10/03/2014
Từ vựng về các loại văn bản pháp luật trong tiếng Anh
Act: Định ước, sắc lệnh, đạo luật
Agreement: Hiệp định/Thỏa thuận
Bill: Dự thảo luật
By-law document: Văn bản dưới luật
Circular: Thông tư
Code (of Law): Bộ luật
Constitution: Hiến pháp
Convention/Covenant: Công ước
Charter/Magna Carta (Anh): Hiến chương
Decision: Quyết định
Decree: Nghị định
Directive: Chỉ thị
Joint Circular: Thông tư liên tịch
Order: Lệnh
Ordinance: Pháp lệnh
Protocol: Nghị định thư
Regulate/Stipulate: Quy định
Resolution: Nghị quyết
Treaty/Pact/Compact/Accord: Hiệp ước

***

(Public) Notary : Công chứng viên:
Approve: Phê duyệt
Article: Điều/Điều khoản
Come into effect/Come into full force/Take effect : Có hiệu lực
For and On Behalf of: Thay mặt và Đại diện
Issue/ Promulgate: Ban hành
Item/Point: Điểm
Paragraph: Khoản
Sign and Seal: Ký và đóng dấu (Nếu đã ký tên và đóng dấu rồi thì là “Signed and Sealed”)
Submit: Đệ trình - Submited to the Prime Minister for approval: đệ trình lên thủ tướng phê duyệt.
Supplement/Modify/Amend: Bổ sung, sửa đổi
Terms and Conditions: Điều khoản và điều kiện
To be invalidated/to be annulled/to be invalid : Mất hiệu lực


Thông tin đăng ký học bổng tiếng Anh khóa cơ bản - Quỹ học bổng văn phòng luật sư LOSEBY dành cho sinh viên chuyên ngành Luật: link.

Like Share nếu bạn thấy thông tin hữu ích nhé!
08/03/2014
Bài tập nhóm Luật Dân sự 1 - Hành vi xâm phạm quyền của cá nhân về hình ảnh trong lĩnh vực báo chí
Lưu ý: đây chỉ là kiến thức tham khảo phần lý thuyết. Các bạn có thể dựa vào đó để phân tích tình huống mà các bạn xây dựng. Các tình huống cũng có thể dựa theo phần thực tiễn ở cuối bài.

I. Kiến thức chung

1. Khái niệm hình ảnh của cá nhân

Về khái niệm hình ảnh của cá nhân, cho đến nay vẫn chưa có văn bản nào quy định rõ. Tuy nhiên dựa vào quy định về quyền đối với hình ảnh của cá nhân tại Điều 31 BLDS và thực tiễn thì có thể hiểu: “Hình ảnh của cá nhân bao gồm mọi hình thức tác phẩm nghệ thuật ghi lại hình dáng của con người cụ thể như ảnh chụp, ảnh vẽ, ảnh họa chép và suy luận rộng ra có thể cả bức tượng của cá nhân đó nữa”. Hay có thể hiểu hình ảnh cá nhân là những hình ảnh  mang  tính  chất  riêng  tư,  hạn  chế,  ở  những  nơi  riêng  tư.  Điều  này  trái ngược  với  hình  ảnh  ở  những  nơi  sinh  hoạt  công  cộng,  nơi  đông  người... Chẳng hạn như hình ảnh của một người đứng trên một bãi biển, nếu chỉ có riêng người đó thì có thể xem là ảnh riêng tư, ảnh cá nhân. Nhưng nếu là một tấm ảnh chụp quang cảnh chung trên bãi biển, có nhiều người trong tấm ảnh thì có thể xem là ảnh sinh hoạt tập thể nơi công cộng, không phải là ảnh cá nhân, riêng tư nữa.

