28/02/2014
Bài tập cá nhân Luật Hình sự 2 - Hành vi phạm tội của người nước ngoài trên lãnh thổ Việt Nam
A là quốc tịch nước Canada. A có hành vi phạm tội trên lãnh thổ Việt Nam và bị bắt tại Anh. Hỏi:

a. Hành vi phạm tội của A có bị xử lý theo Bộ luật hình sự Việt Nam không?
b. Giả định A là người thuộc đối tượng được đặc miễn ngoại giao thì hành vi của A có bị coi là tội phạm không?
c. Hãy cho biết quan điểm cá nhân về quy định tại Điều 5 Bộ luật hình sự Việt Nam.
Bài tập cá nhân Luật Hình sự 2 - Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
Đề bài:

A là chủ kiêm lái xe chở xăng dầu. A ký hợp đồng với công ty X vận chuyển dầu chạy máy cho công ty. Sau vài lần vận chuyển, A đã học được thủ đoạn lấy bớt dầu vẫn chuyển của công ty X như sau:

Khi nhận được dầu A chạy xe tới điểm thu mua dầu của B và nhanh chóng rút dầu ra bán cho B mỗi lần 200 lít. Sau đó A đổ đầy nước vào chiếc thùng phuy không mang sẵn đúng 200 lít. Đến địa điểm giao hàng, chiếc xe được cân đúng trọng lượng quy định nên được nhập dầu vào kho. Trong thời gian chờ đợi cân trọng lượng của xe sau khi giao dầu, A đã bí mật đổ hết số nước đã chất lên xe để khi cân chỉ còn đúng trọng lượng của xe.

Bằng thủ đoạn trên A đã nhiều lần lấy dầu được thuê vận chuyển với tổng trị giá là 100 triệu đồng thì bị phát hiện.

a. Anh (chị) hãy xác định tội danh cho hành vi của A?
b. B có phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi tiêu thụ dầu của A không? Nếu có thì tội danh cho hành vi của B là gì?
Bài tập nhóm tháng 1 - Luật Dân sự 1 - K37 – Học kỳ 2, năm học 2013 – 2014
Lưu ý:

- Mỗi nhóm được chọn một bài tập nhưng trong một lớp thảo luận, các nhóm không được chọn trùng vấn đề. Giáo viên chấm bài tập nhóm sẽ trừ điểm nếu các nhóm vi phạm yêu cầu trên.
- Khi hoàn thành bài tập nhóm, ngoài 01 bản nộp cho Bộ môn, mỗi nhóm phải chuyển 02 bản cho 2 nhóm cùng ca thảo luận để các nhóm cùng đọc và cho ý kiến khi thuyết trình.
- Mỗi nhóm phải chuẩn bị ít nhất 02 câu hỏi liên quan đến đề tài của mỗi nhóm cùng ca thảo luận.

Bài tập 1:  Hãy xây dựng một tình huống hoặc sưu tầm một vụ việc thực tiễn về hành vi xâm phạm quyền của cá nhân đối với hình ảnh trong lĩnh vực báo chí. Trên cơ sở phân tích nội dung vụ việc, cần làm rõ:

1. Các yếu tố của hành vi xâm phạm quyền của cá nhân đối với hình ảnh?
2. Mối quan hệ giữa quyền của cá nhân đối với hình ảnh và quyền của cá nhân đối với bí mật đời tư, quyền của cá nhân đối với danh dự, nhân phẩm, uy tín?
3. Nêu giới hạn của quyền của cá nhân đối với hình ảnh?
Câu hỏi thi vấn đáp hết môn Lý luận nhà nước và pháp luật
1. Khái niệm nhà nước (định nghĩa, đặc điểm).
2. Các dấu hiệu (đặc điểm) cơ bản của nhà nước.
3. Phân biệt nhà nước với các tổ chức chính trị - xã hội khác (tổ chức phi nhà nước).
4. Kiểu nhà nước. Căn cứ phân chia kiểu nhà nước. Tại sao nói sự thay thế kiểu nhà nước này bằng kiểu nhà nước khác tiến bộ hơn là một tất yếu khách quan.
5. Bản chất của nhà nước.
6. Tính xã hội của nhà nước.
7. Tính giai cấp của nhà nước.
8. Sự vận động, biến đổi của bản chất nhà nước qua các kiểu nhà nước
9. Bản chất của nhà nước tư sản.
10. Bản chất và đặc điểm của nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam.
Đề bài tập học kỳ môn Luật Hình sự module 1 - K38 - Kì 2 năm học 2013-2014
BÀI TẬP HỌC KỲ

BÀI 1

H là cán bộ hải quan làm việc tại cửa khẩu tỉnh Q. Một lần H kiểm tra hàng nhập khẩu vào Việt Nam thì phát hiện số lượng hàng vượt quá rất nhiều so với số lượng theo hóa đơn. Chủ hàng là Y đã gọi H ra một chỗ trao đổi riêng. Y đưa cho H một chiếc phong bì trong có chứa 10 triệu đồng và đề nghị H bỏ qua cho số hàng vượt quá so với hoá đơn. H nhận tiền và đồng ý cho Y mang hàng đi.

Câu hỏi:

1. Số tiền Y đưa cho H là đối tượng tác động của tội phạm hay là phương tiện phạm tội của tội đưa hối lộ? (2 điểm)
2. H có phải là đồng phạm với Y về tội buôn lậu không? Tại sao? (2 điểm)
3. Hành vi của H bỏ qua không xử lý theo pháp luật đối với hành vi buôn lậu của Y được thực hiện dưới hình thức hành động hay không hành động? (2 điểm)
4. Giả thiết Y không đưa tiền mà gọi H ra dọa sẽ tố cáo hành vi đánh bạc của H, H vì sợ bị xử lý kỷ luật nên đã phải bỏ qua cho hành vi buôn lậu của Y thì H có phải chịu trách nhiệm hình sự không? Tại sao? (2 điểm)
Đề bài tập nhóm môn Luật Hình sự module 1 - K38 - Kì 2 năm học 2013-2014
BÀI TẬP NHÓM 1

BÀI 1

Ngày 20/10/2010, B là công dân Việt Nam đang du lịch tại Lào đã có hành vi sử dụng mạng máy tính chiếm đoạt tài sản 190 triệu đồng của doanh nghiệp X tại Việt Nam. Ngày 2/11/2010 tại Viêng Chăn, do mâu thuẫn cá nhân B có hành vi giết C (công dân Việt Nam đang kinh doanh tại Lào) nhưng cơ quan Tư pháp của Lào không biết. Sau khi về Việt Nam, các hành vi phạm tội nêu trên của B bị phát hiện. B bị Công an Việt Nam bắt giữ vào tháng 5/2012.

Câu hỏi:

1. Tội giết người và Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet hoặc thiết bị số thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản (Điều 226b BLHS) mà B thực hiện có bị truy cứu TNHS theo pháp luật hình sự Việt Nam không?  Tại sao?
(3 điểm)
2. Với nội dung quy định về tội giết người theo khoản 1 Điều 93 BLHS thì có cơ sở để xác định tội phạm này là CTTP vật chất hay CTTP hình thức không? Tại sao? (2 điểm)
3. Khẳng định tội giết người là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là đúng hay sai ? Tại sao? (1 điểm)
4. Giả định hành vi giết người của B bị phát hiện ở Lào và cơ quan Công an của Lào bắt giữ, thì B có thể bị xét xử tại Việt Nam theo pháp luật hình sự Việt Nam không? Tại sao? (1 điểm)
Bài tập cá nhân Luật Hành chính - So sánh tội phạm và vi phạm hành chính
Tội phạm hay vi phạm hành chính đều là vi phạm pháp luật, do đó giữa tội phạm và vi phạm có những nét tương đồng, rất khó để xác định ranh giới. Vấn đề cần đặt ra đó là cần phải phân biệt và xác định ranh giới giữa tội phạm và vi phạm hành chính, vì nó không chỉ có ý nghĩa trong việc áp dụng luật mà còn có ý nghĩa trong việc xây dựng và giải thích pháp luật. 
Bài tập học kỳ Luật Tài chính - Những điểm mới của Luật thuế thu nhập cá nhân 2007
A. Mở đầu

Trải qua quá trình thực hiện pháp lệnh thuế đối với người có thu nhập cao đã cho thấy những điểm bất cập so với quá trình phát triển kinh tế - xã hội hiện nay. Chính vì vậy, Quốc hội khóa XII, kì họp thứ 2 ngày 21 tháng 11 năm 2007 đã thông qua Luật thuế thu nhập cá nhân thay cho Pháp lệnh thuế đối với người có thu nhập cao. Nội dung của Luật thuế thu nhập cá nhân đã có những thay đổi cơ bản và có những điểm mới so với Pháp lệnh thuế đối với người có thu nhập cao.
Bài tập nhóm Luật Hành chính - Tính hợp pháp, hợp lí của quyết định hành chính
Ra đời nhằm thực hiện chức năng quản lí hành chính nhà nước, quyết định hành chính chiếm một tỉ lệ rất lớn trong các văn bản pháp luật, có vị trí rất quan trọng trong quá trình thi hành luật. Cũng do chức năng quản lí hành chính nhà nước, đảm bảo các quan hệ pháp luật hành chính diễn ra trong khuôn khổ luật định mà các quyết định hành chính khi ra đời phái luôn đảm bảo tính hợp pháp và hợp lí. Nhằm mục đích làm rõ tầm quan trọng của tính hợp pháp và hợp lí đối với quyết định hành chính, nhóm chúng quyết định chọn đề tài “Phân tích các yêu cầu về tính hợp pháp, hợp lí của quyết định hành chính và nhận xét về tính hợp pháp, hợp lí của quyết định hành chính do cơ quan hành chính nhà nước ban hành” cho bài tập nhóm lần một này. Dù rất cố gắng tìm hiểu cũng như mở rộng phạm vi kiến thức về vấn đề này nhưng không thể nào tránh khỏi những sai sót đáng tiếc có thể xảy ra. Chúng em rất mong nhận được sự góp ý của thầy cô và các bạn để hoàn thiện hơn mảng chuyên đề này. Chúng em xin chân thành cảm ơn!
21/02/2014
Những thắc mắc phổ biến nhất của HLUers về việc học tiếng Anh.
Lời chủ blog:

Chào các bạn!

Sau 1 tuần gửi tài liệu tiếng Anh cho các bạn, mình rất vui vì được nhiều bạn add friend, cảm ơn và trò chuyện với mình. Nhưng đồng thời mình thấy rằng sinh viên trường mình còn rất nhiều bạn mông lung về chuyện học và thi tiếng Anh như thế nào trong 4 năm ĐH. Còn quá nhiều vấn đề mà các bạn chưa rõ, chưa hay mà cũng chưa biết hỏi ai.

Mình thì không thể trả lời các vấn đề này một cách quá chuyên nghiệp được, nhưng may mắn là cùng khóa của mình (k34) có một cô bạn học rất tốt tiếng Anh. Cô bạn này đã từng tổ chức chương trình chia sẻ kinh nghiệm luyện thi, cách học,... tất tần tật mọi vấn đề các bạn quan tâm về kì thi TOEIC tại trường mình. Hôm qua mình đã gửi một số câu hỏi mà các bạn hay thắc mắc nhất cho cô bạn đó. Các bạn có thể theo dõi phần trả lời dưới đây nhé!

À quên, bạn nào có thắc mắc gì ngoài những câu hỏi được trả lời dưới đây, các bạn có thể gửi tin nhắn facebook cho mình. Bạn nào muốn làm quen với cô bạn kia cũng bảo mình nhé, mình sẽ cho link facebook :v

Cảm ơn các bạn đã ghé thăm blog!
Diệp Hân Đặng (Facebook: Diệp Hân Đặng)

NHỮNG THẮC MẮC PHỔ BIẾN CỦA HLU-ERS

VỀ VIỆC HỌC TIẾNG ANH


Các em sinh viên Luật thân mến,

Hôm qua, chị nhận được rất nhiều câu hỏi của các em sinh viên Luật hỏi về thông tin các chứng chỉ tiếng Anh, cách học tiếng Anh và lộ trình học tập đúng đắn. Nhân đây chị cũng xin trả lời các em, bằng kinh nghiệm của bản thân mình, là một sinh viên mới tốt nghiệp đại học Luật Hà Nội và có quá trình học tập tiếng Anh lâu dài, đã từng học cả 3 loại chứng  chỉ tiếng Anh quốc tế phổ biến, hi vọng sẽ mang lại một chút thông tin cần thiết cho các em:

1. Sinh viên Luật nên học tiếng Anh từ lúc nào và việc học có cần thiết không?

Với câu hỏi này thì chị xin trả lời chắc chắn rằng bất cứ sinh viên nào cũng cần phải học tiếng Anh. Về tầm quan trọng của ngoại ngữ đối với sinh viên nói chung thì có  lẽ chị không cần thiết phải nói thêm ở bài viết này.

