ việc trên

2. N, P đã nộp đơn yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đối với căn nhà trên. Hãy xác định biện pháp khẩn cấp tạm thời mà Tòa án có thể áp dụng và thủ tục áp dụng biện pháp đó?
26/08/2014
Đào tạo luật của Đức và của Mỹ dưới góc độ so sánh - Bài tập học kỳ Luật So sánh - 8 điểm
A/ PHẦN MỞ ĐẦU:

Mỹ và Đức, hai nước ở hai châu lục khác nhau, một quốc gia bên châu Mỹ, một thì ở Châu Âu. Điểm chung của hai quốc gia là có nển kinh tế phát triển đứng đầu thế giới. Đề cập trên phương diện pháp luật, nước Mỹ tiêu biểu cho dòng họ Common Law, còn nước Đức thì đại diện cho dòng họ Civil Law. Hai quốc gia với hai dòng họ pháp luật khác nhau, liệu dưới góc độ so sánh thì đào tạo luật ở hai nước này có gì giống và khác nhau. Xuất phát từ đây, em xin chọn đề tài: “Đào tạo luật của Đức và của Mỹ dưới góc độ so sánh” làm đề tài nghiên cứu cho bài tập lớn học kỳ này.

B/ NỘI DUNG BÀI TẬP:

I. Điểm giống nhau trong đào tạo luật của hai quốc gia:

Một là: trong phương pháp đào tạp cả hai nước đều chú trọng đào tạo trên cả lý thuyết và thực hành luật ngay ở trường đại học, điều này giúp cho sinh viên có tư duy tốt về luật.

Hai là: ở Mỹ, Đức đều chú trọng, phân tích tư duy pháp lý cho sinh viên trong chương trình đào tạo. Bởi lẽ, khác với các ngành học và môn học khác thì luật là một môn tương đối khó nên đòi hỏi chương trình đào tạo có những nét riêng.
Tổng hợp đề thi môn Xây dựng văn bản pháp luật
Thời gian : 60 phút
Được sử dụng tài liệu

Đề 1:

I- Trình bày vai trò của phòng tư pháp trong quá trình ban hành văn bản QPPL của UBND cấp huyện (2 điểm)

II- Các nhận định sau đây đúng hay sai, vì sao? (5 điểm)

1. Chủ thể có quyền xử lý văn bản QPPL thì có quyền ban hành văn bản QPPL.

2. Quyết định của UBND Tỉnh luôn luôn có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày Chủ tịch UBND Tỉnh ký hoặc muộn hơn.

3. Nghị quyết 71/2006/QH11 của Quốc hội phê chuẩn Nghị định thư gia nhập Hiệp định thành lập tổ chức thương mại thế giới (WTO) có giá trị như văn bản luật.
Các biện pháp khuyến khích đầu tư - Bài tập học kỳ Luật Đầu tư
I.KHÁI QUÁT VỀ CÁC BIỆN PHÁP KHUYẾN KHÍCH ĐẦU TƯ: 

1. Khái niệm các biện pháp khuyến khích đầu tư:

Dưới góc độ pháp lí, khuyến khích đầu tư được coi là một trong những biện pháp thu hút vốn đầu tư có hiệu quả. Đặc biệt là trong bối cảnh các quốc gia trên thế giới đều có điểm chung là cần vốn đầy tư như cần một yếu tố thiết yếu giúp nền kinh tế có thể tồn tại và phát triển nên khuyến khích đầu tư càng trở nên không thể thiếu. Nhận thức được tầm quan trọng đó, hầu hết các quốc gia trên thế giới đã ban hành các văn bản pháp luật điều chỉnh vấn đề khuyến khích đầu tư như là thứ công cụ hữu ích và phù hợp với thông lệ quốc tế trong việc tạo lập môi trường đầu tư có sức cạnh tranh lớn trong lĩnh vực thu 
hút đầu tư.


Các biện pháp khuyến khích đầu tư được hiểu là tất cả những quy định do nhà nước ban hành nhằm tạo điều kiện thuận lợi hoặc tao ra những lợi ích nhất định cho các nhà đầu tư trong nước cũng như nước ngoài khi tiến hành đầu tư vào nền kinh tế, trên cơ sở kết hơp hài hòa giữa lợi ích của nhà nước, của nền kinh tế- xã hội và của các nhà đầu tư.
Các biện pháp bảo đảm đầu tư - Bài tập học kỳ Luật Đầu tư
Xuất phát từ đòi hỏi gắt gao của quá trình toàn cầu hóa, cũng như mục đích phát triển kinh tế xã hội, một trong các chủ trương lớn của Nhà nước trong thời đại mới chính là tận dụng và phát huy tối đa nguồn vốn đầu tư của các chủ thể trong và ngoài nước có nhu cầu đầu tư kinh doanh. Chính vì lẽ đó mà bên cạnh các biện pháp khuyến khích đầu tư nhà nước ta đã đưa ra các biện pháp đảm bảo đầu tư rộng mở. Các biện pháp này đã được ghi nhận trong các văn bản pháp luật quốc gia và các Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia như một bằng chứng pháp lý xác thực, tạo nên sự khuyến khích cũng như an toàn cho các nhà đầu tư.

I. Khái niệm các biện pháp đảm bảo đầu tư.

Các biện pháp đảm bảo đầu tư là những biện pháp được thể hiện trong các quy định của pháp luật nhằm đảm bảo quyền và lợi ích chính đánh của các nhà đầu tư trong quá trình thực hiện hoạt động đầu tư với mục đích kinh doanh. Các biện pháp đảm bảo đầu tư chính là những cam kết từ phía nhà nước tiếp nhận đầu tư trước một số quyền lợi cụ thể của nhà đầu tư.
Bài tập học kỳ Luật Đầu tư - Kì I năm học 2014 - 2015 - ĐH Luật Hà Nội - Tháng 8/2014
BÀI TẬP HỌC KỲ (Dành cho cá nhân)

ĐT - HK - 1. Phân tích sự khác nhau giữa biện pháp bảo đảm đầu tư và biện pháp khuyến khích đầu tư. Đánh giá ý nghĩa khuyến khích đầu tư của các biện pháp đảm bảo đầu tư. 

ĐT - HK - 2. Phân tích thủ tục đầu tư theo Luật đầu tư (2005) mối quan hệ với thủ tục đăng ký kinh doanh theo quy định của Luật doanh nghiệp (2005).  

ĐT - HK - 3. Phân tích nội dung của biện pháp bảo đảm đối xử bình đẳng giữa các nhà đầu tư để làm tư: Luật đầu tư năm 2005 đó tạo ra một khung luật pháp chung cho cáac nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài.
Bài tập nhóm Luật Đầu tư - Kì I năm học 2014 - 2015 - ĐH Luật Hà Nội - Tháng 8/2014
BÀI TẬP NHÓM 

ĐT - NT1 - 1.  (Dành cho nhóm 1, 2)
Một nhà đầu tư Việt Nam dự định triển khai 1 dự án xây dựng bến phà nằm trên địa bàn 2 tỉnh A và B, nhằm đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa và hành khách qua dòng sông nằm giữa địa bàn 2 tỉnh, kinh phí khoảng 1.000 tỷ đồng. Hãy tư vấn cho nhà đầu tư về hình thức đầu tư và thủ tục triển khai dự án đầu tư. 

ĐT - NT 1- 2 . (Dành cho nhóm 3, 4 )

Một nhà đầu tư Việt Nam dự định triển khai 1 dự án xây dựng bến phà nằm trên địa bàn 2 tỉnh A và B, nhằm đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa và hành khách qua dòng sông nằm giữa địa bàn 2 tỉnh, kinh phí khoảng 1.000 tỷ đồng. Phân tích các biện pháp đảm bảo và ưu đãi đầu tư mà nhà đầu tư nói trên có thể được hưởng và cách thức để được hưởng những biện pháp đảm bảo và ưu đãi đó.
Đề bài tập học kỳ Luật Thương mại 2 - Kì I năm học 2014 - 2015 - ĐH Luật Hà Nội (Tháng 8 năm 2014)
BÀI TẬP HỌC KỲ (TM2.HK)

TM2.HK - 1. 
Phân tích và bình luận quy định tại Điều 177 Luật Thương mại năm 2005 về thời hạn đại lý.

