31/05/2014
Hợp đồng đại lý - Bài tập nhóm 2 Luật Thương mại 2 - 9,5 điểm
Xem thêm: Tổng hợp bài tập Luật Thương mại 2 có đáp án.

1. Xác định các điều kiện chủ thể để hợp đồng đại lý có hiệu lực. (Nêu rõ ngành nghề kinh doanh mà công ty A và công ty B phải đăng ký).

Trước hết phải nói rằng hiện nay Luật Thương mại 2005 không có quy định cụ thể về điều kiện có hiệu lực của hợp đồng thương mại, vì vậy mô hình chung để xác định các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng thương mại nói chung cũng như hợp đồng đại lý thương mại nói riêng thì đều được xác định trên các căn cứ của Bộ Luật Dân sự (BLDS). Theo đó thì một trong những điều kiện có hiệu lực của hợp đồng nói chung là chủ thể tham gia giao dịch có năng lực hành vi dân sự (Điều 122 BLDS), do đó, trong thương mại là một ngành luật chuyên ngành thì vẫn phải đảm bảo những điều kiện về chủ thể của hợp đồng nói chung, ngoài ra cũng cần đảm bảo các điều kiện khác theo quy định của luật thương mại 2005.

Tại Điều 166 Luật thương mại 2005 quy định: Đại lý thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên giao đại lý và bên đại lý thoả thuận việc bên đại lý nhân danh chính mình mua, bán hàng hoá cho bên giao đại lý hoặc cung ứng dịch vụ của bên giao đại lý cho khách hàng để hưởng thù lao. Hay nói cách khác đại lý chỉ là bên đứng ra bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ thay cho doanh nghiệp. Các đại lý tuyệt đối không được quy định các điều kiện về mua bán, giá cả,… trái với các chính sách của doanh nghiệp trừ trường hợp có thỏa thuận trong hợp đồng đại lý. Điều này cũng có nghĩa bên giao đại lý là chủ sở hữu đối với hàng hoá đã giao cho bên đại lý.
Bài tập nhóm 1 Thương mại 2 - 9 điểm
Xem thêm: Tổng hợp bài tập Luật Thương mại 2 có đáp án.

1. Tư vấn cho công ty A giải pháp tiết kiệm nhất để thực hiện được ý định trên đây. 

Hoạt động mua bán hàng giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng có thể được tiến hành theo nhiều phương thức khác nhau. Giao dịch qua trung gian trong hoạt động thương mại là phương thức giao dịch trong đó mọi việc thiết lập quan hệ giữa người mua và người bán hàng hoá (người cung ứng dịch vụ và người sử dụng dịch vụ) và việc xác định giao dịch phải thông qua một người trung gian. Có rất nhiều hình thức trung gian thương mại khác nhau như: đại diện cho thương nhân, môi giới thương mại, uỷ thác mua bán hàng hoá, đại lý thương mại… 

Hoạt động giới thiệu và bán sản phẩm lại tiêu tốn một nguồn nhân lực khá lớn. Chính vì vậy họ thường phát triển mạng lưới buôn bán theo cách lập một hệ thống các đại lý thương mại, các đại lý này sẽ trở thành cầu nối giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng. Với hình thức hình thành nên các đại lý thương mại, điều nay vừa đảm bảo sự tiết kiệm nguồn nhân lực, đỡ tốn chi phí thù lao cho những nguồn nhân lực khi mà họ trực tiếp bán sản phẩm đến tay người tiêu dùng, nhưng cũng đảm bảo việc mở rộng thị trường. Do đó hình thức phù hợp nhất để thực hiện ý định của công ty A sẽ là hình thức đại lý thương mại. Công ty A cần tìm đối tác ở thị trường miền Trung để ký kết một hợp đồng đại lý thương mại để dần mở rộng hoạt động kinh doanh tại đây.
Nhân tố ảnh hưởng đến đời sống âm nhạc của giới trẻ Việt Nam - Bài tập học kỳ Mỹ học - 8 điểm
Âm nhạc đã là ngôn ngữ của tâm hồn, của trái tim và nhịp đập cuộc sống. Tất cả những điều đó đã khẳng định sự diệu kỳ của âm nhạc trong cuộc sống loài người. Chính vì thế mà âm nhạc có vai trò rất quan trọng đối với đời sống của con người, trong đó có một bộ phận là giới trẻ. Nhưng đời sống âm nhạc của giới trẻ Việt Nam hiện nay bên cạnh những mặt tốt đẹp còn có những điều biến chất, biến dạng. Vậy nguyên nhân do đâu mà dẫn tới điều đó? Để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này, em xin phép được phân tích đề bài: “Các nhân tố ảnh hưởng đến đời sống âm nhạc của giới trẻ Việt Nam”.

B. NỘI DUNG

I. Biểu hiện về đời sống âm nhạc của giới trẻ Việt Nam

1. Giới trẻ với âm nhạc truyền thống. 

Dân tộc Việt Nam vốn có nền âm nhạc truyền thống vô cùng phong phú, độc đáo và đa dạng. Các loại hình âm nhạc như nhã nhạc cung đình Huế, cồng chiêng Tây Nguyên, quan họ, ca trù, hát xoan… được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.

Ngoài ra, trong âm nhạc truyền thống Việt Nam, chủ đề Tổ quốc luôn được biểu hiện sâu sắc, thể hiện tình yêu Tổ quốc, niềm tự hào dân tộc. Chính chủ đề này đã làm nên giá trị lớn lao của âm nhạc truyền thống. Hàng loạt bài hát biểu hiện lòng yêu quê hương, căm thù giặc, quyết chiến quyết thắng trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ chính là những minh chứng rõ nhất trong việc thể hiện phẩm chất công dân của mỗi người Việt Nam.
Cách tiếp cận văn hóa theo định nghĩa miêu tả liệt kê - Bài tập học kỳ Đại cương văn hóa Việt Nam - 8 điểm
“Văn hóa” là hai từ đã không còn xa lạ gì trong xã hội ngày nay. Chúng ta có thể nghe thấy, nhìn thấy và cảm nhận được văn hóa một cách dễ dàng. Nhưng cảm nhận đó lại có sự khác nhau ở mỗi con người. 

Văn hóa là khái niệm mang nội hàm rộng với rất nhiều cách hiểu khác nhau, liên quan đến mọi mặt đời sống vật chất và tinh thần của con người. Vì vậy, mà văn hóa cũng được tiếp cận theo nhiều góc độ khác nhau, nhiều cách khác nhau.


Một trong những cách tiếp văn hóa đó là tiếp cận theo định nghĩa miêu tả liệt kê. Cách tiếp cận này đã giúp con người hiểu sâu hơn về văn hóa nhưng nó cũng có những hạn chế nhất định. Để hiểu rõ hơn về điều này, em xin phép được trình bày đề tài: “Quan điểm của bạn về cách tiếp cận văn hóa theo định nghĩa miêu tả liệt kê. Lấy ví dụ minh họa. Ưu, nhược điểm của cách tiếp cận đó”.
Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản - Bài tập cá nhân Luật hình sự 2
Đề số 7

Vào dịp lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội, thấy nhiều người đi chơi quanh khu vực hồ Hoàn Kiếm có nhu cầu gửi xe máy S liền nảy ra ý định chiếm đoạt tài sản. S rủ N, H, K vào lúc trời chập choạng tối lấy dây thừng và cọc tre quây quanh một đoạn vỉa hè làm bãi nhận trông giữ xe máy. Sau khi nhận được 5 chiếc xe máy gửi vào bãi, chúng bèn nhanh chóng dắt xe đi tẩu tán. Năm chiếc xe được xác định trị giá 150 triệu đồng. 

Hỏi:

1. Có ý kiến cho rằng nhóm S, N, H, K đồng phạm về tội trộm cắp tài sản, hãy bình luận ý kiến trên và đưa quan điểm cá nhân về tội danh của bốn người này. (4 điểm)

2. Giả sử H và K chỉ mới 15 tuổi thì hai người này có phải chịu TNHS về hành vi chiếm đoạt tài sản nêu trên không? Tại sao? (3 điểm)

Bài làm:


1. Có ý kiến cho rằng nhóm S, N, H, K đồng phạm về tội trộm cắp tài sản, hãy bình luận ý kiến trên và đưa quan điểm cá nhân về tội danh của bốn người này. (4 điểm).
Nhà nước phân quyền cát cứ phong kiến Tây Âu - Bài tập học kỳ Lịch sử Nhà nước và pháp luật thế giới - 8 điểm
Phân quyền cát cứ là trạng thái cơ bản, nổi bật nhất trong thời kỳ phát triển của chế độ phong kiến Tây Âu. Nó bao trùm và chi phối mọi lĩnh vực kinh tế,xã hội và chính trị phong kiến. 

Vậy trạng thái phân quyền cát cứ được biểu hiện như thế nào? Nó bắt nguồn từ những nguyên nhân gì? Và hệ quả của nó ra sao? Để trả lời cho những câu hỏi trên, em xin chọn đề tài : “Phân tích cơ sở thiết lập và những biểu hiện của nhà nước phân quyền cát cứ phong kiến Tây Âu”. Bài làm còn nhiều thiếu sót mong thầy cô góp ý và bổ sung thêm. Em xin chân thành cám ơn!

II. NỘI DUNG

1. Cơ sở thiết lập nhà nước phân quyền cát cứ phong kiến Tây Âu

a, Cơ sở lịch sử 


Ngay từ thời đế quốc Frăng đã nảy sinh hiện tượng phân quyền cát cứ. Sau khi Clôvít chết năm 511, Vương quốc Frăng bị chi phối thành bốn phần do những người con của ông cai quản. Từ cuối thế kỷ VI, nội chiến giữa các anh em dòng họ Mêrôvanhgiêng thường xuyên xảy ra, khiến cho quyền lực của các ông vua ngày càng suy yếu. Trong khi đó thế lực quý tộc ngày càng mạnh, lấn át cả nhà vua, biến nhà vua thành lá chắn để che đỡ trong việc tranh nhau giành quyền lợi. Nhiều vùng trước kia thần phục, nay thoát ly khỏi phạm vi thế lực của nhà vua, trở thành những vùng độc lập. Mãi tới đầu thế kỷ VIII, thừa tướng Sác lơ Mác ten dùng vũ lực khôi phục lại trật tự cũ trong toàn vương quốc. Tuy nhiên với hòa ước Veéc đoong, trạng thái phân quyền cát cứ ngày càng phổ biến và sâu sắc hơn ở Tây Âu. Nội bộ đế quốc Frăng tan rã, từng đế quốc nhỏ cũng bị chia rẽ. Cuộc chiến tranh giành quyền lực không ngừng diễn ra, đời sống nhân dân muôn vàn cơ cực.
Tiêu chí xuất xứ hàng hóa trong quy tắc xuất xứ hàng hóa của ASEAN - Bài tập Pháp luật cộng đồng ASEAN

Trong quan hệ thương mại quốc tế, theo cách hiểu chung nhất, quy tắc xuất xử hàng hóa (Rules of Origin – RO) được hiểu là tập hợp các quy định pháp luật và quyết định hành chính để xác định quốc gia được coi là đã sản xuất ra hàng hóa (quốc gia xuất xứ của hàng hóa). Theo quy tắc xuất xử của Khu vực thương mại tự do ASEAN, hàng hóa có xuất xứ ASEAN bao gồm hai loại: hàng hóa có xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ và hàng hóa có xuất xứ không thuần túy hoặc không được sản xuất toàn bộ. Mỗi tiêu chó xuất xứ hàng hóa lại có những ưu, nhược điểm riêng. Để làm rõ ưu nhược, điểm của các tiêu chí đó, em xin được chọn đề tài: “Phân tích ưu nhược điểm của các tiêu chí xuất xứ hàng hóa trong quy tắc xuất xứ hàng hóa của ASEAN”.
Hiệp ước hợp tác chống khủng bố - Bài tập cá nhân Công pháp quốc tế
ĐỀ BÀI

TH9. Các quốc gia A, B, C và D là thành viên của Công ước Viên năm 1969 về Luật điều ước quốc tế. Ngày 11/4/2004 các nước này đã ký Hiệp ước hợp tác chống khủng bố” trong đó cho phép các quốc gia thành viên được áp dụng mọi biện pháp đểvô hiệu hóa tất cả các hoạt động khủng bố, kể cả áp dụng hình phạt tử hình. Hiệp ước này yêu cầu phải phê chuẩn và có cho phép bảo lưu. 