Bên cạnh đó, chị lại được nghe rất nhiều những câu hỏi, những lời tâm sự của các em sinh viên khóa dưới về sự chần chừ và lúng túng trong việc xác định mục tiêu tương lai. Chắc hẳn với rất nhiều em sinh viên, đặc biệt là sinh viên năm Nhất vẫn còn có tư tưởng “Học Luật khó xin việc, học Luật xong không biết làm gì”. Đấy cũng chính là suy nghĩ của chị 4 năm trước khi bước những bước chân đầu tiên qua cánh cổng trường Đại học Luật Hà Nội.

Tuy nhiên, sau 4 năm học tập tại đây chị nhận ra một điều thực sự rất sâu sắc, cơ hội dành cho sinh viên Luật rất rất nhiều, quan trọng là các em có đủ điều kiện bản thân để nắm bắt hay không. Trong quá trình học, nếu để ý trên bảng tin sinh viên hoặc bảng tin của các văn phòng khoa, các em sẽ bắt gặp rất nhiều mẩu thông tin tuyển dụng, tuyển sinh viên học việc tại các công ty Luật lớn, nhỏ, các học bổng nước ngoài dành cho sinh viên ĐH Luật Hà Nội. Các cơ hội này đến rất nhiều, và nếu để ý hơn chút nữa các em sẽ thấy, hầu hết các cơ hội này được dành cho các bạn khá hoặc giỏi ngoại ngữ. Vậy đấy, nếu các em còn đang chần chừ về việc học ngoại ngữ thì cũng chính là các em đang chần chừ mở cánh cửa cơ hội của chính mình.

Hãy luôn nghi nhớ công thức
“THÀNH CÔNG = KIẾN THỨC LUẬT + NGOẠI NGỮ + CƠ HỘI”

CƠ HỘI đến rất nhiều, KIẾN THỨC LUẬT được củng cố hàng ngày bằng bài học của các thầy cô, vậy thì các em chỉ còn cách THÀNH CÔNG một rào cản duy nhất là NGOẠI NGỮ. Hãy lên kế hoạch học tập ngoại ngữ ngay từ năm đầu tiên. Hãy xác định việc học ngoại ngữ không chỉ để phục vụ công việc sau này mà còn để nắm bắt các cơ hội hiện hữu ngày càng nhiều ngay khi các em còn đang ngồi trên ghế nhà trường!


2.    Em nên học chứng chỉ TOEIC, IELTS hay TOEFL? Chứng chỉ TOEFL và IELTS khó hơn TOEIC nên chắc được đánh giá cao hơn đúng không?


Đây là câu hỏi mà chị bắt gặp rất nhiều ở các em sinh viên, kể cả các em sinh viên năm nhất đến các em sinh viên năm tư chuẩn bị ra trường đi làm. Việc xác định tầm quan trọng của mỗi loại chứng chỉ và quyết định theo học chứng chỉ nào gần như là việc đầu tiên trong lộ trình học tập của các em.

Nhân đây chị xin trả lời về sự giống và khác nhau của 3 chứng chỉ nói trên:

- Giống nhau: Cả 3 chứng chỉ trên gần như là 3 chứng chỉ tiếng Anh quốc tế phổ biến nhất. Vì là chứng chỉ quốc tế nên nó được công nhận giá trị trên toàn thế giới và được đánh giá cao hơn so với các chứng chỉ tiếng anh trong nước. Để được cấp chứng chỉ, các em phải đến thi ở các đơn vị khảo thí được ủy quyền tại Việt Nam như Hội đồng Anh, IDP (với chứng chỉ IELTS), IIG Vietnam, Languagelink (với chứng chỉ TOEIC)…

- Khác nhau: Khác nhau cơ bản của 3 chứng chỉ trên chính là mục đích và đối tượng người học.

+ Đối tượng chính của người học TOEIC là sinh viên và người đi làm vì đây là chứng chỉ được các nhà tuyển dụng sử dụng nhiều để đánh giá trình độ tiếng Anh của các ứng viên. Sở dĩ nói đây là chứng chỉ dành cho người đi làm vì các kiến thức và kĩ năng trong bài thi TOEIC xoay quanh bối cảnh công sở. Chính vì vậy mục đích của người học TOEIC chính là phục vụ cho công việc trong hiện tại và tương lai.

+ Đối tượng của người học IELTS và TOEFL là những người có kế hoạch đi du học hoặc đi sâu nghiên cứu các vấn đề học thuật. Kiến thức trong hai bài thi này khá chuyên sâu vào từng lĩnh vực. Bối cảnh trong hai bài thi này cũng thường là các vấn đề thời sự, các kiến thức chuyên ngành được đánh giá dựa trên bốn kĩ năng Nghe-Nói-Đọc-Viết. Như vậy, đối tượng của chứng chỉ IELTS và TOEFL là những người có kế hoạch du học hoặc phục vụ công việc nghiên cứu chuyên sâu.

Về độ khó, chứng chỉ IELTS và TOEFL đánh giá trình độ của người thi dựa trên cả 4 kĩ năng toàn diện: Nghe-Nói-Đọc-Viết, còn bài thi TOEIC trước đây chỉ dựa trên 2 kĩ năng là Nghe và Đọc. Tuy nhiên, hiện tại Cấu trúc bài thi TOEIC mới đã được thay đổi, kĩ năng Nói và Viết đã được đưa vào nhằm giúp người học và người thi đánh giá được toàn diện khả năng tiếng Anh của mình. Không thể phủ nhận kiến thức trong bài thi IELTS và TOEFL có phần khó hơn TOEIC vì đó là các kiến thức, từ vựng khá chuyên sâu và học thuật nên việc ôn luyện để thi hai chứng chỉ này cũng đôi phần khó hơn việc học và thi TOEIC.

Tuy vậy, các em cần phải căn cứ vào mục đích của mình để lựa chọn loại chứng chỉ tiếng Anh phù hợp với mình nhất nhé.

3. Em gần như chưa biết gì về tiếng Anh thì nên học Giao tiếp trước hay Ngữ pháp trước?

Mục đích cuối cùng của việc học tiếng Anh là việc sử dụng, ứng dụng được tiếng Anh trong cuộc sống hàng ngày. Cho dù các em có trang bị cho mình một hay nhiều chứng chỉ quốc tế đi nữa thì mục tiêu cuối cùng vẫn là mình phải sử dụng được nó để hỗ trợ cho công việc, cho giao tiếp hàng ngày. Chính vì thế Giao tiếp giỏi tiếng Anh, phát âm chuẩn tiếng Anh là phần vô cùng quan trọng và gần như là đích đến cuối cùng, khi các em đã có nền tảng tiếng Anh vững chắc. Theo kinh nghiệm bản thân chị, việc học giao tiếp tiếng Anh là cả một quá trình dài, đòi hỏi các em phải học và luyện tập không ngừng mới mong đạt kết quả tốt. Tuy nhiên, nếu nền tảng tiếng Anh của các em không tốt thì quá trình này còn kéo dài hơn nữa, vì các em sẽ mất rất nhiều thời gian cho việc bập bẹ tiếng Anh, nói các câu chưa đúng ngữ pháp, sử dụng từ chưa đúng ngữ cảnh. Trước khi học Giao tiếp, các em nên dành một chút thời gian để củng cố lại hệ thống ngữ pháp, trang bị từ vựng thì lúc đó, việc học giao tiếp chính là sử dụng những kiến thức các em đã học vào thực tiễn, sẽ hiệu quả và đỡ mất thời gian hơn.

4. Em cần chuẩn bị những gì về tiếng Anh trước khi ra trường đi làm?

Có 2 thứ em cần phải chuẩn bị trước nhà tuyển dụng để thể hiện khả năng tiếng Anh của em, đó là:

-    Một chứng chỉ tiếng Anh theo yêu cầu của đa phần các nhà tuyển dụng (tốt nhất nên là một chứng chỉ tiếng Anh quốc tế vì loại chứng chỉ này được công nhận rộng rãi và đánh giá cao hơn).

-    Kĩ năng giao tiếp và sử dụng tiếng Anh thành thạo

5. Để chuẩn bị cho những mục tiêu đó, lộ trình học tập tiếng anh xuyên suốt 4 năm đại học của em nên như thế nào?

Nếu như em đã có nền tảng tiếng Anh thì lộ trình học tập của em nên thực hiện qua các giai đoạn sau:

- Xác định chứng chỉ tiếng Anh sẽ học và luyện thi chứng chỉ đó
- Tiếp theo: Học Tiếng Anh Giao tiếp

Nếu như em bắt đầu từ con số 0, như đa phần các bạn sinh viên Luật, thì lộ trình của em như sau:

- Xác định chứng chỉ tiếng Anh sẽ học
- Tiếp theo: Ngữ pháp – Từ vựng cơ bản cho người mới bắt đầu
- Tiếp theo: Luyện thi Chứng chỉ
- Cuối cùng: Học Tiếng Anh Giao tiếp

Như vậy, việc học tập thành công tiếng Anh trải qua khá nhiều giai đoạn, chính vì vậy các em hãy bắt tay ngay vào học tập tiếng Anh càng sớm càng tốt nhé!

Chị biết các em còn nhiều câu hỏi khác. Các em cứ gửi câu hỏi qua facebook cho chị. Chị sẽ trả lời. Đừng ngại nhé ^^

Chị Hà

20/02/2014
Câu hỏi và Đáp án ôn tập Luật Hành chính (phần 7)
Câu 61: Biểu hiện phụ thuộc 2 chiều trong tổ chức hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương. Lấy ví dụ minh hoạ

Câu 62: “Nguyyên tắc xử phạt vi phạm hành chính có tính chất bắt buộc khi xử lý vi phạm hành chính không”.

Câu 63: “Ý nghĩa của thời hiệu trong xử phạt hành chính ”

Câu 64: “Phân tích nguyên tắc một vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt một lần”.

Câu 65: “Phân tích vi phạm hành chính (hoặc phân tích khái niệm, đặc điểm vi phạm hành chính ), cho ví dụ minh hoạ ”

Câu 66: “Phân tích tính quyền lực của văn bản quản lý hành chính nhà nước”
Câu hỏi và Đáp án ôn tập Luật Hành chính (phần 6)
Câu 51: Phân tích nguyên tắc tập trung dân chủ ? Tại sao biểu hiện phụ thuộc hai chiếu chỉ có cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương ?

Câu 52: Tại sao hoạt động ban hành văn bản quy phạm pháp luật hành chính là chính thức cơ bản của hành chính nhà nước, hoạt động ban hành văn bản áp dụng là chủ yếu của quản lý hành chính nhà nước.

Câu 53: Mối quan hệ giữa thuyết phục và cưỡng chế.

Câu 54: “ Phân biệt cưỡng chế hành chính và trách nhiệm hành chính ”

Câu 55: Phân biệt xử phạt hành chính và biện pháp ngăn chặn hành chính

Câu 56: “Phân biệt  văn bản quản lý hành chính với văn bản là nguồn của luật hành chính”.

Câu 57: “Phân biệt viên chức là công chức với viên chức không phải là công chức. Việc phân biệt có ý nghĩa gì? cũng một vi phạm thì viên chức nhà nước chịu nhiều nhất là mấy trách nhiệm pháp lý”

Câu 58: “trình bày các trường hợp công dân tham gia vào quan hệ pháp luật hành chính, lấy ví dụ minh hoạ”

Câu 59: “A ở độ tuổi vị thành niên thực hiện vi phạm hành chính ”hỏi.

Câu 60: “Điều kiện để truy cứu trách nhiệm hành chính đối với công dân”
Câu hỏi và Đáp án ôn tập Luật Hành chính (Phần 5)
Câu 41: “So sánh quản lý nhà nước với quản lý”.Câu 41: “So sánh quản lý nhà nước với quản lý”.

Câu 42: “ So sánh giữa quản lý hành chính nhà nước và quản lý nhà nước”

Câu 43: “tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước”

Câu 44: “Trình bày đối tượng của luật hành chính, trong các nhóm nào là cơ bản quan trọng nhất ? tại sao?”

Câu 45: “Chứng minh rằng phương pháp điều chỉnh của luật hành chính là phương pháp mệnh lệnh đơn phương bắt buộc”.

Câu 46:  Có phải trong mọi trường hợp 2 cơ quan hành chính nhà nước ngang cấp có cùng địa vị pháp lý đều phát sinh quan hệ pháp luật hành chính hay không?

Câu 47: “Hãy phân tích các yêu cầu của việc áp dụng quy phạm pháp luật hành chính trong xử phạt vi phạm hành chính”.

Câu 48: “Có phải mọi quan hệ pháp luật co cơ quan hành chính nhà nước tham gia đều phải là quan hệ pháp luật hành chính ?hay không ” .

Câu 49: “Mỗi công dân đủ 18 tuổi trở lên đều là chủ thể của quan hệ pháp luật hành chính, mệnh đề trên đúng hay sai? Tại sao ”

Câu 50: Phân tích đặc trưng của quan hệ pháp luật hành chính sau: “Trong quan hệ pháp luật hành chính, quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia bao giờ cũng gắn với hoạt động chấp hành và điều hành ”.
Câu hỏi và Đáp án ôn tập Luật Hành chính (Phần 4)
Câu 31: Mọi cán bộ thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, đều có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính.