TM2.HK - 2. 
Trình bày quan điểm của em về vấn đề phân cấp thẩm quyền quản lý nhà nước đối với hoạt động quảng cáo thương mại. 

TM2.HK - 3. 

Phân tích vấn đề áp dụng pháp luật trong quan hệ hợp đồng thương mại, có ví dụ minh họa.
Đề bài tập nhóm số 2 Luật Thương mại 2 - Kì I năm học 2014 - 2015 - ĐH Luật Hà Nội (Tháng 8 năm 2014)
BÀI TẬP NHÓM SỐ 2 (TM2.NT2)

TM2.NT2 - 1.  

Tháng 01/2013, giám đốc Công ty cổ phần Đại Dương ký hợp đồng mua 1000 tấn gạo (giá: 10.000 đồng/kg) với giám đốc công ty cổ phần Hồng Hà. Đến thời hạn giao hàng, công ty Hồng Hà không giao được hàng cho công ty Đại Dương. Do không có hàng hóa, công ty Đại Dương không thực hiện được hợp đồng với đối tác và bị đối tác phạt vi phạm 200 triệu đồng. Công ty Đại Dương gửi thông báo yêu cầu công ty Hồng Hà bồi thường thiệt hại 500 triệu đồng và chịu phạt 8% giá trị hợp đồng nhưng công ty Hồng Hà không chấp thuận. Công ty Đại Dương quyết định khởi kiện ra Tòa án.

1. Phân tích các điều kiện để hợp đồng mua bán hàng hóa có hiệu lực.

2. Biết: Trong hợp đồng các bên có thỏa thuận trọng tài như sau: “Mọi tranh chấp phát sinh từ hợp đồng này được giải quyết bởi trọng tài thương mại theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành.” Hãy nhận xét về hiệu lực của thỏa thuận trọng tài trong hợp đồng mua bán gạo nói trên và bình luận quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về hiệu lực của thỏa thuận trọng tài.

3. Tòa án có thể thụ lý đơn khởi kiện của công ty Đại Dương không? Vì sao?

4. Phân tích các căn cứ pháp lý để xác định tính hợp pháp của yêu cầu bồi thường thiệt hại và phạt vi phạm của công ty Đại Dương.


Nếu yêu cầu bồi thường thiệt hại và phạt vi phạm của công ty Đại Dương là hợp pháp, hãy xác định giá trị bồi thường thiệt hại và phạt vi phạm mà công ty Hồng Hà phải chịu?
Đề bài tập nhóm số 1 Luật Thương mại 2 - Kì I năm học 2014 - 2015 - ĐH Luật Hà Nội (Tháng 8 năm 2014)
BÀI TẬP NHÓM SỐ 1 (TM2.NT1)

TM2.NT1 - 1. 

Hãy sưu tầm một chương trình khuyến mại trong lĩnh vực viễn thông được thực hiện trong năm 2012 hoặc 2013. Trên cơ sở đó, hãy phân tích rõ:

1. Các hình thức khuyến mại đã được thực hiện?

2. Thủ tục khuyến mại cần tiến hành đối với chương trình khuyến mại đó.


3. Các yêu cầu riêng đối với các chương trình khuyến mại được thực hiện trong lĩnh vực viễn thông?
Đề bài tập học kỳ Luật Thương mại 1 - Kì I năm học 2014 - 2015 - ĐH Luật Hà Nội (Tháng 8 năm 2014)
BÀI TẬP HỌC KỲ (TM1.HK)

TM1.HK - 1. 
Trình bày hiểu biết về sự liên kết trong mô hình nhóm công ty

TM1.HK - 2. 
Phân tích và đánh giá một số điểm mới của Luật Hợp tác xã 2012 so với Luật Hợp tác xã năm 2003 (tối thiểu là năm điểm mới).

TM1.HK - 3. 
Bình luận Điều 44, Điều 45 Luật Doanh nghiệp năm 2005.
Đề bài tập nhóm số 2 Luật Thương mại 1 - Kì I năm học 2014 - 2015 - ĐH Luật Hà Nội (Tháng 8 năm 2014)
Bài tập tình huống Luật Thương mại 1

BÀI TẬP NHÓM SỐ 2 (TM1.NT2)

TM1.NT2 - 1.  

An, Bình và Cường cùng nhau thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn An Thắng có ngành nghề kinh doanh là buôn bán vật liệu xây dựng, trụ sở tại  thành phố H. Các thành viên dự định góp vốn như sau:

Ông An góp 500 triệu tiền mặt, ông Bình góp căn nhà của mình (được định giá là 1,2 tỷ) để làm trụ sở của công ty, ông Cường góp xe ô tô Innova (được định giá là 700 triệu) để làm xe chuyên dụng của công ty.

a. Với các loại tài sản trên, thủ tục góp vốn thành lập công ty của An, Bình và Cường được thực hiện như thế nào?

b. Tháng 12/2012, Công ty trách nhiệm hữu hạn An Thắng được thành lập. Theo Điều lệ công ty, An là giám đốc đồng thời là người đại diện theo pháp luật, Bình là chủ tịch Hội đồng thành viên. Các vấn đề khác của Điều lệ được quy định theo Luật doanh nghiệp (2005). Sau một thời gian giữ chức vụ giám đốc, do ông An điều hành yếu kém, Chủ tịch Hội đồng thành viên ra quyết định bãi nhiệm An, đồng thời bổ nhiệm ông Cường làm giám đốc công ty. Căn cứ vào quy định pháp luật hiện hành, em hãy nhận xét về tính pháp lý của các quyết định nói trên ? 

Ông Cường bị tai nạn và đột ngột qua đời, người thừa kế chỉ có vợ (đang là viên chức Sở Công thương thành phố H) và con gái 4 tuổi. Hỏi phần vốn góp của ông Cường sẽ được xử lý như thế nào?
Đề bài tập nhóm số 1 Luật Thương mại 1 - Kì I năm học 2014 - 2015 - ĐH Luật Hà Nội (Tháng 8 năm 2014)
BÀI TẬP NHÓM SỐ 1 (TM1.NT1)

TM1.NT1 - 1. 

An, Bình, Cường và Dũng cùng nhau thành lập công ty cổ phần Thái Bình kinh doanh sản xuất đồ gỗ, nội thất với số vốn điều lệ là 3,5 tỷ đồng, được chia thành 350.000 cổ phần. Trong đó có 200.000 cổ phần phổ thông, 100.000 cổ phần ưu đãi biểu quyết và 50.000 cổ phần ưu đãi cổ tức. 

Hãy nhận xét về các sự kiện sau đây:

1. Các cổ đông sáng lập chỉ đăng ký mua và thanh toán đủ tiền mua 200.000 cổ phần tương đương với 2 tỷ đồng.

2. An đăng ký mua 50.000 cổ phần phổ thông, 20.000 cổ phần ưu đãi biểu quyết. Nhưng hết thời hạn 90 ngày, kể từ ngày công ty được cấp GCNĐKDN, An mới chỉ thanh toán 30.000 cổ phần phổ thông và 20.000 cổ phần ưu đãi biểu quyết.

3. Bình sở hữu 30.000 cổ phần phổ thông, 40.000 cổ phần ưu đãi biểu quyết và 10.000 cổ phần ưu đãi cổ tức. Bình muốn chuyển nhượng toàn bộ cổ phần cho người khác.


4. Cường sở hữu 20.000 cổ phần phổ thông. Cường đề nghị công ty chuyển đổi toàn bộ cổ phần này thành cổ phần ưu đãi biểu quyết nhưng công ty không chấp nhận, vì vậy Cường yêu cầu công ty mua lại cổ phần của mình.
Giao kết và thực hiện hợp đồng dân sự
2. 1. Giao kết hợp đồng dân sự

Giao kết hợp đồng dân sự là việc các bên bày tỏ ý chí với nhau theo những nguyên tắc và trình tự nhất định để qua đó xác lập với nhau các quyền, nghĩa vụ dân sự.

a. Nguyên tắc giao kết hợp đồng dân sự

Theo quy định tại Điều 390 BLDS, khi giao kết hợp đồng các chủ thể phải tuân theo các nguyên tắc sau đây:

- Tự do giao kết hợp đồng nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội.