Quốc gia A ngay khi ký Hiệp ước đã đưa ra bảo lưu đối với điều khoản áp dụng biện pháp tử hình. Sau đó, ngày 19/11/2004, cả 3 quốc gia A, B và C đã phê chuẩn Hiệp ước mà không có bảo lưu (quốc gia A khi ký có bảo lưu nhưng khi phê chuẩn không nhắc lại bảo lưu đó). Quốc gia D đã gửi kèm văn kiện phê chuẩn một tuyên bố bảo lưu: “Các điều khoản củaHiệp ước ràng buộc quốc gia D, trừ điều khoản áp dụng biện pháp  tử hình”. Quốc gia C phản đối bảo lưu này của quốc gia D và tuyên bố hai bên không có quan hệ điều ước. Quốc gia B cũng phản đối bảo lưu nhưng không phản đối Hiệp ước có hiệu lực giữa quốc gia B và D.  Quốc gia A im lặng. 

Hãy phân tích và xác định hiệu lực của Hiệp ước hợp tác chống khủng bố và điều khoản áp dụng biện pháp tử hình trong mối quan hệ giữa bốn quốc gia A, B, C, D.
30/05/2014
Công ty TNHH Tư vấn A và S tuyển 2 thực tập sinh luật, chấp nhận sinh viên năm 3,4
Mô tả công việc

- Tiếp nhận và tư vấn các nhu cầu của khách hàng về đăng ký bản quyền, đăng ký nhãn hiệu.

- Soạn thảo hồ sơ, hợp đồng, tài liệu ;

- Chăm sóc khách hàng và đóng góp ý kiến xây dựng thương hiệu công ty;

- Thực hiện các công việc khác theo sự phân công của Luật sư và cấp trên trực tiếp;


Nếu bạn chưa biết cách chuẩn bị hồ sơ xin việc, hãy đăng ký tham gia buổi "Hướng dẫn soạn thảo hồ sơ và phỏng vấn xin việc bằng tiếng Anh" hoàn toàn miễn phí để có thể tự chuẩn bị cho mình một bộ hồ sơ xin việc chuyên nghiệp nhất. Đăng ký.
Các quy chế chính trị - pháp lý của Pháp ở Việt Nam thời kì thuộc Pháp - Bài tập học kỳ Lịch sử Nhà nước và pháp luật Việt Nam
Việt Nam chính thức bị thực dân Pháp nổ súng tấn công xâm lược năm 1858. Trong thời gian xâm lược, thực dân Pháp đã xác lập các quy chế chính trị-pháp lý, dần dần hoàn chỉnh và củng cố chính quyền thực dân phong kiến cùng các phương tiện cai trị hữu hiệu. Để làm rõ các quy chế chính trị - pháp lý này, em quyết định chọn đề tài: “Các quy chế chính trị - pháp lý của Pháp ở Việt Nam thời kì thuộc Pháp.” Bài viết còn có nhiều thiếu sót do hạn chế về kiến thức và kĩ năng lập luận. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của thầy cô để bài viết trở nên hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn. 

B.NỘI DUNG

Quy chế chính trị của Pháp ở Việt Nam thời kì Pháp thuộc:

Khái niệm quy chế chính trị:

Theo định nghĩa từ điển tiếng Việt của Trung tâm Từ điển học do NXB Đà Nẵng phát hành năm 2007 thì “quy chế là  những điều đã được quy định thành chế độ để mọi người theo đó mà thực hiện trong những hoạt động nhất định nào đó.”


Như vậy, quy chế chính trị là những điều đã được quy định thành chế độ về chính sách cai trị của giai cấp thống trị, theo đó, giai cấp bị thống trị buộc phải thực hiện theo. Thực dân Pháp đã thực hiện nhiều quy chế chính trị khác nhau đối với các nước thuộc địa: quy chế bảo hộ, quy chế nửa bảo hộ, quy chế lãnh đại thuế, quy chế thuộc địa.
Các chức năng cơ bản của gia đình - Bài tập học kỳ Xã hội học đại cương
Mỗi gia đình là một tế bào của xã hội, là nơi con người ta sinh ra và lớn lên, là nơi nuôi dưỡng các thế hệ về cả thể chất, trí tuệ lẫn đạo đức, nhân cách để hội nhập vào cuộc sống cộng đồng - xã hội và hơn nữa là trở thành những con người lương thiện, sống có ích, có nghĩa, có tình. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội, xã hội tốt thì gia đình càng tốt, gia đình tốt thì xã hội mới tốt. Hạt nhân của xã hội là gia đình. Chính vì muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội mà phải chú ý hạt nhân cho tốt”.Vậy gia đình có những chức năng gì? Tầm quan trọng của việc nghiên cứu xã hội học gia đình đồi với lĩnh vực pháp luật?

Nội dung 

Để hiểu được những vấn đề trên trước hết trước hết ta phải hiểu được khái niệm gia đình là gì?

1. Khái niệm gia đình.

Gia đình có vị trí đặc biệt quan trọng và là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học, những chủ đề nghiên cứu về gia đình luôn thu hút sự quan tâm của các nhà khoa học, tuy nhiên hiện nay có rất ngiều quan điểm về gia đình.Tùy theo phương pháp và cách tiếp cận, người ta có thể đưa ra nhiều khái niệm khác nhau về gia đình, như: 

Gia đình là thiết chế xã hội, trong đó những người có quan hệ ruột thịt (hoặc đặc biệt cùng chung sống). Gia đình là phạm trù biến đổi mang tính lịch sử và phản ánh văn hóa của dân tọc và thời đại. Gia đình là trường học đầu tiên có mối quan hệ biện chứng với tổng thể xã hội.( )
Thời hiệu - Bài tập học kỳ Luật Dân sự 1
Trong điều kiện của nền kinh tế thị trường, các quan hệ xã hội ngày càng phát triển, giao lưu dân sự ngày càng được đẩy mạnh. Từ đó nẩy sinh tranh chấp dân sự ngày càng tăng lên. Để đảm vệ quyền và lợi ích hơp pháp của các bên thúc đẩy giao dịch dân sự phát triển thì các tranh chấp phải được giải quyết nhanh chóng, kịp thời. Việc quy định về thời hiệu sẽ đảm bảo cho tính ổn định của các quan hệ dân sự, đồng thời tạo ra môi trường lành mạnh đẻ kích thích giao lưu dân sự phát triển. Việc xác định đúng thời hiệu có ý nghĩa rất lớn trong việc bảo vệ quyền lợi, lợi ích hợp pháp của các chủ thể cũng như hoạt động giải quyết tranh chấp của cơ quan tòa án.Nhiều vụ việc thực tiễn là bài học rất đau đớn cho các đương sự vì không nhận thức dầy đủ ý nghĩa của thời hiệu. Bộ luật dân sự 2005 quy định đầy đủ về thời hiệu qua đó tạo điều kiện cho các chủ thể chủ động thực hiện các biện pháp  bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn tồn tại nhiều bất cập cần được giải quyết kịp thời.Để tìm hiểu hơn về vấn đề này em xin chọn đề tài “Đánh giá các quy định pháp lý hiện hành về thời hiệu”.

B  NỘI DUNG

I KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THỜI HIỆU.

1. Khái niệm và  đặc điểm của thời hiệu

1.1 Khái niệm thời hiệu

Thời hiệu được quy định rõ trong Bộ luật dân sự 2005 mà cụ thể là điều 154 quy định:

“Thời hiệu là thời hạn do pháp luật quy định mà khi kết thúc thời hạn đó thì chủ thể được hưởng dân sự,được miễn trừ nghĩa vụ dân sự hoặc mất quyền khởi kiện vụ án dân sự, quyền yêu cầu giải quyết vụ việc dân sự”. 

Cùng với thời hạn, thời hiệu là một chế định pháp lý quan trọng trong việc xác lập quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong quan hệ dân sự. Trước hết thời hiệu là căn cứ pháp lý để làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt các quan hệ dân sự. Thời hiệu giúp cho việc ổn định các quan hệ dân sự trong việc xác lập quyền hợp pháp cho các chủ thể trong các trường hợp nhất định. Bên cạnh đó, thời hiệu tạo điều kiện giảm bớt khó khăn cho tòa án trong việc phải thụ lí các vụ án dân sự mà khó có thể tìm được chứng cứ chứng   minh bởi nó đã xẩy ra quá lâu và chính cac chủ thể cũng không có ý thức bảo vệ quyền lợi của mình. Thời hiệu nâng cao ý thức tôn trọng và tuân thủ pháp luật của các chủ thể, từ đó sớm xác lập ổn định các quan hệ dân sự, khuyến khích các bên tích cực, chủ động, thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình.
Nguyên tắc được áp dụng trong phân định biên giới trên bộ giữa Việt Nam với các nước - Bài tập học kỳ Công pháp quốc tế
Biên giới quốc gia là một vấn đề quan trọng hàng đầu của bất cứ quốc gia nào. Đường biên giới của mỗi quốc gia là cơ sở để phân chia lãnh thổ của các quốc gia với nhau. Tuy nhiên trên thực tế vẫn nảy sinh rất nhiều tranh chấp giữa các quốc gia láng giềng về đường biên giới, đặc biệt là các đường biên giới trên bộ. vì vậy, vấn đề hoàn thiện đường biên giới trên bộ luôn được các quốc gia hết sức quan tâm. Đối với Việt Nam, chúng ta có cả đường biên giới trên bộ và trên biển. vấn đề hoạch định đường biên giới trên bộ với các nước láng giềng luôn được Đảng và Nhà nước ta quan tâm đặc biệt trong những thập niên qua. Hiện nay, đường biên giới trên bộ của nước ta đã tương đối hoàn thiện, phần lớn đã được phân giới, cắm mốc trên thực địa. tuy vậy, việc tiếp tục về các nguyên tắc phân định biên giới trên bộ cũng như thực tiễn áp dụng để có cái nhìn toàn diện, đầy đủ về biên giới trên bộ của nước ta vẫn là công việc hết sức cần thiết không chỉ đối với các nhà khoa học mà còn đối với cả sinh viên nói chung và sinh viên Luật nói riêng. Vì vậy, em xin lựa chọn đề tài “ Phân tích các nguyên tắc được áp dụng trong phân định biên giới trên bộ giữa Việt Nam với các nước” để hiểu thêm về vấn đề này.

NỘI DUNG

I. KHÁI QUÁT VỀ BIÊN GIỚI TRÊN BỘ CỦA NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM.

Việt Nam là một quốc gia nằm ở khu vực Đông Nam Á, trên bán đảo Đông Dương. Nước ta có diện tích khoảng 330.000 km² thuộc nhóm nước có diện tích trung bình trên thế giới. lãnh thổ Việt Nam gồm các bộ phận: đất liền, hải đảo, vùng biển, vùng trời. vùng biển nước ta rộng khoảng 1 triệu km² nằm ở khu vực biển Đông cùng với đó là hệ thống các đảo ven bờ và hai quần đảo xa bờ là Hoàng Sa và Trường Sa.


Lãnh thổ trên đát liền của nước ta hình chữ S nằm ở rìa bán đảo Đông Dương và tiếp giáp với biển Đông. Việt nam có biên giới chung với Trung Quốc ở phía Bắc, tiếp giáp với Lào ở phía Tây, tiếp giáp với Cam- Pu- Chia ở phái Tây Nam. Đường biên giới trên bộ của nước ta dài khoản 4.510 km , đi qua 25 tỉnh, 90 huyện, khoảng 390 xã với trên 50 dân tộc sinh sống. Đường biên giới với Trung Quốc dài khoảng 1.400 km; đường biên giới với Lào dài khoảng 2.067 km; đường biên giới với Cam- Pu- Chia dài khoảng 1.137 km. Đất nước ta với địa hình 3/4 là đồi núi vì vậy, đường biên giới trên đất liền của nước ta với các nước láng giềng chủ yếu chạy dọc theo các dãy núi cao, rừng rậm.
Phân tích nội dung và ngoại lệ của một trong bảy nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế - Bài tập cá nhân công pháp quốc tế
Các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế giữ một vai trò quan trọng trong việc ổn định quan hệ quốc tế (QHQT) và ấn định khuôn khổ xử sự cho các chủ thể trong QHQT. Nguyên tắc tận tâm, thiện chí thực hiện cam kết quốc tế (Pact sunt servanda) hiện là một trong bảy nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong xu thế hội nhập toàn cầu hiện nay.