Câu 32: Hết thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, người chưa thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính không phải thi hành nữa.

Câu 33: Mọi văn bản quản lý hành chính nhà nước đều là nguồn của luật hành chính.

Câu 34: Người lao động làm việc trong cơ quan nhà nứơc đều là viên chức nhà nước

Câu 35: Người nước ngoài ở Việt Nam được hưởng các quy chế pháp lý hành chính một cách thống nhất.

Câu 36: áp dụng quy phạm pháp luật hành chính có thể thực hiện bằng không hành động.

Câu 37: Mọi nghị định của chính phủ ban hành đều là nguồn của  luật hành chính.

Câu 38: Cơ quan hành chính nhà nước là loại cơ quan duy nhất trong bộ máy nhà nước có hệ thống các đơn vị trực thuộc.

Câu 39: Các tổ chức hoạt động cho lợi ích công đều là cơ quan hành chính nhà nước.

Câu 40: Mọi công dân đều là chủ thể của quan hệ pháp luật hành chính.
Câu hỏi và Đáp án ôn tập Luật Hành chính (Phần 3)
Câu 21: Chỉ các cơ quan hành chính nhà nước mới thực hiện chức năng quản lý hành chính nhà nước.

Câu 22: Các nghị quyết của Đảng (của đại biểu toàn quốc ban  chính tri trung ương) có phải là nguồn luật hành chính hay không ? Tại sao ?

Câu 23: mọi quan hệ pháp luật có sự tham gia của các cơ quan hành chính nhà nước đều là quuan hệ pháp luật hành chính .

Câu 24: Tất cả các văn bản do cơ quan nhà nước có thâm quyền ban hành đều là văn bản quản lý hành chính nhà nước.

Câu 25: các biện pháp xử lý hành chính khác chỉ áp dụng đối với người chưa thành niên từ độ tuổi 14 trở lên.

Câu 26:  Các quan hệ phát sinh trong quá trình quản lý hành chính nhà nước có phải điều là quan hệ pháp luật hành chính hay không?

Câu 27: Mọi chủ thể của quản lý hành chính nhà Nhà nước đều là chủ thể của quan hệ pháp luật

Câu 28: Các cá nhân hoặc các tổ chức thực hiện quyền hành pháp đều là cơ quan hành chính nhà nước

Câu 29: Trong trường hợp vi phạm hành xảy ra đã hết thời hạn xử phạt hành chính thì cơ quan hoặc cán bộ nhà nước có thẩm quyền có được phép áp dụng các biện pháp xử lý phạt vi phạm hành chính hay không? tai sao?trong trường hợp nào?

Câu 30: Nguyên tắc phụ thuộc hai chiều đối với cơ quan hành chính nhà nước.
Câu hỏi và Đáp án ôn tập Luật Hành chính (Phần 2)
Câu 11: Bất cứ cá nhân nào đang ở trên lãnh thổ nước ChxhcnVN hay người ở  nước ngoài ,Không quốc tịch... đều là đối tượng của pháp luật xử phạt vi phạm hành chính.

Câu 12: Các chủ thể có thẩm quyền phạt hành chính được phép áp dụng biện pháp hành chính tạm giữ người theo thủ tục hành chính

Câu 13: Các tổ chức xã hội có quyền ban hành các quy phạm pháp luật.

Câu 14: Cưỡng chế hành chính chỉ được áp dụng khi có vi phạm hành chính xảy ra.

Câu 15: Viện trưởng viện kiểm sát của các cấp có thể ban hành các văn bản quản lý hành chính nhà nước.

Câu 16: Hành khách Việt Nam đi trên máy bay của Xingapo tuyến bay Hà Nội- Xingapo nếu có hành khách vi phạm hành chính trên máy bay ở đoạn Hà Nội đi thành phố Hồ Chí Minh thì sẽ được xử lý theo pháp luật hành chính Việt Nam.

Câu 17: Trong mọi trường hợp việc truy cứu trách nhiệm hành chính không cần xét đến thực tế là hậu quả đã xảy ra hay chưa xảy ra?

Câu 18: Hành vi pháp lý hành chính hợp pháp không phải là sử kiện pháp lý hành chính làm phát sinh, thay đổi chấm dứt quan hệ pháp luật hành chính.

Câu 19: Quan hệ pháp luật mà một bên chủu thể là cơ quan hành chính nhà nước mà quan hệ pháp luật hành chính.

Câu 20: Văn bản quản lý hành chính chỉ đạo cơ quan hành chính nhà nước ban hành.
Câu hỏi và Đáp án ôn tập Luật Hành chính (Phần 1)
Câu 1: Trình bầy khái niệm quản lý nhà nước:

Câu 2. Phân tích các dấu hiệu cơ bản để xác định nguồn luật hành chính

Câu 3.Trình bầy các điều kiện làm phát sinh thay đổi hay chấm dứt quan hệ pháp luật hành chính.

Câu 4. Trình bầy nguyên tắc Đảng lãnh đạo.

Câu 5: Trình bầy nguyên tắc tập trung dân chủ .

Câu 6: ý nghĩa của việc quy định thời hiệu trong sử phạt vi phạm hành chính.

Câu7 : phân biệt hoạt động quản lý hành chinh nhà nước với hoạt động quan lý của tổ chức xã hội .

Câu 8: X làm đơn khiếu lại với cơ quan có thẩm quyền về việc làm trái pháp luật của một nhân viên nhà nước, cơ quan có thẩm quyền không giải quyết khiếu lại của X. Hỏi trong trường hợp này giữa X và cơ quan có phát sinh ra pháp luật hành chính không? Tại sao?

Câu 9: Những trường hợp công dân tham gia vào quan hệ pháp luật hành chính, để tham gia vào quân hệ phát luật hành chính công dân có điều kiện gì ? Hãy phân tích điều kiện đó.

Câu 10: Những người được bầu giữ các chức vụ theo nhiệm kỳ không phải là công chức.
Bài tập Học kỳ Luật Hành chính - Vai trò của khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo (8 điểm)
I. Các khái niệm.

1. Khái niệm bảo đảm pháp chế trong quản lý hành chính nhà nước.

Pháp chế xã hội chủ nghĩa (XHCN) là một chế độ đặc biệt của đời sống chính trị, xã hội. trong đó, tất cả các cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, nhân viên nhà nước, nhân viên các tổ chức xã hội và mọi công dân đều phải tôn trọng và thực hiện pháp luật một cách nghiêm chỉnh, triệt để và chính xác.

Pháp chế XHCN có nội dung là sự triệt để tôn trọng pháp luật của các cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội và công dân, là phương thức thực hiện dân chủ xã hội chủ nghĩa. Pháp chế XHCN là một khái niệm rộng bao gồm các mặt: là nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước XHCN, là nguyên tắc hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội và đoàn thể quần chúng, là nguyên tắc xử xự của công dân và nó có liên hệ mật thiết với dân chủ XHCN.
MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ KHIẾU NẠI VÀ TỐ CÁO CỦA CÔNG DÂN VỚI VẤN ĐỀ TÀI PHÁN HÀNH CHÍNH Ở NƯỚC TA
PGS. NGUYỄN ĐÌNH ĐĂNG LỤC

Học viện Hành chính quốc gia

Quyền khiếu nại, tố cáo là một trong những quyền cơ bản của công dân, từ lâu dã được ghi nhận trong nhiều văn bản pháp luật, trước hết là Hiến pháp - đạo luật cơ bản của nước ta.

Nhìn lại quá trình lập hiến và lập pháp của nước ta, quyềnkhiếu nại, tố cáo của công dân luôn luôn giữ một vị trí quan trọng trong chế định quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. Và quyền đó đã được nhấn mạnh với tư cách là một bộ phận đặc biệt quan trọng trong cấu thành quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, có mối liên hệ chặt chẽ, trực tiếp với các quyền và nghĩa vụ khác; được nhìn nhận như là một tỏng những cơ sở, điều kiện để hiệnt hực hoá các quyền và nghĩa vụ khác cảu công dân. Chúng ta có thể nói rằng việc mở rộng và bảo đảm quyền khiếu nại, tố cáo của công dân chính là mở rộng và củng cố các điều kiện cần thiếy, bảo đảm cho công dân thực hiện tọn vẹn quyền và nghĩa vụ cảu mình trong đời sống xã hội.
Bài tập cá nhân Luật Hành chính - Nguyên tắc bình đẳng giữa các dân tộc trong quản lý hành chính nhà nước
Cũng giống như bất kỳ hoạt  động có mục đích nào, quản lý hành chính nhà nước được tiến hành trên cơ sở những nguyên tắc nhất định. Đây chính là tư tưởng chủ đạo rất quan trọng trong tổ chức và hoạt động giúp cho các chủ thể quản lý hành chính nhà nước thực hiện có hiệu quả các công việc của mình trên các lĩnh vực đã được phân công.

Xét từ khía cạnh, góc độ của luật hành chính, nguyên tắc trong quản lý hành chính nhà nước là tổng thể các quy phạm pháp luật hành chính có nội dung là những tư tưởng chủ đạo làm cơ sở để tổ chức thực hiện hoạt động quản lý hành chính nhà nước. Các nguyên tắc trong quản lý hành chính nhà nước được ghi nhận trong các văn bản pháp luật của nhà nước, từ hiến pháp, luật đến các văn bản dưới luật và có nội dung rất đa dạng, thống nhất và liên hệ chặt chẽ với nhau. Việc phân loại chúng một cách khoa học nhằm các định cụ thể vị trí, vai trò của chúng trong quản lý hành chính nhà nước, trên cơ sở đó xây dựng và áo dụng chúng một cách có hiệu quả. Một trong những nguyên tắc cơ bản trong quản lý hành chính nhà nước có thể kể đến là nguyên tắc bình đẳng giữa các dân tộc.
Tổng hợp Đề thi vấn đáp Luật Hành chính - Trường ĐH Luật HN
Đề 1

1. Các phương pháp cưỡng chế được áp dụng khi có hành vi vi phạm hành chính;
2. a. Cán bộ, công chức chỉ phải thực hiện theo những qui đjnh của pl về cán bộ côg chức khi đang còn là cán bộ công chức. b. Tổ chức xã hội nghề nghiệp là tổ chức gồm những người cùng nghề nghiệp và giúp đỡ nhau hoạt động của hội.
Bài tập Học kỳ Luật Hành chính - Vai trò giám sát của CQQLNN
Quản lí hành chính nhà nước là một hình thức hoạt động của Nhà nước được thực hiện bởi các cơ quan hành chính nhà nước, có nội dung là đảm bảo sự chấp hành pháp luật, pháp lệnh, nghị quyết của các cơ quan quyền lực nhà nước, nhằm tổ chức và chỉ đạo một cách trực tiếp và thường xuyên công cuộc xây dựng và đổi mới của đất nước. Hoạt động quản lí hành chính nhà nước được đặt dưới sự giám sát của các cơ quan quyền lực nhà nước mang hình thức chủ động, sáng tạo.

Pháp chế là một phạm trù rộng lớn không chỉ chứa đựng nội dung pháp luật mà còn chứa đựng những nội dung chính trị, xã hội và con người. Nội dung của pháp chế rất phong phú, trong đó có nội dung cơ bản nhất là sự triệt để tôn trọng pháp luật của các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội và công dân.

Nghiên cứu hoạt động giám sát của cơ quan quyền lực nhà nước, và đặc biệt chú trọng đến vai trò hoạt động giám sát của cơ quan quyền lực nhà nước đối với việc bảo đảm pháp chế trong quản lí hành chính nhà nước có ý nghĩa rất quan trọng, đáp ứng với yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân ở Việt Nam hiện nay.
Bài tập học kỳ Luật Hành chính - Thủ tục xử lý vi phạm hành chính
I. Cơ sở pháp lý của thẩm quyền và thủ tục xử lý vi phạm hành chính

Xử phạt vi phạm hành chính là hoạt động của các chủ thể có thẩm quyền, căn cứ vào các quy định pháp luật hiện hành, quyết định áp dụng các biện pháp cưỡng chế hành chính khác ( trong trường hợp cần thiết, theo quy định của pháp luật) đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính.

Xử phạt hành chính được tiến hành bởi các chủ thể có thẩm quyền theo quy định của pháp luật. Pháp lệnh xử lí vi phạm hành chính và các văn bản pháp luật khác có quy định về xử phạt vi phạm hành chính quy định cụ thể các chủ thể có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, hình thức, mức độ xử phạt hành chính mà họ được phép áp dụng đối với tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính.