Đứng về mặt “quyền sở hữu trí tuệ” thì bức ảnh, tấm hình, pho tượng đều là loại hình tác phẩm nghệ thuật, người sử dụng tác phẩm trước hết phải xin phép người chủ bản quyền (chủ sở hữu quyền tác giả) và trả cho họ một khoản lợi ích vật chất, đồng thời phải trả thù lao, nhuận bút cho người sáng tác (người chụp ảnh, sao chép, hoạ hình…). Nhưng đứng về mặt “quyền nhân  thân của con người” thì theo quy định tại Điều 31 BLDS thì ai muốn sử dụng hình  ảnh  của  cá  nhân  đều  phải  được  sự  đồng  ý  của  người  có  hình  ảnh  đó (người thật trong bức ảnh).
Sách Tiếng Anh thực hành chuyên dụng trong lĩnh vực Luật - Professional English in use - Law [Cambridge]

Sách Tiếng Anh thực hành chuyên dụng trong lĩnh vực Luật phù hợp với trình độ từ trung cấp đến cao cấp, bao gồm 45 bài học với hàng loạt các từ vựng chuyên ngành luật doanh nghiệp và thương mại, pháp luật hợp đồng và sở hữu trí tuệ. Sách cũng giới thiệu chung các từ vựng liên quan đến hệ thống pháp luật, nghề luật và các kỹ năng cần thiết trong việc hành nghề của các luật sư. 

Sách Tiếng Anh thực hành chuyên dụng trong lĩnh vực Luật bao gồm các chủ đề và từ vựng chính cho các kì thi chứng chỉ tiếng Anh pháp lý quốc tế, là cuốn sách lý tưởng cho các học viên chuyên ngành luật đang muốn trau dồi thêm kỹ năng tiếng Anh.

Link download sách Professional English in use - Law.

Tham khảo:

- Hội sinh viên ĐH Luật luyện thi TOEIC.
- Từ vựng tiếng Anh chuyên ngành Luật - Check your English vocabulary for Law
- Những thắc mắc phổ biến của HLUers về việc học tiếng Anh
- Cẩm nang TOEIC từ A đến Z
 
http://baitapluat.blogspot.com/p/hoc-bong.html

Thông tin đăng ký học bổng tiếng Anh khóa cơ bản - Quỹ học bổng văn phòng luật sư LOSEBY dành cho sinh viên chuyên ngành Luật: link.

Like Share nếu bạn thấy thông tin hữu ích nhé!

07/03/2014
Bài tập nhóm tháng 1 Luật Dân sự module 1 - K37, 38 – Học kỳ 2, năm học 2013 – 2014
Bài tập 1:  

Hãy xây dựng một tình huống hoặc sưu tầm một vụ việc thực tiễn về hành vi xâm phạm quyền của cá nhân đối với hình ảnh trong lĩnh vực báo chí. Trên cơ sở phân tích nội dung vụ việc, cần làm rõ:

1. Các yếu tố của hành vi xâm phạm quyền của cá nhân đối với hình ảnh?
2. Mối quan hệ giữa quyền của cá nhân đối với hình ảnh và quyền của cá nhân đối với bí mật đời tư, quyền của cá nhân đối với danh dự, nhân phẩm, uy tín?
3. Nêu giới hạn của quyền của cá nhân đối với hình ảnh?

Tài liệu tham khảo: Bài tập nhóm Luật Dân sự 1 - Hành vi xâm phạm quyền của cá nhân về hình ảnh trong lĩnh vực báo chí.
Bài tập học kỳ Luật Dân sự 2 - Thời điểm giao kết hợp đồng dân sự
Việc xác định thời điểm giao kết hợp đồng dân sự là yếu tố đặc biệt quan trọng cần xem xét. Thông thường, thời điểm giao kết hợp đồng dân sự chính là thời điểm phát sinh hiệu lực của hợp đồng, kể từ thời điểm đó, hợp đồng dân sự này sẽ có hiệu lực, từ đó phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên (trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hay pháp luật có quy định khác)

Thời điểm giao kết hợp đồng dân sự là thời điểm bên đề nghị nhận được trả lời chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng. Một điểm đáng lưu ý, hợp  đồng  cũng  mặc  nhiên  được  giao  kết  khi  hết  thời  hạn  trả  lời  mà  bên nhận đề nghị vẫn im lặng, trong trường hợp có thỏa thuận im lặng là sự trả lời chấp nhận giao kết (theo khoản 2 điều 404).

Về việc xác định thời điểm giao kết HĐDS, Điều 404 Bộ luật Dân sự 2005 quy định: 

“1. Hợp đồng dân sự được giao kết vào thời điểm bên đề nghị nhận được trả lời chấp nhận giao kết. 
2. Hợp đồng dân sự cũng xem như được giao kết khi hết thời hạn trả lời mà bên nhận được đề nghị vẫn im lặng, nếu có thoả thuận im lặng là sự trả lời chấp nhận giao kết.
3. Thời điểm giao kết hợp đồng bằng lời nói là thời điểm các bên đã thỏa thuận về nội dung của hợp đồng.
4. Thời điểm giao kết hợp đồng bằng văn bản là thời điểm bên sau cùng ký vào văn bản’’.