Nhằm tạo điều kiện cho các chủ thể thoả mãn được các nhu cầu về đời sống vật chất cũng như tinh thần, BLDS cho phép mọi chủ thể được quyền "tự do giao kết hợp đồng". Theo nguyên tắc này, mọi cá nhân, tổ chức khi có đủ tư cách chủ thể đều có quyền tham gia giao kết bất kì một hợp đồng dân sự nào, nếu họ muốn mà không ai có quyền ngăn cản. Bằng ý chí tự do của mình, các chủ thể có quyền giao kết những hợp đồng dân sự đã được pháp luật quy định cụ thể cũng như những hợp đồng dân sự khác dù rằng pháp luật chưa quy định. Tuy nhiên, sự tự do ý chí đó phải nằm trong một khuôn khổ nhất định. Bên cạnh việc chú ý đến quyền lợi của mình, các chủ thể phải hướng tới việc bảo đảm quyền lợi của những người khác cũng như lợi ích của toàn xã hội. Vì vậy, tự do của mỗi chủ thể phải không trái pháp luật, đạo đức xã hội. Nằm trong mối liên hệ tương ứng giữa quyền và nghĩa vụ, mỗi một chủ thể vừa có quyền "tự do giao kết hợp đồng" vừa có nghĩa vụ tôn trọng pháp luật và đạo đức xã hội. Lợi ích của cộng đồng (được quy định bằng pháp luật) và đạo đức xã hội được coi là “sự giới hạn” ý chí tự do của mỗi một chủ thể trong việc giao kết hợp đồng dân sự nói riêng, cũng như đối với mọi hành vi nói chung của họ.
Khái niệm, hình thức, thời điểm có hiệu lực, nội dung và phân loại hợp đồng dân sự
1. KHÁI NIỆM VỀ HỢP ĐỒNG DÂN SỰ

1.1. Khái niệm


Để tồn tại và phát triển, mỗi cá nhân cũng như mỗi tổ chức phải tham gia nhiều mối quan hệ xã hội khác nhau. Trong đó, việc các bên thiết lập với nhau những quan hệ để qua đó chuyển giao cho nhau các lợi ích vật chất nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, tiêu dùng, đúng một vai trò quan trọng, là một tất yếu đối với mọi đời sống xã hội. Tuy nhiên, việc chuyển giao các lợi ích vật chất đó không phải tự nhiên hình thành bởi tài sản (vốn là hiện thân của các lợi ích vật chất) không thể tự tìm đến với nhau để thiết lập các quan hệ. Các quan hệ tài sản chỉ được hình thành từ những hành vi có ý chí của các chủ thể. C.Mác nói rằng: "Tự chúng, hàng hóa không thể đi đến thị trường và trao đổi với nhau được. Muốn cho những vật đó trao đổi với nhau thì những người giữ chúng phải đối xử với nhau như những người mà ý chí nằm trong các vật đó".(1)
Giao dịch dân sự vô hiệu và hậu quả pháp lí của giao dịch dân sự vô hiệu
a. Khái niệm giao dịch dân sự vô hiệu

Chỉ những giao dịch hợp pháp mới làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của các bên và được Nhà nước bảo đảm thực hiện. Một giao dịch hợp pháp phải tuân thủ ba điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự (trong một số trường hợp cụ thể phải tuân thủ thêm điều kiện về hình thức). Vì vậy, về nguyên tắc giao dịch không tuân thủ một trong các điều kiện có hiệu lực của giao dịch thì sẽ bị vô hiệu. Những quy định về sự vô hiệu của giao dịch dân sự có ý nghĩa quan trọng trong việc thiết lập trật tự kỉ cương xã hội; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, pháp nhân và Nhà nước; bảo đảm an toàn pháp lí cho các chủ thể trong giao lưu dân sự.


b. Các loại giao dịch dân sự vô hiệu và hậu quả pháp lí của giao dịch dân sự vô hiệu
Khái niệm, ý nghĩa, phân loại và điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự
1. Khái niệm và ý nghĩa của giao dịch dân sự

"Giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lí đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự" (Điều 121 BLDS).

Từ khái niệm giao dịch dân sự được quy định tại điều luật này có thể xác định: Hậu quả của việc xác lập giao dịch dân sự là làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của chủ thể trong quan hệ pháp luật dân sự. Giao dịch dân sự là một sự kiện pháp lí (hành vi pháp lí đơn phương hoặc đa phương - một bên hoặc nhiều bên) làm phát sinh hậu quả pháp lí. Tuỳ từng giao dịch cụ thể mà làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ pháp luật dân sự. Giao dịch là hành vi có ý thức của chủ thể nhằm đạt được mục đích nhất định, cho nên giao dịch dân sự là hành vi mang tính ý chí của chủ thể tham gia giao dịch, với những mục đích và động cơ nhất định.

Trong giao dịch dân sự có ý chí và thể hiện ý chí của chủ thể tham gia giao dịch. Ý chí là nguyện vọng, mong muốn chủ quan bên trong của con người mà nội dung của nó được xác định bởi các nhu cầu về sản xuất, tiêu dùng của bản thân họ. Ý chí phải được thể hiện ra bên ngoài dưới một hình thức nhất định để các chủ thể khác có thể biết được ý chí của chủ thể muốn tham gia đã tham gia vào một giao dịch dân sự cụ thể. Bởi vậy, giao dịch dân sự phải là sự thống nhất giữa ý chí và bày tỏ ý chí. Thiếu sự thống nhất này, giao dịch dân sự có thể bị tuyên bố là vô hiệu hoặc sẽ vô hiệu. Điều này không chỉ đúng với cá nhân mà đúng với cả pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác. Bởi khi xác lập giao dịch dân sự các chủ thể này đều thông qua người đại diện. Người đại diện thể hiện ý chí của pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác trong phạm vi thẩm quyền đại diện.
Xác và quyền hiến xác của cá nhân sau khi chết – một số vấn đề lý luận và thực tiễn - Bài tập học kỳ Luật Dân sự 1 (9 điểm)
LỜI MỞ ĐẦU :

Nhằm tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho việc lấy ,ghép mô bộ phận cơ thể và tạo ngồn cung cấp mô,nội tạng dồi dào phục vụ cho việc nghiên cứu chữa bệnh và nghiên cứu khoa học .Nhà nước ta đã ban hành một số văn bản pháp luật điều chỉnh về việc hiến xác ,hiến bộ phận cơ thể người  mà tiêu biểu là luật hiến,lấy ghép mô bộ phận cơ thể và hiến,lấy xác năm 2006 ,trong đó có quy đó có quy định cụ thể về điều kiện hiến xác ,bộ phận cơ thể khi còn sống cũng như điều kiện hiến mô,bộ phận cơ thể khi đã chết. Tuy nhiên thực tiễn của việc lấy ,ghép mô,bộ phận cơ thể …Cho thấy pháp luật về vấn đề này còn nhiều bất cập,đặc biệt là trong các quy định về điều kiện hiến mô,bộ phận cơ thể sau khi chết. Vì vậy em quyết định chọn đề tài này để tìm hiểu và nghiên cứu: “ Xác và quyền hiến xác của cá nhân sau khi chết – một số vấn đề lý luận và thực tiễn”.