1. Nội dung của nguyên tắc tận tâm, thiện chí thực hiện cam kết quốc tế (Pacta sunt servanda)

Nguyên tắc tận tâm, thiện chí thực hiện cam kết quốc tế được hiểu là khi các bên chủ thể trong quan hệ quốc tế tham gia vào ký kết các Điều ước quốc tế (ĐƯQT) thì phải trên cơ sở của sự thỏa thuận và tự nguyện bình đẳng. Đồng thời, khi đã tham gia vào ĐƯQT đó các quốc gia phải có nghĩa vụ tuân thủ nội dung mà mình đã cam kết.

Nguyên tắc tận tâm, thiện chí thực hiện cam kết quốc tế xuất hiện rất sớm từ thời La mã cổ đại và tồn tại hàng ngàn năm dưới dạng tập quán pháp lý quốc tế (Pacta sunt servanda) trước khi được ghi nhận trong các điều ước quốc tế song phương và đa phương ngày nay. Nguyên tắc này được ghi nhận chính thức tại khoản 2 Điều 2 của Hiến chương Liên hợp quốc 1945; Công ước Viên năm 1969 và Tuyên bố về các nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế năm 1970.
Đề cương 37 câu hỏi ôn thi vấn đáp Công pháp quốc tế - có đáp án
Câu 1: Trình bày khỏi niệm . đặc điểm và lịch sử phát triển của công pháp quốc tế

Câu 2: Tại sao nói các nguyên tắc cơ bản của CPQT hiện đại là phương tiện quan trọng để duy trì trật tự pháp lý QT

Câu 3: Nêu ý nghĩa nguyên tắc dân tộc tự quyết đối với phong trào giải phóng dân tộc của các nước phụ thuộc và thuộc địa?

Câu 4: Tại sao nói biển cả không phụ thuộc vào chủ quyền và quyền tài phán của bất kỳ quốc gia nào?

Câu 5: Trình bày về cơ quan đại diện lãnh sự. Điểm khác biệt giữ cơ quan đại diện lãnh sự và cơ quan đại diện ngoài giao

Câu 6: Trình bày cơ sở pháp lý và cơ sở thực tế của trách nhiệm pháp lý quốc tế Tại sao CPQT lại đặt ra vấn đề trách nhiệm pháp lý quốc tế đối với quốc gia ?

Câu 7: So sánh quy chế pháp lý của nội thuỷ và lãnh hải

Câu 8: Chứng minh Sự tiến bộ của CPQT hiện đại so với CPQT của thời kì trước

Câu 9: Trình bày khái niệm và quy chế pháp lý của lãnh thổ quốc gia

Câu 10: Trình bày nội dung và ý nghĩa nguyên tắc không sử dụng sức mạnh hoặc đe doạ sức mạnh trong quan hệ quốc tế và nguyên tắc hoà bình giải quyết các trach chấp quốc tế?
Cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước phong kiến Trung Quốc dưới triều Tần - Bài tập học kỳ Lịch sử Nhà nước và pháp luật thế giới
Nhà Tần (221TCN-206TCN) là triều đại kế tục nhà Chu và trước nhà Hán trong lịch sử Trung Quốc. Việc thống nhất Trung Quốc năm 221TCN dưới thời Tần Thủy Hoàng đã đánh dấu sự khởi đầu của đế quốc Trung Quốc. Đặc biệt hơn nhà Tần đã để lại một di sản trung ương tập quyền và hệ thống quan liêu sẽ được áp dụng vào những triều đại sau này. Chính vì vậy trong bài tập học kỳ lần này em đã chọn đề tài “Phân tích và đánh giá cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước phong kiến Trung Quốc dưới triều Tần”.

NỘI DUNG

I. Nguyên tắc tổ chức bộ máy nhà nước phong kiến Trung Quốc:

Nguyên tắc tổ chức bộ máy nhà nước phong kiến Trung Quốc đó là nguyên tắc: “ tôn – quân – quyền ”. Xuất phát từ mục đích cai trị đó là tập trung quyền lực vào chính quyền trung ương, cụ thể đó là vào tay Hoàng đế.


- Theo nho giáo để giữ gìn trật tự kỉ cương cần có một quyền lực của người tối cao ( quân quyền) và phải thuộc về một người ( vua ). Vua là con của trời. Quân quyền phải được mọi người tôn trọng, đề cao nghĩa quân – thần lên hàng đầu.
Chế độ “thừa kế tài sản” trong Quốc triều hình luật - Bài tập học kỳ Lịch sử Nhà nước và pháp luật Việt Nam
Trong 360 năm dài tồn tại, triều đại nhà Lê đã để lại cho hậu thế những thành tựu to lớn trên lĩnh vực pháp luật và điển chế. Trong số các thành tựu đó phải kể đến Quốc triều Hình luật, một Bộ luật quan trọng nhất và chính thống nhất của Triều Lê. Quốc triều hình luật đã có những nét đặc trưng, tiến bộ, thể hiện được trình độ lập pháp của các nhà làm luật phong kiến Việt Nam. Ở đây ta thấy được nhiều nét tiếp thu pháp luật Trung Hoa, kế thừa pháp luật các triều đại trước, đồng thời có nhiều nét sáng tạo, đặc biệt là các quy định trong luật dân sự, thể hiện nhiều nét truyền thống, đạo lý của dân tộc. Chế độ “thừa kế tài sản” trong Quốc triều hình luật là một ví dụ cụ thể, phần nào chứng minh cho trình độ lập pháp, khả năng trù liệu của các nhà làm luật và phản ánh truyền thống, đạo lý của ông cha.

Vì vậy, trong bài tiểu luận này, em xin chọn nghiên cứu đề tài: “Đánh giá về chế độ thừa kế tài sản giữa vợ và chồng trong Quốc triều hình luật”. Do đây là một đề tài lớn, em đã cố gắng đi sâu tìm hiểu nhưng vì kiến thức còn hạn chế, sự hiểu biết chưa nhiều nên không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong các thầy cô xem xét và góp ý để em có cơ sở tiếp thu và sửa chữa cho bài luận này hoàn thiện hơn.
Hợp đồng mua bán nhà ở - Bài tập học kỳ Pháp luật kinh doanh Bất động sản
BÀI SỐ 7

Ngày 15/2, TAND quận T, TP. Hà Nội đã xét xử vụ công ty X, chủ đầu tư dự án căn hộ MT, kiện đòi căn hộ CT 105 mà bà Nguyễn Thị Thân đã ký hợp đồng mua. Lý do khởi kiện mà Công ty X đưa ra là bà Thân vi phạm nghĩa vụ thanh toán theo hợp đồng đã ký với Công ty. Tòa án nhân dân quận T đã ra quyết định chấp nhận yêu cầu của Công ty X, hủy hợp đồng mua bán giữa hai bên ; Công ty X được lấy lại căn hộ và trả khoản tiền mà bà Thân đã thanh toán cùng với tiền lãi ngân hàng tổng cộng hơn 2,5 tỷ đồng. Bà Thân cho biết đã thanh toán hết 91% giá trị hợp đồng. (Trị giá căn hộ tranh chấp hiện nay khoảng 5 tỷ đồng). Nội dung của vụ việc này như sau :


Bà Thân ký hợp đồng mua nhà và được bàn giao nhà vào tháng 10/2006. Vừa dọn đến ở, bà đã thấy căn hộ có nhiều hạng mục không được thi công đúng chất lượng cam kết, nước và chất thải từ bồn cầu đã trào ngược gây hôi thối, mất vệ sinh toàn bộ căn hộ. Bà Thân khiếu nại với chủ đầu tư để yêu cầu đổi căn hộ khác hoặc phải sửa chữa căn hộ theo đúng chất lượng cam kết. Phía Công ty X chấp nhận lấy lại căn hộ để sửa chữa nhưng khi việc giải quyết tranh chấp về chất lượng căn hộ này chưa xong thì Công ty X đã gửi đơn đến tòa án quận T đòi hủy hợp đồng, lấy lại căn hộ của bà Thân với lý do bà Thân chậm thanh toán nốt khoản tiền mua nhà là 15.200 USD vi phạm cam kết đã ký trong hợp đồng với công ty X. Tại phiên tòa, bà Thân lý giải : “Tôi chưa thanh toán nốt 15.200 USD còn lại vì chất lượng căn hộ CT 105 quá kém. Tôi muốn giữ khoản tiền này lại để đảm bảo chủ đầu tư phải thực hiện đúng nghĩa vụ bảo hành của mình”. Bà Thân yêu cầu chủ đầu tư thực hiện đúng hợp đồng, bà vẫn muốn mua nhà và thanh toán khoản tiền còn lại cho Công ty X.


Hỏi :

1. Trong vụ việc này, các bên vi phạm những quy định nào của pháp luật kinh doanh bất động sản?
2. Anh (chị) hãy bình luận về phán quyết của Tòa án nhân dân quận T đối với vụ việc tranh chấp này?
3. Quan điểm của anh (chị) về việc giải quyết vụ việc này như thế nào?
Hành vi bán các căn hộ khi chưa thi công xong phần móng của dự án - Bài tập Pháp luật kinh doanh Bất động sản
ĐỀ BÀI 

Công ty bất động sản X được UBND thành phố H chấp thuận lập dự án đầu tư xây dựng khu nhà ở tại xã M huyện T. Trong quá trình lập dự án, công ty X đã được cơ quan chuyên môn như Sở tài nguyên và môi trường, Sở xây dựng, Sở Quy hoạch kiến trúc gửi văn bản chấp thuận và đề nghị UBDN thành phố H phê duyệt dự án và cấp giấy phép đầu tư cho công ty X.


Khi tiến độ giải phóng mặt bằng thực hiện được khoảng 60% diện tích đất thực hiện dự án thì công ty X đã ký hợp đồng hợp tác kinh doanh với doanh nghiệp Y; Đồng thời kêu gọi vốn đóng góp của các cá nhân dưới dạng vay vốn và cam kết sẽ bán nền nhà hoặc căn hộ cho những người cho vay với giá ưu đãi. Số lượng vốn mà công ty X huy động lên tới 100 tỉ đồng. Do phát hiện công ty X chưa thực hiện đầy đủ thủ tục để được UBND thành phố H giao đất và chưa xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật của dự án, nên một số khách hàng góp vốn đã làm dơn tố cáo với cơ quan công an. Cuối năm 2009, C 15 - Bộ Công an đã khởi tố vụ án và bắt giam tổng Giám đốc công ty X với tội danh lừa đảo nhằm chiếm đoạt tài sản của công dân.
Vi phạm chuyển nhượng quyền sử dụng đất dưới hình thức ủy quyền do không có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền và không công chứng theo quy định của pháp luật - Bài tập học kỳ Pháp luật kinh doanh Bất động sản
ĐỀ BÀI SỐ 4:

Tháng 12/2006, UBND TP.HCM có quyết định giao hai lô đất A5, A6 thuộc khu Nam Sài Gòn, cho công ty cổ phần xây dựng công trình và đầu tư địa ốc H làm chủ đầu tư. Ngày 26/01/2008, hai lô đất này được chuyển nhượng quyền sử dụng cho Công ty TNHH N dưới hình thức ủy quyền. Mặc dù là hợp đồng chuyển nhượng nội bộ, không có giá trị pháp lý vì chưa có xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hay được công chứng theo luật định nhưng ngày 28/1/2008, Công ty N lại ký hợp đồng liên kết đầu tư với Công ty V thực hiện xây dựng dự án căn hộ cao cấp AC với quy mô 500 căn hộ với diện tích mỗi căn hộ từ 80-100m² tại hai lô đất này, với tổng số vốn đầu tư gần 900 tỷ đồng. trong khi chưa thi công phần móng, từ tháng 1/2008, Công ty V đã bán căn hộ cho hàng trăm khách hàng ở các tầng 16,17, và 18 dưới hình thức hợp đồng liên kết đầu tư, cho dù theo quy hoạch, khu vực này chỉ được xây dựng tối đa 12 tầng. Tại thời điểm bán, giá nhà đất đang sốt, nên đã có khoảng 50% tổng số căn hộ được bán cho nhiều khách hàng, với mức giá trung bình là 1.900 đôla Mỹ/m², ước chừng số tiền Công ty V thu được tính đến thời điểm này khoảng 75 tỷ đồng. 