Thông tin đăng ký học bổng tiếng Anh khóa cơ bản - Quỹ học bổng văn phòng luật sư LOSEBY dành cho sinh viên chuyên ngành Luật: link.

Like và share nếu bạn thấy hữu ích nhé!
02/03/2014
Đề cương ôn tập môn Xây dựng văn bản pháp luật - Khái quát chung
1. Khái niệm.

Văn bản pháp luật là hệ thống văn bản do các cơ quan nhà nước và các chủ thể có thẩm quyền ban hành, có hình thức, thủ tục do pháp luật quy định, nội dung chứa đựng ý chí của nhà nước, tác động đến các đối tượng có liên quan nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động quản lý nhà nước.

2. Đặc điểm. (văn bản nào có đủ 4 đặc điểm này thì là VBPL)

Đặc điểm 1: VBPL do các chủ thể có thẩm quyền ban hành:

* Cơ quan nhà nước:

- Cơ quan quyền lực (quốc hội, ubtvqh, hội đồng nhân dân),
- Cơ quan hành chính (cp, uỷ ban nhân dân, bộ-cơ quan ngang bộ),
- Cơ quan tư pháp (tòa án, viện kiểm sát)
Bài tập học kỳ Luật Dân sự 2 - Hậu quả pháp ý của hợp đồng dân sự vô hiệu
Hậu quả pháp lý của hợp đồng dân sự vô hiệu

Theo Bộ luật dân sự, khi giao dịch dân sự vô hiệu hậu quả pháp lý như sau (Điều 410,137):

- Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm xác lập;

- Các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận;  nếu  không  hoàn  trả  được  bằng  hiện  vật  thì  phải  hoàn  trả  bằng thành tiền;

- Bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường;
01/03/2014
Link download Câu hỏi và đáp án ôn tập Luật Hành chính
0 - 0

Thông tin đăng ký học bổng tiếng Anh khóa cơ bản - Quỹ học bổng văn phòng luật sư LOSEBY dành cho sinh viên chuyên ngành Luật: link.

Likeshare nhé các bạn!
Đề bài tập học kỳ Luật Dân sự 2 - K37 - Kỳ 2 năm học 2013 - 2014 kèm tài liệu tham khảo
Đề số 1: Đánh giá qui định của pháp luật hiện hành về thế chấp tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự.

Đề số 2: Đánh giá qui định của pháp luật hiện hành về bảo lãnh tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự.

Đề số 3: Đánh giá qui định của pháp luật hiện hành về nội dung của hợp đồng dân sự.

Đề số 4: Đối tượng của nghĩa vụ dân sự theo qui định của pháp luật dân sự Việt Nam hiện hành;

Đề số 5: Đánh giá qui định của pháp luật hiện hành về hình thức của hợp đồng dân sự.

Đề số 6: Đánh giá qui định của pháp luật hiện hành về thời điểm giao kết hợp đồng dân sự.

Link tham khảo: Thời điểm giao kết hợp đồng dân sự.

Đề số 7: Đánh giá qui định của pháp luật hiện hành về tài sản thế chấp được hình thành trong tương lai.

Đề số 8: Đánh giá qui định của pháp luật hiện hành về thời điểm chuyển quyền sở hữu trong các loại hợp đồng mua bán tài sản.

Đề số 9: Giải quyết hậu quả pháp lý của hợp đồng dân sự vô hiệu.

Link tham khảo: Hậu quả pháp lý của hợp đồng dân sự vô hiệu.

Đề số 10: Đánh giá qui định của pháp luật hiện hành về lãi suất trong hợp đồng vay tài sản.

Đề số 11: Đánh giá qui định của pháp luật hiện hành về trách nhiệm do vi phạm hợp đồng dân sự.

Đề số 12: Đánh giá qui định của pháp luật hiện hành về bồi thường thiệt hại do nhiều người cùng gây ra.