Xử phạt vi phạm hành chính được tiến hành theo những nguyên tắc, trình tự, thủ tục được quy định trong các văn bản pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.
Đề cương môn học - Luật Hành chính
Vấn đề 1. Quản lí và quản lí nhà nước

1.1. Khái niệm quản lí, quản lí nhà nước và quản lí hành chính nhà nước

1.2. Điều kiện để tiến hành quản lí, quản lí nhà nước, quản lí hành chính nhà nước
1.3. Chủ thể quản lí, quản lí nhà nước, quản lí hành chính nhà nước
1.4. Khách thể quản lí, quản lí nhà nước, quản lí hành chính nhà nước
Bài tập cá nhân Luật Hành chính - Phân tích trách nhiệm vật chất của công chức khi gây thiệt hại đối với tài sản nhà nước
Công chức có hành vi vi pham cac quy định của pháp luật làm mất mát, hư hỏng trang thiết bị hoặc gây ra thiệt hại về tài sản của cơ quan, tổ chức, đơn vị thì phải chịu trách nhiệm vật chất. Trách nhiệm vật chất được hiểu là trách nhiệm bồi thường bằng tiền của công chức cho cơ quan, tổ chức, đơn vị bị thiệt hại về tài sản do công chức đó làm mất mát, hư hỏng hoặc gây ra.

Trách nhiệm vật chất đối với công chức là một dạng đặc biệt về bồi thường thiệt hại. Trách nhiệm vật chất đối với công chức chỉ được xác định khi thiệt hại xảy ra, tài sản bị thiệt hại do hành vi trái pháp luật của công chức gây ra trong khi thi hành công vụ . Có thể là tài sản của nhà nước hoặc tài sản của bất kỳ chủ sở hữu hợp pháp nào khác được pháp luật bảo vệ.
Đề bài tập lớn học kỳ môn Luật Hành Chính - ĐH Luật Hà Nội (kỳ 2 năm học 2011 - 2012)
1. phân tích sự bình đẳng trước pháp luật của các chủ thể trong quan hệ pháp luật hành chính và cho ví dụ minh họa

2. phân tích nguyên tắc tập trung dân chủ và chỉ ra ý nghĩa của nguyen tắc này trong quản lí hành chính nhà nước ở Việt Nam hiện nay

3. phân tích nguyên tắc nhân dân lao động tham gia đông đảo vào quản lí hành chính nhà nước và đánh giá việc vận dụng vào nguyên tắc này trong quản lí hành chính nhà nước ở nước ta hiện nay

4. phân tích khái niệm quyết định hành chính và nêu vai trò của quyết định hành chính trong quản lí hành chính nhà nước

5. đánh giá tính hợp lí của pháp luật về thẩm quyền và thủ tục xử phạt vi phạm hành chính

6. đánh giá tính hợp lí của pháp luật về các hình thức xử phạt vi phạm hành chính và các biện pháp khắc phục hậu quả.

7. phân tích vao trò của các cơ quan hành chính nhà nước trong việc xây dựng và thực hiện quy phạm pháp luật hành chính

8. phân tích các hình thức cá nhân tham gia vào quản lý hành chính nhà nước và nêu ý nghĩa của từng hình thức đối với việc phát huy dân chủ và đảm bảo hiệu lực quản lí hành chính nhà nước.

9. phân tích vai trò của các cơ quan hành chính nhà nước đối với việc đảm bảo pháp chế trong quản lí hành chính nhà nước

10. phân tích vai trò của khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại tố cáo đối với việc bảo đảm pháp chế trong quản lí hành chính nhà nước.

11. phân tích vai trò hoạt động giám sát của cơ quan quyền lực nhà nước đối với việc bảo đảm pháp chế trong quản lí hành chính nhà nước.
Bài tập cá nhân Luật Hành Chính - Phân biệt Luật Hành chính với Luật Hiến pháp
1. Về chủ thể ban hành:

Chủ thể ban hành quy phạm pháp luật hành chính chủ yếu là do các cơ quan hành chính nhà nước ban hành và người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước. Điều này được khẳng định trong các Điều 15, 16, 18, 19 của luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi năm 2002(phải nằm trong văn bản…2008), cụ thể như Chính phủ ban hành văn bản quy phạm pháp luật hành chính thông qua hình thức nghị quyết, nghị định; Thủ tướng Chính phủ thông qua hình thức quyết định, chỉ thị;  …  Bên cạnh đó, theo quy định của pháp luật hiện hành thì các cơ quan hoặc người có thẩm quyền ban hành các quy phạm pháp luật hành chính còn có thể là cơ quan quyền lực nhà nước như Luật khiếu nại tố cáo do Quốc hội ban hành, Quyết định biên chế sự nghiệp năm 2009 do Hội đồng nhân dân ban hành…

Chủ thể ban hành quy phạm pháp luật hiến pháp chủ yếu là do Quốc hội ban hành thông qua hiến pháp, luật, nghị quyết. Ví dụ như Luật tổ chức Quốc hội, Nghị quyết về Nội quy kì họp Quốc hội… Bên cạnh đó các quy phạm pháp luật hiến pháp còn được ban hành bởi Pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; một số văn bản do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và một số nghị quyết do Hội đồng nhân dân ban hành. Cụ thể như Pháp lệnh về nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể của hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân (ngày 25/7/1996), Nghị quyết về ban hành quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan nhà nước (ngày 30/7/19980; …
Giáo trình Luật Hành chính - Quy chế pháp lý hành chính của viên chức nhà nước (Bài 5)
I. NHỮNG VẤN ÐỀ CHUNG VỀ VIÊN CHỨC NHÀ NƯỚC.

1. Khái niệm "viên chức nhà nước"- "con người hành chính".
2. Ðặc điểm.
3. Phân loại viên chức nhà nước.

II. NHỮNG VẤN ÐỀ CHUNG VỀ CÔNG VỤ NHÀ NƯỚC.

1. Khái niệm công vụ nhà nước.
2. Các nguyên tắc của công vụ Nhà nước.

III. QUY CHẾ PHÁP LÝ HÀNH CHÍNH CỦA VIÊN CHỨC NHÀ NƯỚC.

1. Sư phát triển của quy chế viên chức nhà nước ta.
2. Quyền hạn của viên chức nhà nước.
3. Nghĩa vụ của viên chức nhà nước.
4. Khen thưởng viên chức nhà nước.
5. Trách nhiệm pháp lý của viên chức nhà nước trong trong hoạt động công vụ.
6. Ðặc điểm của trách nhiệm viên chức trong hoạt động công vụ.

IV. PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ VIÊN CHỨC VÀ CÔNG VỤ NHÀ NƯỚC.

1. Ðường lối cán bộ của Ðảng ta trong giai đoạn hiện nay.
2. Phương hướng hoàn thiện pháp luật về công vụ nhà nước.
Giáo trình Luật Hành chính – Quy chế pháp lý hành chính của các tổ chức xã hội (Bài 6)
I. KHÁI NIỆM VÀ ÐẶC ÐIỂM CỦA CÁC TỔ CHỨC XÃ HỘI Ở NƯỚC TA

1. Khái niệm.
2. Ðặc điểm của các tổ chức xã hội.

II. CÁC LOẠI TỔ CHỨC XÃ HỘI.

1. Các tổ chức chính trị xã hội.
2. Các tổ chức xã hội nghề nghiệp.
3. Các tổ chức tự quản.
4. Các hội quần chúng.

III. SỰ ÐIỀU CHỈNH PHÁP LUẬT ÐỐI VỚI HOẠT ÐỘNG CỦA CÁC TỔ CHỨC XÃ HỘI.

IV. NHỮNG HÌNH THỨC QUAN HỆ GIỮA CÁC TỔ CHỨC XÃ VÀ CÁC CƠ QUAN NHÀ NƯỚC.

1. Sự hợp tác phát sinh trong quá trình thiết lập các cơ quan Nhà nước.
2. Sự hợp tác phát sinh trong quá trình xây dựng pháp luật.
3. Sự hợp tác trong lĩnh vực thực hiện pháp luật.
4. Quan hệ kiểm tra lẫn nhau, mối quan hệ này thể hiện ở hai chiều.

IV. QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÁC TỔ CHỨC XÃ HỘI TRONG QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC.
Giáo trình Luật Hành chính – Quy chế pháp lý hành chính của công dân Việt Nam, người nước ngoài, người không quốc tịch (Bài 7)
I. QUY CHẾ PHÁP LÝ HÀNH CHÍNH CỦA CÔNG DÂN.

1. Khái niệm quốc tịch và công dân.
2. Quy chế pháp lý hành chính của công dân ở nước ta.
3. Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong quản lý hành chính nhà nước.

II. QUY CHẾ PHÁP LÝ HÀNH CHÍNH CỦA NGƯỜI NƯỚC NGOÀI, NGƯỜI KHÔNG QUỐC TỊCH.

1. Khái niệm người nước ngoài, người không quốc tịch.
2. Cơ sở pháp lý và đặc điểm của quy chế pháp lý hành chính của người nước ngoài, người không quốc tịch.
3. Quyền và nghĩa vụ của người nước ngoài, người không quốc tịch cư trú, làm ăn, sinh sống ở Việt Nam.
Bài tập nhóm Luật Hành chính - Quyết định Hành chính
1. Lý luận chung về quyết định hành chính

a. Khái niệm

Quyết định hành chính là một dạng của quyết định pháp luật, nó là kết quả sự thể hiện ý chí quyền lực của nhà nước thông qua những hành vi của các chủ thể được thực hiện quyền hành pháp trong hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước tiến hành theo một trình tự dưới những hình thức nhất định theo quy định của pháp luật, nhằm đưa ra những chủ trương, biện pháp, đặt ra các quy tắc xử sự hoặc áp dụng các quy tắc đó giải quyết một công việc cụ thể trong đời sống xã hội nhằm thực hiện chức năng quản lý hành chính nhà nước.
Bài tập học kỳ Luật Hành chính - Hình thức công dân tham gia vào quản lý hành chính nhà nước
Đề 2: Phân tích các hình thức công dân tham gia vào quản lý hành chính nhà nước và nêu ý nghĩa của từng hình thức đó đối với việc phát huy dân chủ trong quản lý hành chính nhà nước.

I. Lời mở đầu

Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước của dân, do dân và vì dân. Do đó chỉ khi nào người dân thực sự đóng vai trò quan trọng trong quá trình hoạt động quản lý của nhà nước thì việc xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền mới thực sự thành công. Việc mở rộng hình thức tham gia của công dân vào hoạt động quản lý hành chính nhà nước không chỉ đòi hỏi từ sự hội nhập mà quan trọng hơn là từ chính yêu cầu của công cuộc đổi mới, phát triển kinh tế thị trường, dân chủ hóa đời sống xã hội và của bản thân Nhà nước. Mở rộng sự tham gia mạnh mẽ của người dân vào các quá trình ra quyết định, các hoạt động quản lý nhà nước sẽ đóng góp quan trọng cho việc xây dựng một xã hội công bằng và dân chủ, ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội trong điều kiện hiện nay.
Bài tập học kỳ Luật Hành chính - Thủ tục xử lý vi phạm hành chính
I, Cơ sở pháp lý về thẩm quyền và thủ tục xử lý vi phạm hành chính

Xử phạt vi phạm hành chính là hoạt động của các chủ thể có thẩm quyền, căn cứ vào các quy định pháp luật hiện hành, quyết định áp dụng các biện pháp cưỡng chế hành chính khác ( trong trường hợp cần thiết, theo quy định của pháp luật) đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính.

Xử phạt hành chính được tiến hành bởi các chủ thể có thẩm quyền theo quy định của pháp luật. Pháp lệnh xử lí vi phạm hành chính và các văn bản pháp luật khác có quy định về xử phạt vi phạm hành chính quy định cụ thể các chủ thể có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, hình thức, mức độ xử phạt hành chính mà họ được phép áp dụng đối với tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính.

 Xử phạt vi phạm hành chính được tiến hành theo những nguyên tắc, trình tự, thủ tục được quy định trong các văn bản pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.
Bài tập học kỳ Luật Hành chính - Nguyên tắc tập trung dân chủ
Tập trung dân chủ là một trong những nguyên tắc cơ bản trong tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Nguyên tắc này đã được ghi nhận tại Điều 4 Hiến pháp 1959, Điều 6 Hiến pháp 1980 và Điều 6 Hiến pháp 1992. Không những ở nước ta, các nước xã hội chủ nghĩa cũng ghi nhận nguyên tắc này trong Hiến pháp và cũng xác định là nguyên tắc cơ bản trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước. Như vậy, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ phải là một hoạt động thường xuyên trong quá trình tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước nói chung và của các cơ quan nhà nước nói riêng. Có thể nói việc thực hiện nguyên tắc này có ý nghĩa rất lớn trong hoạt động quản lí hành chính nhà nước.
Bài tập cá nhân Luật Hành chính - Tổ chức xã hội
Với mục tiêu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, kết hợp cùng xu thế hội nhập quốc tế mà các quyền tự do, dân chủ của công dân ngày càng được chú trọng, mở rộng trên nhiều lĩnh vực, được pháp luật thừa nhận, bảo vệ. Việc ghi nhận “ công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí; có quyền được thông tin; có quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật “ [1] tại Điều 69 Hiến pháp Việt Nam năm 1992 đã trở thành cơ sở pháp lí vững chắc cho sự hình thành, tồn tại và phát triển của các tổ chức xã hội ở Việt Nam.