Tuy nhiên, thực tiễn thực hiện việc hiến, lấy ghép mô, bộ phận cơ thể cho thấy pháp luật về vấn đề này còn khá nhiều điểm bất cập, đặc biệt là trong các quy định về điều kiện hiến mô, bộ phận cơ thể sau khi chết. Chính vì vậy, việc tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện các quy định pháp luật về điều kiện hiến mô, bộ phận cơ thể sau khi chết có cân nhắc, tiếp thu kinh nghiệm nước ngoài là một nhu cầu cấp thiết.
Một số quan niệm về hiến xác nhân đạo, hiến bộ phận cơ thể người có liên quan đến vấn đề luật mô tạng tại Việt Nam hiện nay
1.1. Quan niệm về Vấn đề hiến xác nhân đạo, hiến bộ phận cơ thể người. để phục vụ y học và nghiên cứu tại Việt Nam

Hiện nay đã có rất nhiều nước trên thế giới đã có Luật qui định vấn đề “Hiến, lấy, ghép mô bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác nhân đạo. Chính vì thế mà ngành y học của họ rất phát triển do được sự hỗ trợ tốt về  hành lang pháp lý thuận lợi, chặt chẽ và cần thiết. Còn ở Việt Nam thì đây là một vấn đề “nóng” đã và đang thu hút sự chú ý quan tâm, tranh luận của rất nhiều cấp bộ ngành. Tuy nhiên đây là một vấn đề lớn hết sức quan trọng vì nó liên quan, và chịu sự ràng buộc bởi rất nhiều yếu tố vấn đề khác nhau như: quyền được sống, quyền tự quyết, giá trị tinh thần gắn với đạo đức tín ngưỡng… cùng vô số những quan điểm lý lẽ đan xen nhau. Nhưng khi đi vào phân tích theo 3 quan điểm của một vấn đề có tầm ảnh hưởng lớn tới Chính trị và liên quan tới đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc ta, có gắn với sự cần thiết để có ngành Y học phát triển trong một xã hội “hiện đại” thì có thể thấy rằng vấn đề hiến “xác”, hiến mô tạng, hiến bộ phận cơ thể người là một việc nên đưa vào cuộc sống. Bản thân của vấn đề này không làm ảnh hưởng tới “đời sống tinh thần” sau khi chết, mà còn thuận lòng người vì nghĩa cử cao đẹp, đáp ứng được nhu cầu thực tế của tất cả những người đang sống và vì sự phát triển của khoa học y học. Khi đi vào cuộc sống thì khi ấy sẽ được người dân chấp thuận, chắc chắn nó sẽ không vi phạm văn hoá dân tộc như trước đây mọi người trong xã hội vẫn lầm tưởng. Cho dù trong thời gian gần đây Đảng, Nhà nước, các cấp bộ ngành, tập thể và các cá nhân đã dần nhận ra rằng đây chính là một việc nên làm, bởi vì nó gắn với giá trị đạo đức, có giá trị nhân đạo và nhân văn sâu sắc, đồng thời nó làm tái hiện sự sống, niềm vui từ những bộ phận trên cơ thể người chết. Tuy vậy, cần thiết phải có sự quản lý nhà nước về vấn đề này một cách chặt chẽ theo quy định của pháp luật nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của  người thân, gia đình các cá nhân tự nguyện hiến xác hoặc mô tạng. Đồng thời đáp ứng được nguyện vọng, tâm niệm của cá nhân người hiến xác, hiến bộ phận cơ thể của mình sau khi chết. Chính vì điều này mà cần phải có sự cân nhắc, với các nguyên tắc trong việc hiến và nhận các bộ phận cơ thể đúng luật định như: tự nguyện với người hiến, người được ghép; vì mục đích nhân đạo, chữa bệnh, giảng dạy hoặc nghiên cứu khoa học; không được nhằm mục đích thương mại…
Khái niệm và phân loại quyền nhân thân
Điều 24 Bộ luật dân sự (BLDS) 2005 quy định: “Quyền nhân thân được quy định trong Bộ luật này là quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân, không thể chuyển giao cho người khác, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác”. Quy định này đã nêu lên khái niệm về quyền nhân thân thông qua hai đặc điểm cơ bản là: gắn liền với cá nhân, không chuyển dịch. Nếu chỉ dừng lại ở những đặc điểm đó thì khái niệm quyền nhân thân sẽ vướng phải một số bất cập nhất định sau đây.

Thứ nhất, hai đặc điểm nêu trên thực sự chưa đủ để phân biệt quyền nhân thân với các quyền dân sự khác, bởi lẽ có một số quyền tài sản cũng mang đủ hai đặc điểm này. Pháp luật hôn nhân và gia đình quy định rằng quyền được cấp dưỡng và nghĩa vụ cấp dưỡng cũng được gắn liền với những cá nhân nhất định như: giữa cha mẹ và con, giữa anh chị em với nhau, giữa ông bà và cháu, giữa vợ và chồng. Quyền yêu cầu cấp dưỡng và nghĩa vụ cấp dưỡng không thể thay thế bằng các quyền, nghĩa vụ khác và cũng “không thể chuyển giao cho người khác” (Điều 50 Luật Hôn nhân và gia đình 2000). Quyền này là quyền tài sản chứ không phải là quyền nhân thân. Điều 309 BLDS 2005 cũng quy định một số quyền tài sản không thể chuyển giao cho người khác như “quyền yêu cầu cấp dưỡng, yêu cầu bồi thường thiệt hại do xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm uy tín”. Các quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại này được phát sinh khi các quyền nhân thân của cá nhân bị xâm phạm, chúng là quyền tài sản nhưng cũng gắn liền với cá nhân người bị thiệt hại và cũng không dịch chuyển được sang cho chủ thể khác.
Quyền nhân thân ngày càng được pháp luật bảo vệ
Trong đời sống xã hội, mỗi người đều có một số quyền mà trong đó các quyền nhân thân là bộ phận quyền ngày càng trở nên quan trọng. “Quyền nhân thân” (Personality rights) là thuật ngữ pháp lý để chỉ những quyền gắn liền với bản thân của mỗi con người, gắn liền với đời sống riêng tư của mỗi cá nhân, có liên quan mật thiết đến danh dự, nhân phẩm, uy tín…

Nói chung, quyền nhân thân là thứ quyền để bảo vệ cái “danh” của mỗi con người bao gồm nhiều khái niệm danh dự, danh vị, danh tiếng, danh hiệu, thanh danh, bút danh… Khi nói đến quyền nhân thân người ta thường quan tâm đến các quyền cụ thể như quyền: Quyền đối với họ, tên; quyền đối với hình ảnh của mình; quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín; quyền được bảo vệ bí mật đời tư…
Đề bài tập học kỳ môn Luật Dân sự 1 - Kì I năm học 2014 - 2015 - ĐH Luật Hà Nội kèm tài liệu tham khảo
1. Đánh giá các quy định trong Bộ luật Dân sự năm 2005 về quyền nhân thân của cá nhân (nêu những ưu điểm, hạn chế và định hướng hoàn thiện các quy định của pháp luật);

Tham khảo:
Quyền nhân thân theo quy định của Bộ luật Dân sự - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn - Bài tập học kỳ Luật Dân sự 1 - 8 điểm
2. Đánh giá thực tiễn thực thi quyền hiến xác, bộ phận cơ thể của cá nhân sau khi chết và đưa ra giải pháp bảo đảm cho việc thực thi quyền này của cá nhân sau khi cá nhân chết;

3. Đánh giá các quy định về giám hộ theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005 (nêu những ưu điểm, hạn chế và định hướng hoàn thiện các quy định của pháp luật);

Tham khảo:
- Chế định giám hộ - Bài tập nhóm Luật Dân sự 1 - 8 điểm
Lý luận về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm về danh dự nhân phẩm, uy tín
a, Khái niệm liên quan đế bồi thường thiệt hại về danh dự nhân phẩm, uy tín:

Vấn đề bồi thường thiệt hại về danh dự nhân phẩm uy tín thuộc về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đòng là một chế định quan trọng trong bộ luật dân sự. theo quy định tai Điều 281 BLDS năm 2005 thì một trong những căn cứ làm phát sinh nghĩa vụ dân sự là sự kiện “ gây thiệt hại do hành vi trái pháp luật”. Khoản 1 Điều 604 quy định “người nào do lỗi cố ý hoặc vô ý xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản… mà gây thiệt hại thì phải bồi thường”. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại làm phát sinh nghĩa vụ bồi thường và từ nghĩa vụ phải bồi thường thiệt hại tạo ra quan hệ nghĩa vụ tương ứng với nghĩa vụ được quy định tại Điều 281 BLDS “ nghĩa vụ dân sự là việc mà theo quy định của pháp luật, thì một hoặc nhiều chủ thể (gọi là người có nghĩa vụ phải làm một công việc hoặc không làm một công việc vì lợi ích của một hoặc nhiều chủ thể khác (gọi là người có quyền)

Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại là một loại quan hệ dân sự trong đó người xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự nhân phẩm uy tín tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp của người khác gây ra thiệt hại phải bồi thường những thiệt hại mà mình gây ra.
Đề bài tập học kỳ môn Kỹ năng tư vấn pháp luật Dân sự - Kì I năm học 2014 - 2015 - ĐH Luật Hà Nội
TVPLDS.K01
Nguyên tắc tránh mâu thuẫn về lợi ích trong hoạt động tư vấn pháp luật dân sự. 