Hỏi: 

1. Trong vụ việc này, có những hành vi nào vi phạm các điều khoản nào của pháp luật kinh doanh bất động sản? 

2. Đưa ra hướng xử lý các hành vi vi phạm của các chủ đầu tư? Nêu căn cứ pháp lý để xử lý?
Cơ hội và thách thức của thị trường bất động sản khi Việt Nam gia nhập WTO - Bài tập nhóm
Thị trường bất động sản là một thành tố cực kì quan trọng của nền kinh tế, kể từ khi Việt Nam chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường hoạt động kinh doanh bất động sản đã có những bước phát triển rõ rệt. Việc trở thành thành viên thứ 150 của WTO vào năm 2007 đã đưa đến rất nhiều cơ hội cho nền kinh tế Việt Nam trong đó có thị trường bất động sản, tuy nhiên những thách thức mà Việt Nam phải đối mặt khi hội nhập cũng không hề ít. Vậy làm sao để tận dụng tối đã những cơ hội, khắc phục những hạn chế nhằm vượt qua những thách thức và đưa thị trường bất động sản phát triển, trong giới hạn bài viết này, nhóm chúng tôi xin được đi phân tích để làm rõ hơn những vấn đề trên. 

I.KHÁI QUÁT VỀ THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN

1.Khái niệm thị trường bất động sản Việt Nam


Hiện nay, khái niệm thị trường bất động sản được nghiên cứu và tiếp cận dưới nhiều góc độ khác nhau. Tuy nhiên, trên bình diện chung có thể khái niệm về thị trường bất động sản có thể hiểu như sau: “Thị trường bất động sản Việt Nam là nơi diễn ra các hoạt động trao đổi mua bán quyền sử dụng đất, nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất đai, các hoạt động dịch vụ liên quan đến tài sản đó.”
Thực trạng quản lý nhà nước về công chứng ở nước ta hiện nay - Bài tập học kỳ môn Công chứng chứng thực
Hiện nay, các quan hệ dân sự, kinh doanh thương mại, đất đai… đã phát triển mạnh mẽ, đa dạng trên cả bề rộng và bề sâu, cả trong nước và cả với nước ngoài. Nhiều giao dịch dân sự, thương mại đòi hỏi phải được công chứng để tạo chứng cứ có sức thuyết phục cao. Việc công chứng được yêu cầu thực hiện một cách chính xác theo đúng pháp luật nhưng phải nhanh chóng kịp thời, thuận tiện cho người dân. Việc xã hội hóa hoạt động công chứng đã góp phần đáp ứng kịp thời nhu cầu công chứng các hợp đồng, giao dich của người dân. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được đã bắt đầu xuất hiện những dấu hiệu tiêu cực như sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các tổ chức hành nghề công chứng. Thực tế này cho thấy vấn đề quản lý Nhà nước về công chứng có vai trò hết sức quan trọng trong việc đảm bảo tuân theo pháp luật của hoạt động công chứng, chứng thực ở nước ta. Để rõ hơn về hoạt động này em xin đi vào tìm hiểu vấn đề: Thực trạng quản lý nhà nước về công chứng ở nước ta hiện nay.
Điều kiện, tiêu chuẩn của công chứng viên - Bài tập cá nhân công chứng chứng thực
Trong bối cảnh của nước ta hiện nay, sau hơn 5 năm thực hiện hoạt động xã hội hóa công chứng, cùng với sự phát triển nhanh chóng về số lượng các công chứng viên thì những yêu cầu về điều kiện, tiêu chuẩn, chất lượng của các công chứng viên tại các văn phòng công chứng cũng không ngừng được đặt ra. Sau đây, em xin đi vào trình bày vấn đề điều kiện, tiêu chuẩn của công chứng viên.

I. Khái quát về công chứng viên

Định nghĩa công chứng viên được quy định tại Điều 7 của Luật công chứng: Công chứng viên là người có đủ tiêu chuẩn theo quy định của Luật này, được bổ nhiệm để hành nghề công chứng. 

Để phân biệt công chứng viên với những chủ thể khác, pháp luật đã đưa ra những quy định cụ thể về điều kiện tiêu chuẩn để trở thành công chứng viên (người thực hiện công chứng) cũng như nhiệm vụ quyền hạn của công chứng viên. Công chứng viên là chủ thể thực hiện hành vi công chứng chứ không phải là Phòng công chứng hay Văn phòng công chứng. Trước đây các Nghị định của Chính phủ quy định về công chứng chưa làm rõ được vị trí nêu trên của công chứng viên, thậm chí vai trò, vị trí của công chứng viên bị lu mờ so với Phòng công chứng. Cách thức tổ chức công chứng nhà nước như trước đây khiến cho người dân và các cơ quan, tổ chức chỉ nghĩ đến Phòng công chứng như là chủ thể duy nhất của hoạt động công chứng, còn công chứng viên chỉ là một công chức hành chính làm việc trong Phòng công chứng. Trưởng phòng công chứng hầu như là người chịu trách nhiệm chính trong hoạt động công chứng của Phòng và có quyền rất lớn đối với công chứng viên. 
Lịch sử hình thành và phát triển của hoạt động công chứng, chứng thực - Bài tập nhóm
Công chứng, chứng thực là hoạt động mang tính chất pháp lý, được thực hiện thường xuyên và phổ biến trong đời sống của người dân. Có thể nói, mặc dù không còn quá xa lạ với các thủ tục công chứng, hay chứng thực nhằm đáp ứng đòi hỏi về mặt pháp lý cho các giao dịch hay giấy tờ, chữ ký… trong đời sống thường ngày,nhưng có lẽ ít người hiểu được ý nghĩa thực sự của hai hoạt động này, cùng sự hình thành, phát triển của nó trong lịch sử. Nắm được điều này, cũng là sự bổ sung kiến thức hợp lý nhằm phân biệt và nhận thức rõ ý nghĩa, tầm quan trọng cũng như những thay đổi tích cực của Nhà nước ta đối với việc cố gắng xây dựng và hoàn thiện hoạt động pháp lý thiết yếu này.

I. Khái niệm, đặc điểm của công chứng, chứng thực
26/05/2014
Công ty Luật TNHH IPIC GROUP tuyển 5 thực tập ngành Luật, ưu tiên tiếng Anh khá
Mô tả công việc:
- Tư vấn pháp luật liên quan đến đất đai, dân sự, hôn nhân gia đình và các lĩnh vực liên quân đến tư vấn pháp luật

Số lượng cần tuyển: 5

Quyền lợi được hưởng:
Ứng viên trúng tuyển sẽ được hưởng mức lương thực tập như chế độ phụ cấp ăn ca, xăng xe...
Được làm việc trong môi trường năng động, chuyên nghiệp, có cơ hội tham gia các khóa đào tạo nhằm phát triển nghề nghiệp.
21/05/2014
Danh sách 150 câu ôn thi vấn đáp Luật Dân sự 1
KHOA PHÁP LUẬT DÂN SỰ - BỘ MÔN LUẬT DÂN SỰ
NỘI DUNG ÔN THI VẤN ĐÁP MÔN LUẬT DÂN SỰ 1

Nội dung ôn thi vấn đáp môn Luật Dân sự 1 bao gồm 150 câu hỏi được chia thành 03 nhóm câu hỏi, mỗi đề thi gồm 03 câu (mỗi nhóm 1 câu bất kỳ). Sinh viên được sử dụng Bộ luật Dân sự khi thi. Các nhóm câu hỏi như sau:

NHÓM CÂU HỎI SỐ 1

1. Phân tích và cho ví dụ về quan hệ tài sản là đối tượng điều chỉnh của luật Dân sự ?
2. Phân tích và cho ví dụ về quan hệ nhân thân là đối tượng điều chỉnh của luật Dân sự ?
3. Phương pháp điều chỉnh của  Luật Dân sự ?
4. Áp dụng tương tự pháp luật: Nguyên nhân, điều kiện và hậu quả ? Cho ví dụ minh hoạ ?
5. Đối tượng điều chỉnh của Luật Dân sự ?
6. Phân tích quyền bí mật đời tư của cá nhân (Điều 38) ?
7. Phân tích quyền của cá nhân đối với hình ảnh (Điều 31) ?
8. Phân tích quyền hiến bộ phận cơ thể người (Điều 33) ?
9. Nguồn của Luật Dân sự ? Cho ví dụ ?
10. Phân tích đặc điểm của quan hệ pháp luật dân sự ?
11. Phân tích căn cứ phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ pháp luật dân sự ?
12. Cho ví dụ về các loại sự kiện pháp lý làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ pháp luật dân sự ?
13. Năng lực chủ thể của cá nhân ?
14. Các mức độ năng lực hành vi dân sự của cá nhân ?
15. Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân ?
16. Hạn chế năng lực hành vi dân sự của cá nhân ?
17. Mất năng lực hành vi dân sự của cá nhân ?
18. Tuyên bố mất tích đối với cá nhân: điều kiện, hậu quả pháp lý ?
19. Tuyên bố chết đối với cá nhân: điều kiện, hậu quả pháp lý ?
20. Các hình thức giám hộ ?
Một số câu hỏi bán trắc nghiệm ôn thi Luật Hình sự module 1
Khẳng định sau đây đúng hay sai? Giải thích rõ tại sao?
Phần chung.
Chương 1. Luật hình sự (LHS)
1. Những quan hệ xã hội được quy định tại khoản 1 điều 8 BLHS năm 1999 chính là đối tượng điều chỉnh của LHS VN?
Trích khoản 1 điều 8 BLHS năm 1999: “Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định bởi BLHS, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hoá, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm tự do, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp của công dân xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa”.
Đối tượng điều chỉnh của LHS: là quan hệ xã hội giữa Nhà nước và người phạm tội: Người phạm tội được gọi là tội phạm. Quan hệ xã hội được quy định tại khoản 1 Điều 8 BLHS năm 1999 nói lên quan hệ của tội phạm và người bị hại.
=> Khẳng định trên là sai.
Đề cương ôn tập những vấn đề chung của Luật Tố tụng Hình sự
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ

Bài 1: Khái niệm, nhiệm vụ,
nguyên tắc hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sự

I. Khái niệm: ( luật tố tụng là gì?)
+ Luật tố tụng là một ngành luật độc lập
+ khoa học luật tố tụng hình sự là một ngành khoa học.
 Khái niệm: tố tụng hình sự là quá trình giải quyết vụ án hình sự là hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng hình sự, người tiến hành tố tụng hình sự, người tham gia tố tụng hình sự, của các cơ quan khác và các tổ chức cá nhân có liên quan. Góp phần vào việc giải quyết vụ án hình sự theo đúng trình tự, thủ tục do pháp luật quy định. Nhằm phát hiện chính xác, nhanh chóng và xử lý nghiêm minh và kịp thời mọi hành vi phạm tội.
 Giải thích:
 + tố tụng hình sự là 1 quá trình hoạt động
 + do các chủ thể có thẩm quyền, có liên quan
 + nhằm giải quyết các vụ án hình sự
 + theo một trình tự, thủ tục do pháp luật quy định
 + phát hiện chính xác, nhanh chóng, xử lý nghiêm minh, kịp thời hành vi phạm tội.
Đánh giá mặt tiêu cực của đời sống âm nhạc Việt Nam hiện nay - Bài tập học kỳ Mỹ học
Âm nhạc Việt Nam có lịch sử hình thành và phát triển từ lâu đời, trải qua cùng bao thăng trầm biến cố của lịch sử, âm nhạc đang ngày trở thành một mặt không thể thiếu của xã hội Việt Nam hiện nay nói riêng. Nó đang vận động và có xu thế chuyển mình ngày càng nhanh, tiếp thu nhiều tinh hoa của các nền văn hóa làm phong phú thêm đời sống âm nhạc Việt. Tuy nhiên nó cũng có một mặt tối riêng biệt, bài viết này xin đi vào đánh giá về mặt đó của đời sống âm nhạc Việt Nam hiện nay.