“Tổ chức xã hội là hình thức tổ chức tự nguyện của công dân, tổ chức Việt Nam có chung mục đích  tập hợp, hoạt động theo pháp luật và theo điều lệ không vì lợi nhuận nhằm đáp ứng những lợi ích chính đáng của các thành viên và tham gia vào quản lý nhà nước, quản lý xã hội.” [2] Như vậy, tổ chức xã hội đã đại diện cho nhiều tầng lớp, giai cấp trong xã hội Việt Nam thực hiện quyền lực chính trị đồng thời giúp cá nhân phát huy tính năng động, tự chủ, tích cực chính trị, tham gia vào hoạt động quản lý Nhà nước và xã hội. Ví dụ như Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Công đoàn Việt Nam, Hội nông dân Việt Nam, đoàn luật sư, tổ dân phố, ... Mỗi tổ chức xã hội là tập hợp những thành viên có cùng chung dấu hiệu đặc điểm như cùng chung nghề nghiệp ví dụ Hội Kiến trúc sư, Hội nhà báo,... hoặc cùng chung mục đích, lý tưởng như Đảng Cộng sản Việt Nam,...
Bài tập cá nhân Luật Hành chính - Quản lý hành chính Nhà nước
Khái niệm

Quản lý hành chính nhà nước là hoạt động chấp hành, điều hành của cơ quan hành chính nhà nước, của các cơ quan nhà nước khác và các tổ chức được nhà nước uỷ quyền quản lý trên cơ sở của luật và để thi hành luật nhằm thực hiện chức năng tổ chức, quản lý, điều hành các quá trình xã hội của nhà nước.

Quản lý hành chính nhà nước (nói tắt là quản lý nhà nước) chính là quản lý nhà nước chủ yếu diễn ra trong lĩnh vực hành pháp - được thực hiện bởi ít nhất một bên có thẩm quyền hành chính nhà nước.
Bài tập cá nhân Luật Hành chính - Đặc điểm quản lý hành chính nhà nước
Trong quản lý nhà nước nói chung, hoạt động quản lý hành chính là hoạt động giữ vị trí trung tâm và có vai trò đặc biệt quan trọng. Đây là hoạt động tổ chức và điều hành nhằm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ cơ bản nhất của nhà nước trong quản lý xã hội. Vậy, dưới góc độ pháp lý, khái niệm quản lý hành chính nhà nước được hiểu như thế nào? Và so với lý luận chung, quản lí hành chính nhà nước ở Việt Nam có những đặc điểm nào khác biệt ?

Có thể hiểu, quản lý hành chính nhà nước chính là hoạt động thực thi quyền hành pháp của Nhà nước; đồng thời đó là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực nhà nước trên cơ sở pháp luật đối với hành vi của con người cũng như các quan hệ xã hội, được thực hiện bởi ít nhất một bên có thẩm quyền hành chính nhà nước trong quan hệ chấp hành, điều hành. Hay nói cụ thể hơn, “ quản lý hành chính nhà nước là một hình thức hoạt động của Nhà nước được thực hiện trước hết và chủ yếu bởi các cơ quan hành chính nhà nước, có nội dung là bảo đảm sự chấp hành pháp luật, pháp lệnh, nghị quyết của các cơ quan quyền lực nhà nước, nhằm tổ chức và chỉ đạo một cách trực tiếp và thường xuyên công cuộc xây dựng kinh tế, văn hóa – xã hội và hành chính – chính trị.”[1]
12/02/2014
Những điều cần biết về kì thi phân loại Tiếng Anh TOEIC tại trường ĐH Luật HN
Tại trường Đại học Luật Hà Nội, giữa một loạt các môn học cần học để hoàn thành 120 tín chỉ trong suốt chương trình đào tạo, môn học Ngoại ngữ là môn học chiếm số tín chỉ lớn nhất (7 tín chỉ/2 học phần). Một môn học ‘nặng’ tín chỉ như vậy có thể là yếu tố kéo tụt điểm phẩy tổng kết nhưng cũng có thể là “đòn bẩy” mạnh mẽ để nâng điểm trung bình, điều đó phụ thuộc rất nhiều vào những lựa chọn và mức độ đầu tư của mỗi người. Với môn học Ngoại ngữ, các bạn có thể tự do lựa chọn một trong số 5 ngoại ngữ: Anh, Pháp, Nga, Đức, Trung…
Cẩm nang TOEIC từ A đến Z

Đây là một tài liệu cung cấp nhiều thông tin về kì thi TOEIC mà các bạn sinh viên ĐH Luật HN sẽ phải thi trong quá trình học tại trường, bao gồm:

  • Giới thiệu chung và sự cần thiết của chứng chỉ TOEIC
  • Những điều cần biết về kì thi phân loại TOEIC (phân loại tiếng Anh) tại trường ĐH Luật Hà Nội
  • Cách thức làm bài và bí quyết chinh phục từng phần của bài thi TOEIC
  • Những lưu ý khi làm bài thi TOEIC
  • 20 bí quyết đạt điểm cao trong kì thi TOEIC
  • Cách thức đăng kí thi TOEIC
  • Mất nền tảng tiếng Anh – Nên học từ đâu?
  • Mất bao nhiêu lâu để chinh phục mục tiêu 600 TOEIC và đạt 10 phẩy tiếng Anh tại trường ĐH Luật HN

*/ Tham gia Facebook Group: 


Link download sách: Cẩm nang TOEIC từ A đến Z

Tham khảo thêm: Từ vựng tiếng Anh chuyên ngành Luật

Ấn LikeShare ở bên dưới để nhiều bạn biết hơn nhé ^^
Từ vựng tiếng Anh chuyên ngành Luật - Check your English Vocabulary for Law 3rd edition


Cuốn sách này được viết cho bất cứ ai đang học tập hoặc làm việc trong ngành pháp lý, hoặc những người đang phải sử dụng các kiến thức tiếng Anh chuyên ngành luật trong công việc của mình.

Cuốn sách gồm nhiều bài tập khác trong suốt cuôn sách tập trung vào các từ vựng cơ bản và quan trọng mà bạn có thể sẽ gặp nhiều nhất.
10/02/2014
Câu hỏi tham khảo Luật Biển quốc tế (phần 2)
Câu hỏi 12: Chủ quyền quốc gia trên biển giảm dần từ đất liền ra hướng biển như thế nào?

Trả lời:

Việt Nam có chủ quyền hoàn toàn và tuyệt đối với Nội thủy (như trên đất liền), hoàn toàn và đầy đủ đối với Lãnh hải (trừ quyền tự do hàng hải không gây hại của tàu thuyền các nước). Tại vùng tiếp giáp, Việt Nam chỉ có thẩm quyền kiểm tra, giám sát việc thi hành pháp luật liên quan đến hải quan, thuế khóa, nhập cư và vệ sinh dịch tễ. Tại vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam có quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia với một số hoạt động nhất định, trong đó có đặc quyền thăm dò, khai thác, bảo tồn và quản lý tài nguyên thiên nhiên, sinh vật hoặc không sinh vật, nghiên cứu khoa học, lắp đặt các công trình nhân tạo,... cũng như những hoạt động khác vì mục đích kinh tế, nguồn lợi của biển. Trên Thềm lục địa Việt Namcó quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia và độc quyền khai thác tài nguyên sinh vật thuộc đáy biển, khoáng sản thuộc lòng đất dưới đáy biển./.
Câu hỏi tham khảo Luật Biển quốc tế (phần 1)
Câu hỏi 1: Luật Biển quốc tế là gì? theo Công ước của Liên Hợp quốc về Luật Biển năm 1982, Việt Nam có những vùng biển nào?

Trả lời:

Luật Biển quốc tế được hiểu một cách đơn giản nhất, là tổng hợp các qui phạm pháp luật quốc tế điều chỉnh hoạt động của các quốc gia trên thế giới liên quan đến biển.

Công ước quốc tế về Luật Biển của Liên Hợp Quốc năm 1982 (sau đây gọi tắt là Công ước 1982), có hiệu lực năm 1994 và Việt Nam là thành viên của Công ước này (Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam đã chính thức phê chuẩn ngày 23/6/1994), là một văn kiện quốc tế tổng hợp, toàn điện, bao quát những vấn đề quan trọng nhất về chế độ pháp lý của biển và đại dương thế giới, quy định những quyền và nghĩa vụ về nhiều mặt của mọi loại quốc gia (có biển, không có biển, không phân biệt chế độ kinh tế, chính trị, xã hội cũng như trình độ phát triển) đối với các vùng biển thuộc phạm vi quốc tế, cũng như những vùng biển thuộc quyền tài phán quốc gia.

Theo Công ước 1982, Việt Nam có quyền ở 5 vùng biển với phạm vi và chế độ pháp lý khác nhau. Đó là: Nội thủy, Lãnh hải, Vùng tiếp giáp, Vùng đặc quyền về kinh tế và Thềm lục địa. Tháng 5/1977, Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam ra Tuyên bố về lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. Tháng 11/1982, Chính phủ ra Tuyên bố về đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam. Hai văn bản qui phạm pháp luật nói trên, mặc dù ban hành trước khi Công ước 1982 ra đời, nhưng đã phù hợp với Công ước, thể hiện được chủ trương, chính sách của Nhà nước ta sớm nắm bắt tinh thần và xu hướng trong tiến trình xây dựng Công ước từ trước đó.
09/02/2014
Bài tập học kỳ Luật Lao động - Biện pháp hỗ trợ và giải quyết việc làm cho người lao động
ĐỀ BÀI TẬP SỐ 14 :

1. Phân tích các biện pháp hỗ trợ và giải quyết việc làm cho người lao động.(4 điềm)

2. Chị H là nhân viên thu ngân công ty quảng cáo M theo hợp đồng  lao động 1 năm (từ 1/2004 đến 1/2006). Hết thời hạn hợp đồng, chị H tiếp tục làm việc cho công ty, nhưng công ty chưa ký tiếp hợp đồng lao động với chị.

Trong đợt kiểm tra tài chính của công ty đầu năm 2007, nhân viên của phòng kế toán- tài chính của công ty phát hiện chị H đã gian lận số tiền 34 triệu đồng bằng cách thu tiền của một số đơn vị quảng cáo. Có viết hóa đơn chứng từ nhưng không vào sổ thu tiền và không chuyển tiền cho phòng kế toán.

Sau khi được báo cáo của phòng kế toán – tài chính, công ty M đã yêu cầu chị H truy nộp số tiền nói trên, nhưng chị H cố tình không trả với lý do công ty cần thành lập Tổ thanh tra nội bộ làm rõ số tiền nói trên có chính xác không và là tiền của đơn vị nào thuê quảng cáo.

Vụ việc kéo dài đến tháng 4/2009 nhưn chị H vẫn không chịu trả số tiền nói trên cho công ty. Trong thời gian từ 2/2007 đến tháng 4/2009, công ty M đã ra quyết định tạm đình chỉ công việc đối với chị H cho đến khi giải quyết xong vụ việc, hưởng 50% lương. Đồng  thời, chuyển vụ việc sang cho cơ quan điều tra khởi tố và xác định rõ hành vi vi phạm của chị H.

Đầu tháng 11/2009, sau khi có kết luận của cơ quan Công an về hành vi tham ô của chị H với số tiền 34 triệu đồng, công ty quyết định sa thải H và yêu cầu H bồi thường cho công ty số tiền 34 triệu đã chiếm đoạt của công ty.

Hỏi :

a. Công ty M  có thể sa thải chị H được hay không ?(1.5 điểm)
b. Khi xa thải H, công ty cần lưu ý những vấn đề gì ? (2 điểm)
c. Việc công ty M cho chị H tạm đình chỉ công việc như trên là đúng hay sai ?(1.5 điểm)


Hiện nay vấn đề việc làm vẫn được xã hội rất quan tâm, hiện nay tốc độ tăng dân số của nước ta là 1%/năm nhưng điều kiện kinh tế - xã hội không tăng trưởng kịp với tốc độ tăng của dân số nên vấn đề này vẫn là một vấn đề nan giải. Ngoài ra lao động Việt Nam chủ yếu là lao động phổ thông 60 – 70%/tổng số lao động, nên việc giải quyết việc làm càng khó khăn hơn nhiều. Những năm gần đây nhà nước ta đã thực hiện nhiều biện pháp hỗ trợ giải quyết việc làm chúng ta hãy cùng xem.
Bài tập học kỳ Luật Thương mại 1 - Công ty hợp danh và Doanh nghiệp tư nhân
Trước khi bắt đầu kinh doanh, các doanh nhân phải lựa chọn một hình thức kinh doanh cụ thể khi khởi nghiệp. Việc lựa chọn hình thức doanh nghiệp trước khi bắt đầu công việc kinh doanh là rất quan trọng, nó có ảnh hưởng không nhỏ tới sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Mỗi loại hình doanh nghiệp đều có những ưu và nhược điểm riêng. Hơn nữa, các quốc gia và lãnh thổ khác nhau có luật pháp và quy định khác nhau đối với chủ doanh nghiệp. Các doanh nhân cần trao đổi ý kiến với luật sư hoặc chuyên gia để đảm bảo họ có đủ các giấy phép cần thiết, đồng thời hiểu rõ tất cả các nghĩa vụ pháp lý của mình.