TVPLDS.K02
Những nội dung cần tư vấn đối với các vụ việc liên quan đến quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân. Cho ví dụ minh họa cụ thể. 

TVPLDS.K03
Những nội dung cần tư vấn đối với các vụ việc liên quan đến quyền tự do nghiên cứu sáng tạo. Cho ví dụ minh họa cụ thể.
Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm
I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Hành vi giết người, từ xưa đến nay, luôn bị coi là hành vi dã man, tàn ác vì nó xâm phạm đến quyền tự nhiên, thiêng liêng và cao quý nhất của con người – quyền được sống. Nếu quyền này bị xâm phạm thì tất cả các quyền khác cũng không thể tồn tại và không thể được thực hiện trên thực tế. Bảo vệ cuộc sống bình yên cho mỗi người và chăm lo hạnh phúc của con người là mục tiêu phấn đấu cao nhất của chế độ ta vì con người vừa là động lực vừa là mục tiêu chính của sự phát triển, con người đã sang tạo ra xã hội và là giá trị xã hội cao quý nhất.

Nhà nước ta từ khi mới ra đời đến nay đều có các văn bản pháp luật bảo vệ lợi ích cá nhân của con người. Cơ sở pháp lý được ghi nhận trước hết là trong Hiến pháp năm 1946 – Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, tiếp theo đó là các Hiến pháp năm 1959, 1980 và năm 1992 đều quy định “ Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm…” (Điều 71 Hiến pháp 1992). Nó được cụ thể hóa trong các văn bản pháp luật hình sự.
Tìm hiểu ba tình huống thực tế có liên quan đến hành vi xâm phạm chỗ ở của công dân
A.LỜI MỞ ĐẦU

Bộ luật dân sự quy định địa vị pháp lí, chuẩn mực pháp lí cho cách ứng xử của cá nhân,pháp nhân và chủ thể khác; quyền , các nghĩa vụ chủ thể về nhân thân, tài sản trong các quan hệ dân sự.Trong các quyền nhân thân có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở là một quyền khá quan trọng của con người được pháp luật bảo vệ và quy định cụ thể tại điều 46 Bộ luật dân sự 2005:

Ðiều 46. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở  

Cá nhân có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.

Việc vào chỗ ở của một người phải được người đó đồng ý.

Chỉ trong trường hợp được pháp luật quy định và phải có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mới được tiến hành khám xét chỗ ở của một người; việc khám xét phải theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định. 

Hành vi xâm phạm chỗ ở của công dân không những xâm phạm quyền nhân thân cơ bản của con người mà trên thực tế nó còn ảnh hưởng đến sự ổn định cuộc sống,những giá trị nhân văn khi có hành vi xâm phạm. Cùng tìm hiểu ba tình huống thực tế về hành vi này cũng như cách giải quyết của cơ quan có thẩm quyền để có cái nhìn toàn diện, hiểu đưuọc tầm quan trọng của quyền “bất khả xâm phạm về chỗ ở” được pháp luật thừa nhận, bảo vệ.
Đề bài tập nhóm môn Kỹ năng tư vấn pháp luật Dân sự - Kì I năm học 2014 - 2015 - ĐH Luật Hà Nội
TVPLDS.N01
Xây dựng một tình huống giả định liên quan đến giám hộ đương nhiên và đưa ra các yêu cầu/nội dung cần tư vấn.

TVPLDS.N02
Sưu tầm một vụ việc thực tế liên quan đến quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở và đưa ra các yêu cầu/nội dung cần tư vấn.

Tham khảo:

Tìm hiểu ba tình huống thực tế có liên quan đến hành vi xâm phạm chỗ ở của công dân.


TVPLDS.N03
Sưu tầm một vụ việc thực tế liên quan đến xâm phạm quyền của cá nhân đối với hình ảnh và đưa ra các yêu cầu/nội dung cần tư vấn.

Tham khảo:

Quyền của cá nhân đối với hình ảnh - Bài tập học kỳ Luật Dân sự 1
Hành vi xâm phạm quyền của cá nhân đối với hình ảnh trong lĩnh vực báo chí - Bài tập nhóm Luật Dân sự 1
Công ty Luật Minh Minh tuyển 1 nam, 1 nữ cử nhân Luật đã tốt nghiệp Học viện tư pháp
Việc làm chuyên ngành Luật

Mô tả công việc
- Tư vấn cho khách hàng những vấn đề pháp lý trong các lĩnh vưc: Doanh nghiệp, Đầu tư: Sở hữu trí tuệ, đất đai, bất động sản…
- Soạn thảo hồ sơ, liên hệ với cơ quan nhà nước thực hiện các dịnh vụ pháp lý theo yêu cầu của khách hàng.
- Công việc cụ thể sẽ được trao đổi cụ thể khi phỏng vấn.

Quyền lợi được hưởng
- Được nghỉ các ngày lễ tết theo quy định của pháp luật

- Lương, thưởng và các chế độ khác theo quy chế của Công ty
Tư vấn cho công ty một số nội dung liên quan tới việc sử dụng lao động - Bài tập nhóm luật lao động
BÀI TẬP SỐ 2:

Công ty X có nhu cầu sử dụng 600 người lao động. Khi tuyển những lao động này vào làm việc, công ty X sẽ sử dụng vào nhiều loại công việc khác nhau với nhiều loại hợp đồng khác nhau. Anh/ chị hãy tư vấn cho công ty những vấn đề sau đây:

1. Công ty có bắt buộc phải tiến hành thử việc  đối với tất cả 600 lao động đó hay không? Nếu công ty tiến hành thử việc người lao động thì phải phải tuân thủ những quy định gì? (2,5 điểm)

2. Công ty có thể soạn thảo một mẫu hợp đồng lao động dùng riêng trong công ty, khác với mẫu hợp đồng lao động ban hành kèm theo Thông tư 21/2003/ TT – BLĐTBXH ngày 22/9/2003 về hợp đồng lao động hay không? ( 2,5 điểm)

3. Công ty đang sử dụng một số người lao động đã kí hợp đồng lao động 1 năm với công ty lần thứ 3 và lần thứ 4, vậy những hợp đồng này cần xử lý như thế nào theo đúng quy định của pháp luật? ( 2,5 điểm)

4. Công ty cần lưu ý những gì khi kí kết hoặc chấm dứt hợp đồng lao động đối với những người lao động trong công ty? (2,5 điểm)
Tình huống liên quan đến vấn đề Hợp đồng lao động - Bài tập nhóm luật lao động
TÌNH HUỐNG

Bài tập số 5: 

Anh H vào làm việc tại công ty X từ năm 2007 với HĐLĐ có thời hạn 1 năm. Sau khi HĐ kết thúc, hai bên lại tiếp tục ký HĐLĐ thời hạn 1 năm. Hết thời hạn này, mặc dù không ký tiếp hợp đồng nhưng anh H vẫn tiếp tục làm công việc cũ. Ngày 15 tháng 5 năm 2011, anh bị bảo vệ công ty bắt quả tang trộm cắp tài sản của công ty, tài sản có giá trị 450 nghìn đồng. Ngay lập tức, giám đốc công ty đã ra quyết định sa thải anh. Anh H không đồng ý và đã khởi kiện ra tòa vì cho rằng nội quy của công ty có quy định: “ NLĐ trộm cắp tài sản của công ty có trị giá 500 nghìn đồng trở lên sẽ bị sa thải” nên trường hợp của anh không thể bị sa thải. Tại tòa án, về căn cứ sa thải, giám đốc công ty đã lí giái rằng trước đây nội quy của công ty có quy định NLĐ trộm cắp tài sản 500 nghìn đồng sẽ bị sa thải nhưng nay công ty đã sửa lại nội quy theo đúng điều 85 BLLĐ và bản nội quy hiện vừa được gửi lên Sở lao động thương binh xã hội để đăng kí. Hỏi:

1. HĐLĐ giữa anh H và công ty là loại HĐLĐ nào? (2,5 điểm)

2. Quyết định sa thải của công ty đối với anh H là đúng hay sai? Tại sao? ( 2,5 điểm).

3. Nếu công ty không ra quyết định sa thải mà ra quyết định đơn phương chấm dứt HĐLĐ thì có hợp pháp không?  Vì sao? ( 2,5 điểm)

4. Giải quyết quyền lợi cho anh H theo quy định của pháp luật hiện hành.( 2,5 điểm)

Dưới đây nhóm chúng em xin giải quyết tình huống trên:
Quan hệ lao động - đối tượng điều chỉnh của luật lao động Việt Nam - Bài tập cá nhân Luật lao động
LỜI NÓI ĐẦU

Lao động là hoạt động quan trọng nhất của con người, tạo ra của cải vật chất và các giá trị tinh thần của xã hội. Lao động có năng suất, chất lượng cao là yếu tố quyết định của đất nước. Do vậy cần có những quy phạm pháp luật nhằm điều chỉnh các vấn đề có liên quan trong quá trình sử dụng sức lao động của người lao động.

Bài viết của em xin trình bày vấn đề: “ Quan hệ lao động - đối tượng điều chỉnh của luật lao động Việt Nam.”

NỘI DUNG

I. Đối tượng điều chỉnh của luật lao động Việt Nam.

Đối tượng điều chỉnh của một ngành luật là những nhóm quan hệ xã hội cùng loại có cùng tính chất cơ bản giống nhau được các quy phạm của ngành luật ấy điều chỉnh.

Căn cứ theo Điều 1, Bộ luật lao động có quy định: “ Bộ luật lao động điều chỉnh quan hệ lao động giữa NLĐ làm công ăn lương và NSDLĐ…”. Vì thế, đặc điểm cơ bản có tính quyết định để nhận diện đối tượng điều chỉnh của luật lao động Việt Nam cũng như là tư cách tham gia quan hệ của các chủ thể và sự phụ  thuộc của NLĐ trong quan hệ lao động. Đối tượng điều chỉnh của luật lao động là mối quan hệ xã hội phát sinh giữa một bên là người lao động làm công ăn lương với một bên là cá nhân hoặc tổ chức sử dụng, thuê mướn có trả công cho người lao động (gọi là quan hệ lao động) và các quan hệ khác có liên quan phát sinh trong quá trình sử dụng lao động( quan hệ liên quan đến quan hệ lao động).
25/08/2014
Nêu và phân tích các quy định hiện hành về việc kí kết thỏa ước lao động tập thể - Bài tập cá nhân Luật Lao động
LỜI NÓI ĐẦU

Trong quan hệ lao động, NLĐ luôn ở vị trí yếu thế hơn so với NSDLĐ. Chính sự bất bình đẳng và sự bóc lột sức lao động đến mức nào đó sẽ khiến cho những NLĐ liên kết lại với nhau và cùng nhau đình công chống lại NSDLĐ. Điều đó sẽ khiến cho quan hệ lao động có nguy cơ bị phá vỡ và làm ảnh hưởng tới NSDLĐ và NLĐ. Trong tình trạng đó NLĐ và NSDLĐ đều nhận thấy cần phải có sự thỏa thuận chung về những vấn đề phát sinh trong quan hệ lao động. Những thỏa thuận chung đó chính là thảo ước lao động tập thể. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này em xin lựa chọn đề tài: “Nêu và phân tích các quy định hiện hành về việc kí kết thỏa ước lao động tập thể”

NỘI DUNG

1. Khái niệm thỏa ước lao động tập thể

Theo khoản 1 Điều 44 BLLĐ định nghĩa thỏa ước lao động như sau: “ Thỏa ước lao động tập thể (sau đây gọi tắt là thỏa ước tập thể) là văn bản thỏa thuận giữa tập thể lao động và người sử dụng lao động về các điều kiện lao động và sử dụng lao động, quyền lợi và nghĩa vụ của hai bên trong quan hệ lao động.”

2. Quy định hiện hành về việc kí kết thỏa ước lao động tập thể

2.1. Phạm vi kí kết thỏa ước

Căn cứ theo khoản 1 Điều 1 Nghị định số 93/2002/NĐ-CP ngày 11/11/2002 của chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 196/CP ngày 31/12/1994 của chính phủ quy định đối tượng và phạm vi áp dụng thỏa ước lao động tập thể là các doanh nghiệp, tổ chức có tổ chức công đoàn cơ sở hoặc Ban Chấp hành Công đoàn lâm thời. Mặt khác, khoản 2 Điều 1 Nghị định 196 – CP ngày 31/12/1994 quy định đối tượng và phạm vi không áp dụng thỏa ước lao động tập thể đó là: “Công chức, viên chức làm việc trong các cơ quan hành chính, sự nghiệp nhà nước; Những người làm việc trong các đoàn thể nhân dân, các tổ chức chính trị, xã hội; Những người làm việc trong các doanh nghiệp đặc thù của Lực lượng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ trong lực lượng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân.”

Như vậy, pháp luật nước ta đã quy định rõ ràng về phạm vi áp dụng thỏa ước lao động tập thể cũng như những đối tượng và phạm vi không được áp dụng thỏa ước lao động tập thể. Theo đó thì thỏa ước lao động tập thể chủ yếu được kí kết ở những đơn vị mà hoạt động của nó theo cơ chế hạch toán, lấy thu bù chi, tự trang trải, quyền và nghĩa vụ do các bên tự thương lượng, thỏa thuận. Còn đối với những đơn vị mà ở đó quyền và nghĩa vụ NLĐ được pháp luật quy định cụ thể, tiền lương NLĐ do nhà nước chi trả thì không được áp dụng thỏa ước lao động. Việc quy định như trên đã chứng tỏ pháp luật lao động đã hướng tới việc bảo vệ NLĐ tại các đơn vị sử dụng lao động mà ở đó quyền và nghĩa vụ phụ thuộc vào thỏa thuận của các bên.
Các tội phạm khác về chức vụ - Tội lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ quyền hạn để trục lợi - (Điều 291) - Bình luận khoa học Bộ luật Hình sự năm 1999 - Tập 5
14. TỘI LỢI DỤNG ẢNH HƯỞNG ĐỐI VỚI NGƯỜI CÓ CHỨC VỤ QUYỀN HẠN ĐỂ  TRỤC LỢI  
Điều 291. Tội lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ quyền hạn để  trục lợi  

1. Người nào trực tiếp hoặc qua trung gian nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác dưới bất kỳ hình thức nào có giá trị từ năm trăm nghìn đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng, đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm, để dùng ảnh hưởng của mình thúc đẩy người có chức vụ, quyền hạn làm hoặc không làm một việc thuộc trách nhiệm của họ hoặc làm một việc không được phép làm, thì bị phạt tù từ  một năm  đến năm năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba  năm đến mười năm:
a) Phạm tội nhiều lần;
b) Nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác có giá trị từ năm mươi  triệu đồng trở lên;
c) Gây hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng khác.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ một lần đến năm lần số tiền hoặc giá trị tài sản đã trục lợi. 
Các tội phạm khác về chức vụ - Tội làm môi giới hối lộ - (Điều 290) - Bình luận khoa học Bộ luật Hình sự năm 1999 - Tập 5
13. TỘI LÀM MÔI GIỚI HỐI LỘ    