NỘI DUNG

1. Lịch sử hình thành và phát triển của âm nhạc Việt Nam.

Từ thời kì Hùng Vương, âm nhạc đã xuất hiện, các bằng chứng khảo cổ cho thấy từ thời kì này, cư dân Lạc Việt đã biết sử dụng các nhạc khí, các loại đàn, trống… để tạo ra âm nhạc, phục vụ đời sống. Âm nhạc thời kì này còn mang bản sắc rất nguyên thủy. Đến thời phong kiến, do sự đô hộ của Trung Quốc, nền âm nhạc Việt ít nhiều bị ảnh hưởng, nhưng chúng ta biết tiếp thu tinh hoa của nền văn hóa Trung Quốc, tạo nên một bản sắc rất riêng cho âm nhạc Việt Nam, nhiều thể loại âm nhạc mới ra đời như: chèo, tuồng, hò, xẩm…Âm nhạc, với đặc điểm có trước sự xuất hiện của chữ viết, từ lâu luôn là phương tiện để người dân thể hiện mọi cảm xúc của mình về thế giới xung quanh, dù là tình yêu đôi lứa, lòng căm thù hay sự buồn giận, chán nản. Âm nhạc ở Việt Nam còn sớm thể hiện những tư tưởng tôn giáo, đời sống tâm linh và phong tục tập quán của dân tộc. Bước vào thời kì cận đại, ở giai đoạn đầu, âm nhạc Việt Nam chứng kiến sự phát triển rầm rộ của phong trào Tân nhạc, mà sự ảnh hưởng của nó chủ yếu đến từ nước Pháp. Giai đoạn trước 1937 được xem là giai đoạn hình thành Tân nhạc Việt Nam nhạc sĩ Trần Quang Hải gọi đây là "giai đoạn tượng hình". Còn Phạm Duy cho rằng những năm đầu thập niên 1930 là "thời kỳ đi tìm nhạc ngữ mới".
Nhóm nhạc The Three Tenor - Bài tập cá nhân Mỹ học
Nhắc đến dòng nhạc Opera là người ta nghĩ đến những tenor lừng danh của nước Ý, đặc biệt nổi bật nhất là nhóm The Three Tenor. Nhóm nhạc tập hợp bởi 3 con người tài năng – 3 giọng tenor nổi tiếng nhất thế giới. Tuy thành lập, hoạt động đã lâu, nhưng những bản nhạc do nhóm nhạc này trình bày vẫn là những ca khúc theo dòng nhạc cổ điển được tìm kiếm nhiều nhất hiện nay. Đặc biệt là ca khúc O sole mio (của Di Capua) đã đưa nhóm nhac gồm 3 tenor tài năng này lên một đỉnh cao mới, trở thành tượng đài của dòng nhạc Opera trong lịch sử. Bài viết này sẽ đi sâu tìm hiểu nhóm nhạc The Three Tenor với những thăng trầm trong quá trình hoạt động, những giải thưởng đã đạt được, cùng với sự cảm nhận trong màn biểu diễn nhạc phẩm O sole mio của nhóm nhạc này.

NỘI DUNG

1. Giới thiệu về nhóm nhạc The Three Tenor.

- Quá trình thành lập và hoạt động

The Three Tenor là tên được đặt cho một nhóm nhạc là tập hợp gồm 3 tenor nổi danh nhất thời bấy giờ : Plácido Domingo, José Carreras và Luciano Pavarotti. Đây là ý tưởng của nhà sản xuất người Ý Mario Dradi. Năm 1990, José Carreras vừa điều trị thành công cho căn bệnh ung thư bạch cầu của mình, ông muốn tổ chức một buổi biểu diễn nhằm quyên tiền cho quỹ Ung thư bạch cầu quốc tế José Carreras, Mario Dradi đã đưa ra ý tưởng tập hợp 3 tenor là Carreras, Pavarotti, Domingo thành một nhóm nhạc trình diễn trong buổi biểu diễn này, đây cũng là cách mà Domingo và Pavarotti lựa chọn để chào đón Carreras trở lại thế giới opera sau một thời gian dài nghỉ ngơi chữa bệnh. 3 tenor này đã sử dụng tên nhóm nhạc The Three Tenor để biểu diễn trong suốt những 1990 – 2000.
Thực trạng và một số biện pháp nâng cao hiệu quả công tác khám nghiệm hiện trường trong các vụ án hình sự - Bài tập học kỳ Khoa học điều tra tội phạm - 8 điểm
Khám nghiệm hiện trường là khâu quan trọng khi các cơ quan điều tra tiến hành điều tra một vụ án, bởi những gì thu thập, quan sát, đánh giá ở hiện trường nơi xảy ra vụ án sẽ giúp cơ quan điều tra phá án được nhanh chóng và hiệu quả hơn. Vì thế Nhà nước ta đã có những quy định cụ thể về công tác khám nghiệm hiện trường, tuy nhiên thực hiện trên thực tế lại không như mong đợi. Bài viết này xin làm rõ vấn đề : “Thực trạng và một số biện pháp nâng cao hiệu quả công tác khám nghiệm hiện trường trong các vụ án hình sự”

NỘI DUNG

1. Khái niệm khám nghiệm hiện trường:


Khám nghiệm hiện trường là hoạt động tố tụng, đồng thời là hoạt động nghiệp vụ của Cơ quan Điều tra (CQĐT) được tiến hành tại nơi xảy ra tội phạm và những nơi khác mà CQĐT thấy cần thiết phải khám nghiệm nhằm phát hiện, thu thập, củng cố, kiểm tra những tài liệu, dấu vết, tang vật, chứng cứ và những thông tin khác về vụ án, về người thực hiện hành vi phạm tội… nhằm làm sáng tỏ những vấn đề cần phải chứng minh trong vụ án hình sự theo qui định tại Điều 63 BLTTHS. Khám nghiệm hiện trường có ý nghĩa rất quan trọng trong việc phát hiện tội phạm, không khám nghiệm hoặc khám nghiệm không đúng trình tự thủ tục sẽ để lọt tội phạm hoặc dẫn đến những nhận định sai lầm, làm oan người vô tội. Theo qui định tại khoản 2 Điều 63 BLTTHS thì biên bản khám nghiệm hiện trường là chứng cứ  dùng để chứng minh tội phạm và người phạm tội.
Nghiên cứu văn hóa học và văn hóa Việt Nam có ý nghĩa gì trong việc lý giải các khuynh hướng lựa chọn, cách ứng xử, cách hành động và triết lý sống của người Việt Nam - Bài tập học kỳ Đại cương văn hóa Việt Nam - 9 điểm
MỞ ĐẦU

Văn hóa là một trong bốn lĩnh vực rộng lớn có quan hệ mật thiết với kinh tế, chính trị và xã hội; có vai trò là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội. Vì vậy, văn hóa là đối tượng được nhiều bộ môn khoa học nghiên cứu trong đó có bộ môn khoa học tương đối mới là “văn hóa học”. Việc nghiên cứu văn hóa học và văn hóa Việt Nam có ý nghĩa rất quan trọng giúp trang bị năng lực phản tư văn hóa, có tác dụng lớn trong giáo dục và bồi dưỡng nhân cách con người; đặc biệt quan trọng nghiên cứu đã giúp lý giải khuynh hướng lựa chọn,  cách ứng xử, cách hành động, triết lý sống của con người Việt Nam. Để hiểu thêm ý nghĩa quan trọng trên em xin lựa chọn đề 20: “Nghiên cứu văn hóa học và văn hóa Việt Nam có ý nghĩa gì trong việc lý giải các khuynh hướng lựa chọn, cách ứng xử, cách hành động và triết lý sống của người Việt Nam. Liên hệ đời sống văn hóa sinh viên luật hiện nay”.

NỘI DUNG

I. Cơ sở lí luận

Văn hóa học là bộ môn khoa học tương đối mới, một văn hóa tích hợp, vừa nghiên cứu văn hóa nói chung, vừa nghiên cứu các hiện tượng văn hóa riêng biệt và nghiên cứu văn hóa như một chỉnh thể tự biến đổi và phát triển. Mục đích của Văn hóa học là phát hiện và phân tích quy luật của những biến đổi văn hóa xã hội.


Có nhiều định nghĩa khác nhau về văn hóa, gần đây UNESCO cũng đưa ra một định nghĩa chính thức như sau: "Văn hóa phản ánh và thể hiện một cách tổng quát sống động mọi mặt của cuộc sống diễn ra trong quá khứ, cũng như đang diễn ra trong hiện tại, qua bao thế kỷ, nó đã cấu thành nên một hệ thống giá trị truyền thống thẩm mỹ và lối sống mà dựa trên đó từng dân tộc tự khẳng định bản sắc riêng của mình".
Sự lựa chọn tối đa hóa độ thỏa dụng của người tiêu dùng khi thu nhập thay đổi với giá cả là không đổi - Bài tập học kỳ Kinh tế vi mô
Lời nói đầu

Xã hội ngày càng phát triển, có nhiều ngành nghề giúp con người tăng thêm thu nhập. Mỗi người mỗi ngành mỗi nghề mỗi công việc vì thế mà thu nhập của con người cũng có những mức chênh lệch khác nhau. Nhu cầu về đời sống vật chất của mỗi người cũng khác nhau do đó độ thỏa dụng khi tiêu dùng hàng hóa là rất khác nhau. Từ những lí giải trên, ta có thể thấy thu nhập là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn của người tiêu dùng. Đó cũng là lí do em chọn đề tài: “Hãy phân tích một tình huống trong thực tế về sự lựa chọn tối đa hóa độ thỏa dụng của người tiêu dùng khi thu nhập thay đổi với giá cả là không đổi”. 

I. Các vấn đề liên quan

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều hàng hóa khác nhau với các mẫu mã phong phú đa dạng. Và người tiêu dùng có thể thỏa mãn nhu cầu của mình khi lựa chọn một mặt hàng nào đó. Tuy nhiên, việc lựa chọn của mỗi người tiêu dùng là khác nhau, việc lựa chọn này phụ thuộc vào nhiều tố như thu nhập, sở thích, độ thỏa dụng, và đường ngân sách…
Thỏa ước lao động tập thể - Bài tập học kỳ Luật Lao động - 8 điểm
ĐỀ BÀI:

Câu 1 : Tại sao thỏa ước lao động tập thể được coi là “luật” của các doanh nghiệp? (4 điểm)

Câu 2 : Anh T vào làm việc tại công ty X theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn từ năm 2005. Tháng 5/2013, sau khi xin phép nghỉ 6 ngày ( 1 tuần làm việc ) để về quê chăm sóc mẹ đang bị ốm, nhưng không được giám đốc công ty đồng ý, anh Tđã tự ý nghỉ việc. Vì lý do đó, công ty X đã họp xử lý kỉ luật vắng mặt anh T và ra quyết định sa thải anh T. Cho rằng quyết định sa thải của công ty X là trái pháp luật, anh T yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giải quyết.

Hỏi:

1. Anh T cần đưa ra cơ sở nào để cho rằng mình nghỉ việc là hợp pháp?
2. Quyết định sa thải anh T của công ty X có hợp pháp không? Tại sao?
3. Giải quyết quyền lợi cho anh T theo quy định của pháp luật hiện hành?
4. Những cơ quan, tổ chức nào có thẩm quyền giải quyết yêu cầu của anh T?

MỞ ĐẦU


TƯLĐTT đóng vai trò quan trọng trong doanh nghiệp, bởi thông qua TƯLĐTT NLĐ có thể thỏa thuận những điều kiện về quyền lợi cũng như nghĩa vụ của tập thể NLĐ trong doanh nghiệp để đạt được lợi ích cao hơn. Ngoài ra các doanh nghiệp còn coi TƯLĐTT là “luật”. Để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này, e xin chọn đề tài: “Tại sao thỏa ước lao động tập thể được coi là “luật” của các doanh nghiệp”. Do kiến thức còn hạn chế nên bài viết của em còn nhiều thiếu sót do vậy em rất mong sự đóng góp ý kiến của thầy cô và các bạn. Em xin chân thành cảm ơn!
Thâm hụt ngân sách, thực trạng và nguyên nhân nợ công - Bài tập học kỳ Kinh tế vĩ mô - 9 điểm
Những bất ổn về kinh tế - chính trị trên thế giới đang diễn tiến ngày càng phức tạp đã tác động trực tiếp đến tình hình thu ngân sách của nhiều quốc gia. Đó chính là những vấn đề như thâm hụt ngân sách, nợ công. Vấn đề này đang diễn ra ở nhiều quốc gia trên thế giới và trở thành những mối lo ngại lớn của nền kinh tế các nước. Từ những vấn đề thực tiễn đó, trong bài tập này, em xin tìm hiểu về vấn đề: “thâm hụt ngân sách, thực trạng và nguyên nhân nợ công ở một số quốc gia trên thế giới trong những năm gần đây”.