Xét trên khía cạnh rủi ro thì doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh được xem là hai mô hình đem đến cho nhà đầu tư rủi ro nhiều nhất bởi tính chịu trách nhiệm tài sản vô hạn đối với các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, không phải vì thế mà hai mô hình này kém sức hấp dẫn, nhất là trong bối cảnh kinh tế thị trường cạnh tranh khốc liệt thì trách nhiệm vô hạn dường như lại là một ưu thế lớn trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Bài viết đưa ra một số một số bình luận, đánh giá ưu điểm, hạn chế của công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân (với tư cách là những doanh nghiệp có chủ đầu tư chịu trách nhiệm tài sản vô hạn đối với các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp).
Bài tập nhóm Luật Tài chính - Phân tích những yếu tố để ban hành Luật thuế bảo vệ môi trường và nêu ý kiến pháp lý của nhóm thực hiện về khó khăn có thể gặp phải khi thực hiện Luật thuế bảo vệ môi trường
Hiện nay, việc giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường là vấn đề lớn của nhiều quốc gia, nhất là các quốc gia đang phát triển như Việt Nam. Tuy nhiên, trước những hành vi phá hoại môi trường đang diễn ra ngày càng trầm trọng thì những chính sách bảo vệ môi trường của nước ta dường như chỉ mang tính hình thức, không đem lại hiệu quả mong muốn. Chính vì vậy, sự ra đời của Luật thuế bảo vệ môi trường là cần thiết, nhằm nhằm tạo khuôn khổ pháp lý đồng bộ, ổn định điều chỉnh toàn diện các hành vi tác động tiêu cực đến môi trường... Để hiểu hơn về Luật thuế bảo vệ môi trường, sau đây nhóm em xin đi sâu nghiên cứu đề tài: “Phân tích những yếu tố để ban hành Luật thuế bảo vệ môi trường và nêu ý kiến pháp lý của nhóm thực hiện về khó khăn có thể gặp phải khi thực hiện Luật thuế bảo vệ môi trường”.
Bài tập nhóm Luật Tài chính - Thu ngân sách từ các khoản vạy nợ của Việt Nam
Ngân sách nhà nước ( NSNN) là bản kế hoạch tài chính khổng lồ của toàn thể quốc gia, do Chính phủ thực hiện dưới sự giám sát của Quốc hội. Thu ngân sách nhà nước là công cụ tạo tiền đề kinh tế cho hoạt động của hệ thống cơ quan nhà nước cũng như việc thực hiện các chức năng của nhà nước. Các khoản thu ngân sách nhà nước bao gồm nhiều loại: thu từ thuế, lệ phí, phí… Dưới đây nhóm em xin đi sâu tìm hiểu về thu ngân sách từ các khoản vay nợ của Việt Nam từ khía cạnh quy định của pháp luật và thực tiễn áp dụng, đồng thời đưa ra một số nhận xét, đánh giá cũng như phương hướng hoàn thiện vấn đề.

I. QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ THU NGÂN SÁCH TỪ CÁC KHOẢN VAY NỢ

Để có kinh phí chi cho mọi hoạt động của mình, nhà nước đã đặt ra các khoản thu (các khoản thuế khóa) do mọi công dân đóng góp để hình thành nên quỹ tiền tệ của mình. Thực hiện chiến lược huy động vốn cho ngân sách nhà nước (NSNN) và cho đầu tư phát triển, trong nhiều năm qua Chính phủ, một số Uỷ ban nhân dân (UBND) cấp tỉnh, một số định chế tài chính nhà nước như Ngân hàng Phát triển Việt Nam và các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) đã tổ chức huy động các nguồn vốn trong nước, nước ngoài thông qua hình thức vay nợ. Cụ thể như sau:
Bài tập nhóm Pháp luật cộng đồng ASEAN - Bình luận về các nội dung hợp tác chính trị - an ninh phi truyền thống
Bình luận về các nội dung hợp tác chính trị - an ninh phi truyền thống của từng nội dung hợp tác và đánh giá triển vọng của từng nội dung hợp tác đó cho đến năm 2015 dưới các góc độ:

- Những vấn đề pháp lý
- Những vấn đề thực tiễn
- Triển vọng vủa từng nội dung hợp tác cho đến năm 2015

“An ninh phi truyền thống” là một khái niệm mới xuất hiện và được bàn đến khá nhiều trong thời gian gần đây. Đây là mối quan tâm lớn của các quốc gia dân tộc trên thế giới, là một trong những chủ đề quan trọng được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu, được bàn luận trên nhiều diễn đàn quốc tế, cũng như trong nhiều nội dung của các quan hệ song phương và đa phương.
Quyền và nghĩa vụ của người bào chữa trong tố tụng hình sự và việc hoàn thiện pháp luật nhằm đảm bảo thực hiện
Bài tập học kỳ Luật Tố tụng Hình sự có đáp án

Trong những người tham gia tố tụng hình sự theo quy định tại chương IV “Người tham gia tố tụng” Bộ luật tố tụng hình sự (BLTTHS) 2003 thì người bào chữa là người có vị trí, vai trò và chức năng đặc biệt, đó là giúp người bị buộc tội về mặt pháp lý, kiểm tra, giám sát hoạt động điều tra, truy tố, xét xử bảo đảm cho quá trình giải quyết vụ án hình sự được khách quan và đúng pháp luật. Sự tham gia của người bào chữa trong tố tụng hình sự là cần thiết và khách quan, trước hết là thực hiện nguyên tắc "bảo đảm quyền bào chữa cho bị can, bị cáo". Sự tham gia của người bào chữa trong tố tụng hình sự đảm bảo cho việc giải quyết vụ án được khách quan, toàn diện, đầy đủ và chính xác. Chính vì vậy có thể nói rằng, trong tố tụng hình sự, sự tham gia của người bào chữa là rất cần thiết, nó có cả ý nghĩa về pháp lý và ý nghĩa xã hội. Xuất phát từ điều này mà trong Hiến pháp, pháp luật của nước ta nói chung và pháp luật tố tụng hình sự nói riêng luôn luôn có các quy định thể chế hoá quyền và nghĩa vụ của người bào chữa.

Hoàn thiện chế định về người bào chữa là yêu cầu cấp thiết của cải cách tư pháp hiện nay. Nghị quyết 49 ngày 02/6/2005 của Bộ chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 chỉ rõ: “xác định rõ hơn vị trí, quyền hạn, trách nhiệm của người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng  theo hướng bảo đảm tính công khai, dân chủ, nghiêm minh”. Chính vì vậy em đã lựa chọn đề bài số 3: “Quyền và nghĩa vụ của người bào chữa trong tố tụng hình sự và việc hoàn thiện pháp luật nhằm đảm bảo thực hiện quyền và nghĩa vụ của người bào chữa.” cho bài tập học kỳ môn Luật Tố tụng hình sự Việt Nam của mình. Bài làm của em có thể còn có nhiều thiếu sót nên em mong nhận được sự chỉ bảo từ các thầy cô để có thể hoàn thiện hơn kiến thức của bản thân về vấn đề này.
Bài tập nhóm Tố tụng hình sự - Hoàn thiện các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự về quyền, Nghĩa vụ của bị can, bị cáo và cơ chế bảo đảm thực hiện
Trong lịch sử pháp luật tố tụng hình sự (TTHS) trước đây, vị trí pháp lý của bị can, bị cáo chưa được xác định rõ ràng nên họ thường bị coi là có tội và một khi đã bị coi là có tội, mặc nhiên số phận của họ là số phận của kẻ bị tước phần lớn các quyền công dân (1). Hiện nay, với nguyên tắc coi bị can, bị cáo là những người chưa có tội nên pháp luật TTHS đã dành cho họ nhiều quyền trong suốt các giai đoạn tố tụng. Mục đích của những quy định này không phải thiên về lợi ích của những người bị nghi là có tội hay làm suy yếu đi cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm của các cơ quan chức năng, mà chính là đòi hỏi các cơ quan đó và những người tiến hành tố tụng trong mọi hoạt động tố tụng phải thận trọng, vô tư và đề cao tinh thần trách nhiệm làm rõ các chứng cứ buộc tội cũng như gỡ tội, làm sáng tỏ sự thật khách quan của vụ án, tránh làm oan người vô tội và bỏ lọt người phạm tội. Nghiên cứu này tập trung vào phân tích luật thực định cũng như đánh giá thực trạng thực hiện pháp luật liên quan đến các quyền và nghĩa vụ của những người “chưa bị coi là có tội” đó. Họ gồm người bị tạm giữ, bị can và bị cáo.
08/02/2014
Bài tập cá nhân Luật Hành chính - Nguyên tắc quản lý hành chính nhà nước
Cũng giống như bất kỳ hoạt động có mục đích nào, quản lý hành chính nhà nước được tiến hành trên cơ sở những nguyên tắc nhất định. Đây chính là tư tưởng chủ đạo rất quan trọng trong tổ chức và hoạt động giúp cho các chủ thể quản lý hành chính nhà nước thực hiện có hiệu quả các công việc của mình trên các lĩnh vực đã được phân công.

Xét từ khía cạnh, góc độ của luật hành chính, nguyên tắc trong quản lý hành chính nhà nước là tổng thể các quy phạm pháp luật hành chính có nội dung là những tư tưởng chủ đạo làm cơ sở để tổ chức thực hiện hoạt động quản lý hành chính nhà nước. Các nguyên tắc trong quản lý hành chính nhà nước được ghi nhận trong các văn bản pháp luật của nhà nước, từ hiến pháp, luật đến các văn bản dưới luật và có nội dung rất đa dạng, thống nhất và liên hệ chặt chẽ với nhau. Việc phân loại chúng một cách khoa học nhằm các định cụ thể vị trí, vai trò của chúng trong quản lý hành chính nhà nước, trên cơ sở đó xây dựng và áo dụng chúng một cách có hiệu quả. Một trong những nguyên tắc cơ bản trong quản lý hành chính nhà nước có thể kể đến là nguyên tắc bình đẳng giữa các dân tộc.
Bài tập học kỳ Lịch sử NN&PLVN - Nguyên tắc hôn nhân bất bình đẳng
1. Nguyên nhân của nguyên tắc hôn nhân bất bình đẳng trong pháp luật phong kiến Việt nam.

- Về kinh tế: cơ sở kinh tế của người Việt là nên nông nghiệp lúc nước – tổ chức theo đơn vị gia đình dựa trên lao động thủ công, tuy cần sự kết hợp lao động của cả hai người, nhưng trước hết cần đến vai trò của người đàn ông để đảm đương những công việc nặng nhọc. Điều đó đã vô hình đề cao vai trò của người chồng – người đàn ông trong gia đình. Đàn ông mới được coi là chủ gia đình.

- Về xã hội: trên đất nước ta, gia đình của người Việt hầu hết là gia đình nhỏ, phụ quyền, vừa là đơn vị tổ chức sản xuất, vừa là đơn vị thờ cúng tổ tiên, duy trì dòng giống nên càng góp phần đề cao vị trí của nam giới. Người đàn ông được coi là trụ cột của gia đình. Không phải ngẫu nhiên mà dân gian tổng kết: “Vắng đàn ông quạnh nhà, vắng đàn bà quạnh bếp”.