Điều 290.  Tội làm môi giới hối lộ  

1. Người nào làm môi giới hối lộ mà của hối lộ có giá trị từ năm trăm nghìn đồng đến dưới mười triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc vi phạm nhiều lần,  thì bị phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:
a) Có tổ chức;
b) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
c) Biết của hối lộ là tài sản của Nhà nước; 
d) Phạm tội nhiều lần;
đ) Của hối lộ có giá trị từ mười triệu đồng đến dưới năm  mươi triệu đồng;
e) Gây hậu quả nghiêm trọng khác.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ tám năm đến mười lăm năm:
a) Của hối lộ có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới ba trăm triệu đồng;
b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng khác.
Các tội phạm khác về chức vụ - Tội đưa hối lộ - (Điều 289) - Bình luận khoa học Bộ luật Hình sự năm 1999 - Tập 5
12. TỘI ĐƯA HỐI LỘ    
Điều 289.  Tội đưa hối lộ   

1. Người nào đưa hối lộ mà của hối lộ có giá trị từ năm trăm nghìn đồng đến dưới mười triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc vi phạm nhiều lần,  thì bị phạt tù từ một năm đến sáu năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ sáu năm đến mười ba năm:
a) Có tổ chức;
b) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
c) Dùng tài sản của Nhà nước để đưa hối lộ; 
d) Phạm tội nhiều lần;
đ) Của hối lộ có giá trị từ mười triệu đồng đến dưới năm  mươi triệu đồng;
e) Gây hậu quả nghiêm trọng khác.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười ba năm đến hai mươi năm:
a) Của hối lộ có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới ba trăm triệu đồng;
b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng khác.
Sự tương đồng và khác biệt giữa nghĩa vụ dân sự và trách nhiệm dân sự
Trong khoa học pháp luật dân sự, chúng ta gặp nhiều thuật ngữ khác nhau như: Nghĩa vụ dân sự, trách nhiệm dân sự, trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ dân sự; trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ dân sự; trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.


Tất cả các thuật ngữ trên đều được dùng để chỉ về một loại quan hệ pháp luật dân sự có nội dung là một bên phải thực hiện hay không được thực hiện một công việc hoặc một số công việc nhất định để vì lợi ích của bên kia. Tuy nhiên, quan hệ pháp luật trên được gọi bằng thuật ngữ nào lại phụ thuộc vào cách thức điều chỉnh và phương thức áp dụng luật đối với chúng. Hiện nay, chưa có tiêu chí cụ thể để phân biệt rạch ròi các thuật ngữ nói nên còn có sự lẫn lộn khi dùng các thuật ngữ đó. Vì thế, trong phạm vi bài viết này, chúng tôi phân tích quy định của bộ luật dân sự (BLDS) về các vấn đề đã nêu trên, xác định sự giống và khác nhau giữa chúng, từ có sở đó đưa ra quan điểm của mình về tiêu chí khi sử dụng các thuật ngữ trên.
Cơ quan bảo hiến của các nước
NGUYỄN ĐỨC LAM

Hiến pháp như đạo luật cơ bản, đạo luật tối cao của mỗi quốc gia đòi hỏi sự bảo vệ đặc biệt về mặt pháp lý nhằm bảo đảm sự tuân thủ hiến pháp, ngăn ngừa sự vi phạm hiến pháp của công dân và tổ chức cũng như của các cơ quan quyền lực nhà nước. Trên nguyên tắc, bảo vệ hiến pháp là nhiệm vụ và trách nhiệm của tất cả các cơ quan quyền lực nhà nước và các quan chức có liên quan, được thực hiện thông qua việc áp dụng những phương tiện pháp lý khác nhau trong khuôn khổ thẩm quyền của mình. 

Nhưng ở đại đa số các nước trên thế giới, vai trò đặc biệt trong việc bảo vệ hiến pháp, giám sát bảo hiến thuộc về các cơ quan bảo hiến khác nhau tuỳ theo từng nước: ở một số nước đó là các toà thẩm quyền chung với đỉnh là toà án tối cao, ở những nước khác – toà án hiến pháp, ở một số nước thứ ba – hội đồng bảo hiến…Vậy những cơ quan đó có lịch sử ra đời, phát triển ra sao? Có vai trò như thế nào? Được tổ chức theo các mô hình nào? Trong bài viết này, chúng tôi xin cung cấp một số thông tin tham khảo xung quanh những nội dung trên đây.
Bình luận về đào tạo luật và nghề luật trong hai hệ thống pháp luật của Pháp và Đức
Bài tập học kỳ Luật So sánh có đáp án.

Pháp và Đức là hai quốc gia có nền dân chủ phát triển khá lâu đời và là láng giềng của nhau về mặt địa lý. Tưởng chừng như khoảng cách địa lý đó sẽ dẫn đến sự giống nhau về mô hình đào tạo luật và nghề luật, tuy nhiên thì thực tế đã cho thấy việc đào tạo luật và nghề luật ở Đức và Pháp ngoài những điểm chung giống với các quốc gia trong dòng họ pháp luật Civil Law thì lại có những nét đặc trưng riêng.

Hệ thống pháp luật của Đức và Pháp chịu ảnh hưởng khá sâu rộng của pháp luật La Mã. Các bộ luật lớn như Bộ luật dân sự Napo leon năm 1804 của Pháp, Bộ luật dân sự Đức năm 1896 đều được hình thành trên cơ sở của việc kết hợp giữa tập quán địa phương và luật La Mã. Trải qua quá trình phát triển cộng thêm với việc du nhập, tác động qua lại của các hệ thống pháp luật không thành văn thuộc dòng họ pháp luật common law đã khiến cho hệ thống pháp luật của hai quốc gia Pháp và Đức nói riêng và cả dòng họ pháp luật civil law nói chung mang tính hoàn thiện tương đối cao. Chính vì sự phát triển khá sớm của luật pháp thành văn nên ở Đức và Pháp, việc đào tạo luật và nghề luật đã bắt đầu từ khá sớm và ngày càng có xu hướng phát triển rộng. Ngay từ thế kỉ XI khi ở Châu Âu bắt đầu xuất hiện xu hướng giảng dạy pháp luật trong các trường đại học tổng hợp, trong đó trường đại học tổng hợp Bologna của Ý được biết đến như một cái nôi của giảng dạy luật đầu tiên trên toàn Châu Âu lục địa và đó là nơi quy tụ các giảng viên và học viên ở khắp Châu Âu, trong đó có các học viên của Pháp và Đức. Thừa hưởng kiến thức pháp luật cũng như các phương pháp áp dụng trong giảng dạy, những luật gia được đào tạo ở Bologna là những người đã đặt nền móng cho truyền thống pháp luật ở quốc gia của họ sau này.
Đào tạo luật ở Mỹ trong mối quan hệ so sánh với Việt Nam và những kinh nghiệm của họ cho công tác đào Luật tại Việt Nam
Bài tập học kỳ Luật So sánh có đáp án.

Đào tạo luật ở Mỹ trong mối quan hệ so sánh với Việt Nam và những kinh nghiệm của họ cho công tác đào Luật tại Việt 

Mỹ là một trong những nước hiếm hoi trên thế giới không có chương trình đại học luật (thời gian học 4 năm) nhưng lại đào tạo cao học luật (Law school) cho những người có bằng Đại học thuộc các chuyên ngành khác nhau. Bên cạnh đó, Hoa Kỳ cũng không có học viện tư pháp, nơi đào tạo chức danh tư pháp (thẩm phán, luật sư, công tố viên) như nhiều nước trên thế giới. Thế nhưng, nước Mỹ được biết đến không chỉ là cường quốc đứng đầu về kinh tế mà còn là một trong những quốc gia có nền luật pháp hàng đầu, cái nôi đào tạo ra những chính trị gia tầm cỡ không chỉ riêng ở Mỹ mà còn trên toàn thế giới. Do vậy, việc nghiên cứu về đào tạo luật của họ để học hỏi và ứng dụng vào nước ta là điều hết sức cần thiết.
Vị trí của luật thành văn trong các hệ thống pháp luật thuộc dòng họ Common Law - 8 điểm
Bài tập học kỳ Luật So sánh có đáp án.