PHẦN NỘI DUNG:

I. Cơ sở lí thuyết.

1. Thâm hụt ngân sách.

a. Khái niệm.

Thâm hụt ngân sách trong kinh tế học vĩ mô và kinh tế học công cộng là tình trạng các khoản chi của ngân sách Nhà nước (ngân sách chính phủ) lớn hơn các khoản thu, phần chênh lệch chính là thâm hụt ngân sách.

b. Phân loại thâm hụt.

Tài chính công hiện đại phân loại thâm hụt ngân sách thành hai loại: thâm hụt cơ cấu và thâm hụt chu kỳ.

Thâm hụt cơ cấu là các khoản thâm hụt được quyết định bởi những chính sách tùy biến của chính phủ như quy định thuế suất, trợ cấp bảo hiểm xã hội hay quy mô chi tiêu cho giáo dục, quốc phòng,...


Thâm hụt chu kỳ là các khoản thâm hụt gây ra bởi tình trạng của chu kỳ kinh tế, nghĩa là bởi mức độ cao hay thấp của sản lượng và thu nhập quốc dân. Ví dụ khi nền kinh tế suy thoái, tỷ lệ thất nghiệp tăng sẽ dẫn đến thu ngân sách từ thuế giảm xuống trong khi chi ngân sách cho cho trợ cấp thất nghiệp tăng lên.
Những cải cách đối với Lục Bộ thời Minh Mạng - Bài tập học kỳ Lịch sử Nhà nước và Pháp luật Việt Nam
Một đất nước muốn phát triển phồn thịnh thì cần phải có cơ cấu tổ chức bộ máy cùng sự quản lý chặt chẽ. Như chúng ta đã biết vương triều Nguyễn là một vương triều mạnh trong các vương triều từng tồn tại ở nước ta. Vì thế vị trí, vai trò của vương triều Nguyễn trong lịch sử đã và đang là nội dung khoa học quan trọng, có nhiều ý nghĩa với hiện tại nên được nhiều giới khoa học trong cả nước quan tâm nghiên cứu trên các lĩnh vực lịch sử, hành chính và pháp chế. Hàng loạt những vấn đề về vương triều Nguyễn trên các lĩnh vực cần được nghiên cứu lý giải trên cơ sở khoa học. Trong đó vấn đề tổ chức bộ máy nhà nước, mà quan trọng là cuộc cải cách hành chính duới triều Minh Mạng được mọi người đặc biệt quan tâm. Một trong những cải cách quan trọng của Minh Mạng là cải cách ở Lục bộ - cơ quan chức năng cao cấp trong triều đình phong kiến Việt Nam. Để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này em xin chọn đề bài số 10 “ Những cải cách đối với Lục Bộ thời Minh Mạng” để hoàn thành bài tập của mình. Bài làm còn nhiều thiếu xót, mong Thầy cô cùng góp ý để bài làm được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn !

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

I- VÀI NÉT SƠ LƯỢC 

1- Khái quát về vua Minh Mạng


Vua Minh Mạng, cũng gọi là Minh Mệnh (chữ Hán: 明命, 25 tháng 5, 1791 – 20 tháng 1, 1841), tức Nguyễn Thánh Tổ (阮聖祖) là vị Hoàng đế thứ hai của nhà Nguyễn, vương triều phong kiến cuối cùng trong lịch sử Việt Nam. Được xem là một ông vua năng động và quyết đoán(2). Là một vị vua thông minh, am tường Hán học và có nhân cách lớn và rất trọng người có tài năng nên thời kỳ ông có nhiều người học giỏi khiến thực thi thành công những cải cách, đất nước có kỷ cương, nề nếp... Điều kiện tiên quyết để thực hiện thành công cải cách hành chính dưới thời Minh Mệnh là việc sử dụng được nhiều người hiền tài trong bộ máy hành chính Nhà nước. Minh Mạng  nổi tiếng với những cải cách sâu sắc và toàn diện từ trung ương đến địa phương, từ chính trị đến kinh tế. Bộ máy cai trị dưới thời Minh Mạng đã đạt đến mức độ hoàn chỉnh nhất, chặt chẽ nhất trong lịch sử các triều đại phong kiến Việt Nam.
Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật với người lao động - Bài tập học kỳ Luật Lao động
ĐỀ BÀI SỐ 9

Câu 1:Hậu quả pháp lý của việc NSDLĐ đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật đối với NLĐ (4 điểm).


Câu 2: Nguyễn M làm việc trong bộ phận chế tạo khuôn đúc của công ty cơ khí HN đóng tại quận Thanh Xuân – Hà Nội theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn từ 20/1/2009. Tháng 3/5/2013 do sơ xuất trong quá trình vận hành máy M đã gây hậu quả sản phẩm của công ty bị sai kỹ thuật, giá trị thiệt hại của lô sản phẩm lên tới 15 triệu đồng. Trước sự việc này công ty ra quyết định tạm đình chỉ công việc đối với M. Trong thời gian tạm đình chỉ M được tạm ứng 50% tiền lương. Sau 2 tháng tạm đình chỉ công việc, M được triệu tập đến họp để xử lý kỷ luật, song M không đến. Ngày 8/7/2013 giám đốc công ty ra quyết định sa thải M với lý do M có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản của công ty đồng thời yêu cầu M bồi thường toàn bộ thiệt hại của lô hàng. Quyết định này có hiệu lực từ ngày 9/7/2013. Tuy nhiên, ngày 15/7/2013 M mới nhận được quyết định. M đã làm đơn khởi kiện ra tòa án. 
Hoạt động kiến tạo hòa bình sau xung đột - Bài tập học kỳ Pháp luật cộng đồng ASEAN
I. KHÁI QUÁT VỀ CỘNG ĐỒNG CHÍNH TRỊ - AN NINH ASEAN.

1. Khái niệm.

Ý tưởng về Cộng đồng ASEAN được đưa ra trong tầm nhìn ASEAN 2020 năm 1997 với mục tiêu: “đến năm 2020 toàn bộ Đông Nam Á sẽ là một Cộng đồng ASEAN nhận thức được các mối liên hệ lịch sử của mình, hiểu rõ di sản văn hóa của mình và gắn bó với nhau bằng một bản sắc chung của khu vực”.

Tuyên bố Bali II được thông qua tại Hội nghị cấp cao lần thứ 9 năm 2003 khẳng định: “một Cộng đồng ASEAN sẽ hình thành ba trụ cột, Cộng đồng chính trị - an ninh ASEAN, Cộng đồng kinh tế ASEAN và Cộng đồng văn hóa - xã hội ASEAN”. Các Cộng đồng này gắn kết chặt chẽ với nhau và hỗ trợ lẫn nhau nhằm đảm bảo hòa bình lâu dài, ổn định và thịnh vượng chung cho khu vực. 

Các quốc gia ASEAN nhận thức rõ việc phải đưa hợp tác chính trị và an ninh lên tầm cao mới, nhằm duy trì hòa bình, ổn định khu vực, đối phó với những thách thức an ninh truyền thống và phi truyền thống, song hành với những nhiệm vụ thúc đẩy liên kết kinh tế khu vực và mở rộng quan hệ kinh tế với bên ngoài.


Theo đó có thể hiểu, Cộng đồng chính trị - an ninh ASEAN (APSC) là liên kết về chính trị - an ninh của các quốc gia ASEAN trên cơ sở hệ thống các thể chế và thiết chế pháp lý, nhằm  xây dựng và duy trì một khu vực ASEAN ổn định, hòa bình và an ninh toàn diện.
20/05/2014
23 đề thi hết học phần Luật Hình sự module 1 (tham khảo)
Lưu ý: Các bạn tham khảo đề biết hình thức ra đề. Đây không phải là giới hạn ôn tập nhé ^^.

Đề 1

Câu 1:
Khẳng định sau đúng hay sai
a. Mọi trường hợp đưa hối lộ trên 500.000 đều bị xử về tội đưa hối lộ
b. Tội hoạt động phỉ có cấu thành hình thức.

Câu 2:
A lén lút chiếm đoạt tài sản của B. Bị B phát hiện hô hoán, A đã đánh rồi xô B ngã nhằm mục đích bảo vệ tài sản đã chiếm đoạt. Định tội cho A?
Tổng hợp tài liệu ôn thi Hành chính - Dân sự 1 - Hình sự 1 dành cho sinh viên năm nhất ĐH Luật HN
Lưu ý: Đây là tài liệu ôn thi được sưu tập và tổng hợp qua các năm, không phải tài liệu ôn thi chính thức do trường phát hành.

1. Luật Hành chính

- Tổng hợp đề thi vấn đáp Luật Hành chính - Trường ĐH Luật Hà Nội

Tài liệu này được các anh chị khóa trước đã thi và tổng hợp lại. Các bạn tham khảo để biết dạng đề thi và theo kinh nghiệm thì phần lớn các câu hỏi không thay đổi nhiều, chỉ đổi thứ tự hoặc xáo nhau để tạo thành các đề khác thôi.

***

- Câu hỏi và đáp án ôn tập Luật Hành chính (Phần 1)
- Câu hỏi và đáp án ôn tập Luật Hành chính (Phần 2)
- Câu hỏi và đáp án ôn tập Luật Hành chính (Phần 3)
- Câu hỏi và đáp án ôn tập Luật Hành chính (Phần 4)
- Câu hỏi và đáp án ôn tập Luật Hành chính (Phần 5)
- Câu hỏi và đáp án ôn tập Luật Hành chính (Phần 6)
- Câu hỏi và đáp án ôn tập Luật Hành chính (Phần 7)

Với các bạn cần download bộ đề cương này, hãy làm theo hướng dẫn download ở cuối bài này nhé!
Danh sách 83 câu hỏi ôn tập thi học kì Luật dân sự module 1 - K34 - ĐH Luật Hà Nội (chưa có đáp án)
Lưu ý: Tài liệu này do tổ bộ môn Luật Dân sự của trường chính thức biên soạn cho K34, trong trường hợp các bạn khóa sau không có nội dung ôn tập cụ thể, có thể sử dụng bộ câu hỏi này để ôn thi vấn đáp Luật Dân sự module 1.

1. Phân tích đối tượng và phạm vi điều chỉnh của luật dân sự.

2. Phân tích các đặc điểm của phương pháp điều chỉnh của Luật dân sự trong quan hệ sở hữu.

3. Nguồn của Luật dân sự, phân tích các loại nguồn của luật dân sự.

4. Mối liên hệ giữa luật dân sự với luật hình sự, hành chính, thương mại.

5. Phân tích các đặc điểm của quan hệ tài sản do Luật dân sự Việt Nam điều chỉnh.

6. Áp dụng tương tự Luật dân sự (nguyên nhân, điều kiện, hậu quả).

7. Khách thể của quan hệ pháp luật dân sự, các loại khách thể của quan hệ pháp luật dân sự.

8. Phân tích các nguyên tắc của luật dân sự thể hiện bản chất của quan hệ dân sự.

9. Phân tích các đặc điểm của quan hệ nhân thân do luật dân sự Việt Nam điều chỉnh.

10. Phân tích các căn cứ làm phát sinh, chấm dứt quan hệ pháp luật dân sự.
Công ty Luật Quốc tế Hồng Thái và đồng nghiệp tuyển 2 thực tập viên hành nghề Luật sư
CÔNG TY LUẬT QUỐC TẾ HỒNG THÁI VÀ ĐỒNG NGHIỆP (HILAP)
VPGD: LK9-38 Tổng cục V, cuối đường Chiến Thắng, Thanh Xuân, HN
Trụ sở: 37 tổ 19 Bắc Lãm, Phú Lương, Hà Đông, HN
Tel: 0983638601
Mail: luathongthai@gmail.com/ lshongthai@yahoo.com

THÔNG BÁO
Tuyển người tập sư hành nghề Luật sư

Căn cứ nhu cầu phát triển, Công ty Luật Quốc tế Hồng Thái và Đồng nghiệp (HILAP) đang cần tuyển 02 người tập sư hành nghề luật sư (luật sư tập sư).
19/05/2014
Trí tuệ xúc cảm - Bài tập học kỳ Tâm lý học đại cương
Trí tuệ xúc cảm là một yếu tố quan trọng trong cuộc sống và trong công việc của mỗi chúng ta. Có những khi chỉ bằng hành động theo cảm giác, cảm xúc của mình mà bạn thành công, nhưng đôi khi nó lại là trở ngại đối với bạn. Tuy nhiên, chúng ta vẫn có thể làm chủ được nó. Đó chính là Trí tuệ xúc cảm. Trí thông minh và lí trí chưa đủ để quyết định sự thành công trong sự nghiệp của bạn cũng như trong các mối quan hệ giao tiếp . Có chỉ số IQ cao là một lợi thế lớn đối với bạn thế nhưng nó chỉ thực sự phát huy tốt khi được kết hợp với trí tuệ xúc cảm EQ . Vậy, để hiểu rõ hơn về trí tuệ xúc cảm, sau đây em xin đi sâu tìm hiểu về nó cùng với vai trò quan trọng trong việc ứng dụng trí tuệ xúc cảm trong công việc.