- Về tư tưởng: Nho giáo vốn là học thuyết chính trị - xã hội có nguồn gốc từ Trung Quốc được du nhập vào Việt Nam, được nhà nước phong kiến dùng làm hệ tư tưởng chính thống để quản lý xã hội. Qua hơn hai nghìn năm, nó đã ảnh hưởng khá sâu đậm đến đời sống xã hội của người Việt. Nét nổi bật của Nho giáo là khuyến khích người ta ứng xử theo đúng vị thế của mình. Đối với người phụ nữ, Nho giáo thể hiện sự phân biệt đối xử bất bình đẳng rất rõ nét qua quan hệ về tam tong buộc người phụ nữ phải phục tùng và phụ thuộc vào người chồng, không được coi là một chủ thể độc lập và bình đẳng trong các mặt của đời sống, tại gia đình cũng như ngoài xã hội.
Bài tập cá nhân Kinh tế học đại cương - Phân biệt kinh tế vi mô và kinh tế vĩ mô
Đề bài: Phân biệt kinh tế học vi mô và kinh tế học vĩ mô. Cho ví dụ

Kinh tế học là một nhánh của khoa học xã hội nghiên cứu và giải thích hành vi của con người liên quan đến sản xuất, trao đổi và sử dụng các hàng hoá và dịch vụ. Có nhiều định nghĩa về kinh tế học nhưng tiêu biểu trong đó là định nghĩa của David Begg: “Kinh tế học là môn khoa học nghiên cứu cách thức xã hội giải quyết 3 vấn đề: Sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào và sản xuất cho ai?”. Nội dung của khái niệm kinh tế đã mở rộng cùng với sự phát triển xã hội và nhận thức của con người. Kinh tế được xem là một lĩnh vực hoạt động của xã hội loài người trong việc tạo ra giá trị đồng thời với sự tác động của con người vào thiên nhiên nhằm thỏa mãn nhu cầu của con người và xã hội.
Bài tập học kỳ Quyền con người - Pháp luật quốc tế về quyền phụ nữ
1. QUÁ TRÌNH HOÀN THIỆN HỆ THỐNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM ĐỂ PHÙ HỢP VỚI QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VỀ QUYỀN CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ

Vấn đề đấu tranh cho quyền của phụ nữ đã có từ rất lâu (khoảng thế kỷ XVIII) nhưng quyển của phụ nữ chỉ được chính thức đề cập trong luật quốc tế từ khi Liên Hợp Quốc ra đời. Hiến chương Liên Hợp Quốc năm 1945 khẳng định ngay trong lời nói đầu về “…bình đẳng về quyền giữa phụ nữa và đàn ông…” Kể từ đây, quyền của người phụ nữa đã được ghi nhận trong rất nhiều những tuyên ngôn, công ước quốc tế.Trong đó có thể kể đến “Tuyên ngôn quốc tế về quyền con người” năm 1948 đã xác lập nguyên tắc nền tảng bảo vệ cho quyền phụ nữ tại điều 1 và điều 2 khi khẳng định: “Mọi người sinh ra đều được tự do và bình đẳng về nhân phẩm và các quyền, đều được tạo hoá ban cho lý trí và lương tâm, và cần phải đối xử với nhau bằng tình anh em”.Tiếp theo Tuyên ngôn này, hàng loạt các tuyên bố khác và điều ước quốc tế đã được Liên Hợp Quốc thông qua nhằm bảo vệ quyền của phụ nữ mà nổi bật công ước CEDAW về xóa bỏ mội hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ. Có thể nói CEDAW là văn kiện quan trọng và toàn diện nhất về quyền bình đẳng của phụ nữ. Tinh thần của Công ước được xây dựng trên cơ sở các mục tiêu của Liên hợp quốc nhằm bảo đảm nhân cách, phẩm giá và các quyền cơ bản của con người cũng như quyền bình đẳng giữa phụ nữ và nam giới.
Đề cương Luật Hiến pháp - Bài 9 - Chủ tịch nước
I. Vị trí của Chủ tịch nước

Vị trí của Chủ tịch nước do Quốc hội quy định.Hiến pháp đã quy định vị trí của Chủ tịch nước tại điều 101.
Chủ tịch nước là người đứng đầu nhà nước, thay mặt cho nhà nước trong các hoạt động đối nội và đối ngoại.
Chủ tịch nước là nguyên thủ quốc gia, ở các nước khác nhau thì nguyên thủ quốc gia có thể là vua, tổng thống...
Đề cương Luật Hiến pháp - Bài 8 - Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam
I. Khái quát sự ra đời và vị trí pháp lý của Quốc hội nước ta.

1. Sự ra đời

Ngày 16 và 17 tháng 8 năm 1945, tại Tân trào, Quốc dân đại hội đã được triệu tập gồm có 60 đại biểu của các tổ chức đoàn thể cách mạng đã quyết định nhiều vấn đề qaun trọng, lập ra Ủy ban dân tộc giải phóng trung ương (tức Chính phủ lâm thời). Vì vậy Quốc dân đại hội được xem là tiền thân của Quốc hội nước ta.

Ngày 6/1/1946 nhân dân trong cả nước đã tiến hành cuộc Tổng tuyển cử tự do, thắng lợi, bầu ra Quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.
Đề cương Luật Hiến pháp - Bài 7 - Bộ máy nhà nước Việt Nam
I. Khái niệm bộ máy NNCHXHCNVN:

1. Định nghĩa:

Bộ máy NN là tổng thể các cơ quan NN được thành lập trên cơ sở pháp luật, hợp thành cơ cấu thống nhất từ trung ương xuống địa phương nhằm thực hiện chức năng, nhiệm vụ chung của NN.

2. Định nghĩa cơ quan NN:

Cơ quan NN là bộ phận cấu thành của bộ máy NN được hình thành, hoạt động trên cơ sở những qui định của pháp luật, nhân danh quyền lực NN để thực hiện chức năng, nhiệm vụ nhất định.
Đề bài tập lớn học kỳ - Môn Luật Dân sự module 1 - K38 ĐH Luật HN kèm tài liệu tham khảo
Đề số 1. Giao dịch dân sự vì lợi ích của người thứ ba

Đề số 2. Năng lực hành vi dân sự của cá nhân theo qui định của pháp luật hiện hành 
Link tham khảo:
Bài tập học kỳ Luật Dân sự 1 - Năng lực hành vi dân sự của cá nhân theo quy định của pháp luật hiện hành

Đề số 3. Các căn cứ chiếm hữu và hậu quả pháp lý của việc xác định các căn cứ chiếm hữu
Đề cương Luật Hiến pháp - Bài 6 - Quốc tịch Việt Nam
I. Khái niệm quốc tịch:

1. ĐN: QT là mối quan hệ pháp lý – chính trị có tính chất lâu dài, bền vững, ổn định cao về mặt thời gian, không bị giới hạn về mặt không gian giữa một cá nhân cụ thể với một chính quyền NN nhất định.

2. Cơ sở cho sự ra đời và tồn tại của QT:

Nguyên nhân làm xuất hiện QT là sự xuất hiện chính quyền NN, giai cấp thống trị mới ban hành PL về QT nhằm điều chỉnh mối quan hệ giữa NN của mình với các cá nhân sống trên lãnh thổ NN. Để thực hiện và bảo vệ chủ quyền quốc gia, chính quyền NN phải xác định ai là chủ quyền thuộc NN mình.
Đề cương Luật Hiến pháp - Bài 5 - Chế độ bầu cử nước CHXHCN Việt Nam
I. Khái niệm:

Chế độ bầu cử là tổng thể các nguyên tắc, các qui định pháp luật bầu cử, cùng các mối quan hệ xã hội được hình thành trong tất cả các quá trình tiến hành bầu cử từ lúc người công dân được ghi tên trong danh sách cử tri cho đến lúc bỏ lá phiếu vào thùng phiếu và xác định kết quả bầu cử.

Bầu cử là một trong những chế định pháp luật quan trọng của ngành luật HP, là cơ sở pháp lý cho việc hình thành các cơ quan đại diện quyền lực NN.

Bầu cử là một quyền lực quan trọng của công dân trong lĩnh vực chính trị cho nên pháp luật bầu cử chỉ qui định cho những công dân Việt Nam mà không qui định cho các công dân nước ngoài và những người không có quốc tịch, đồng thời công dân phải đạt đến độ tuổi nhất định theo qui định của PL mới được tham gia bầu cử.
Đề cương Luật Hiến pháp - Bài 4 - Chế độ kinh tế nước CHXHCN Việt Nam
I. Khái niệm chế độ kinh tế:

Chế độ kinh tế được hiểu là một hệ thống những nguyên tắc, những qui định điều chỉnh những quan hệ trong lĩnh vực kinh tế nhằm thực hiện những mục tiêu chính trị, kinh tế - xã hội nhất định; nó thể hiện trình độ phát triển của một xã hội, bản chất của NN, của chế độ xã hội.

- Chế độ kinh tế trong Hiến pháp hiện nay qui định:
+ Mục đích phát triển kinh tế;
+ Chính sách đường lối phát triển kinh tế;
+ Chế độ sở hữu, địa vị pháp lý của từng chế độ sở hữu;
+ Các thành phần kinh tế và địa vị pháp lý của các thành phần kinh tế;
+ Những nguyên tắc cơ bản để NN quản lý nền kinh tế.
Đề cương Luật Hiến pháp - Bài 3 - Chế độ chính trị nước CNXHCN Việt Nam
I. Khái niệm chế độ chính trị:

“Chính trị là sự tham gia vào các công việc của NN, việc qui định những hình thức, nhiệm vụ, nội dung, hoạt động của NN. Lĩnh vực chính trị bao gồm các vấn đề chế độ NN, quản lý NN, lãnh đạo giai cấp, vấn đề đấu tranh đảng phái… Những lợi ích căn bản  của các giai cấp và những quan hệ qua lại của các giai cấp biểu hiện ra trong chính trị. Chính trị cũng biểu hiện những quan hệ giữa các dân tộc và các quốc gia”

“Chế độ chính trị là tổng thể các nguyên tắc, quy phạm của LHP (bao gồm các nguyên tắc, QP hiến định và các nguyên tắc, QPPL thể hiện trong các nguồn khác của LHP) để xác lập và điều chỉnh các vấn đề chính thể và chủ quyền quốc gia, về bản chất và mục đích của NN, về tổ chức và thực hiện quyền lực NN và quyền lực nhân dân, về tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị và chính sách đối nội, đối ngoại của NCHXHCNVN”.

- Thuật ngữ chế độ được hiểu là hệ thống tổ chức (chính trị, kinh tế…) của xã hội hay toàn bộ nói chung những qui định cần tuân theo trong một lĩnh vực.
Đề cương Luật Hiến pháp - Bài 2 - Hiến pháp và lịch sử lập hiến Việt Nam
Bài 2: HIẾN PHÁP VÀ LỊCH SỬ LẬP HIẾN VIỆT NAM

I. Sự ra đời  và phát triển của HP:


1. Sự ra đời của HP:

- Sự ra đời của HP với tính chất là luật cơ bản gắn liền với thời kì giai cấp tư sản giành chính quyền trong cuộc đấu tranh chống lại nhà nước phong kiến. Trong cuộc đấu tranh này giai cấp tư sản đã đạt sự hạn chế quyền lực của vương triều bằng sự thành lập một cơ quan gọi là Nghị viện tồn tại bên cạnh nhà vua hoặc thành lập một chế độ cộng hòa thừa nhận các quyền rộng rãi của nhân dân có của cải.
- HP thành văn đầu tiên là HP  năm 1787 của HCQHK.
- Sau đó các quốc gia khác ban hành HP như: HP Ba lan năm 1791, Pháp năm 1791.
Đề cương Luật Hiến pháp - Bài 1 - Những khái niệm cơ bản về Hiến pháp
Bài 1:   NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ HIẾN PHÁP

I. Khái niệm, đối tượng và phương pháp điều chỉnh của Luật Hiến pháp:

1. Khái niệm: 

Luật HP là ngành luật chủ đạo trong hệ thống pháp luật Việt Nam, là hệ thống các qui định pháp luật điều chỉnh những quan hệ xã hội cơ bản nhất, quan trọng nhất gắn liền với việc xác định chế độ chính trị, chế độ kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học và công nghệ, địa vị pháp lý của công dân, tổ chức và hoạt động của bộ máy NN.
Giáo trình Luật Hành chính Việt Nam - Trường ĐH Luật Hà Nội

Giáo trình pháp luật hành chính việt nam được biên soạn trên cơ sở hiến pháp năm 1992 và các văn bản pháp luật hiện hành quy định về quản lý hành chính nhà nước.

Giáo trình pháp luật hành chính việt namLuật hành chính là ngành luật có hệ thống quy phạm phức tạp và thường xuyên được sửa đổi, thay thế và bổ sung để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ quản lý nhà nước trên các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội. Giáo trình tổng kết kinh nghiệm nghiên cứu và giảng dạy môn luật hành chính tại Đại học Luật Hà Nội trong nhiều năm.

Nếu bạn muốn download không mất phí, vui lòng điền thông tin và tên bài tập vào form dưới đây.
Giáo trình Luật Hợp đồng thương mại quốc tế

MỤC LỤC

Chương 1: Khái quá hợp đồng thương mại quốc tế
Chương 2: Ký kết và điều chỉnh hợp đồng thương mại quốc tế
Chương 3: Các biện pháp chế tài do phạm vi hợp đồng thương mại quốc tế
Chương 4: Thanh toán quốc tế
Chương 5: Giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng thương mại quốc tế
Chương 6: Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
Chương 7: Trung gian trong thương mại quốc tế
Chương 8: Hợp đồng nhượng quyền thương mại quốc tế
Chương 9: Tài trợ xuất nhập khẩu
Chương 10: Hợp đồng vận chuyển hàng hóa

Link download Giáo trình Luật Hợp đồng thương mại quốc tế

Nếu bạn muốn download không mất phí, vui lòng điền thông tin và tên sách vào form dưới đây.
Giáo trình Luật Lao động cơ bản

MỤC LỤC

• Lời giới thiệu ........................................................................................02
• Bài 1: Khái niệm Luật Lao động Việt Nam..........................................03
• Bài 2: Quan hệ pháp luật lao động .......................................................14
• Bài 3 : Việc làm và học nghề ...............................................................21
• Bài 4 : Tuyển dụng lao động ................................................................29
• Bài 5: Thỏa ước lao động tập thể ........................................................44
• Bài 6: Tiền lương ..................................................................................55
• Bài 7: Thời giờ làm việc - thời giờ nghỉ ngơi ......................................69
• Bài 8: Kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất ..................................80
• Bài 9: An toàn lao động, vệ sinh lao động –
Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp .........................................92
• Bài 10: Bảo hiểm xã hội .....................................................................113
• Bài 11: Lao động đặc thù ...................................................................134
• Bài 12: Xuất khẩu lao động ................................................................143
• Bài 13: Địa vị pháp lý của Công đoàn trong bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động .................................167
• Bài 14: Giải quyết tranh chấp lao động ..............................................183
• Danh mục tài liệu tham khảo...............................................................200

Nếu bạn muốn download không mất phí, vui lòng điền thông tin và tên sách vào form dưới đây.