MỞ ĐẦU

Common Law là dòng họ pháp luật lớn trên thế giới, có cội nguồn từ hệ thống pháp luật Anh. Sự phát triển mạnh mẽ của Common Law đòi hỏi nó phải có một nguồn luật khá đa dạng và phong phú. Một trong những đặc trưng của dòng họ Common Law là coi án lệ là nguồn luật quan trọng và phổ biến nhất, đặc điểm này để dễ dàng phân biệt với dòng họ Civil Law. Nhưng điều đó không có nghĩa là luật thành văn không được coi trọng. Vậy chúng ta cùng tìm hiểu: “Vị trí của luật thành văn trong các hệ thống pháp luật thuộc dòng họ Common Law” để làm rõ hơn về vấn đề này.
Luật thành văn trong hệ thống common law
Bài tập học kỳ Luật So sánh có đáp án.

Lời mở đầu:

Common law là dòng họ pháp luật  cơ bản trên thế giới,có cội nguồn từ hệ thống pháp luật Anh, sau này phát triển ở Mĩ và những nước là thuộc địa của Anh, Mĩ trước đây. Đây là hệ thống pháp luật phát triển từ những tập quán (custom), hay còn được gọi là hệ thống pháp luật tập quán ( hệ thống pháp luật coi trọng tiền lệ -precedents/ judge made law)


Trên thế giới, luật thành văn vốn có lịch sử phát triển lâu đời. Luật thành văn trong  hệ thống common law ra đời khá muộn song cũng đã phát triển nhanh chóng và hiện nay đã trở thành nguồn luật quan trọng trong hệ thống pháp luật của các nước thuộc dòng họ này.
Vị trí của án lệ trong các hệ thống pháp luật thuộc dòng họ Civil Law
Bài tập học kỳ Luật So sánh có đáp án.

Đề bài: Vị trí của án lệ trong các HTPL thuộc dòng họ Civil Law

Án lệ trong giai đoạn trước đây không được coi trọng trong hệ thống pháp luật các nước thuộc dòng họ Civil Law. Nhưng thời gian trở lại đây, án lệ đã và đang dần khẳng định được vị trí và vai trò của mình không riêng chỉ ở hệ thống pháp luật các nước thuộc dòng họ Common Law.

1. Án lệ trong giai đoạn trước đây không được coi trọng trong hệ thống pháp luật thuộc dòng họ Civil Law

Án lệ (Jurisprudence) được hiểu là bản án đã tuyên hoặc sự giải thích, áp dụng pháp luật được coi như tiền lệ làm cơ sở để các thẩm phán sau đó có thể áp dụng trong các trường hợp tương tự.
Đặc điểm nổi bật của hai hệ thống Common Law và Civil Law dưới góc độ so sánh
Bài tập học kỳ Luật So sánh có đáp án.

Nói đến sự hình thành và phát triển của hệ thống pháp luật thế giới không thể không nhắc đến thông luật (Common law) và luật lục địa (Civil law). Đây là hai hệ thống pháp luật lớn nhất trên thế giới hiện nay còn được áp dụng và có ảnh hưởng đến hệ thống pháp luật của nhiều quốc gia các châu lục (trong đó có Việt Nam). Chính vì thế việc tìm hiểu và so sánh hai hệ thống pháp luật này là rất cần thiết trong việc nghiên cứu pháp luật quốc tế nói chung và nghiên cứu pháp luật Việt Nam nói riêng.

Có nhiều cách để phân loại các họ pháp luật trên thế giới tùy vào quan điểm, tiêu chí của từng người. Tuy nhiên trong bài tiểu luận chỉ đưa ra ba yếu tố cơ bản nhất để phân loại các họ pháp luật trên thế giới: lịch sử, cấu trúc hệ thống và nguồn. Từ đó, hy vọng sẽ góp phần tạo nên cái nhìn tổng quan, khái quát nhất về đặc điểm nổi bật của hai hệ thống pháp luật: Common law và Civil law dưới góc độ so sánh. Qua đó có được cái nhìn chính xác và khách quan hơn về vị trí pháp luật Việt Nam và những vấn đề còn tồn tại để có biện pháp cụ thể, kịp thời sửa đổi và định hướng phát triển trong tương lai.
Đề bài tập lớn học kỳ Môn Luật So sánh (Tháng 8/2014) - ĐH Luật Hà Nội
1. Nguồn luật của dòng họ Civil Law và dòng họ pháp luật Xã hội chủ nghĩa dưới góc độ so sánh.

2. Vai trò của án lệ trong hệ thống nguồn luật của dòng họ Common Law.


5. Bình luận về sự thích ứng của luật Hồi giáo với xã hội hiện đại.
Các tội phạm khác về chức vụ - Tội đào nhiệm - (Điều 288) - Bình luận khoa học Bộ luật Hình sự năm 1999 - Tập 5
11. TỘI ĐÀO NHIỆM

Điều 288. Tội đào nhiệm  

1. Người nào là cán bộ, công chức mà cố ý từ bỏ nhiệm vụ công tác gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt   tù từ ba tháng đến ba năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
a) Lôi kéo người khác đào nhiệm;
b) Phạm tội trong hoàn cảnh chiến tranh, thiên tai hoặc trong những trường hợp khó khăn đặc biệt  khác của xã hội;
c) Gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.

3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định nhất định từ một  năm đến năm năm.
Các tội phạm khác về chức vụ - Tội vô ý làm lộ bí mật công tác; tội làm mất tài liệu bí mật công tác - (Điều 287) - Bình luận khoa học Bộ luật Hình sự năm 1999 - Tập 5
10. TỘI VÔ Ý LÀM LỘ BÍ MẬT CÔNG TÁC; TỘI LÀM MẤT TÀI LIỆU  BÍ MẬT CÔNG TÁC    

Điều 287.  Tội  vô ý làm lộ bí mật công tác; tội làm mất tài liệu bí  mật công tác  

1. Người nào vô ý làm lộ bí mật công tác hoặc làm mất tài liệu bí mật công tác gây hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 264 của Bộ luật này, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt   tù từ ba tháng đến hai năm.

2. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ  một năm đến năm năm.

Cũng tương tự như đối với Điều 286, Điều 287 Bộ luật hình sự quy định hai tội danh độc lập. Đây cũng là vấn đề có liên quan đến kỹ thuật làm luật. Lẽ ra, nhà làm luật phải quy định hai tội phạm này ở hai điều luật khác nhau, nhưng hai tội này được quy định trong cùng một điều luật. Do đó khi bình luận, chúng tôi cũng phân tích các dấu hiệu cấu thành của từng tội để tiện theo dõi.
Các tội phạm khác về chức vụ - Tội cố ý làm lộ bí mật công tác; tội chiếm đoạt, mua bán hoặc tiêu hủy tài liệu bí mật công tác (Điều 286) - Bình luận khoa học Bộ luật Hình sự năm 1999 - Tập 5
9. TỘI CỐ Ý LÀM LỘ BÍ MẬT CÔNG TÁC; TỘI CHIẾM ĐOẠT, MUA BÁN HOẶC TIÊU HUỶ TÀI LIỆU BÍ MẬT CÔNG TÁC    

Điều 286. Tội cố ý làm lộ bí mật công tác; tội chiếm đoạt, mua bán hoặc tiêu huỷ tài liệu  bí mật công tác  

1. Người nào cố ý làm lộ bí mật công tác hoặc chiếm đoạt, mua bán, tiêu huỷ tài liệu bí mật công tác, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 80 và Điều 263 của Bộ luật này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt  tù từ ba tháng đến ba năm.

2. Phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

3. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một  năm đến năm năm.

Do điều luật quy định hai tội danh độc lập đều xâm phạm đến cùng một khách thể là bí mật công tác, nhưng do hành vi khách quan khác nhau. Đây cũng là vấn đề có liên quan đến kỹ thuật làm luật. Lẽ ra, nhà làm luật phải quy định hai tội phạm  này ở hai điều luật khác nhau, nhưng do kỹ thuật làm luật nên hai tội này được quy định trong cùng một điều luật. Do đó, khi bình luận, chúng tôi phân tích các dấu hiệu cấu thành của từng tội để tiện theo dõi.