I. NỘI DUNG

1, Trí tuệ xúc cảm.

Khái niệm.

Khi nói về thuật ngữ “ Trí tuệ xúc cảm” thì có nhiều cách hiểu khác nhau theo những góc độ khác nhau. Theo như quan điểm của hai nhà tâm lý học Mỹ là Peter Salovey và John Mayer thì “ trí tuệ cảm xúc là khả năng hiểu rõ cảm xúc bản thân, thấu hiểu cảm xúc của người khác, phân biệt và sử dụng chúng để hướng dẫn suy nghĩ và hành động của bản thân”. Còn theo Bar-on thì “trí tuệ cảm xúc là tổ hợp các năng lực phi nhận thức và những kĩ năng chi phối năng lực của cá nhân nhằm đương đầu với những đòi hỏi và sức ép của môi trường”. 
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm danh dự, nhân phẩm của cá nhân - Bài tập học kỳ Luật Dân sự 2
MỞ ĐẦU

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại được đề cập từ rất sớm trong hệ thống pháp luật nước ta. Tuy nhiên, chỉ đến BLDS năm 2005 với chương “Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng” thì các quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại mới được quy định một cách chi tiết, cụ thể theo hướng hoàn thiện hơn. Là một loại của trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm danh dự, nhân phẩm có những đặc điểm khác biệt so với những loại trách nhiệm bồi thường thiệt hại khác. Bởi lẽ đối tượng bị xâm hại là quyền nhân thân có tính chất thiêng liêng của mỗi cá nhân, mang tính chất vô hình, trừu tượng nên khó xác định được thiệt hại của người bị xâm phạm. Để làm rõ những vấn đề liên quan đến loại trách nhiệm pháp lý có tính chất nhạy cảm này, trong phạm vi bài viết em xin được tìm hiểu về đề tài “Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm danh dự, nhân phẩm của cá nhân”.
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường - Bài tập học kỳ Luật Dân sự 2 - Bài 2

Vấn đề môi trường luôn là vấn đề nóng trong xã hội bởi những vai trò quan trọng của nó đối với cuộc sống của mỗi người. Hiện nay, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước ngày càng được đẩy mạnh và phát triển, mang lại sự tiến bộ vượt bậc cả về khoa học kĩ thuật cũng như cơ sở hạ tầng phục vụ cuộc sống con người trở nên tốt đẹp hơn. Tuy nhiên, đi kèm theo đó lại là tình trạng ô nhiễm môi trường do hoạt động sản xuất và sinh hoạt của con người. Tình trạng này ngày càng trở nên trầm trọng hơn và đe dọa trực tiếp đến sự phát triển nền kinh tế thậm chí là sự tồn tại của đất nước về sau. Do vậy, vấn đề cấp thiết đặt ra hiện nay với các cấp quản lí, với các doanh nghiệp và với toàn xã hội là phải đưa ra các biện pháp giải quyết triệt để các vấn đề về môi trường. Một trong số đó và quan trọng hơn cả là việc giải quyết những vấn đề về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường, thể hiện tính răn đe của pháp luật nhằm nâng cao tinh thần trách nhiệm của các cá nhân, tổ chức. Để nghiên cứu rõ hơn vấn đề này, trong phạm vi nghiên cứu của bài tập lớn em xin chọn đề tài: “Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường”.
Một số câu hỏi tình huống ôn tập Luật Tố tụng Hình sự
II/- BÀI TÌNH HUỐNG

1. Ban đêm A và B cùng nhau đi đến cơ quan X để trộm cắp tài sản của cơ quan. Trên đường đi A và B gặp C (C 17 tuổi, con ông H) và đã rủ C cùng tham gia phi vụ, C đồng ý cùng đi. Đến nơi C được A, B phân công đứng ngoài canh gác, còn chúng thì thực hiện kế hoạch đã định. Sau khi trộm được một số tài sản, chúng trộm thêm chiếc xích lô của anh N để chở tài sản trộm được đi tiêu thụ. Sáng hôm sau C ăn năn, hối cải nên đã đến cơ quan công an tự thú. Hãy xác định tư cách tố tụng của những người nói trên.

-A, B có hành vi trộm cắp tài sản và C là đồng phạm. C đến công an tự thú là hành vi tự ý nữa chừng chấm dứt phạm tội, đối với hành vi này có thể xem xét miễn truy cứu trách nhiệm hình sự đối với C.

-Do vụ trộm cắp cơ quan điều tra chưa khởi tố nên những người nói trên chưa xác định được tư cách tố tụng.
Một số câu hỏi trắc nghiệm và bán trắc nghiệm Luật Tố tụng Hình sự
1. Việc giải quyết vụ án hình sự phải trải qua 7 giai đoạn tố tụng hình sự?
Sai. Khi xét xử sơ thẩm mà các bên không kháng cáo, kháng nghị thì không cần phải xét xử phúc thẩm, hay giám đốc thẩm, tái thẩm.

2. Trong mọi trường hợp bào chữa bắt buộc theo quy định tại khoản 2 Điều 57 Bộ luật TTHS, khi không có người bào chữa thì toà án hoãn phiên toà?
Sai. Những trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 57 BLTTHS mà bị can, bị cáo và người đại diện hợp pháp của họ vẫn có quyền từ chối người bào chữa và phiên tòa vẫn làm việc.

3. Một trong các bên của quan hệ pháp luật TTHS bắt buộc phải là cơ quan nhà nước có thẩm quyền?
Đúng. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở đây là những cơ quan tiến hành tố tụng mang tính quyền lực nhà nước.
Tổng hợp đề cương ôn tập Tâm lý học đại cương
Đề cương ôn tập Tâm lý học đại cương - Bài 1: TÂM LÝ HỌC LÀ MỘT KHOA HỌC
Đề cương ôn tập Tâm lý học đại cương - Bài 2: Ý THỨC VÀ VÔ THỨC
Đề cương ôn tập Tâm lý học đại cương - Bài 3: HOẠT ĐỘNG, GIAO TIẾP VÀ NHÂN CÁCH
Đề cương ôn tập Tâm lý học đại cương - Bài 4: CHÚ Ý
Đề cương ôn tập Tâm lý học đại cương - Bài 5: NGÔN NGỮ
Đề cương ôn tập Tâm lý học đại cương - Bài 6: NHẬN THỨC CẢM TÍNH
Đề cương ôn tập Tâm lý học đại cương - Bài 7: TRÍ NHỚ
Đề cương ôn tập Tâm lý học đại cương - Bài 8: NHẬN THỨC LÝ TÍNH
Đề cương ôn tập Tâm lý học đại cương - Bài 9: TÌNH CẢM VÀ Ý CHÍ
***
Một số câu hỏi ôn thi viết Tâm lý học đại cương

Nếu muốn download, xin vui lòng điền vào form tại đây và gửi tối thiểu 01 bài tập của 4 kì gần nhất đạt trên 7 điểm và chưa từng đăng tại blog này vào email baitapluat@gmail.com hoặc inbox facebook Diệp Hân Đặng. Những bạn nào không gửi bài tập, mình xin phép không gửi link download tài liệu lại. Cảm ơn đã ghé thăm blog và xin lỗi vì đã làm phiền các bạn!


Đề cương ôn tập Tâm lý học đại cương - Bài 9: TÌNH CẢM VÀ Ý CHÍ
BÀI 9: TÌNH CẢM VÀ Ý CHÍ

I. TÌNH CẢM:

1. Khái niệm:
Tình cảm là những thái độ thể hiện sự rung cảm của con người đối với những sự vật, hiện tượng cò liên quan đến nhu cầu và động cơ của họ.

Tình cảm được hình thành và biểu hiện qua xúc cảm. Xúc cảm và tình cảm đều biểu thị thái độ của con người đối với thế giới, nhưng là hai mức độ khác nhau, mặc dù chúng gắn bó chặt chẽ với nhau trong sự rung cảm của con người.
Đề cương ôn tập Tâm lý học đại cương - Bài 8: NHẬN THỨC LÝ TÍNH
BÀI 8: NHẬN THỨC LÝ TÍNH

Muốn cải tạo thế giới, con người phải đạt tới mức độ nhận thức cao hơn nhận thức cảm tính đó là nhận thức lý tính (bao gồm tư duy và tưởng tượng)

I. TƯ DUY:

1. Khái niệm:
Tư duy là quá trình nhận thức phản ánh một cách gián tiếp, khái quát những thuộc tính bản chất, những mối liên hệ và quan hệ có tính quy luật của sự vật và hiện tượng mà trước đó ta chưa biết.

2. Đặc điểm của tư duy:
A. Tính có vấn đề của tư duy:

Khi gặp những hoàn cảnh, những tình huống mà vốn hiểu biết cũ, phương pháp hành động đã biết của con người không đủ để giải quyết, lúc đó con người rơi vào “ hoàn cảnh có vấn đề “. Khi đó con người phải tư duy.
Đề cương ôn tập Tâm lý học đại cương - Bài 7: TRÍ NHỚ
Bài 7: TRÍ NHỚ

I. KHÁI NIỆM TRÍ NHỚ:

1. Trí nhớ là gì?
Trí nhớ là quá trình tâm lý phản ánh vốn kinh nghiệm của con người dưới hình thức biểu tượng bằng cách ghi nhớ, giữ gìn, nhận lại và nhớ lại những điều mà con người đã trải qua.

2.Vai trò của trí nhớ:
Trí nhớ có vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống và hoạt động của con người. Không có trí nhớ thì không có kinh nghiệm, không có kinh nghiệm thì không thể có bất cứ một hoạt động nào, không thể phát triển tâm lý, nhân cách con người.
Đề cương ôn tập Tâm lý học đại cương - Bài 6: NHẬN THỨC CẢM TÍNH
BÀI 6: NHẬN THỨC CẢM TÍNH

Nhận thức cảm tính là mức độ nhận thức đầu tiên bao gồm cảm giác và tri giác.

I. ĐỊNH NGHĨA CẢM GIÁC VÀ TRI GIÁC:

1. Cảm giác:
Cảm giác là quá trình nhận thức phản ánh một cách riêng lẻ từng thuộc tính của sự vật, hiện tượng khi chúng trực tiếp tác động vào giác quan.

2. Tri giác:
Tri giác là quá trình nhận thức phản ánh một cách trọn vẹn các thuộc tính của sự vật hiện tượng khi chúng đang trực tiếp tác động vào các giác quan.
Đề cương ôn tập Tâm lý học đại cương - Bài 5: NGÔN NGỮ
Bài 5: NGÔN NGỮ

I. KHÁI NIỆM NGÔN NGỮ:
Cần phân biệt khái niệm ngữ ngôn và ngôn ngữ.

1. Ngữ ngôn:
Ngữ ngôn là một thứ tiếng của một dân tộc. Ngữ ngôn bao gồm một hệ thống các ký hiệu, từ, ngữ và hệ thống các quy tắc ngữ pháp. Ngữ ngôn là đối tượng nghiên cứu của ngôn ngữ học.

2. Ngôn ngữ:
Ngôn ngữ là quá trình mỗi cá nhân sử dụng một thứ ngữ ngôn để giao tiếp, để truyền đạt để lĩnh hội những kinh nghiệm xã hội – lịch sử, hoặc để kế hoạch hoá hoạt động của mình. Ngôn ngữ là đối tượng của tâm lý học.