Bài tập học kỳ Bình đẳng giới - Yếu tố ảnh hưởng đến vấn đề bình đẳng giới trong các lĩnh vực của đời sống xã hội
1. Một số khái niệm cơ bản

1.1 Khái niệm giới và đặc điểm của giới

Khái niệm “Giới” được qui định tại Điều 5 khoản 1 Luật Bình đẳng giới: “Giới chỉ đặc điểm, vị trí, vai trò của nam và nữ trong tất cả các mối quan hệ xã hội”.

Dưới góc độ khoa học pháp lý, giới là các đặc điểm, vị trí, vai trò của nam và nữ trong các mối quan hệ xã hội, do đó giới có đặc điểm sau:

Thứ nhất, giới được hình thành từ các quan điểm, quan niệm xã hội chứ không tự nhiên sinh ra. Thứ hai, giới có tính đa dạng. Thứ ba, giới luôn thay đổi và vận động không ngừng theo thời gian và không gian. Thứ tư, giới nam (đặc điểm, vị trí, vai trò của nam trong quan hệ xã hội) và giới nữ (đặc điểm, vị trí, vai trò của nữ trong quan hệ xã hội) có thể thay đổi vai trò trong một quan hệ xã hội cụ thể.
Bài tập cá nhân Tố tụng Hình sự - Trong trường hợp vụ án không thuộc thẩm quyền điều tra của mình, Cơ quan điều tra phải ra quyết định chuyển vụ án cho cơ quan điều tra khác tiền hành điều tra và Viện kiểm sát ra quyết định tạm đình chỉ vụ án khi bị can mắc bệnh tâm thân có chứng nhận của Hội đồng giám định pháp y
Những khẳng định sau đây đúng hay sai? Giải thích?

1. Trong trường hợp vụ án không thuộc thẩm quyền điều tra của mình, Cơ quan điều tra phải ra quyết định chuyển vụ án cho cơ quan điều tra khác tiền hành điều tra.


Khẳng định trên là Sai, vì:

Theo quy định tại Điều 116 Bộ luật tố tụng hình sự quy định: Chuyển vụ án để điều tra theo thẩm quyền “ Trong trường hợp vụ án không thuộc thẩm quyền điều tra của mình, Cơ quan điều tra phải đề nghị Viện kiểm sát cùng cấp ra quyết định chuyển vụ án cho cơ quan điều tra có thẩm quyền để tiếp tục điều tra; trong thời hạn ba ngày, kể từ ngày nhận được để nghị của cơ quan điều tra, Viện kiểm sát cùng cấp có trách nhiệm ra quyết định chuyển vụ án.
Bài tập cá nhân Tố tụng Hình sự - "Trong mọi trường hợp, chỉ được bắt người vào ban ngày" và "Vật chứng là tiền bạc phải được bảo quản tại Cơ quan tiến hành tố tụng hình sự"
Những khẳng định sau đây đúng hay sai? Giải thích

1. Trong mọi trường hợp, chỉ được bắt người vào ban ngày.

=> Khẳng định trên là sai

Bắt người là biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự được áp dụng đối với bị can, bị cáo, người đang bị truy nã và trong trường hợp khẩn cấp hoặc phạm tội quả tang thì áp dụng cả đối với người chưa bị khởi tố về hình sự, nhằm kịp thời ngăn chặn hành vi phạm tội của họ, ngăn chặn họ trốn tránh pháp luật, tạo điều kiện thuận lợi cho việc điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự.
Bài tập nhóm Tố tụng hình sự - Nguyên tắc thực hiện chế độ hai cấp xét xử
I. Nội dung của nguyên tắc thực hiện chế độ hai cấp xét xử.

1.Nội dung:


Nội dung của nguyên tắc có thể hiểu là những biểu hiện cụ thể của tư tưởng chỉ đạo có tính bắt buộc về tổ chức tố tụng để xét xử về hình sự nhằm đảm bảo cho việc xét xử đúng đắn, khách quan bảo đảm các quyền và lợi ích của công dân, lợi ích của nhà nước, lợi ích của xã hội, được quy định tại Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2002 (Điều 11), Bộ luật Tố tụng hình sự (Điều 20) và các quy định liên quan khác trong các văn bản quy phạm pháp luật tố tụng hình sự. Theo đó, nội dung nguyên tắc hai cấp xét xử như sau:

Thứ nhất:  Xét xử sơ thẩm là cấp xét xử đầu tiên. Sau khi xét xử sơ thẩm, bản án và quyết định của Tòa án chưa có hiệu lực ngay, viện kiểm sát có quyền kháng nghị; bị cáo và những người tham gia tố tụng khác có quyền kháng cáo theo quy định của pháp luật, thời hạn kháng cáo, kháng nghị được quy định tại điều 234 BL TTHS để yêu cầu Tòa án cấp trên trực tiếp xét xử lại vụ án một lần nữa.
Bài tập học kỳ Công pháp quốc tế - Chủ thể luật quốc tế
I. LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHỦ THỂ CỦA LUẬT QUỐC TẾ

1. Khái niệm chủ thể của Luật Quốc tế

Dưới góc độ lý luận khoa học pháp lý, để xác định được đối tượng của Luật Quốc tế cần phải dựa vào các dấu hiệu cơ bản sau: Có sự tham gia vào quan hệ pháp luật quốc tế do Luật Quốc tế điều chỉnh; Có ý chí độc lập trong sinh hoạt quốc tế; Có đầy đủ quyền và nghĩa vụ riêng biệt đối với các chủ thể khác thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Quốc tế; Có khả năng gánh vác những trách nhiệm pháp lý quốc tế do những hành vi mà chủ thể gây ra.
Bài tập nhóm Công pháp quốc tế - Hợp tác kinh tế thương mại ASEAN
I. Khái quát chung về ASEAN

1. Lịch sử hình thành

Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) là một liên minh chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội của các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á; được thành lập trên cơ sở Tuyên bố Băng Cốc ngày 8/8/1967 của Hội nghị ngoại trưởng 5 quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á là Thái Lan, Malaysia, Singapore, Philipin, Indonesia. Hiện nay, ngoài 5 thành viên ban đầu, ASEAN đã kết nạp thêm 5 thành viên mới là Bruney (1985), Việt Nam (1995), Lào và Myanma (1997), Campuchia (1999).

Hiến chương ASEAN (20/11/2007) ra đời là nhu cầu tất yếu của ASEAN sau hơn 40 năm thành lập, đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong lịch sử tồn tại và phát triển.
Bài tập cá nhân Công pháp quốc tế - Bình luận về các hành vi do quốc gia Tunyza và Bravia
Đề bài:

Năm 1995, hai quốc gia Tunyza và Bravia ký kết Hiệp ước phân định biên giới trong đó thoả thuận sẽ thiết lập khu vực phi quân sự có chiều rộng 10 km tính từ đường biên giới trở vào lãnh thổ mỗi bên. Ngày 16/8/2011, quốc gia Tunyza tập trung hàng nghìn binh sĩ để chuẩn bị cho cuộc tập trận sát dọc tuyến biên giới giữa Tunyza và Bravia. Chính quyền Tunyza cho rằng cuộc tập trận này mang tính chất phòng thủ và diễn ra hàng năm. Trong khi đó, chính quyền Bravia lại cho rằng đây là một hành động vi phạm Hiệp ước phân định biên giới đã ký, có tính chất khiêu khích quân sự và đe doạ sự toàn vẹn lãnh thổ của Bravia.

Để phản đối hành động này, ngày 17/8/2011, Bravia đã gửi tối hậu thư yêu cầu Tunyza rút quân ngay lập tức ra khỏi khu vực biên giới giữa hai quốc gia và đe doạ sẽ sử dụng quân đội để tấn công nếu Tunyza không rút quân. Bất chấp lời cảnh báo của Bravia, Tunyza vẫn không tiến hành rút quân. Trước thái độ của Tunyza, Bravia đã dùng đạn pháo về phía Tunyza làm thiệt mạng nhiều dân thường và binh sĩ của Tunyza.

Hãy bình luận về các hành vi do quốc gia Tunyza và Bravia thực hiện trên cơ sở các quy định của luật quốc tế
Bài tập cá nhân Công pháp quốc tế - Hiệp định phân định vùng đánh bắt cá và khai thác hoạt động du lịch trên sông biến giới Maiki
Đề bài:

Tháng 9/1945, Minotta trao trả nền độc lập cho nhân dân các vùng lãnh thổ thuộc địa của Minotta là X, Y, Z, Bêta và Gamma. Tháng 12/1945, ba nước X, Y, Z quyết định hợp nhất và ký Hiệp định về việc thành lập Liên bang Anpha gồm 3 bang là X, Y, Z nhằm mục đích tăng cường sức mạnh chính trị và phát triển kinh tế. Điều 2 Hiệp định thành lập Liên bang khẳng định “Anpha với tư cách là Nhà nước liên bang là chủ thể trong mọi quan hệ pháp luật quốc tế của Anpha”.

Tháng 9/1980, bang X ký kết Hiệp định về phân định vùng đánh bắt cá và khai thác hoạt động du lịch trên sông biên giới Maiki với quốc gia Bêta. Quốc hội của bang X đã thông qua Hiệp định và Quốc hội của Bêta đã phê duyệt Hiệp định. Theo quy định của Hiệp định, Hiệp định có hiệu lực ngày 16/2/1981.

Tháng 2/1981. Anpha gửi Công hàm cho Bê ta khẳng định hiệp định ký kết không đúng thẩm quyền theo pháp luật của Anpha vì vậy Hiệp định vô hiệu theo quy định của Luật Quốc tế. Tuy nhiên Bê ta khẳng định X đã ký kết Hiệp định với tư cách một bang của Anpha. X cũng khẳng định, X có đủ thẩm quyền ký kết Hiệp định vì theo quy định của Hiến pháp liên bang Anpha “Các bang thuộc liên bang có thẩm quyền ký kết các thỏa thuận quốc tế trong lĩnh vực nông nghiệp, giao thông và du lịch”

Hãy xác định hiệu lực của Hiệp định phân định vùng đánh bắt cá và khai thác hoạt động du lịch trên sông biến giới Maiki? Cho biết các cơ sở pháp lý để xác định hiệu lực đó và giải thích?
02/02/2014
Bài tập học kỳ Luật Lao động - Cơ chế giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích
Đề bài:

1. Phân tích và bình luận cơ chế giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích.

2. Công ty X đóng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh là công ty liên doanh 100% vốn đầu tư nước ngoài. Ngày 2/3/1998, công ty ký hợp đồng cung ứng lao động với công ty vệ sỹ H thuê 5 nhân viên bảo vệ, mức lương 2 triệu/người/tháng. Tiền này sẽ được chuyển cho công ty H để công ty H để công ty H tự thanh toán với nhân viên và đóng góp bảo hiểm xã hội cho họ. Sau khi hết hạn hợp đồng cung ứng lao động với công ty H (ngày 2/1/2001), công ty X đề nghị ký hợp đồng lao động trực tiếp với 5 nhân viên bảo vệ và họ đã đồng ý.

    Ngày 2/2/2001, công ty X ký hợp đồng lao động với 5 nhân viên bảo vệ. Các điều khoản trong hợp đồng về quyền và nghĩa vụ của nhân viên bảo vệ được giữ nguyên (bao gồm tiền lương 2 triệu/tháng và việc đóng BHXH do người lao động tự lo). Về thời hạn của hợp đồng lao động, 2 bên thỏa thuận sẽ theo yêu cầu thực tế của công ty X.

    Ngày 3/4/2009, 5 nhân viên bảo vệ nói trên đồng loạt có đơn yêu cầu công ty nâng lương cho họ lên 3 triệu/tháng và thanh toán cho họ tiền bảo hiểm xã hội từ ngày họ vào làm việc cho công ty X (ngày 2/3/2001) đến ngày làm đơn (3/4/2009) với mức tiền bảo hiểm xã hội là 17% tiền lương tháng.

Hỏi:

a/ Việc công ty ký HĐLĐ với 5 nhân viên bảo vệ với nội dung như trên là đúng hay sai? Tại sao?

b/ Những yêu cầu của 5 nhân viên bảo vệ là đúng hay sai? Công ty phải giải quyết những yêu cầu đó như thế nào theo quy định của pháp luật?

c/ Nếu công ty muốn chấm dứt HĐLĐ với 5 nhân viên bảo vệ vào ngày 1/5/2009 thì có được không? Tại sao?

d/ Giả định công ty ban hành quyết định chấm dứt HĐLĐ với 5 lao động trên vào ngày 1/5/2009 thì những người lao động có thể gửi đơn yêu cầu đến những cơ quan nào để bảo vệ quyền và lợi ích của họ?