Đề số 13: Đánh giá những qui định của pháp luật hiện hành về bồi thường thiệt hại do người làm công, người học nghề gây ra;

Đề số 14: Đánh giá những qui định của pháp luật hiện hành về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do danh dự, nhân phẩm của cá nhân bị xâm phạm; 

Link tham khảo:
Về quy định bồi thường thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm trong bộ luật dân sự VN và hướng hoàn thiện

Đề số 15: Đánh giá qui định của pháp luật hiện hành về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường. 

Link tham khảo: Bài tập học kỳ Dân sự 2 - Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường - 9 điểm

Thông tin đăng ký học bổng tiếng Anh khóa cơ bản - Quỹ học bổng văn phòng luật sư LOSEBY dành cho sinh viên chuyên ngành Luật: link.
Đề bài tập nhóm tháng 2 - Môn Xây dựng văn bản pháp luật - K38 - Kì 2 năm 2013 - 2014
1. So sánh văn bản áp dụng pháp luật với văn bản quy phạm pháp luật. Ví dụ minh hoạ.

2. Bình luận về thực trạng ban hành văn bản áp dụng pháp luật hiện nay.

3. Quan điểm của nhóm về giải pháp nâng cao chất lượng văn bản áp dụng pháp luật hiện nay.

4. Phân tích cách thức trình bày nội dung của chỉ thị do các cơ quan có thẩm quyền ban hành.

5. Bình luận về tính chất pháp lý của nghị quyết do Hội đồng nhân dân các cấp ban hành.

Yêu cầu:

- Số trang: 5>7 trang;
- Dãn dòng 1,5 line; cỡ chữ 14, font chữ Time New Roman
- Thời gian nộp: Thực hành tuần 12

Thông tin đăng ký học bổng tiếng Anh khóa cơ bản - Quỹ học bổng văn phòng luật sư LOSEBY dành cho sinh viên chuyên ngành Luật: link.
Đề bài tập nhóm tháng 1 - Môn Xây dựng văn bản pháp luật - K38 - Kì 2 năm 2013 - 2014
1. Trình bày trách nhiệm của Bộ Tư pháp trong việc thẩm định dự thảo văn bản quy phạm pháp luật theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008.

2. Trình bày trách nhiệm của Ban Pháp chế thuộc Hội đồng nhân dân cấp tỉnh trong việc thẩm tra dự thảo nghị quyết quy phạm pháp luật theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND, UBND năm 2004.

3. Phân tích yêu cầu về thể thức của văn bản pháp luật.

4. Phân tích những yêu cầu về tính hợp hiến của văn bản qui phạm pháp luật. Ví dụ minh hoạ.

5. Phân tích yêu cầu về tính hợp lý của văn bản pháp luật. Ví dụ minh hoạ.

Yêu cầu:
- Số trang: 5>7 trang;
- Dãn dòng 1,5 line; cỡ chữ 14, font chữ Time New Roman
- Thời gian nộp: Tuần 7

Thông tin đăng ký học bổng tiếng Anh khóa cơ bản - Quỹ học bổng văn phòng luật sư LOSEBY dành cho sinh viên chuyên ngành Luật: link.
Đề bài tập học kỳ môn Kinh tế vi mô - K38 - Kì 2 năm học 2013 - 2014
Đề 1. Hãy phân tích 2 ví dụ về cầu của hai hàng hóa trong thực tế (có cầu tương đối co giãn và cầu tương đối không co giãn so với giá) để minh họa và vận dụng độ co giãn của cầu theo giá. 

Đề 2. Hãy phân tích cung cầu và giá cả của thị trường của một mặt hàng tiêu dùng trong thực tế trong một khoảng thời gian nào đó. 

Đề 3. Hãy phân tích tác động của việc chính phủ quy định giá sàn đối với mặt hàng thóc ở nước ta hiện nay. minh họa bằng đồ thị. 

Đề 4. Hãy phân tích một tình huống trong thực tế về sự lựa chọn tối đa hóa độ thỏa dụng của người tiêu dùng khi thu nhập thay đổi (với giá cả là không đổi). 

Đề 5. Phân tích đặc điểm của các loại thị trường (cạnh tranh hoàn hảo, độc quyền thuần túy, và cạnh tranh không hoàn hảo) liên hệ thực tế ở VN hiện nay.