Như vậy, ngữ ngôn là phương tiện hay công cụ để giao tiếp, truyền đạt và lĩnh hội kinh nghiệm… còn ngôn ngữ chính là quá trình sử dụng ngữ ngôn để giao tiếp, truyền đạt, lĩnh hội kinh nghiệm.
Đề cương ôn tập Tâm lý học đại cương - Bài 4: CHÚ Ý
Bài 4 : CHÚ Ý

I. KHÁI NIỆM VỀ CHÚ Ý:

1. Định nghĩa chú ý :
Chú ý là sự tập trung vào một hay một nhóm đối tượng, sự vật nào đó để định hướng hoạt động, bảo đảm điều kiện thần kinh – tâm lý cần thiết cho hoạt động tiến hành có kết quả.

2. Vai trò của chú ý :
Chú ý là điều kiện cần thiết để tiến hành hoạt động. Do tính chọn lọc của chú ý, nên nó giúp cho hoạt động tâm lý ở người tập trung vào đối tượng này mà bỏ qua hoặc xao lãng đối tượng khác. Nhờ vậy, hoạt động tâm lý có ý thức hơn, các hoạt động tập trung hơn, kết quả hoạt động sẽ cao hơn.
Đề cương ôn tập Tâm lý học đại cương - Bài 3: HOẠT ĐỘNG, GIAO TIẾP VÀ NHÂN CÁCH
Bài 3: HOẠT ĐỘNG, GIAO TIẾP VÀ NHÂN CÁCH.

I. HOẠT ĐỘNG:

1.Khái niệm về hoạt động:
Hoạt động là phương thức tồn tại của con người bằng cách tác động vào đối tượng để tạo ra một sản phẩm tương ứng, nhằm thoả mãn (trực tiếp hay gián tiếp ) nhu cầu của bản thân, nhóm và xã hội.

2. Cấu trúc của hoạt động:
Tất cả các hoạt động đều có một cấu trúc chung. Cấu trúc đó được nhà tâm lý học A.N Lêônchiev mô tả như sau:

Động cơ của hoạt động là cái thúc đẩy con người hoạt động. Tuy nhiên động cơ không hình thành rõ ngay một lúc. Động cơ thường hiện thân trong đối tượng, cùng biến động theo đối tượng, mà lộ rõ dần dần theo tiến trình của hoạt động.
Hoạt động hợp thành bởi các hành động như là các bộ phận của hoạt động. Cái mà hành động nhằm tới gọi là mục đích. Có thể coi động cơ là mục đích chung, còn mục đích mà hành động nhằm tới là mục đích bộ phận. Có thể coi mục đích chung là động cơ xa và mục đích bộ phận là động cơ gần.
Hành động bao giờ cũng để giải quyết một nhiệm vụ nhằm đạt tới mục đích đề ra trong những điều kiện cụ thể nhất định, tức là mục đích bộ phận phải được cụ thể hoá thêm một bước nữa, sự cụ thể hoá này được quy định bởi những điều kiện cụ thể nơi diễn ra hành động. Nói cách khác là hành động của chủ thể phải hành động theo một cách nào đó ứng với phương tiện tức là thao tác.
Đề cương ôn tập Tâm lý học đại cương - Bài 2: Ý THỨC VÀ VÔ THỨC
Bài 2: Ý THỨC VÀ VÔ THỨC

I. Ý THỨC:

1.Khái niệm:
Ý thức là một hình thức phản ánh tâm lý cao nhất chỉ riêng con người mới có. Đó là khả năng con người hiểu được các tri thức (hiểu biết) mà người đó đã tiếp thu  được.

Có thể ví ý thức như “ cặp mắt thứ hai” soi vào kết quả (các hình ảnh tâm lý) do “cặp mắt thứ nhất“  (cảm giác, tri giác, trí nhớ, tư duy, cảm xúc…) mang lại. Với ý nghĩa đó có thể nói: Ý thức là tồn tại được nhận thức.
Đề cương ôn tập Tâm lý học đại cương - Bài 1: TÂM LÝ HỌC LÀ MỘT KHOA HỌC
Bài 1: TÂM LÝ HỌC LÀ MỘT KHOA HỌC

ĐỐI TƯỢNG CỦA TÂM LÝ HỌC:
1. Tâm lý học là gì?
Tâm lý học là khoa học nghiên cứu tâm lý. Khoa học tâm lý ra đời từ năm 1879, chủ yếu nghiên cứu đời sống tâm hồn của con người.

2. Đối tượng của tâm lý học:
Đối tượng nghiên cứu của tâm lý học là toàn bộ đời sống tâm lý của con người như: cảm giác, tri giác, tư duy, tưởng tượng, trí nhớ, tình cảm, nhu cầu, hứng thú, năng lực, khí chất, tính cách…

II. BẢN CHẤT HIỆN TƯỢNG TÂM LÝ NGƯỜI:
1.Tâm lý có bản chất phản ánh: Tâm lý là hình ảnh của từng người về hiện thực khách quan.
Tất cả các hiện tượng tâm lý, từ những hiện tượng tâm lý đơn giản đến những thuộc tính, phẩm chất phức tạp của nhân cách con người đều tồn tại ở trong não dưới dạng hình ảnh này hay hình ảnh khác với mức độ phức tạp khác nhau. Điều kiện đầu tiên để có các hình ảnh đó là phải có các hiện tượng, sự vật khách quan của thế giới bên ngoài tác động tới các giác quan và não bộ bình thường của con người.
Tổng hợp đề cương ôn tập Xã hội học đại cương
Đề cương 37 câu hỏi ôn tập Xã hội học đại cương có đáp án - Phần 4
Câu 31. Kiểm soát XH là gì? nêu các loại KSXH? Vai trò của KSXH đối với đời sống XH?

a. Khái niệm:

Là cơ chế điều chỉnh hành vi của con người theo các chuẩn mực XH.

Nội dung:

- Phải xác lập hệ thống các chuẩn mực XH, các quy tắc XH cùng cá chế tài để thực hiện chúng.

- Phải xác lập các chế tài để thực thi các chuẩn mực XH. Có hai loại chế tài: Tích cực và tiêu cực.

Tích cực: là những hình thức khen thưởng bằng tiền, tăng lương, thăng chức hay tiuên dương.

Tiêu cực: là những hình phạt tuỳ theo mức độ thì chế tài khác nhau (cảnh cáo, khiển trách, phạt tiền, giáng chức…

Tiến hành điều chiỏnh hành vi của con người thông qua cơ quan tyhực hiện chức năng kiểm soát chuyên biệt như: thanh tra, Toà án, Viện kiểm sát…

Thông qua thoả thuận xã hội: sự bình phẩm, đánh giá khen chê…
Đề cương 37 câu hỏi ôn tập Xã hội học đại cương có đáp án - Phần 3
Câu 21. Thế nào là quan hệ XH? Các loại hình quan hệ XH?

a. Khái niệm:

Quan hệ xh là mối liên hệ, quan hệ giữa các chủ thể xh khác biệt nhau bởi vị trí , chức năng xh.

- Không phải mọi tương tác xh đều hình thành quan hệ xh mà quan hệ xh hình thành trên cơ sở tương tác xh. Có những TTXH chỉ gặp nhau và giao tiếp nhất thời trong hoàn cảnh nào đó.

- Tương tác xh diễn ra một cách ổn định bền vững trong 1 khoảng thời gian nhất định mới hình thành nên quan hệ xh. Khi quan hệ xh được thiết lập thì nó duy trì tương tác xh.

- Khi tương tác xh diễn ra liên tục, ồn định, khuôn mẫu hoá ở cấp độ vĩ mô thì nó thiết lập nên quan hệ xã hội ổn định. (QH Cha – con, vợ – chồng, Thầy – trị, người mua – người bán)

QHXH tồn tại bền vững lâu dài từ đời này sang đời khác, cái để cân bằng, cái để để duy trì ổn định. Quan hệ xh là quan hệ giữa cái được và cái mất, giữa cái phần thưởng, mối lợi  và cái chi phí.

Bất kể quan hề xh nào, cá nhân đều luôn luôn có xu hướng giảm thiểu chi phí, đạt tối đa mối lợi trong quan hệ đó, dẫn tới các cá nhân trong quan hệ xh kì vọng lẫn nhau. Đó chính là nhân tố để duy trì quan hệ xh (có thể là về vật chất hay về tinh thần )
Đề cương 37 câu hỏi ôn tập Xã hội học đại cương có đáp án - Phần 2
Câu 11. Thế nào là phương pháp quan sát trong XHH?

PP Quan sát (Observation):

KN: là pp thu thập thông tin thực nghiệm thông qua các tri giác nghe, nhìn để thu nhận thông tin về các quá trình, các hiện tượng XH dựa trên cơ sở đề tài và mục tiêu của một cuộc ng/cứu

Nguồn thông tin quan sát là toàn bộ hành vi của người được nghiên cứu. Điểm mạnh của quan sát là tyhường đật được ngay ấn tượng trực tiếp về sự thể hiện hành vi của con người, trên cơ sở đó, điều tra viên tiến ahnhf ghi chép hay hình thành các câu trả lời trong bảng hỏi có trước.

Tuy vậy quan sát cũng có nhược điểm là chỉ có thể sử dụng cho việc nghiên cứu những hiện tượng, sự kiện hiện tại chứ không phải trong quá khứ hoặc tương lai. Hơn nữa sử dụng pp quan sát các sự kiện xảy ra trong thời gian dài thì ấn tượng đã có rtừ quan sát lần đầu dề đánh lừa, che lấp những lần quan sát tiếp theo.
Đề cương 37 câu hỏi ôn tập Xã hội học đại cương có đáp án - Phần 1
Câu 1: Xã hội học là gì? Trình bày đối tượng nghiên cứu của xã hội học và mới quan hệ giữa xã hội học với các khoa học xã hội khác?

a. Khái niệm: Về mặt thuật ngữ, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, XHH “Sociology” có gốc ghép từ 2 chữ: Societas”+“logos” có nghĩa là học thuyết, nghiên cứu. Như vậy XHH được hiểu là học thuyết về xã hội, nghiên cứu về xã hội.

Về mặt lịch sử, thuật ngữ này xuất hiện lần đầu tiên năm 1938 trong cuốn “Thực chứng luận” của nhà xã hội học Aguste Comte. Từ đó, năm 1938 được lấy làm mốc ra đời của môn xã hội học. A.Comte được coi là cha để của XHH. 

Nghiên cứu mối quan hệ này XHH chỉ ra đặc điểm tính chất, đk, cơ chế của sự hình thành vận động và biến đổi tương tác giữa con người và xh.

Hiện có nhiều trường phái XHH với các quan điểm khác nhau nhưng các định nghĩa về XHH mà họ tìm ra cũng có nhiều điểm tương đồng:
Tổng hợp Đề cương ôn tập Lịch sử văn minh thế giới

Nếu muốn download, xin vui lòng điền vào form tại đây và gửi tối thiểu 01 bài tập của 4 kì gần nhất đạt trên 7 điểm và chưa từng đăng tại blog này vào email baitapluat@gmail.com hoặc inbox facebook Diệp Hân Đặng. Những bạn nào không gửi bài tập, mình xin phép không gửi link download tài liệu lại. Cảm ơn đã ghé thăm blog và xin lỗi vì đã làm phiền các bạn!



Cửa hàng Kem Newzealand tuyển sinh viên làm Part-time, yêu cầu tiếng Anh giao tiếp cơ bản
Lưu ý: Đây là các thông tin việc làm thêm có thể phù hợp với sinh viên Luật để các bạn tham khảo. Blog đã sàng lọc qua thông tin, tuy nhiên vẫn có thể có sai sót nên Blog không chịu trách nhiệm về độ xác thực của thông tin. Khi đi xin việc, các bạn cần tỉnh táo, cân nhắc kỹ, KHÔNG nộp giấy tờ, bằng cấp bản gốc, KHÔNG đóng phí tuyển dụng trong trường hợp được yêu cầu, cảnh giác lừa đảo. Mọi việc cần tư vấn hay hỏi thêm nếu gặp khó khăn, có thể liên hệ FB Diệp Hân Đặng.

Việc làm thêm cho sinh viên

Hình thức làm việc: Bán thời gian cố định

Mức lương: 1 - 3 triệu

Mô tả công việc: Làm việc theo ca, ( 11h - 15h) hoặc (19h - 23h)

Nam/nữ tuổi từ 18t - 22t, ngoại hình khá, nhanh nhẹn, nhiệt tình, không nói tiếng địa phương/vùng miền, tiếng Anh giao tiếp cơ bản.

Số lượng cần tuyển: 15