Thông tin đăng ký học bổng tiếng Anh khóa cơ bản - Quỹ học bổng văn phòng luật sư LOSEBY dành cho sinh viên chuyên ngành Luật: link.
Tổng hợp đề thi vấn đáp Công pháp quốc tế - K31 - K34
Thông tin đăng ký học bổng tiếng Anh khóa cơ bản - Quỹ học bổng văn phòng luật sư LOSEBY dành cho sinh viên chuyên ngành Luật: link.

Cảnh báo: "Một nửa số giáo viên hỏi thi rất khó và chuối.", "Nói chung là hỏi nhiều nhiều ý nhỏ không nhớ hết nhưng mà cứ trả lời được một nửa ý lại bị thầy bảo dừng lại và lấy ví dụ cái vừa nói rồi hỏi câu khác...", "Người hỏi khó thì cho điểm dễ. Người hỏi ít thì cho điểm không cao." ~> Trích, không phải nhận xét của chủ blog nhé :-<

Đây là câu hỏi tập hợp được sau mỗi kì vấn đáp đổ máu của các anh chị khóa trước. Các em có thể dựa vào để tham khảo và làm dần đáp án trước, đến ngày thi chỉ cần lôi ra học. Các câu hỏi thêm không có sẵn, tùy thầy cô hỏi. Tốt nhất cố gắng học thuộc các câu hỏi cứng, còn câu hỏi mềm, hỏi thêm thì ... hên xui :-< Thứ tự đề và câu hỏi có thể bị xáo trộn lại trong mỗi kì kiểm tra. Chúc các em MAY MẮN! :((

Đề số 1:

1.1. Khái niệm luật quốc tế. Phân tích đặc trưng về chủ thể của luật quốc tế.
1.2. Điều ước quốc tế có giá tri tạo lập tập quán quốc tế không. Cho ví dụ.
Link download Đề cương ôn tập Luật Dân sự module 1
Đề cương ôn tập Luật Dân sự module 1 - Chương 7 - Thừa kế
Chương 7: THỪA KẾ

1. NHỮNG QUI ĐỊNH CHUNG VỀ THỪA KẾ

1.1 Khái niệm quyền thừa kế và những nguyên tắc chung của quyền thừa kế

1.1.1 Khái niệm thừa kế, quyền thừa kế

* Thừa kế: là việc dịch chuyển tài sản của người chết cho người còn sống

* Quyền thừa kế:

- Theo nghĩa rộng: quyền thừa kế là một chế định pháp lý bao gồm tổng hợp các qui phạm pháp luật điều chỉnh mối quan hệ về việc dịch chuyển tài sản từ người chết cho những người còn sống khác theo ý chí của họ được thể hiện trong di chúc hoặc theo ý chí của nhà nước được thể hiện trong các qui phạm pháp luật.

- Theo nghĩa hẹp: quyền thừa kế được hiểu là một quyền năng dân sự chủ quan của chủ thể có quyền để lại di sản thừa kế hoặc có quyền hưởng di sản thừa kế của người chết để lại theo ý chí của người đó hoặc theo qui định của pháp luật.

- Dưới góc độ khoa học pháp lý: quyền thừa kế còn được hiểu là một quan hệ pháp luật dân sự. Quan hệ pháp luật dân sự về thừa kế được các qui phạm pháp luật dân sự điều chỉnh. Quan hệ này cũng bao gồm: Chủ thể, khách thể và nội dung.
Đề cương ôn tập Luật Dân sự module 1 - Chương 6 - Tài sản và quyền sở hữu
Chương 6: TÀI SẢN VÀ QUYỀN SỞ HỮU

1. TÀI SẢN

1.1 Khái niệm: tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ trị giá được bằng tiền và các quyền tài sản (Điều 163) => các định nghĩa mang tính chất liệt kê.

* Vật: là bộ phận của thế giới vật chất, con người chiếm hữu được, mang lại lợi ích cho chủ thể, có thể đang tồn tại hoặc sẽ hình thành trong tương lai.

* Tiền: là vật ngang giá chung, được sử dụng làm thước đo giá trị của các loại tài sản khác. Một tài sản được coi là tiền hiện nay khi nó đang có giá trị lưu hành trên thực tế. Tiền chỉ do cơ quan duy nhất là ngân hàng nhà nước ban hành.

* Giấy tờ có giá: được hiểu là giấy tờ trị giá được bằng tiền và cuyển giao được trong giao lưu dân sự.: séc, cổ phiếu, tín phiếu, trái phiếu …. Có thể do rất nhiều cơ quan ban hành như Chính phủ, ngân hàng, kho bạc, các công ty cổ phần …

- Giấy tờ có giá có thể có mệnh giá hoặc không có mệnh giá, có thể có thời hạn sử dụng hoặc không có thời hạn sử dụng, ghi danh hoặc không ghi danh.

- Các loại giấy tờ xác nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng đối với tài sản như: giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy đăng ký ô tô … không phải là giấy tờ có giá. Nếu cần phải xem xét thì nó chỉ đơn thuần là một vật và thuộc sở hữu của người đứng tên trên giấy tờ đó.

* Quyền tài sản: là quyền trị giá được bằng tiền và có thể chuyển giao trong giao dịch dân sự, kể cả quyền sở hữu trí tuệ (Điều 181).

- Quyền tài sản hiểu theo nghĩa rộng ;là: Quyền của chủ thể được pháp luật cho phép thực hiện hành vi xử sự đối với tài sản của mình và yêu cầu người khác phải thực hiện một nghĩa vụ đem lại lợi ích vật chất cho mình. Theo đó: quyền sở hữu cũng là quyền tài sản (vật quyền) và quyền yêu cầu người khác thực hiện nghĩa vụ tài sản cũng là quyền tài sản (trái quyền).
Đề cương ôn tập Luật Dân sự module 1 - Chương 5 - Thời hạn, thời hiệu
Chương 5: THỜI HẠN VÀ THỜI HIỆU

1. THỜI HẠN

1.1 Khái niệm, phân loại và ý nghĩa của thời hạn

1.1.1 Khái niệm

Thời hạn là một khoảng thời gian được xác định từ thời điểm này đến thời điểm khác. Gồm 3 yếu tố: thời điểm bắt đầu, khoảng thời gian và thời điểm kết thúc

1.1.2 Phân loại

* Căn cứ vào nguồn gốc hình thành:

- Thời hạn do các bên thỏa thuận: các bên có thể thỏa thuận trong khung thời hạn mà pháp luật qui định. Các bên cũng có thể thỏa thuận khác đi so với qui định của pháp luật với điều kiện thỏa thuận đó không vi phạm điều cấm của pháp luật

- Thời hạn do pháp luật qui định: pháp luật qui định khoảng thời gian để định hướng cho sự thỏa thuận của các bên.

+ Đó có thể là khoảng thời gian tối đa mà các bên chỉ được phép thỏa thuận trong phạm vi khoảng thời gian đó mà không được kéo dài

+ Đó cũng có thể là khoảng thời gian tối thiểu mà các bên không được rút ngắn hơn khoảng thời gian đó

- Pháp luật cũng qui định chính xác khoảng thời gian mà các bên không thể dùng sự thỏa thuận của mình để rút ngắn hay kéo dài thêm

- Thời hạn do cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định: căn cứ vào các qui định pháp luật mang tính định hướng, cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ xác định một thời gian để các bên chủ thể thực hiện.
Đề cương ôn tập Luật Dân sự module 1 - Chương 4 - Đại diện dân sự
Chương 4 : ĐẠI DIỆN

1. KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐẠI DIỆN

1.1 Khái niệm đại diện

Đại diện là:“việc một người (sau đây gọi là người đại diện) nhân danh và vì lợi ích của người khác (sau đây gọi là người được đại diện) xác lập thực hiện giao dịch dân sự trong phạm vi thẩm quyền đại diện” (Khoản 1 Điều 139 BLDS 2005).

Như vậy, đại diện là một quan hệ pháp luật dân sự bao gồm hai bên chủ thể là bên đại diện và bên được đại diện. Quan hệ đại diện này làm phát sinh một quan hệ nữa là quan hệ giữa người đại diện với người thứ ba, theo ý chí và vì lợi ích của người được đại diện. “Người” trong định nghĩa trên không phải chỉ một cá nhân cụ thể, mà chỉ tất cả các chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự.

Tất cả các chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự (cá nhân, pháp nhân, tổ hợp tác, nhà nước ) đều có quyền được có người đại diện cho mình trong việc xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự nhằm phục vụ cho quyền và lợi ích của mình. Tuy nhiên, cá nhân không được người khác đại diện cho mình nếu pháp luật qui định học phải tự mình xác lập thực hiện giao dịch đó. Ví dụ: pháp luật không công nhận việc một cá nhân ủy quyền cho người khác thay mình làm thủ tục ly hôn, kết hôn, hay lập di chúc, làm chứng minh thư nhân dân …. (các công việc có liên quan tới yếu tố nhân thân).
Đề cương ôn tập Luật Dân sự module 1 - Chương 3 - Giao dịch dân sự
Chương 3: GIAO DỊCH DÂN SỰ

1. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ GIAO DỊCH DÂN SỰ

1.1 Khái niệm giao dịch dân sự

Giao dịch dân sự được hình thành từ hai tiền đề:

- Tiền đề khách quan: do sự phát triển của xã hội, giao dịch dân sự trở thành phương tiện hữu hiệu để thỏa mãn quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể
- Tiền đề chủ quan: Chủ thể tham gia giao dịch dân sự nhằm thỏa mãn lợi ích vật chất hoặc lợi ích tinh thần của chủ thể, và do ý chí tự nguyện của chủ thể tham gia giao dịch đó.

Giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.

Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự là các quyền và nghĩa vụ của chủ thể được pháp luật đảm bảo thực hiện.
Đề cương ôn tập Luật Dân sự module 1 - Chương 2 - Quan hệ pháp luật Dân sự
Chương 2: Quan hệ pháp luật dân sự

1. KHÁI NIỆM QUAN HỆ PHÁP LUẬT DÂN SỰ

1.1 Khái niệm, đặc điểm của quan hệ pháp luật dân sự

1.1.1 Khái niệm quan hệ pháp luật dân sự

Quan hệ pháp luật dân sự là các quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân thuộc đối tượng điều chỉnh của LDS được các qui phạm pháp luật DS tác động tới trên cơ sở chủ thể độc lập về tổ chức và tài sản, bình đẳng về địa vị pháp lí và các quyền, nghĩa vụ của chủ thể được đảm bảo thực hiện bằng biện pháp cưỡng chế của nhà nước.

1.1.2 Đặc điểm của quan hệ pháp luật dân sự

Quan hệ pháp luật DS mang đầy đủ các đặc điểm của một quan hệ pháp luật thông thường. Ngoài ra còn có đặc điểm riêng sau:

- Quan hệ pháp luật dân sự đa dạng về chủ thể tham gia. Chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự là những “người” được phép tham gia quan hệ pháp luật và có các quyền, nghĩa vụ phát sinh từ quan hệ đó

- Trong quan hệ pháp luật dân sự, các chủ thể tham gia quan hệ luôn quan tâm đến những lợi ích vật chất hoặc tinh thần nhất định

- Quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong quan hệ pháp luật dân sự có thể do các bên thỏa thuận hoặc do pháp luật qui định. Khi tham gia quan hệ pháp luật dân sự tì địa vị pháp lí của chủ thể là có sự bình đẳng.

- Trách nhiệm pháp lí mà các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật dân sự phải gánh chịu liên quan đến tài sản.
Đề cương ôn tập Luật Dân sự module 1 - Chương 1 - Khái quát chung Luật Dân sự Việt Nam

KHÁI QUÁT CHUNG LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM

1. ĐỐI TƯỢNG ĐIỀU CHỈNH CỦA LUẬT DÂN SỰ

1.1 Khái niệm đối tượng điều chỉnh của luật dân sự

Đối tượng điều chỉnh của luật dân sự là các quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân phát sinh giữa các chủ thể của Luật dân sự nhằm đáp ứng lợi ích vật chất hoặc lợi ích tinh thần cho chính chủ thể tham gia quan hệ đó cũng như các chủ thể khác.

1.2 Phân loại đối tượng điều chỉnh của Luật dân sự

1.2.1 Các quan hệ tài sản

Quan hệ tài sản hay còn gọi là quan hệ xã hội về tài sản là quan hệ giữa chủ thể này với chủ thể khác có liên quan đến tài sản. Tài sản này có thể là tài sản hữu hình hoặc tài sản vô hình, tài sản hiện có hoặc tài sản được hình thành trong tương lai.